Tâm lý giao dịch - Cần phải tạo ra quy tắc trong một môi trường không có quy tắc - Phần 7

Tâm lý giao dịch - Cần phải tạo ra quy tắc trong một môi trường không có quy tắc - Phần 7

Tâm lý giao dịch - Cần phải tạo ra quy tắc trong một môi trường không có quy tắc - Phần 7

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,508
Tâm lý giao dịch phần trước dưới đây anh em

>> Tâm lý giao dịch - Tại sao phần lớn Trader thất bại - Phần 6

Để hoạt động hiệu quả trong môi trường trading, cần có những luật lệ và ranh giới để định hướng cho những hành vi của chúng ta. Có một thực tế rất đơn giản rằng, trading có rất nhiều hiểm họa rình rập ta, thậm chí có những mất mát nằm ngoài khả năng tưởng tượng. Có rất nhiều loại trade mà mất mát là không giới hạn.

tam-ly-giao-dich-traderviet14-2.jpg

Để ngăn chặn mình khỏi phải phơi mình giữa chiến trường, chúng ta cần xây dựng một cơ chế tâm lý bên trong thật vững chắc, để tâm lý này dẫn đường cho ta đến những hành động hướng đến điều tốt đẹp nhất cho bản thân. Hệ thống tâm lý này phải được hình thành từ bên trong, bởi vì không giống như xã hội, thị trường không cung cấp cho ta những điều này. Thị trường cho ta hệ thống những dấu hiệu để chỉ ra cơ hội sắp đến, và chỉ có thế mà thôi, tùy thuộc vào từng quan điểm của mỗi cá nhân, chúng ta không có bất kì một quy định chính thức nào để áp dụng phổ thông được. Nó không có khởi đầu, phần giữa và kết thúc như hầu hết các hoạt động chúng ta từng tham gia.

Sự khác biệt này là cực kì quan trọng có ảnh hưởng sâu sắc đến những tác động tâm lý. Thị trường là một dòng chảy luôn luôn chuyển động, nó không bắt đầu, không dừng lại và không chờ đợi bất kì ai. Ngay cả khi thị trường đóng cửa thì giá vẫn đang chuyển động. Không hề có quy luật rằng giá mở cửa ngày hôm nay phải là giá đóng cửa hôm qua, không có bất kì quy tắc nào của xã hội có thể trang bị cho chúng ta một cách đầy đủ khi đứng trước môi trường “không rào cản” như thị trường trading. Ngay cả cờ bạc cũng có một cấu trúc hoàn toàn khác với trading, như khi bạn chơi trò blackjack, đầu tiên bạn phải xác định mức độ rủi ro mà bạn chấp nhận được (tức là số tiền mà bạn chịu mất đi), nếu không xác định được con số này thì bạn không được tham gia trò chơi.

tam-ly-giao-dich-traderviet13-2.jpg

Trong trading, không có bất cứ ai ( trừ bạn) được phép quyết định mức độ rủi ro mà bạn phải gánh chịu. Thực tế, chúng ta đang ở trong một môi trường không giới hạn, nơi mà mọi chuyện đều có thể xảy ra trong bất kì khoảng thời gian nào, vì thế chỉ những người kiên định bậc nhất mới có thể quyết định chính xác được mức độ rủi ro trước khi tham gia vào trade. Với những người còn lại, việc xác định trước rủi ro sẽ ép bạn nhìn vào thực tế rằng đó là những gì chúng ta sẽ mất đi, rằng trade này có khả năng thua. Hầu như những trader không kiên định đều không thể chấp nhận được rằng, dù trade đó đẹp đến thế nào thì cũng có nguy cơ thất bại.

Nếu không có sự hiện diện của những cấu trúc bên ngoài nhằm tạo áp lực cho trader phải suy xét cẩn thận hơn khi ra quyết định, thì anh ta sẽ dễ bị những luận cứ, duy lí và những logic méo mó ảnh hưởng khiến anh ấy đặt lệnh trade và tin rằng nó không bao giờ thua, và tin như thế nên việc xác định rủi ro phải gánh chịu trở thành không cần thiết. Các trò chơi cờ bạc đều có các giai đoạn cụ thể, chúng ta có thể xác định được thu nhập chính xác dựa trên một chuỗi các sự kiện. Khi bạn quyết định chơi, thì bạn không thể thay đổi được nữa, bạn bắt buộc phải tiếp tục cho đến cuối cùng.

tam-ly-giao-dich-traderviet12-2.jpg

Nhưng trading thì không giống như thế, giá trong phiên giao dịch liên tục chuyển động, sẽ không có gì xảy ra cho đến khi bạn quyết định bắt đầu, và cứ tiếp tục kéo dài và chỉ kết thúc khi bạn muốn nó dừng lại. Bất kể những kế hoạch và những điều bạn muốn từ ban đầu, những yếu tố tâm lý sẽ dần xuất hiện và tham gia vào cuộc chơi, chúng khiến bạn trở nên rối trí, thay đổi tâm trạng của bạn, khiến bạn trở nên tự phụ hoặc quá sợ hãi. Tóm lại là làm bạn trở nên thất thường và có những hành động không lường trước được. Bởi vì đánh bạc có một kết thúc rõ ràng, chính thức, nó giúp bạn xác định mình là kẻ thua cuộc. Nếu bạn đã thua liên tục, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ về việc có nên chơi tiếp hay không. Kết thúc của lượt chơi này là khởi đầu của lượt chơi tiếp theo, và bạn được chủ động quyết định tài sản sẽ thêm rủi ro hay không bằng cách móc ví ra hoặc đẩy lên giữa bàn cờ bạc những thẻ chip.

tam-ly-giao-dich-traderviet9-2.jpg

Trading thì không có một kết thúc rõ ràng nào hết. Thị trường sẽ không bao giờ đẩy bạn ra khỏi trade. Nếu bạn không kết thúc đúng thời điểm có lợi cho mình, bạn có khả năng sẽ trở thành một người thua cuộc một cách bị động. Điều đó có nghĩa là, khi bạn đã ở một trade bất lợi, bạn sẽ tiếp tục thua cho dù có cố gắng hi vọng hay cầu nguyện, cho dù bạn có căng mắt ra để phân tích những điều kiện có thể đảo ngược tình hình đi chăng nữa thì những gì bạn có thể làm đến cuối cùng là lờ đi sự thật rằng lúc này thị trường đã lấy đi tất cả những gì bạn có và nhiều hơn thế nữa.

(còn tiếp)

Anh em thích series về tâm lý giao dịch của Nhật Hoài thì để lại 1 comment để mình tag vào các bài viết sau nhé. Nếu thấy bài hay thì đừng tiếc 1 THẢ TIM cho bài viết, Xin Cảm Ơn!

Tham khảo trading in the zone
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Tớ rất thích nhưng bài phân tích về tâm lý giao dịch thế này, trong mắt tớ, phân tích kỹ thuật chỉ là vẽ lại nhưng gì đã diễn ra mà thôi. Mỗi chuyển động giá tiếp theo đều dẫn tới một cách vẽ quen thuộc cho mọi người :)) cho nên phân tích kỹ thuật chỉ là công cụ cho ta biết nếu up thì up thế nào và nếu down thì down thế nào thôi :))
 
Trong phân tích kỹ thuật thì ta thường nói đến phương pháp và hầu như đối với một biểu đồ đều cho ra kết quả giống nhau.. vấn đề quyết định ở đây đó là tâm lý giao dịch.. bạn có tồn tại được hay không là do tâm lý có ổn định không ..
 
Trong phân tích kỹ thuật thì ta thường nói đến phương pháp và hầu như đối với một biểu đồ đều cho ra kết quả giống nhau.. vấn đề quyết định ở đây đó là tâm lý giao dịch.. bạn có tồn tại được hay không là do tâm lý có ổn định không ..
Đúng rồi bác, cùng 1 phân tích nhưng người thì kiếm được tiền từ nó, người thì sml
Khác biệt ở thời điểm và tâm lý :rolleyes:
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,623 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,507 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 372 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 390 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên