Cố định hay dịch chuyển mức dừng lỗ? Cái nào tối ưu hơn cho anh em trader?

Cố định hay dịch chuyển mức dừng lỗ? Cái nào tối ưu hơn cho anh em trader?

Cố định hay dịch chuyển mức dừng lỗ? Cái nào tối ưu hơn cho anh em trader?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,217
32,341
Cho dù bạn đang sử dụng lệnh dừng lỗ để đảm bảo mức lỗ tối đa hay như một phần không thể thiếu trong chiến lược giao dịch thì việc hiểu được tầm quan trọng của nó cũng là một kiến thức hết sức cơ bản đối với các trader. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một cuộc chiến giữa ba luồng tư tưởng đó là: liệu chúng ta nên cố định, dịch chuyển đường stop loss (SL) hay kết hợp cả hai cách đó.

Thật dễ để trả lời theo kiểu "Nó còn tùy thuộc vào phong cách giao dịch của bạn", nhưng câu nói đó không giúp bạn trả lời được câu hỏi "Cái nào tốt nhất dành cho bạn?" Thực tế là cả hai đều có những ưu và nhược điểm riêng, việc chọn cái nào để sử dụng thì còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.

Mình tin rằng một số bạn ở đây sẽ cảm thấy an tâm vì đã tìm thấy một cơ chế giao dịch tối ưu cho mình. Nhưng hãy tạm quên suy nghĩ ấy trong giây lát đi nhé!

Điều gì khác biệt giữa việc cố định và dịch chuyển mức dừng lỗ?


Mức dừng lỗ cố định là gì?


Rất dễ hiểu: đó là khi bạn đặt mức dừng lỗ của mình khi mở lệnh giao dịch và giữ nó ở nguyên đó (hoặc, đôi lúc dịch chuyển lên mức hòa vốn khi thị trường biến động theo hướng có lợi cho bạn). Ý tưởng cơ bản là điểm dừng lỗ không đáp ứng với thị trường và bạn sẽ để cho nó hoạt động cho đến khi giao dịch được đóng lại.

Mức dừng lỗ dịch chuyển là gì?


Mức dừng lỗ dịch chuyển hay còn được gọi là "mức dừng lỗ động" phải đáp ứng các điều kiện thị trường; đó là, khi thị trường thay đổi, thì phản ứng dừng lỗ cũng vậy. Bạn nên nhớ rằng, đây không chỉ là chuyện dịch chuyển mức dừng lỗ sau khi giao dịch được mở; mà nó hàm ý rằng lệnh dừng lỗ phải hoạt động theo một số tiêu chí xác định trước phù hợp với chiến lược giao dịch.

Ví dụ: trước khi mở giao dịch, bạn xác định chỉ báo về mức độ an toàn, chẳng hạn như đường SMA 200. Do đó, mức dừng lỗ được đặt ở SMA 200 và được điều chỉnh theo chuyển động của chỉ báo. Giao dịch sẽ bị ngừng khi thị trường vượt qua đường SMA 200, bất kể thị trường có đang làm gì đi chăng nữa!

Quy tắc


Khi giao dịch không diễn ra và tiến gần đến điểm dừng lỗ, lúc này sẽ có một cám dỗ mà các trader luôn phải vượt qua là phải dịch chuyển SL ra khỏi thị trường để có thể tiếp tục giao dịch. Điều này sẽ loại bỏ đi mục đích của điểm dừng lỗ. Một điểm dừng lỗ chỉ hoạt động nếu nó đã xác định các tiêu chí theo sau, bất kể các động thái của thị trường trong ngắn hạn.

Co-dinh-hay-dich-chuyen-muc-dung-lo-TraderViet1.gif

Đôi khi, mọi người thường nhầm lẫn giữa việc dịch chuyển mức dừng lỗ với sự khuất phục trước sự cám dỗ của việc sửa chữa lệnh đối với sự thay đổi của thị trường. Tuy nhiên, nó không hoạt động theo cách đó và một điểm dừng lỗ động chỉ hoạt động với các trader có kỷ luật tuân thủ quy tắc hoặc tiêu chí xác định vị trí mức dừng lỗ.

Cố định và dịch chuyển mức dừng lỗ - Cái nào tốt hơn?


Nếu bạn không theo dõi thị trường trong suốt thời gian giao dịch thì việc cố định mức dừng lỗ sẽ giúp giao dịch được đóng theo như chiến lược của bạn. Đặc biệt là khi bạn đang tập trung vào thiết lập mức dừng lỗ ở các ngưỡng kháng cự, có xu hướng ổn định do sự tích lũy của các lệnh tại cùng một điểm nhất định. Hơn nữa, các mức dừng lỗ cố định không yêu cầu sự kiểm soát thường xuyên, nghĩa là bạn chỉ cần thiết lập chúng một lần mà thôi! Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này chính là điểm dừng lỗ của bạn không được điều chỉnh theo điều kiện thuận lợi trên thị trường; điều đó có nghĩa là những pip thua lỗ tích lũy của bạn cuối cùng có thể cao hơn - mặc dù, dễ dự đoán hơn.

Trong khi đó, các mức dừng lỗ dịch chuyển phải được theo dõi thường xuyên để theo kịp sự thay đổi của chỉ báo được sử dụng để xác định chúng. Vì vậy, chúng sẽ phù hợp hơn cho các trader giao dịch trong ngày hoặc những người có thể kiểm tra giao dịch của họ thường xuyên. Như đã đề cập trước đây, chúng cũng yêu cầu tính kỷ luật cao hơn, vì bạn phải di chuyển mức dừng lỗ mỗi khi chỉ báo thay đổi, giúp bạn dễ dàng tìm ra lý do để bản thân không đặt nó theo quy tắc chủ quan.

Cuối cùng, bạn phải cân nhắc ưu và nhược điểm của từng loại để xem chiến lược nào phù hợp nhất với chiến lược của bạn.

Nguồn: orbex.com

Đừng quên like, share và comment để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chào hoa xinh hiếm hoi trên diễn đàn. Cho nói linh tinh chút về SL nhé. SL đề tài luôn tranh luận nhiều kỳ và rất ly kỳ.
Quan sát học theo trader giỏi ( thành công không thì họ không show nên không biết ) , họ đều no SL , phát hiện lý do họ không đặt SL vì cùng lúc họ đánh các chiến lược khắc chế lẫn nhau nên anh này sẽ là phòng vệ cho anh kia. Biết họ làm vậy nhưng tới nay mãi không làm được. Ý tưởng vui sử dụng trận đồ bát quái để xây dựng chiến lược.
 
Chào hoa xinh hiếm hoi trên diễn đàn. Cho nói linh tinh chút về SL nhé. SL đề tài luôn tranh luận nhiều kỳ và rất ly kỳ.
Quan sát học theo trader giỏi ( thành công không thì họ không show nên không biết ) , họ đều no SL , phát hiện lý do họ không đặt SL vì cùng lúc họ đánh các chiến lược khắc chế lẫn nhau nên anh này sẽ là phòng vệ cho anh kia. Biết họ làm vậy nhưng tới nay mãi không làm được. Ý tưởng vui sử dụng trận đồ bát quái để xây dựng chiến lược.
Cho em hỏi đánh chiến lược kiểu này có giống với hợp đồng tương lai không ạ? Lời cái này thì lỗ cái kia phải không ạ? Nếu vậy thì giao dịch forex chỉ mang ý nghĩa phòng vệ thôi chứ đâu có kiếm lợi nhuận được đúng không ạ?
 
Vấn đề này ! Trước giờ suy nghĩ rất rất nhiều. Nhưng suy cho cùng dời stop loss phải có dày dặn kinh nghiệm, chứ ko cũng huề vốn dù bắt đúng trend.
 
Cho em hỏi đánh chiến lược kiểu này có giống với hợp đồng tương lai không ạ? Lời cái này thì lỗ cái kia phải không ạ? Nếu vậy thì giao dịch forex chỉ mang ý nghĩa phòng vệ thôi chứ đâu có kiếm lợi nhuận được đúng không ạ?
không phải phòng vệ , hợp đồng tương lai mà chỉ là các TA đánh cùng lúc khi điều kiện system này là chìa khóa đóng system khác và mở lệnh mới. Còn sử dụng system nào tùy kinh nghiệm họ không show. Ví dụ system đánh theo tin tức sẽ khóa chốt system trước giờ ra tin, system theo trend đối lập đảo chiều. Thấy họ đánh ghê lắm 1000pips ngày coi như chơi
 
Chỉnh sửa lần cuối:
không phải phòng vệ , hợp đồng tương lai mà chỉ là các TA đánh cùng lúc khi điều kiện system này là chìa khóa đóng system khác và mở lệnh mới. Còn sử dụng system nào tùy kinh nghiệm họ không show. Ví dụ system đánh theo tin tức sẽ khóa chốt system trước giờ ra tin, system theo trend đối lập đảo chiều. Thấy họ đánh ghê lắm 1000pips ngày coi như chơi
Woww... ghê thật! Cảm ơn chia sẻ của bạn nhiều nhé! Lần đầu tiên mình được nghe đó ;);)
 
Không dùng sl nó giật cho 1000pips hoặc hơn thì vỡ mồm, điểm sl là điểm tỷ lệ giá quét tới là thấp. Dời sl cũng có nghĩa là đưa nó đến vị trí dễ bị quét.
Cứ xác định vào lệnh là mất số tiền ở vị trí sl cho nó thoải mái, vì vậy muốn chiến thắng thì chọn những chỗ nào cản rất mạnh đánh tỷ lệ thắng sẽ rất cao.
 
1. Mình là con gái mà xưng bro nghe hơi buồn :(
2. OK bạn, mình gửi bạn link này, xem thử có gì hay ho hông nhé: https://traderviet.org/threads/khi-nao-thi-ban-nen-di-chuyen-stop-loss-toi-hoa-von-phan-4.7252/
^^ Haha !
Cách nói chuyện của bạn giống nam lắm đó :eek:!
Nếu bn thực sự là con gái mới 21 tuổi . Phải nói là bn rất rất giỏi đó ( tính ra tuổi này vẫn chưa ra trường đâu^^ )
 
;)
Cho dù bạn đang sử dụng lệnh dừng lỗ để đảm bảo mức lỗ tối đa hay như một phần không thể thiếu trong chiến lược giao dịch thì việc hiểu được tầm quan trọng của nó cũng là một kiến thức hết sức cơ bản đối với các trader. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một cuộc chiến giữa ba luồng tư tưởng đó là: liệu chúng ta nên cố định, dịch chuyển đường stop loss (SL) hay kết hợp cả hai cách đó.

Thật dễ để trả lời theo kiểu "Nó còn tùy thuộc vào phong cách giao dịch của bạn", nhưng câu nói đó không giúp bạn trả lời được câu hỏi "Cái nào tốt nhất dành cho bạn?" Thực tế là cả hai đều có những ưu và nhược điểm riêng, việc chọn cái nào để sử dụng thì còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.

Mình tin rằng một số bạn ở đây sẽ cảm thấy an tâm vì đã tìm thấy một cơ chế giao dịch tối ưu cho mình. Nhưng hãy tạm quên suy nghĩ ấy trong giây lát đi nhé!

Điều gì khác biệt giữa việc cố định và dịch chuyển mức dừng lỗ?


Mức dừng lỗ cố định là gì?


Rất dễ hiểu: đó là khi bạn đặt mức dừng lỗ của mình khi mở lệnh giao dịch và giữ nó ở nguyên đó (hoặc, đôi lúc dịch chuyển lên mức hòa vốn khi thị trường biến động theo hướng có lợi cho bạn). Ý tưởng cơ bản là điểm dừng lỗ không đáp ứng với thị trường và bạn sẽ để cho nó hoạt động cho đến khi giao dịch được đóng lại.

Mức dừng lỗ dịch chuyển là gì?


Mức dừng lỗ dịch chuyển hay còn được gọi là "mức dừng lỗ động" phải đáp ứng các điều kiện thị trường; đó là, khi thị trường thay đổi, thì phản ứng dừng lỗ cũng vậy. Bạn nên nhớ rằng, đây không chỉ là chuyện dịch chuyển mức dừng lỗ sau khi giao dịch được mở; mà nó hàm ý rằng lệnh dừng lỗ phải hoạt động theo một số tiêu chí xác định trước phù hợp với chiến lược giao dịch.

Ví dụ: trước khi mở giao dịch, bạn xác định chỉ báo về mức độ an toàn, chẳng hạn như đường SMA 200. Do đó, mức dừng lỗ được đặt ở SMA 200 và được điều chỉnh theo chuyển động của chỉ báo. Giao dịch sẽ bị ngừng khi thị trường vượt qua đường SMA 200, bất kể thị trường có đang làm gì đi chăng nữa!

Quy tắc


Khi giao dịch không diễn ra và tiến gần đến điểm dừng lỗ, lúc này sẽ có một cám dỗ mà các trader luôn phải vượt qua là phải dịch chuyển SL ra khỏi thị trường để có thể tiếp tục giao dịch. Điều này sẽ loại bỏ đi mục đích của điểm dừng lỗ. Một điểm dừng lỗ chỉ hoạt động nếu nó đã xác định các tiêu chí theo sau, bất kể các động thái của thị trường trong ngắn hạn.


Đôi khi, mọi người thường nhầm lẫn giữa việc dịch chuyển mức dừng lỗ với sự khuất phục trước sự cám dỗ của việc sửa chữa lệnh đối với sự thay đổi của thị trường. Tuy nhiên, nó không hoạt động theo cách đó và một điểm dừng lỗ động chỉ hoạt động với các trader có kỷ luật tuân thủ quy tắc hoặc tiêu chí xác định vị trí mức dừng lỗ.

Cố định và dịch chuyển mức dừng lỗ - Cái nào tốt hơn?


Nếu bạn không theo dõi thị trường trong suốt thời gian giao dịch thì việc cố định mức dừng lỗ sẽ giúp giao dịch được đóng theo như chiến lược của bạn. Đặc biệt là khi bạn đang tập trung vào thiết lập mức dừng lỗ ở các ngưỡng kháng cự, có xu hướng ổn định do sự tích lũy của các lệnh tại cùng một điểm nhất định. Hơn nữa, các mức dừng lỗ cố định không yêu cầu sự kiểm soát thường xuyên, nghĩa là bạn chỉ cần thiết lập chúng một lần mà thôi! Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này chính là điểm dừng lỗ của bạn không được điều chỉnh theo điều kiện thuận lợi trên thị trường; điều đó có nghĩa là những pip thua lỗ tích lũy của bạn cuối cùng có thể cao hơn - mặc dù, dễ dự đoán hơn.

Trong khi đó, các mức dừng lỗ dịch chuyển phải được theo dõi thường xuyên để theo kịp sự thay đổi của chỉ báo được sử dụng để xác định chúng. Vì vậy, chúng sẽ phù hợp hơn cho các trader giao dịch trong ngày hoặc những người có thể kiểm tra giao dịch của họ thường xuyên. Như đã đề cập trước đây, chúng cũng yêu cầu tính kỷ luật cao hơn, vì bạn phải di chuyển mức dừng lỗ mỗi khi chỉ báo thay đổi, giúp bạn dễ dàng tìm ra lý do để bản thân không đặt nó theo quy tắc chủ quan.

Cuối cùng, bạn phải cân nhắc ưu và nhược điểm của từng loại để xem chiến lược nào phù hợp nhất với chiến lược của bạn.

Nguồn: orbex.com

Đừng quên like, share và comment để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
CHÚC MỪNG NGÀY PHỤ NỮ 8/3 : Chúc bạn và gia đình bạn hạnh phúc và bình an !
;)
 
Việc đặt và dời SL tôi vẫn áp dụng phương pháp như này:
1. Đặt: Căn cứ vào ATR tại khung thời gian mình đánh để nhân với tỉ lệ 1.5 cho điểm đặt SL.
2. Dời: Khi đạt tỉ lệ RR 1:1 thì dời SL về BE.
 
Việc đặt và dời SL tôi vẫn áp dụng phương pháp như này:
1. Đặt: Căn cứ vào ATR tại khung thời gian mình đánh để nhân với tỉ lệ 1.5 cho điểm đặt SL.
2. Dời: Khi đạt tỉ lệ RR 1:1 thì dời SL về BE.
Bác tả hơi khó hiểu, có cái hình minh họa thì tốt.
 
Bác tả hơi khó hiểu, có cái hình minh họa thì tốt.
Để tôi tả rõ hơn chút, việc sử dụng ATR đặt SL và TP có bài viết ở trên TraderViet này bạn có thể search lại đọc nội dung sẽ tốt hơn. Còn về cách đặt SL ở đó và của tôi thì không giống nhau, tôi chỉ nhân chỉ số của ATR x 1.5 lần để ra con số mình cần thôi. Ví dụ range của cặp EUGB ở cây H4 giả sử là 30pip thì SL tôi sẽ đặt khi vào khung H4 là 30 x 1.5 = 45 pip, ở khung nào dùng chỉ số atr của khung đó. Còn việc dời về BE: giả sử giá đã chạy được +45pip tôi sẽ dời SL về BE, và một lô lệnh thường sẽ có 2 hoặc 3 lệnh được đánh cùng thời điểm.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,503 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,591 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 371 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên