Chiến lược giao dịch Bull Trap - Kiếm lời từ những Trader bị mắc bẫy

Chiến lược giao dịch Bull Trap - Kiếm lời từ những Trader bị mắc bẫy

Chiến lược giao dịch Bull Trap - Kiếm lời từ những Trader bị mắc bẫy

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,509
Bull Trap là Bẫy giá tăng, là hiện tượng giá breakout lên trên 1 vùng kháng cự, hay đỉnh trước đó nhưng lại không đủ sức đi tiếp và nhanh chóng quay đầu giảm lại. Bull Trap khiến rất nhiều Trader vào lệnh phá ngưỡng bị mắc bẫy và thoát lệnh trong đau đớn.

Hôm nay mình sẽ chia sẻ 1 chiến lược giao dịch tận dụng Bull Trap để kiếm lợi nhuận, biến những cái bẫy này thành cơ hội kiếm tiền trên thị trường. Bài viết được chia làm 2 phần.

Định nghĩa Bear Trap - bẫy giá giảm cũng tương tự Bull Trap nhưng ngược lại, nên mình sẽ không nhắc tới trong bài này vì cách áp dụng cũng giống nhau.

Bull Trap là gì?


Bull Trap là khi giá tăng vượt 1 kháng cự, hoặc đỉnh trước đó, và CÓ THỂ ĐÓNG CỬA TRÊN mức kháng cự hoặc đỉnh trước, nhưng lại không đủ sức để tăng tiếp mà quay đầu giảm lại. Anh em chú ý khi giá đóng cửa trên đỉnh trước, hoặc trên kháng cự, nhưng lại quay đầu giảm thì vẫn được gọi là bull trap, tránh nhầm với khái niệm stop hunt.

Ví dụ Bull Trap trên EURUSD D1:

bull-trap-traderviet1.png

Ở ví dụ trên, anh em có thể thấy giá đã đóng cửa hẳn bên trên kháng cự nhưng ngay sau đó lại giảm lại, đó chính là Bull Trap và cái khó của nó cũng nằm ở chỗ này. Việc giá đã đóng cửa trên kháng cự tức là đã CHẤP NHẬN tăng tiếp, thay vì TỪ CHỐI TĂNG (tăng lên nhưng lại đóng cửa bên dưới để lại đuôi nến), khiến rất nhiều Trader mắc bẫy.

Bull Trap - Làm sao để tránh Bull Trap?


Dưới đây là 2 cách anh em có thể xài để tránh bị dính Bull Trap:
  1. Không bao giờ trade breakout trong các xu hướng đi quá mức có hình parabola
  2. Chỉ trade breakout khi thị trường xuất hiện các đoạn giá buildup - tích luỹ, dồn cục tại 1 vùng kháng cự
Dưới đây mình sẽ giải thích:

1. Không trade breakout tại các xu hướng có dạng parabola

Các xu hướng có dạng parabola là các xu hướng bị kéo quá cỡ, thường là do các Trader bị FOMO nhảy vào đẩy giá lên quá mức so với giá trị thật của nó, khiến cho đường xu hướng có dạng hình parabola. Các xu hướng có hình parabola thường sẽ không bền vững, và khi đảo chiều, nó sẽ cho hậu quả thảm khốc:

bull-trap-traderviet3.png

Ví dụ biểu đồ BTCUSD, giá bị đẩy lên quá mức tạo hình parabola, và khi không thể tăng tiếp được, giá có xu hướng bị “hút” về vùng thấp nhất nơi mà đường cong parabola bắt đầu.

Tại sao lại không trade breakout tại các xu hướng có hình parabola? Vì xu hướng kiểu này sẽ đảo chiều rất nhanh và khi vào lệnh Theo kiểu breakout, ta không biết là giá sẽ đi được bao xa nữa trong khi vị trí đó rất khó để đặt stop loss, khiến cho lệnh vào có tỷ lệ risk:reward không tốt.

Ngược lại, khi 1 xu hướng tăng có các đỉnh cao hơn, đáy cao hơn xảy ra 1 cách đều đặn, bền vững thì chiến lược breakout sẽ phát huy tác dụng rất tốt. Các xu hướng tăng tôn trọng đường xu hướng bên dưới, đặc biệt là khi giá đi trong 1 kênh giá tăng, thì các cú breakout thường có chất lượng cao hơn, và ít khả năng xảy ra Bull Trap.

2. Chỉ trade breakout với các buildup


Để tránh được Bull Trap, ta chỉ nên trade breakout khi thị trường xuất hiện các vùng giá giằng co tích luỹ, dồn cục tại 1 vùng kháng cự - được gọi là buildup:

Ví dụ buildup trên GBPCHF D1:

bull-trap-traderviet2.png

Tại sao cần phải đợi 1 buildup xuất hiện mới trade breakout?
  • Tỷ lệ lời lỗ tốt: Khi trade breakout tại các buildup, bạn có 1 điểm hợp lý để đặt stop loss - dưới cục buildup, và có tỷ lệ lời lỗ tốt vì thường các cú breakout sau buildup sẽ đẩy giá đi rất xa;
  • Dấu hiệu của sức mạnh: Khi giá hình thành 1 cục giằng co tại vùng kháng cự, đó là dấu hiệu của sức mạnh. Nó cho thấy phe mua sẵn lòng mua tại các mức giá cao hơn (thậm chí là ngay tại kháng cự);
  • Lợi nhuận từ các trader đang sell: Các Trader đang sell tại kháng cự sẽ đặt lệnh stop loss ngay trên kháng cự. Giá tích luỹ càng lâu tại vùng này thì có càng nhiều Trader đặt lệnh bán và stop loss nằm trên. Khi giá phá vỡ lên thì hàng đống lệnh stop loss (lệnh mua) này sẽ được kích hoạt và đẩy giá lên rất mạnh. Nôm na là chúng ta đang lấy tiền từ những Trader đang sell này.
(còn tiếp)

Trên đây chỉ là vài chiêu đơn giản để tránh bị dính Bull Trap, ở bài viết sau mình sẽ hướng dẫn cách tận dụng bull trap để kiếm lợi nhuận. Anh em thích thì để lại 1 like, và comment bên dưới để mình tag vào bài viết sau nhé!

Tham khảo tradingwithrayner
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối:
Cám ơn chia sẻ của Bianas.
Theo mình thì việc phân biệt giữa stop hunt và bull/bear trap dựa trên giá đóng cửa là chưa thật sự thuyết phục.
Vì tùy theo Time frame sẽ quyết định là cái nào.
Ví dụ trên giá là đóng cửa trên chart M1 nhưng trên chart M5 lại là stop hunt.
Trên M5 là Bull trap nhưng M15 lại là stop hunt.
Như vậy cần 1 tiêu chuẩn rõ ràng hơn để phân định.
Hi vọng Bianas có thể bổ sung thêm.
 
Cám ơn chia sẻ của Bianas.
Theo mình thì việc phân biệt giữa stop hunt và bull/bear trap dựa trên giá đóng cửa là chưa thật sự thuyết phục.
Vì tùy theo Time frame sẽ quyết định là cái nào.
Ví dụ trên giá là đóng cửa trên chart M1 nhưng trên chart M5 lại là stop hunt.
Trên M5 là Bull trap nhưng M15 lại là stop hunt.
Như vậy cần 1 tiêu chuẩn rõ ràng hơn để phân định.
Hi vọng Bianas có thể bổ sung thêm.
Nhật Hoài bạn ơi
 
Cám ơn chia sẻ của Bianas.
Theo mình thì việc phân biệt giữa stop hunt và bull/bear trap dựa trên giá đóng cửa là chưa thật sự thuyết phục.
Vì tùy theo Time frame sẽ quyết định là cái nào.
Ví dụ trên giá là đóng cửa trên chart M1 nhưng trên chart M5 lại là stop hunt.
Trên M5 là Bull trap nhưng M15 lại là stop hunt.
Như vậy cần 1 tiêu chuẩn rõ ràng hơn để phân định.
Hi vọng Bianas có thể bổ sung thêm.
bác nói đúng rồi, 1 đợt stop hunt trên khung cao hơn, khi phóng vào khung nhỏ thì chính là bull/bear trap
nhưng trên cùng 1 khung thời gian thì cần phải phân biệt bác ạ, vì mỗi loại có 1 cách đối phó khác nhau
 
bác nói đúng rồi, 1 đợt stop hunt trên khung cao hơn, khi phóng vào khung nhỏ thì chính là bull/bear trap
nhưng trên cùng 1 khung thời gian thì cần phải phân biệt bác ạ, vì mỗi loại có 1 cách đối phó khác nhau
Trong trường hợp giá đã bị Bull trap trên M1 và Stop hunt trên M5 và kết quả sau đó giá cùng giảm, vậy thì sự khác nhau ở đây là gì?
Mong bác Nhật Hoài có thể đưa ra ví dụ cụ thể để chỉ rõ.
 
bác nói đúng rồi, 1 đợt stop hunt trên khung cao hơn, khi phóng vào khung nhỏ thì chính là bull/bear trap
nhưng trên cùng 1 khung thời gian thì cần phải phân biệt bác ạ, vì mỗi loại có 1 cách đối phó khác nhau
Cách đối phó là rất quan trọng, bác nói rõ để anh em rút kinh nghiệm khi gd trap giá nhé.
 
Trong trường hợp giá đã bị Bull trap trên M1 và Stop hunt trên M5 và kết quả sau đó giá cùng giảm, vậy thì sự khác nhau ở đây là gì?
Mong bác Nhật Hoài có thể đưa ra ví dụ cụ thể để chỉ rõ.
khác ở chỗ nếu bác vào lệnh trên M5, thì bác có thể tránh được cú stop hunt, vì chỉ là cái đuôi nến thò lên thôi
còn nếu bác trade chính trên M1, thì bác có thể buy ngay cái đuôi nến đó, vì trên M1 nó không phải là đuôi nến, mà giá đã thực sự đóng cửa ở trên, nhưng lại quay đầu
đối phó với bull trap khó khăn hơn, do nó làm chúng ta nhầm tưởng rằng giá đã phá vỡ thực sự
cách đối phó thế nào thì bác chờ bài viết sau của mình nhé
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 286 Xem / 13 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 692 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 166 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,227 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên