Checklist trong trading: " Chén thánh" của các lệnh thắng ( Phần 2)

Checklist trong trading: " Chén thánh" của các lệnh thắng ( Phần 2)

Checklist trong trading: " Chén thánh" của các lệnh thắng ( Phần 2)

Hunter287

Active Member
310
1,231
Chào anh em, hôm qua mình đã có 1 bài viết về Checklist, 1 công cụ hỗ trợ lọc các lệnh chất lượng tuân theo hệ thống giao dịch. Hôm nay mình sẽ tiếp tục với 1 nội dung mới, đó là cách cải thiện chính Checklist này trở nên 1 công cụ hoàn hảo hơn nữa.
Bạn nào chưa đọc qua phần 1 thì mời tham khảo link bên dưới nhé.
https://traderviet.org/threads/chec...n-thanh-cua-cac-lenh-thang.24651/#post-251936

Lịch sử giao dịch
Trước khi đề cập đến cách cải thiện Checklist, chúng ta sẽ thảo luận về 1 công cụ " Tuyệt đối" quan trọng, đó chính là Lịch sử giao dịch.
Checklist thì có vẻ mới mẻ với các Newbie, nhưng Lịch sử giao dịch thì chắc chắn là rất quen thuộc rồi phải không? Nhưng, được bao nhiêu người có thể sử dụng nó 1 cách thường xuyên? Chắc chắn, chúng ta sẽ phải suy nghĩ lại câu hỏi này.

Nhưng thôi, việc tìm hiểu về Lịch sử giao dịch sẽ để ở 1 chủ đề khác, hôm nay chúng ta nói về những yếu tố cần chú ý trong Lịch sử giao dịch: Khung vào lệnh,Tỷ lệ lời lỗ tiềm năng và thực tế, và Số tiền mà bạn đã kiếm được/ mất đi.

Ví dụ như sau:
Cùng 1 hệ thống giao dịch,nhưng lại áp dụng nó trên 3khung D1, H4 và H1.
Tỷ lệ lời lỗ sẽ được ghi lại, tương ứng với mỗi lệnh và mỗi khung thời gian vào lệnh.
Vào cuối tháng, chúng ta sẽ có 1 bảng thống kê tương tự như sau
upload_2019-3-14_20-5-40.png


Như các bạn có thể thấy, chúng ta sẽ có 1 bảng thống kê, từ đó, chúng ta sẽ biết được rằng, với cùng 1 pp giao dịch,thì trên khung thời gian nào sẽ đem lại tỷ lệ lợi nhuận tốt hơn, hoặc tỷ lệ lời lỗ như thế nào là tương ứng cho các điều kiện thị trường. ( Ở đây, mình tạm thời ẩn đi các cột ghi chú lại tình hình thị trường lúc đó, để các bạn tập trung vào các thông tin chính ).

Và với bảng thống kê trên, chúng ta nhận ra rằng H4 với tỷ lệ RR 1:2 sẽ cho kết quả tốt nhất. Do đó, chúng ta sẽ gác bỏ tất cả các khung còn lại, chỉ tập trung vào duy nhất khung H4.

Và, " chỉ tìm cơ hội và điểm vào lệnh trên H4" sẽ trở thành 1 điều kiện tiên quyết nữa trong Checklist của chúng ta.

Nói đến đây, có 1 số bạn sẽ hỏi, tại sao không theo dõi luôn 3 khung thời gian luôn, mà phải tập trung vào H4 thôi. Thật ra thì, có bạn có đảm bảo được các điều sau hay không:

1. Các bạn có thể quan sát được tất cả các khung thời gian mà không tránh khỏi tình trạng Overtrade?
2. Liệu các lệnh vào trên H1 và D1 sẽ đem lại lợi nhuận tốt hơn trước? Vốn đã được thống kê và kiểm chứng bởi 1 cơ số lệnh
3. Tâm lý của bạn có đủ vững để duy trì suốt thời gian đó hay không? v..v

Vậy thì, tại sao không tự mình giải tỏa cho chính mình, vào lệnh ít hơn, và kiếm được nhiều hơn. Như vậy chúng ta có thể có nhiều thời gian cho những việc khác, mà vẫn đảm bảo 1 tỷ lệ lợi nhuận đều đặn. Trong Trading có 1 câu nói nổi tiếng: " Trong Trading, việc bạn không làm gì đồng nghĩa với việc đã làm rất nhiều" hoặc " Ít hơn là nhiều hơn" .

Bài viết tới đây cũng đã khá dài, tóm lại điều mình muốn nói ở đây là, các bạn nên dựa vào thống kê của lịch sử giao dịch, những ghi chú trong lịch sử giao dịch, để đưa ra những quy tắc riêng cho chính Checklist của bạn. Nhìn có vẻ đơn giản vậy thôi, nhưng nó sẽ xây dựng nên các quy tắc của riêng bạn, đảm bảo cho những lần bạn vào lệnh sẽ trở thành những cú "Headshot".

Lưu ý: để thực hiện những điều trên, các bạn phải có cho mình 1 hệ thống giao dịch với tỷ suất lợi nhuận dương, và 1 lịch sử giao dịch đủ dài để có số liệu thống kê chính xác hơn.

Chúc anh em ngày càng phát triển hơn trong sự nghiệp Trading.
Anh em thấy hay thì share với mọi người nhé.
Smart and Safe Trading!
 

Đính kèm

  • upload_2019-3-14_19-58-58.png
    upload_2019-3-14_19-58-58.png
    66.5 KB · Xem: 6
  • upload_2019-3-14_20-5-31.png
    upload_2019-3-14_20-5-31.png
    66.5 KB · Xem: 3

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Anh ơi, do không có nhiều thời gian, nên chỉ trading phiên new york thì trade cặp tiền nào ah?
Chào bạn, sorry vì trả lời trễ quá. Về nội dung trên thì bạn nên tìm hiểu về độ biến động của các cặp tiền trong các phiên khác nhau, tùy vào khẩu vị rủi ro của bạn mà bạn lựa chọn cặp tiền. Nếu cảm thấy bối rối quá thì có thể Trade Vàng và USDCAD, tiện thể xem bài phân tích của a Huy mỗi ngày lúc 18h để nắm rõ tình hình cũng được.
https://traderviet.org/threads/phan...3-mot-so-mo-hinh-va-vung-gia-can-luu-y.24720/
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 0 Xem / 2 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 26 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 80 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 471 Xem / 21 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 277 Xem / 8 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,055 Xem / 40 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,783 Xem / 78 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,642 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên