Point & Figure chart và dòng chảy lịch sử của PTKT.

Point & Figure chart và dòng chảy lịch sử của PTKT.

Point & Figure chart và dòng chảy lịch sử của PTKT.

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,804
84,120
Chào ae, trước giờ thì mình cũng có viết một số bài về phân tích cũng như nhận định có sử dụng P&F chart. Với những ae làm về chứng khoán hay phòng phân tích của các công ty môi giới chắc cũng không lạ gì loại đồ thị này nhưng với phần đa ae chắc sẽ thấy nó mới lạ bởi vì sự phổ biến của đồ thị nến cộng với sự dễ hiểu đã lấn át loại đồ thị từng "Làm mưa làm gió" trong giới PTKT phương Tây này. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một chút về lịch sử ra đời của loại đồ thị có phần đặc biệt này:

P&F là một dạng đồ thị được sử dụng rất phổ biến vào những năm của thế kỷ 19. Có một điều rất đặc biệt của P&F chart, đó là không ai biết nó được ai phát minh ra, cũng như năm chính xác mà nó ra đời, P&F ra đời như là một sự tất yếu của nhu cầu ghi lại chuyển động giá trên thị trường tài chính.

Chính vì thế P&F là dạng đồ thị chỉ đơn thuần mang một sự “TINH KHIẾT” của giá cũng như sự chuyển động của CUNG-CẦU mà ngày nay chúng ta gọi là “ Price Action”.

Charles Dow.jpg

Có rất nhiều ý kiến cho rằng, P&F được phát minh bởi Charles Dow. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi Charles Dow là người đã đặt nền móng cho bộ môn Phân Tích Kỹ Thuật hiện đại. Tất nhiên, dù thế nào đi nữa, P&F vẫn tồn tại theo dòng chảy đầy biến động của bộ môn Phân Tích Kỹ Thuật, và là phần thưởng cho những trader bỏ tâm huyết và công sức để nghiên cứu về loại hình “Nghệ thuật” mang tính lịch sử này.

1. Figure Chart (Đồ thị hình):

Hãy cùng mình dịch chuyển một khoảng thời gian về những năm tháng sơ khai, lúc đó chúng ta chưa có phân tích kỹ thuật cũng như các phần mềm hay chỉ báo mà chỉ là Figure chart, nó đơn giản chỉ là một tờ giấy ghi nhận lại sự chuyển động của giá (Có thể là trong ngày, trong tuần hoặc là trong tháng).

Point chart.png


Nhìn vào đồ thị trên, chúng ta có thể nhận ra một cách dễ dàng rằng, chuyển động của giá được ghi lại mà không cần quan tâm đến các đơn vị cũng như các chỉ báo khác. Khi giá chuyển động từ 46 xuống 40, chúng ta đơn giản chỉ cần ghi lại vào một cột. Khi giá tăng lên 41, chúng ta không thể ghi đè dữ liệu lên cột trước được, chúng ta chuyển cột và tiếp tục ghi nhận những diễn biến giá xảy ra trong những ngày tiếp theo. P&F chart ngày hôm nay cũng hoạt động theo cách tương tự. Giả sử đây là đồ thị giá của 1 năm của Công ty Amalgamated Copper vào năm 1903, chúng ta có thể thấy được điều gì?
  • Giá tạo đỉnh ở 52$.
  • Giá tạo đáy ở 34$.
  • Giá đóng cửa ở mức 47$.
  • Giá 39$ là mức giá được giao dịch nhiều nhất trong năm (24 lần).
  • Xu hướng tăng đang thắng thế.
2. Point Chart (Đồ thị điểm):

Về sau, một số nhà phân tích thấy rằng thật rối rắm khi lúc nào cũng ghi những chuyển động của giá bằng những con số. Vì thế, họ ghi lại chuyển động giá bằng những dấu tích, dấu nhân, hoặc bằng dấu chấm (miễn sao không phải là những con số) và chuyển cột giá sang bên trái hoặc bên phải được gọi là “Trục Tung” (Vertical Axis).

Figure chart.png


Về cơ bản, Point Chart cũng giống như Figure Chart, đều là một dạng ghi lại chuyển động của giá trong những ô vuông. Tuy nhiên, Point chart vẫn có những ưu điểm so với Figure chart mà một trong số đó là họ có thể ghi nhận được những chuyển động mang tính phân số mà nếu thể hiện bằng Figure chart sẽ làm rối đồ thị khiến cho đồ thị bị khó đọc như 1/2,1/4 hay 3/4.

Tóm lại, đây là một bản cải tiến của Figure chart.

3. Lưỡng long nhất thể - Point & Figure chart:

Trên đây là 2 loại đồ thị rất phổ biến vào những năm 90s của thế kỷ 19 dùng để phân tích giá cả thị trường.
Và sau này, để đơn giản hơn thì người ta kết hợp cả hai loại đồ thị đó lại vào trong một thể thống nhất mà ngày nay vẫn được dùng với cái tên Point And Figure.

P&F.png

Thay vì dùng số, dấu x, dấu chấm, … thì 2 ký tự được chúng ta sử dụng trong Point and Figure chart đó là X và O.Trong đó X đại diện cho CẦU và O đại diện cho CUNG.

Như chúng ta đã biết, trong một mối quan hệ thị trường, được đại diện bởi CUNG và CẦU. Khi CUNG thắng, hay CUNG lớn hơn so với CẦU thì giá sẽ có một lực đẩy xuống để CUNG và CẦU gặp nhau và ngược lại.

Đó cũng chính là ví do vì sao gọi P&F là một loại đồ thị chỉ mang sự "Tinh khiết" của giá.

Bài viết cũng hơi dài, và có một số yếu tố học thuật nên có chút lan man. Nhưng hy vọng qua đây, ae cũng có được một số góc nhìn thú vị khác ngoài vấn đề giao dịch và phân tích. Ae nào có nhu cầu muốn tìm hiểu đầy đủ về loại đồ thị này có thể trao đổi trực tiếp với mình hoặc để lại cmt bên dưới.

Chào thân ái và quyết thắng!

Mạc An

Bài viết được tác giả viết tại blog cá nhân macanchartist.com và được điều chỉnh lại một số ngôn từ cho phù hợp!
 

Đính kèm

  • Figure Chart.png
    Figure Chart.png
    303.8 KB · Xem: 3

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
Tên chú như 1 trí sĩ rất thảnh thơi nghiên cứu đông tây thiên cổ...:confused:
 
Lấy động lực để nghiên cứu món này mới đc. Trước giờ lê la thread bác thấy nó thú vị mà chưa biết nên bắt đầu thế nào?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,717 Xem / 99 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,524 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 388 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 403 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên