Tại sao phân kỳ MACD không phải là tín hiệu đáng tin cậy? Trader chứng khoán Mỹ xem gấp!

Tại sao phân kỳ MACD không phải là tín hiệu đáng tin cậy? Trader chứng khoán Mỹ xem gấp!

Tại sao phân kỳ MACD không phải là tín hiệu đáng tin cậy? Trader chứng khoán Mỹ xem gấp!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,337
28,935
Giao dich dựa vào tín hiệu phân kỳ trên MACD là cách giao dịch khá phổ biến trong giới trader, đây cũng là phương pháp được nhắc đến khá thường xuyên trong các đầu sách về trading và tín hiệu này được xem như là sự đảo ngược xu hướng, hoặc tại sao một xu hướng có thể đảo ngược.

Tuy nhiên trong thực tế, khi xem xét kỹ hơn bạn sẽ thấy rằng, sự đảo chiều đôi khi xuất hiện trước khi phân kì hình thành và thường thì sự phân kì xảy ra cũng không thực sự dẫn đến sự đảo chiều. Vì vậy, trước khi giả định rằng phân kỳ là một công cụ đáng tin cậy để sử dụng trong giao dịch, tốt hơn chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn về phân kỳ MACD là gì, nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện và cách sử dụng hiệu quả tín hiệu này.

Chỉ báo phân kỳ là gì?


Trên TraderViet có khá nhiều bài viết về chỉ báo phân kỳ MACD các bạn có thể đọc thêm tại đây.

Chỉ báo phân kỳ là chỉ báo dao động, chẳng hạn như chỉ báo phân kỳ hội tụ (MACD) có khả năng chỉ ra những tín hiệu không xác nhận sự di chuyển của giá. Ví dụ, giá cổ phiếu tạo ra một mức cao mới trong khi MACD hoặc RSI lại tạo ra mức thấp hơn.

phân-kì-MACD-traderviet.jpg

Hình 1: Biểu đồ tuần của SPDR S&P 500 ETF hiển thị phân kỳ MACD trong xu hướng tăng.
Hình trên cho thấy một ví dụ về sự phân kỳ trong xu hướng tăng. Giá tiếp tục tạo đỉnh cao hơn, nhưng chỉ báo MACD lại tạo ra mức thấp hơn.

Chỉ báo phân kỳ cho thấy động lực giá đang suy yếu trong một xu hướng và do đó dễ bị đảo ngược hơn. Tuy nhiên, có những thời điểm tín hiệu này hoạt động không tốt khi sự đảo chiều xảy ra. Như hình 1 cho thấy, đầu năm 2012, tín hiệu phân kỳ đã xuất hiện trên biểu đồ, sau đó xu hướng tăng vẫn tiếp tục cho tới tận năm 2015. Đây là một tín hiệu phân kỳ giảm: chỉ báo tạo các mức thấp hơn trong khi giá lại đang tăng cao hơn.

Tín hiệu phân kỳ tăng thì ngược lại, giá tạo các mức thấp hơn trong khi chỉ báo lại tạo ra các mức cao hơn. Điều đó cho thấy lực bán đang chậm lại và xu hướng giảm dễ bị đảo chiều hơn. Hình 2 cho thấy tín hiệu phân kỳ tăng ở khoảng năm 2013 và cuối năm 2015 tuy nhiên giá vẫn tiếp tục xu hướng giảm.

phân-kì-MACD-traderviet-1.jpg

Hình 2: Biểu đồ tuần của SPDR Gold Trust cho thấy tín hiệu phân kỳ MACD trong xu hướng giảm.

Các vấn đề thường gặp với tín hiệu phân kỳ của MACD


Một trong những vấn đề chính với sự phân kỳ MACD đó là nó thường báo hiệu sự đảo chiều (có thể) nhưng trên thực tế lại không có sự đảo chiều nào xảy ra cả - hay còn goi là "báo động giả". Một vấn đề khác đó là sự phân kỳ không dự báo tất cả các trường hợp đảo chiều.

Dưới đây là hai nguyên nhân phổ biến của trường hợp "báo động giả" - sự phân kỳ hầu như luôn xảy ra trong một số tình huống nhất định nhưng sẽ không nhất thiết tín hiệu nào cũng dẫn đến sự đảo chiều.

Nhiều trader tin rằng nếu chuyển động giá chậm lại có nghĩa là nó đã sẵn sàng cho một sự đảo chiều. Tuy nhiên thì các bạn để ý sự phân kỳ sẽ luôn xảy ra khi có những biến động giá mạnh theo sau đó là chuyển động giá yếu hơn. Đây mới thực sự là tín hiệu phân kỳ mà chúng ta cần nắm rõ.

phân-kì-MACD-traderviet-2.png

Hình 3: Biểu đồ ngày của Apple Inc (APPL). Hiển thị "báo động giả" trên tín hiệu phân kỳ.

Hình 3 cho thấy một khoảng gap nhảy vọt lên cao và sau đó giá tăng lên.Sự biến động giá nhanh và mạnh này làm cho công cụ MACD nhảy vọt lên, và vì giá không thể tiếp tục giữ khoảng gap cao hơn được nữa cho nên sự phân kỳ xảy ra. Sự phân kỳ trong trường hợp này không biểu thị sự đảo chiều, chỉ là sự dịch chuyển giá chậm hơn so với biến động giá mạnh trước đó (khoảng gap) và khiến chỉ báo MACD tăng vọt. Khoảng gap gây ra một bước nhảy bất thường trong chỉ báo, sau đó giá lại quay trở lại bình thường và sự phân kỳ xảy ra. Mỗi con sóng trong một xu hướng là khác nhau, và không phải tất cả các sóng sẽ có những biến động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Trong trường hợp này, sự tăng vọt của giá được theo sau bởi sự tăng giá một cách chậm rãi hơn, dẫn đến việc xuất hiện tín hiệu phân kì giảm trên MACD nhưng đó lại không phải là một tín hiệu đảo chiều.
Sau khi giá biến động mạnh, chuyển động giá tiếp theo sẽ luôn chậm hơn, mặc dù xu hướng vẫn có thể còn hiệu lực.

Ở phần này viết về các vấn đề về tín hiệu phân kì trên MACD. Phân tiếp theo chúng ta sẽ bàn kĩ hơn về việc kết hợp như thế nào để tìm ra được một tín hiệu phân kì có chất lượng. Hóng phần tiếp của mình nhé.

Còn Anh em để lại comment để mình tag vào các bài viết sau nhé. Nếu thấy bài hay, đừng tiếc 1 THẢ TIM hay comment động viên người viết. Thanks!

Trích nguồn: investopedia

P/S: Bài viết thể hiện quan điểm của người viết không phải của người dịch.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini
minh k vẽ lai hinh trên của ban ở hình 1 nếu tính theo pp phân kỳ ta có phân ký tăng giá đoan 1 do có đáy sau cao hơn nhưng đỉnh thấp hơn nên có tăng giá ở khúc 1. sang khu vuwacj đỉnh ta có phân kỳ giảm giá do có giá thấp hơn như chỉ báo đỉnh cao hơn , ta phải chẻ nhỏ ra mới nhìn được, về logic của kỹ thuật chưa có gì khác mà do mình khong nhìn ra thôi. thường các phân kỳ tiềm ẩn hay ở song điều chỉnh nên trong xu hướng tăng ta nhìn tại đáy có phân kỳ tiềm ẩn tăng giá, còn xu hướng giảm ta nhìn đỉnh của giá và chỉ báo , nhìn nhiều sẽ quen thôi
 
minh k vẽ lai hinh trên của ban ở hình 1 nếu tính theo pp phân kỳ ta có phân ký tăng giá đoan 1 do có đáy sau cao hơn nhưng đỉnh thấp hơn nên có tăng giá ở khúc 1. sang khu vuwacj đỉnh ta có phân kỳ giảm giá do có giá thấp hơn như chỉ báo đỉnh cao hơn , ta phải chẻ nhỏ ra mới nhìn được, về logic của kỹ thuật chưa có gì khác mà do mình khong nhìn ra thôi. thường các phân kỳ tiềm ẩn hay ở song điều chỉnh nên trong xu hướng tăng ta nhìn tại đáy có phân kỳ tiềm ẩn tăng giá, còn xu hướng giảm ta nhìn đỉnh của giá và chỉ báo , nhìn nhiều sẽ quen thôi
Cảm ơn chia sẻ của chị ạ :)
 
cứ áp dụng công thức mà xài chứ nhỉ, ví dụ RSI (14) thì tính phân kì trong 14 nến chứ sao tính nhiều hơn 14 nến ???
 
Vậy là anh phân tích theo phân kỳ hả!
Đâu có, phân kỳ là công cụ để a xác định đỉnh 3 và 5 trong EWP thôi, nên a dùng EMA34-89 là vậy. Nhưng phân kỳ thì ko có nghĩa là bán đỉnh/ mua đáy. Thường a luôn ngồi chờ 1 nhịp change of character. Đó là sóng A hoặc sóng 1, sau đó mới tính toán retracement và enter. Nhưng mà kỹ như thế cũng ko phải lúc nào cũng đúng, a vừa bị sml 3 lệnh index vừa rồi đấy :D. Hiện tại US30 và SP500 lại cho phân kỳ tiếp, a có thử bán đỉnh với KL nhỏ để test như xem ra là chưa đc. Hôm nay nếu có 1 nhịp rớt mạnh để xác nhận thì mai a lại sell retracement ^^
 
Mấy cái indicator này chỉ là mấy cái công thức tính toán abc của toán học. Nếu nó đã ngon thì mấy ông chuyên về toán và xác suất đã giàu rồi. Dân trade nghiên cứu kỹ về FA chả khác nào loay hoay vẽ lại mấy cái bánh xe.
 
Khi nghiên cứu về chỉ báo MACD - đây là công cụ trọng hệ thống giao dịch của mình mình đưa là luận điểm " MACD - đa khung thời gian - xác nhận bằng lý thuyết thuyết down " nhờ việc sử dụng đa khung thời gian và lý thuyết Down mình sẽ phán đoán có phần chính xác hơn xu hướng của chỉ báo trong trường hợp nó hội tụ hoặc phân kỳ với xu hướng của giá.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 668 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 281 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên