Tâm lý giao dịch - Có phải càng học hỏi và tìm hiểu nhiều về thị trường thì càng tốt? - Phần 5

Tâm lý giao dịch - Có phải càng học hỏi và tìm hiểu nhiều về thị trường thì càng tốt? - Phần 5

Tâm lý giao dịch - Có phải càng học hỏi và tìm hiểu nhiều về thị trường thì càng tốt? - Phần 5

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,533
Tâm lý giao dịch các phần trước dưới đây nhé anh em

>> Tâm lý giao dịch - Cội nguồn của tất cả lợi nhuận và thua lỗ trong trading - Phần 1

>> Tâm lý giao dịch - Thái độ đúng đắn và sự nhất quán - Phần 2

>> Tâm lý giao dịch - Anh em có thực sự chấp nhận rủi ro khi đặt một lệnh trade? - Phần 3

>> Tâm lý giao dịch - Đừng nuôi dưỡng sự sợ hãi trong trading - Phần 4

Dường như mọi Trader và nhà phân tích đang cố gắng học hỏi và tìm hiểu rất nhiều về thị trường, và chúng ta tin rằng càng biết nhiều, hiểu nhiều về thị trường thì càng tốt, và giúp chúng ta kiếm được lợi nhuận đều đặn. Nhưng sự thực có phải như vậy?

tam-ly-giao-dich-traderviet10-2.jpg

Vấn đề gốc rễ của câu hỏi này là chúng ta đã mặc định CHÍNH THỊ TRƯỜNG là thứ đã gây ra những sai lầm hay thua lỗ của chúng ta, chúng ta coi nó như 1 vật thể khó hiểu, và lỗi của chúng ta là CHƯA ĐỦ HIỂU NÓ để có thể kiếm lợi nhuận đều đặn. Như vậy, để kiếm được lợi nhuận, ta tin rằng phải tìm hiểu nó càng nhiều càng tốt. Ta càng hiểu thị trường nhiều bao nhiêu, ta càng dễ kiếm lợi nhuận bấy nhiêu. Điều này nghe qua thực sự cực kỳ hợp lý. Đó cũng là mục đích của các nhà phân tích, nghiên cứu thị trường, từ định lượng tới phân tích kỹ thuật, hay phân tích cơ bản.

Nhưng đây là 1 cái bẫy logic. Một chút tư duy logic này chính là một cái bẫy mà hầu như tất cả các Trader rơi vào, và còn có cảm giác rất tâm đắc. Tư duy kiểu này rất không ổn.

tam-ly-giao-dich-traderviet8-2.jpg

Thị trường chỉ đơn giản là cung cấp quá nhiều các biến mâu thuẫn lẫn nhau để chúng ta xem xét. Hơn nữa, không có giới hạn nào cho các hành vi của thị trường. Nó có thể làm bất cứ điều gì, vào bất cứ lúc nào. Có một vấn đề thực tế là, bởi vì mỗi Trader là một biến trên thị trường, nên có thể nói rằng bất kỳ một Trader duy nhất nào cũng có thể làm cho bất cứ điều gì xảy ra. Điều này có nghĩa rằng bất kể bạn tìm hiểu nhiều bao nhiêu về hành vi của thị trường, bất kể bạn trở thành một nhà phân tích siêu đẳng cỡ nào, bạn cũng sẽ chẳng bao giờ học hỏi đủ để để lường trước mọi vấn đề mà thị trường có thể làm cho bạn sai hoặc làm cho bạn mất tiền.

Vì vậy, nếu bạn sợ bị sai hoặc mất tiền, nó có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ tìm hiểu đủ để bù đắp cho những tác động tiêu cực của những nỗi sợ hãi. Nói cách khác, bạn sẽ không thể tự tin khi đối mặt với sự không chắc chắn xảy ra liên tục. Thực tế khó khăn và lạnh lùng của Trading đó là mỗi Trade đều có một kết quả không chắc chắn. Trừ khi bạn học cách hoàn toàn chấp nhận khả năng của một kết quả không chắc chắn, bạn sẽ cố gắng hoặc là có ý thức hay vô thức để tránh bất kỳ khả năng nào mà bạn định nghĩa nó là đau đớn. Trong quá trình này, bạn phải chấp nhận bất kỳ khả năng nào được tạo ra, chấp nhận mắc lỗi.

rui-ro-traderviet4-2.jpg

Điều này không có nghĩa là chúng ta không cần phân tích thị trường hay 1 vài phương pháp nào đó để xác định các thời điểm nên và không nên vào lệnh, chúng ta bắt buộc phải cần. Phân tích cho chúng ta 1 điểm lợi thế so với những con người khác đang tham gia trong cuộc chơi. Nhưng đừng thần thánh hoá nó lên.

Phân tích thị trường không phải là con đường dẫn đến các kết quả nhất quán. Nó sẽ không giải quyết được vấn đề Trading được tạo ra bởi sự thiếu tự tin, thiếu kỷ luật, hoặc mất tập trung. Khi bạn trade với giả định rằng phân tích nhiều hơn hoặc tốt hơn sẽ tạo ra sự nhất quán, vậy là bạn sẽ bị định hướng để thu thập càng nhiều biến thị trường càng tốt vào kho vũ khí và công cụ Trading của bạn. Nhưng rồi những gì sẽ xảy ra sau đó? Thêm lần nữa bạn lại vẫn thất vọng và bị thị trường phản bội, vì những cái mà bạn không nhìn thấy hoặc không cung cấp đủ để xem xét. Sẽ có cảm giác như bạn không thể tin tưởng vào thị trường; nhưng thực tế là, bạn không thể tin tưởng chính mình.

tam-ly-giao-dich-traderviet5-3.jpg

Như vậy, phân tích nhiều hơn hay tốt hơn không đồng nghĩa với sự nhất quán trong trading. Sự nhất quán này được tạo nên từ 1 điểm lợi thế từ phân tích, và phần lớn là từ thái độ của người Trader thực sự hiểu rằng chính bản thân anh ta là nguyên nhân dẫn tới sự thiếu nhất quán. Không bao giờ là đủ khi tìm hiểu và học hỏi về thị trường. Chắc chắn sẽ tới 1 lúc bạn thấy rằng, “có cái gì đó thiếu thiếu” và cứ tìm kiếm, tìm kiếm mãi.

Bạn có muốn tìm kiếm cả đời không?

(còn tiếp)

Anh em thích series về tâm lý giao dịch của Nhật Hoài thì để lại 1 comment để mình tag vào các bài viết sau nhé. Nếu thấy bài hay thì đừng tiếc 1 THẢ TIM cho bài viết, Xin Cảm Ơn!


Tham khảo trading in the zone
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
( nhất quán ) a giải thích từ này sâu hơn dc không a.vì e đọc thấy ghép từ này vào bài này làm em chưa thể hiểu sâu dc .mong anh giải thích giúp ạ. tkankiu anh
 
Theo em muốn thắng được trong trading thì trader phải có 1 cái đầu lạnh và 1 trái tim nóng
Cái đầu lạnh để ko bị ảnh hưởng bởi tâm lý chán nản khi thua lỗ và vui mừng quá sớm khi thắng dc con tép riu, mà PHẢI " coi như ko có gì, chả có chuyện gì nghiêm trọng"
Trái tim nóng là trái tim còn sống để biết được lúc nào nên dừng lại( dừng thua hoặc dừng thắng) , phải biết điểm dừng của mình, ko để thua đau quá hoặc ko nên tham ăn quá , tham thì thâm mà hihi
Và còn 1 cái cũng quan trọng là óc phán đoán và tính quyết đoán, đã phán đoán theo hướng nào là nhất định quyết đoán đi theo hướng đó, sai thì cũng ko sao, sai thi sửa , rút kinh nghiệm, còn đúng thì củng cố quan điểm nhận định và tính quyết đoán
Làm 1 trader đã trây là phải đơ, trây mà ko đơ thì bị thị trường nó tát vỡ mờm
Thanks các bạn đã đọc
 
( nhất quán ) a giải thích từ này sâu hơn dc không a.vì e đọc thấy ghép từ này vào bài này làm em chưa thể hiểu sâu dc .mong anh giải thích giúp ạ. tkankiu anh

Bạn có thể hiểu đơn giản là tuân thủ ký luật và những quy ước trong trading mà tự bản thân đã đề ra. Nó giống như 0 là nghỉ 1 là làm, như một cái máy non cảm xúc!
 
Theo em muốn thắng được trong trading thì trader phải có 1 cái đầu lạnh và 1 trái tim nóng
Cái đầu lạnh để ko bị ảnh hưởng bởi tâm lý chán nản khi thua lỗ và vui mừng quá sớm khi thắng dc con tép riu, mà PHẢI " coi như ko có gì, chả có chuyện gì nghiêm trọng"
Trái tim nóng là trái tim còn sống để biết được lúc nào nên dừng lại( dừng thua hoặc dừng thắng) , phải biết điểm dừng của mình, ko để thua đau quá hoặc ko nên tham ăn quá , tham thì thâm mà hihi
Và còn 1 cái cũng quan trọng là óc phán đoán và tính quyết đoán, đã phán đoán theo hướng nào là nhất định quyết đoán đi theo hướng đó, sai thì cũng ko sao, sai thi sửa , rút kinh nghiệm, còn đúng thì củng cố quan điểm nhận định và tính quyết đoán
Làm 1 trader đã trây là phải đơ, trây mà ko đơ thì bị thị trường nó tát vỡ mờm
Thanks các bạn đã đọc
đồng ý với bác :D:D:D
 
Một nhóm người đi tìm chén thánh, một chiến lược chắc thắng.
Một nhóm người lại thần thánh hóa tâm lý giao dịch.

Tâm lý và phương pháp: như tay phải và tay trái.
Bạn có thể là Dương Quá độc thủ vô địch, cách đơn giản hơn là dùng cả hai tay chiến đấu.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 185 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 803 Xem / 43 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,905 Xem / 14 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 218 Xem / 19 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,442 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên