Vì sao NZDUSD vừa giảm mạnh hơn 100 pips? Hướng đi nào tiếp tục?

Vì sao NZDUSD vừa giảm mạnh hơn 100 pips? Hướng đi nào tiếp tục?

Vì sao NZDUSD vừa giảm mạnh hơn 100 pips? Hướng đi nào tiếp tục?

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,166
153,350
Chúng ta vừa chứng kiến NZDUSD giảm mạnh đến hơn 100 pips kể từ thời điểm 8g00 sáng nay. Dưới đây là chart của NZDUSD

NZDUSD BIỂU ĐỒ 1 GIỜ

nzdusd-traderviet-1.jpg


Không chỉ NZD lao dốc mà cả AUD cũng lao dốc theo. AUD và NZD là 2 đồng tiền có sự tương quan thuận - correlation - khá cao, vậy nên thường chạy song song với nhau

AUDUSD BIỂU ĐỒ 1 GIỜ

audusd-traderviet.jpg


Sự kiện này đã được tôi đề cập trong bài phân tích đầu ngày và khuyên anh em có trade NZDUSD thì đợi sau 9g30 sáng hãy trade. Nguyên nhân đến từ cuộc họp của NHTW New Zealand RBNZ. Chúng ta cùng điểm qua 1 chút về kết quả cuộc họp

Theo thông tin từ biên bản họp RBNZ, NHTW New Zealand đã tung " bồ câu" (dovish : quan điểm nới lỏng chính sách tiền tệ, hạ lãi suất => không tốt cho đồng tiền). Bồ câu ở đây là RBNZ có đề cập đến khả năng giảm lãi suất. Điều này gây bất ngờ thị trường vì thị trường không dự báo trước được khả năng này. Hàng loạt các ngân hàng bắt đầu dự đoán xem RBNZ khi nào thì bắt đầu hạ lãi suất.

Chúng ta quan sát thì thấy trước tin RBNZ thì NZD không bị bán tháo, cho thấy thị trường vẫn tin tưởng vào khả năng ít ra RBNZ giữ quan điểm trung dung. Dè đâu một cú thả bồ câu chính là nguyên nhân cho sự sấp mặt của RBNZ.

Mà thôi, nhìn phản ứng của NZD là đủ biết RBNZ thả bồ câu rồi.

Quay lại với PTKT cho NZDUSD nhé

NZDUSD BIỂU ĐỒ 1 GIỜ

nzdusd-traderviet.jpg


NZDUSD đi thẳng từ trên 0.6900 xuống tận 0.6800 trong thời gian ngắn. Một nến giảm dài cho thấy sức mạnh bán tháo này. Về PTCB, sự đảo chiều của RBNZ sẽ bắt đầu kích hoạt dòng tiền thoát khỏi NZD dần dần, dẫn đến hiệu ứng xoay chiều sang giảm cho NZD. Đây được xem là một sự kiện dang turning point - xoay chiều cục diện. Về PTKT, NZDUSD đã phá 1 số hỗ trợ mạnh và bây giờ các vùng hỗ trợ này sẽ chuyển thành kháng cự. Việc NZDUSD đang nằm quá xa ngoài Keltner Channel có thể cho thấy nó đang bị bán quá mức - oversold. Chúng ta cứ đợi nó hồi lên rồi lại bán xuống. Tôi cho rằng khi phiên Âu và Mỹ mở cửa, lực bán cho NZD sẽ tăng lên dần do dòng tiền bắt đầu chạy ra khỏi NZD.

Ôi, mới tuần trước FED thả bồ câu. EU thì đối mặt khủng hoảng. Anh thì Brexit. Trung Quốc thì Trader war, đến hôm nay RBNZ thả bồ câu nữa. Thế giới đang gặp cái gì thế này.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Ôi, mới tuần trước FED thả bồ câu. EU thì đối mặt khủng hoảng. Anh thì Brexit. Trung Quốc thì Trader war, đến hôm nay RBNZ thả bồ câu nữa. Thế giới đang gặp cái gì thế này.
Haha, bác Huy cứ bình tĩnh, bitcoin sắp kết thúc chu kỳ giảm rồi, chuyển nhà qua crypto thôi bác. Xem lần này btc có phải là "nơi trú ẩn an toàn" không.
 
Haha, bác Huy cứ bình tĩnh, bitcoin sắp kết thúc chu kỳ giảm rồi, chuyển nhà qua crypto thôi bác. Xem lần này btc có phải là "nơi trú ẩn an toàn" không.
Tôi nghĩ btc giờ chưa có cơ để trở thành nơi trú ẩn đâu bác. Vàng còn ngon hơn 6969 lần
 
Là bồ câu đen mà; nhỏ hơn vài lần con thiên nga. Một số nước góp dần vài con bồ câu thì lặp lại khủng khoảng 2008. Nó bắt đầu trong năm nay và đầu năm sau. ( Theo 1 số bài phân tích cơ bản lá cải)
 
Hên quá .Em đặt eurnzd và nzdcad từ hôm t2 . Em thường scap 10_15p mà nay chốt non nhưng cũng đớp đc trên 70 _100p. Giờ ăn cá hồi mà ko biết có bị nhả lại cho anh Ma ko nữa
 
Tất cả các nước đồng loạt giảm lãi suất thì khủng hoảng gì bạn?
suy thoái kinh tế á bạn.
Làm ăn là phải vay mượn, đó là chuyện bình thường. Tự nhiên tới một thời điểm chẳng ai còn muốn vay-mượn để làm ăn, tới mức người cho vay hạ lãi suất vẫn khó tìm được người đi vay. Tâm lý tất cả nghĩ rằng "thôi thời buổi này khó kiếm ăn lắm. Làm nhiêu, ăn nhiêu, không mạo hiểm đầu tư". Có thể hiểu đơn giản, ở qui mô nhỏ là vậy đó.
 
Đội trưởng đội thuyết âm mưu @kevinng cho tôi xin ý kiến nhé
Về NZD thì mình không có kiến thức, mình chỉ giao dịch {usd, chf, cad, jpy} và vàng (gần đây có thử gbp nhưng kết quả không tốt). Về dài hạn, mình vẫn theo quan điểm suy thoái kinh tế vào cuối tháng 6, 3 thời điểm để đánh cược: SHORT UsdJpy, UsdChf; LONG vàng (tùy thuộc tín hiệu từ ptkt và cặp nào dự đoán bung mạnh nhất thì lao vào).
+ bước 1. cuối tháng 3 - đầu tháng 4: vào mùa khai thuế Mỹ, nhà đầu tư tháo chạy khỏi tt chứng khoán.
Đêm mai: áp lực lợi nhuận cuối tháng
Đêm 11/04: 15/04 rơi vao thứ 2 rồi, theo chu kì thì biến động mạnh vào đêm thư 4, đợt này qua đêm thứ 5 rồi. Có lẽ hôm nay mình không đánh ngược kèo @DuongHuy mà là đêm mai.
+ bước 2. giữa tháng 05: biến động tâm bão ở châu Âu.
+ bước 3. cuối tháng 06: nhiều vấn đề đổ bể ngoài mong đợi.
Kịch bản có xây dựng trên ptkt chứ mình không tự sáng tác để câu khách được. Nhưng mọi người biết rằng ptkt dài hơn khung d1 thì giảm đi tính chính xác nhiều. Vậy nên cứ coi tình hình chuyển biến thế nào, còn đi theo cốt truyện không mà hành động bước tiếp theo.
Chúng ta được nửa đường của bước 1 rồi, trong 2 tuần nữa mình vẫn bám kịch bản làm định hướng và chờ tín hiệu khung h4 để vào thị trường.
 
suy thoái kinh tế á bạn.
Làm ăn là phải vay mượn, đó là chuyện bình thường. Tự nhiên tới một thời điểm chẳng ai còn muốn vay-mượn để làm ăn, tới mức người cho vay hạ lãi suất vẫn khó tìm được người đi vay. Tâm lý tất cả nghĩ rằng "thôi thời buổi này khó kiếm ăn lắm. Làm nhiêu, ăn nhiêu, không mạo hiểm đầu tư". Có thể hiểu đơn giản, ở qui mô nhỏ là vậy đó.
Nghe có vẻ hơi ngược. Theo mình đc biết thì DN sẽ không mở rộng sản xuất nếu chi phí vốn tăng cao, cụ thể là khi lãi suất tăng, DN sẽ hạn chế đi vay, có bao nhiêu làm bấy nhiêu. Nhưng khi LS giảm - theo kiểu EU cho vay lãi suất âm - thì DN sẽ rất vui lòng đi vay để mở rộng sản xuất, vì đi vay ko phải trả lãi.
Ở chiều ngược lại, đối với những người có tiền nhàn rỗi, họ sẽ rất vui nếu lãi suất tăng, vì họ gửi tiền để nhận lãi suất => Nhu cầu của đồng tiền có LS cao sẽ tăng, tiền sẽ đổ vào NH, NH cầm tiền LS cao nhưng cho vay không ai vay hoặc đầu tư không sinh lời cao hơn lãi suất nhận gửi tiết kiệm thì NH chết.
Khi lãi suất giảm, giả sử LS gửi tiết kiệm âm, nghĩa là bỏ tiền vào NH sẽ mất tiền, như vậy họ sẽ phải tìm kênh khác để bỏ tiền vào, ví dụ như mua đồng tiền khác đang có LS cao hơn, hoặc đầu tư CP, trái phiếu v.v... Lúc này người ta sẽ rút tiền ra khỏi NH.
Nói chung, công cụ lãi suất là 1 thứ dùng để điều tiết nền kinh tế. Kinh tế phát triển nóng thì chúng nó tăng LS lên để doanh nghiệp tém tém lại. Kinh tế mà suy thoái thì chúng nó giảm LS để mấy mẹ đang ăn hôi gửi TK rút tiền ra thảy vào đầu tư để thúc đẩy kinh tế.
Giờ mấy mẹ Âu, Mỹ, Á mà bảo là sợ suy thoái kinh tế thì trước tiên là mấy mẹ sẽ ngừng tăng LS để coi trong 6 tháng - 1 năm có ổn định lại ko, nếu vẫn suy thoái thì mấy mẹ sẽ tính đường giảm LS 1 tẹo. Kiểu ném đá dò đường tìm điểm cân bằng ấy...
 
Về NZD thì mình không có kiến thức, mình chỉ giao dịch {usd, chf, cad, jpy} và vàng (gần đây có thử gbp nhưng kết quả không tốt). Về dài hạn, mình vẫn theo quan điểm suy thoái kinh tế vào cuối tháng 6, 3 thời điểm để đánh cược: SHORT UsdJpy, UsdChf; LONG vàng (tùy thuộc tín hiệu từ ptkt và cặp nào dự đoán bung mạnh nhất thì lao vào).
+ bước 1. cuối tháng 3 - đầu tháng 4: vào mùa khai thuế Mỹ, nhà đầu tư tháo chạy khỏi tt chứng khoán.
Đêm mai: áp lực lợi nhuận cuối tháng
Đêm 11/04: 15/04 rơi vao thứ 2 rồi, theo chu kì thì biến động mạnh vào đêm thư 4, đợt này qua đêm thứ 5 rồi. Có lẽ hôm nay mình không đánh ngược kèo @DuongHuy mà là đêm mai.
+ bước 2. giữa tháng 05: biến động tâm bão ở châu Âu.
+ bước 3. cuối tháng 06: nhiều vấn đề đổ bể ngoài mong đợi.
Kịch bản có xây dựng trên ptkt chứ mình không tự sáng tác để câu khách được. Nhưng mọi người biết rằng ptkt dài hơn khung d1 thì giảm đi tính chính xác nhiều. Vậy nên cứ coi tình hình chuyển biến thế nào, còn đi theo cốt truyện không mà hành động bước tiếp theo.
Chúng ta được nửa đường của bước 1 rồi, trong 2 tuần nữa mình vẫn bám kịch bản làm định hướng và chờ tín hiệu khung h4 để vào thị trường.
Cách nhìn nhận của anh quá hay. Cho em đu theo học hỏi với ạ. Em cám ơn
 
@Vũ Thái Dương thuc tế 2018 là 1 nam kinh tế Mỹ phát triển (vn gdp tăng ki lục). Bèo bèo theo cổ phiếu Apple từ $180 lên $200 là lợi nhuận 10%, ăn đứt lai suat của Fed. Khi Fed tăng lãi suất (4 lần) dân tình lại càng nhảy vào ck tin rằng doanh nghiệp tiếp tục ăn nên làm ra.
Theo lý luận trên giờ giảm lãi suất kích thích doanh nghiệp thì ck sẽ khởi sắc, vì chi phí vay mượn rẻ. Mình lại đặt cược là ck đỏ lòm.
 
@Vũ Thái Dương thuc tế 2018 là 1 nam kinh tế Mỹ phát triển (vn gdp tăng ki lục). Bèo bèo theo cổ phiếu Apple từ $180 lên $200 là lợi nhuận 10%, ăn đứt lai suat của Fed. Khi Fed tăng lãi suất (4 lần) dân tình lại càng nhảy vào ck tin rằng doanh nghiệp tiếp tục ăn nên làm ra.
Theo lý luận trên giờ giảm lãi suất kích thích doanh nghiệp thì ck sẽ khởi sắc, vì chi phí vay mượn rẻ. Mình lại đặt cược là ck đỏ lòm.
Bạn lấy view đầu cơ, đã nhìn thấy chuyện xảy ra rồi để apply vào nhận định như vậy có ổn ko? 2018, FED tuyên bố tăng lãi suất 4 lần, Dow Jones đã có tổng cộng 2 cú xụp, 1 cú vào tháng 01/2018, 1 cú nặng hơn vào 10/2018. Giảm tới mức độ cả thế giới tưởng chừng như muốn khủng hoảng. Shanghai, Nikkei, VNindex không thấy mặt trời nơi nào luôn.
Trong năm 2018, AAPL có 1 cú rơi từ đỉnh cao 240$ về thẳng 140$ ko có nhịp nghỉ.
Năm 2019, FED tuyên bố kiên nhẫn hơn với chính sách lãi suất và gần đây nhất là huỷ kế hoạch tăng lãi suất 2019, tạm dời đến 2020 để xem nền kinh tế phản ứng thế nào. Nhờ đó CK Mỹ khởi sắc, tăng 1 lèo từ tháng 1 tới nay và đang có xu hướng muốn điều chỉnh để tăng tiếp.
Hơn nữa, hiện tại FED chỉ ngừng tăng LS, chưa đề cập đến giảm LS. Bạn đặt cược CK đỏ là ngắn hạn/trung hạn hay dài hạn?
Nếu FED tuyên bố giảm LS, mình cá với bạn là CK năm 2019 này sẽ bùng nổ còn kinh hơn 2017 nữa, bạn tin không?
 
Bạn lấy view đầu cơ, đã nhìn thấy chuyện xảy ra rồi để apply vào nhận định như vậy có ổn ko? 2018, FED tuyên bố tăng lãi suất 4 lần, Dow Jones đã có tổng cộng 2 cú xụp, 1 cú vào tháng 01/2018, 1 cú nặng hơn vào 10/2018. Giảm tới mức độ cả thế giới tưởng chừng như muốn khủng hoảng. Shanghai, Nikkei, VNindex không thấy mặt trời nơi nào luôn.
Trong năm 2018, AAPL có 1 cú rơi từ đỉnh cao 240$ về thẳng 140$ ko có nhịp nghỉ.
Năm 2019, FED tuyên bố kiên nhẫn hơn với chính sách lãi suất và gần đây nhất là huỷ kế hoạch tăng lãi suất 2019, tạm dời đến 2020 để xem nền kinh tế phản ứng thế nào. Nhờ đó CK Mỹ khởi sắc, tăng 1 lèo từ tháng 1 tới nay và đang có xu hướng muốn điều chỉnh để tăng tiếp.
Hơn nữa, hiện tại FED chỉ ngừng tăng LS, chưa đề cập đến giảm LS. Bạn đặt cược CK đỏ là ngắn hạn/trung hạn hay dài hạn?
Nếu FED tuyên bố giảm LS, mình cá với bạn là CK năm 2019 này sẽ bùng nổ còn kinh hơn 2017 nữa, bạn tin không?
mình đat cuoc suy thoái kt luôn đó nên minh chi buy vàng, khg sell, từ tháng 08/2018 tới giờ mình có 49 Long vàng, 0 Short.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,479 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,522 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 362 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 332 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên