5 tiêu chí để chọn một Broker uy tín và phù hợp cho trader chứng khoán Mỹ!

5 tiêu chí để chọn một Broker uy tín và phù hợp cho trader chứng khoán Mỹ!

5 tiêu chí để chọn một Broker uy tín và phù hợp cho trader chứng khoán Mỹ!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,334
28,931
Đây là câu hỏi mà hầu như anh em nào mới vào nghề cũng quan tâm vấn đề này. Chọn được một sàn tốt, ưng ý và dịch vụ hỗ trợ tốt là điều mà trader nào cũng mong muốn. Đây là tâm lý chung. Và theo mình thấy, việc chọn sàn ở đây nó liên quan đến việc phù hợp hay không phù hợp với anh em, chưa hẳn sàn tốt đã phù hợp. Vậy nên, trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta chủ yếu sẽ nói về cách để đánh giá một sàn giao dịch về chỉ số chứng khoán Mỹ cho anh em trader nhé.

Trước tiên, anh em nào quan tâm món này thì cần phải xác định mình thuộc kiểu trader nào. Sản phẩm chúng ta giao dịch là gì. Vì thực tế việc giao dịch chứng khoán Mỹ ở Việt Nam thì chủ yếu giao dịch ở dạng CFDs là chính. Trong đó các chỉ số chứng khoán Mỹ lớn như S&P 500, Dow Jones, Nasdaq, Dax, FTSE,.... thì hầu như các sàn forex đều cung cấp cho chúng ta giao dịch trên nền tảng MT4, MT5,... Còn nếu như bạn muốn giao dịch thêm các mã cổ phiếu, thì tùy mã cổ phiếu mà sàn có thể cung cấp cho chúng ta giao dịch. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là chúng ta không thực sự sở hữu cổ phiếu của công ty mà chỉ là đang giao dịch chỉ số của các công ty đó mà thôi nhé.

cách-chọn-broker-cho-trader-chứng-khoán-mỹ-traderviet.jpg

Vậy chúng ta lựa chọn sàn giao dịch Forex dựa trên tiêu chí nào?


Như đã nói ở trên, chúng ta ta giao dịch ở dạng CFDs là chính, vậy cho nên chỉ cần lựa chọn các sàn Forex có cung cấp giao dịch chứng khoán Mỹ là được. Dưới đây là các tiêu chí để chúng ta đánh giá và lựa chọn được một Broker phù hợp.

1. Broker có giấy phép từ các tổ chức quản lý hàng đầu thế giới


Các giấy phép hoạt động trong ngành tài chính, đặc biệt là Forex thì một Broker cần có những giấy phép sau: NFA hoặc CFTC của Mỹ, FCA của Anh, ASIC của Úc, IFSC của Belize, CySEC tại Síp.

Trong đó, đặt biệt có chứng nhận của CySEC và FCA là những giấy phép uy tín có tiếng trên thế giới đối với các công ty chứng khoán. Còn các sàn có giấy phép NFA thì spread không thấp đâu nhé, vì họ phải chi trả phí thành viên và các chi phí khác rất cao. Vì vậy các sàn thuộc NFA không có mức giá tốt như của FCA và các giấy phép khác.

cách-chọn-broker-cho-trader-chứng-khoán-mỹ-traderviet-1.jpg

Đây là những giấy phép cho thấy mức độ uy tín cao của một Broker. Để có được giấy phép này, các broker hoạt động trong lĩnh vực tài chính cần phải tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn pháp lý, yêu cầu ràng buộc mà tổ chức này đặt ra.

Anh em chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra các thông tin về giấy phép của một Broker bằng cách lên trực tiếp trang chủ của tổ chức đó và tìm kiếm tên Broker mà bạn muốn kiểm tra là được.

2. Các thông tin khác về Broker


Không chỉ mỗi giấy phép, mấy bác phải kiểm tra về tình trạng hiện tại của sàn, lịch sử hoạt động của họ. Cứ đặt những câu hỏi sau đây khi mọi người tìm hiểu về một sàn giao dịch:
  • Thời gian hoạt động của sàn đó đã lâu chưa?.
  • Sàn đó có trụ sở ở nước nào? Có bao nhiêu chi nhánh? Thuộc những quốc gia nào?.
  • Đội ngũ hỗ trợ của sàn làm việc có chuyên nghiệp hay không? Có hỗ trợ tiếng Việt cho trader không?.
  • Đánh giá sơ bộ website của sàn.

3. Yêu cầu để mở tài khoản


Phần này về cơ bản là các sàn giống nhau. Ví dụ như những giấy tờ cơ bản như: chứng mình thư, giấy phép lái xe, thẻ visa/master hoặc ví điện tử như neteller, skrills,..., sao kê ngân hàng hoặc giấy xác nhận tài khoản ngân hàng. Nhưng sẽ có những sàn yêu cầu chặt chẽ và phức tạp hơn một chút. Ví dụ như có những sàn họ chỉ nhận passport (hộ chiếu), có những sàn yêu cầu vốn nạp tiền tối thiểu 5000$, 10.000$, hoặc những giấy tờ chứng thực khác,...

cách-chọn-broker-cho-trader-chứng-khoán-mỹ-traderviet-2.jpg

Tuy nhiên mình thấy một điều, các giấy tờ càng chặt chẽ, thì chúng ta có thể phần nào yên tâm về mặt pháp lý của sàn. Việc còn lại là chúng ta xem yêu cầu của sàn, chúng ta có đáp ứng được không, nếu không thì lại chọn sàn khác sao cho phù hợp là được.

4. Phần mềm giao dịch


Phần này thì chúng ta có thể tải nền tảng trực tiếp từ website của sàn về để kiểm tra thử. Anh em có thể dùng tài khoản demo hoặc real để kiểm tra. Tuy nhiên mình kiến nghị nên test bằng demo trước, sau đó mở một tài khoản thật nho nhỏ để test lại lần 2. Vì khi chúng ta giao dịch demo các trường hợp như trượt giá, giãn spread, requote chúng ta sẽ không nhận thấy rõ được.

cách-chọn-broker-cho-trader-chứng-khoán-mỹ-traderviet-3.jpg

Bên cạnh đó anh em kiểm tra luôn phí spread, phí swap (phí qua đêm) của các chỉ số chứng khoán là bao nhiêu và so sánh với một vài sàn khác để có đánh giá cao hay thấp nhé. Và chúng ta cần phải so sánh mức phí này với những sàn có uy tín như nhau nhé.

5. Cơ chế nạp/rút


Đây là phần quan trọng không kém những tiêu chí trên và hầu như anh em nào cũng quan tâm cả. Việc nạp/rút bây giờ đã trở nên dễ dàng hơn trước, nhưng vẫn có một vài sàn gặp trục trặc khi chúng ta rút tiền từ sàn về. Vậy cho nên chúng ta cần kiểm tra thực tế nạp rút từ sàn bắt đầu từ một tài khoản nhỏ trước xem cách hoạt động như thế nào chứ chúng ta không nên nghe một chiều từ tư vấn viên của sàn, sau đó rồi cứ ào ào nạp tiền vô giao dịch.

cách-chọn-broker-cho-trader-chứng-khoán-mỹ-traderviet-4.jpg

Chúng ta cần hỏi những câu hỏi sau trước khi nạp rút:
  • Có những phương thức nạp rút nào, khác biệt ra sao?
  • Nạp/rút mất khoảng thời gian bao lâu?
  • Phí nạp/rút như thế nào?
  • Trước khi nạp/rút tiền có cần chuẩn bị giấy tờ gì không?
  • Những trường hợp nào thì không rút được tiền?
  • Nếu xảy ra vấn đề trong việc nạp/rút thì ai sẽ là người hỗ trợ? Cách giải quyết như thế nào?
Mời các trader đã có kinh nghiệm @Vũ Thái Dương @Cybertron @quocquang @Do Tuan chia sẻ chút kinh nghiệm cá nhân khi chọn sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Có nhiều anh chị em trong diễn đàn cũng trade món này, nếu đọc bài này xin mọi người đừng ngại comment lại một chút suy nghĩ về vấn đề này cho các trader mới để họ có đánh giá khách quan hơn mọi người nhé.

Các bạn @hoangphuong6899 @HungQuoc213 @Lữ Thiên có thể đọc bài viết này tham khảo thêm, có thắc mắc gì đừng ngại cứ để lại comment bên dưới nhé cac bạn.

Thật ra còn khá nhiều vấn đề xoay quanh việc chọn một broker uy tín cho anh em trader yên tâm để giao dịch. Tuy nhiên bài này cũng khá dài rồi, nên anh em nào quan tâm chủ đề này thì để lại cho Thúy comment bên dưới để bài viết tiếp theo sẽ tag tên mọi người vào chúng ta cùng mổ xẻ và bàn luận vấn đề này nhé. Anh em nào có thắc mắc cứ để lại comment bên dưới nhé. Và đừng quên like bài cho mình nữa nè. Many Thanks!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Cảm ơn Bro. Bước đầu với ace new bie là tương đối đầy đủ rồi. Có mỗi cái tra cứu thông tin Broker trên tổ chức quản lý là hơi khoai tý :D
 
Nếu bạn gặp khó khắn trong việc tra cứu broker thì cứ để lại comment, mình hướng dẫn kĩ hơn nhé Sis :D:D
Cảm ơn bạn. Mình có thử vào web của CySEC tra cứu broker thì chỉ cần vào mục tìm kiếm gõ tên broker là ra có phải thành viên ko. Nhưng vào web của FCA tra cứu thì hơi khó. Bạn hướng dẫn mình cái này được ko.
 
Em xem hộ anh 3 sàn này FxPro, Thinkmarket, và GKFxPrime xem cái nào tốt. Cảm ơn em!
 
CySEC tại Síp chỉ bảo vệ các Brokers của họ thôi. Nếu có tranh chấp với các công ty của đảo Síp thì các bạn quên việc kiên cáo đi. FCA va ASIC thì ổn hơn vì luật pháp 2 nước này bảo vệ nhà đầu tư và rất cứng rắn với các Brokers. Tuy nhiên nếu xảy ra tranh chấp thì cũng khó thắng họ. Nhưng trong nhiều năm trading mình chưa thấy công ty có hai chứng chỉ này lừa đảo.
 
Đây là câu hỏi mà hầu như anh em nào mới vào nghề cũng quan tâm vấn đề này. Chọn được một sàn tốt, ưng ý và dịch vụ hỗ trợ tốt là điều mà trader nào cũng mong muốn. Đây là tâm lý chung. Và theo mình thấy, việc chọn sàn ở đây nó liên quan đến việc phù hợp hay không phù hợp với anh em, chưa hẳn sàn tốt đã phù hợp. Vậy nên, trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta chủ yếu sẽ nói về cách để đánh giá một sàn giao dịch về chỉ số chứng khoán Mỹ cho anh em trader nhé.

Trước tiên, anh em nào quan tâm món này thì cần phải xác định mình thuộc kiểu trader nào. Sản phẩm chúng ta giao dịch là gì. Vì thực tế việc giao dịch chứng khoán Mỹ ở Việt Nam thì chủ yếu giao dịch ở dạng CFDs là chính. Trong đó các chỉ số chứng khoán Mỹ lớn như S&P 500, Dow Jones, Nasdaq, Dax, FTSE,.... thì hầu như các sàn forex đều cung cấp cho chúng ta giao dịch trên nền tảng MT4, MT5,... Còn nếu như bạn muốn giao dịch thêm các mã cổ phiếu, thì tùy mã cổ phiếu mà sàn có thể cung cấp cho chúng ta giao dịch. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là chúng ta không thực sự sở hữu cổ phiếu của công ty mà chỉ là đang giao dịch chỉ số của các công ty đó mà thôi nhé.


Vậy chúng ta lựa chọn sàn giao dịch Forex dựa trên tiêu chí nào?


Như đã nói ở trên, chúng ta ta giao dịch ở dạng CFDs là chính, vậy cho nên chỉ cần lựa chọn các sàn Forex có cung cấp giao dịch chứng khoán Mỹ là được. Dưới đây là các tiêu chí để chúng ta đánh giá và lựa chọn được một Broker phù hợp.

1. Broker có giấy phép từ các tổ chức quản lý hàng đầu thế giới


Các giấy phép hoạt động trong ngành tài chính, đặc biệt là Forex thì một Broker cần có những giấy phép sau: NFA hoặc CFTC của Mỹ, FCA của Anh, ASIC của Úc, IFSC của Belize, CySEC tại Síp.

Trong đó, đặt biệt có chứng nhận của CySEC và FCA là những giấy phép uy tín có tiếng trên thế giới đối với các công ty chứng khoán. Còn các sàn có giấy phép NFA thì spread không thấp đâu nhé, vì họ phải chi trả phí thành viên và các chi phí khác rất cao. Vì vậy các sàn thuộc NFA không có mức giá tốt như của FCA và các giấy phép khác.


Đây là những giấy phép cho thấy mức độ uy tín cao của một Broker. Để có được giấy phép này, các broker hoạt động trong lĩnh vực tài chính cần phải tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn pháp lý, yêu cầu ràng buộc mà tổ chức này đặt ra.

Anh em chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra các thông tin về giấy phép của một Broker bằng cách lên trực tiếp trang chủ của tổ chức đó và tìm kiếm tên Broker mà bạn muốn kiểm tra là được.

2. Các thông tin khác về Broker


Không chỉ mỗi giấy phép, mấy bác phải kiểm tra về tình trạng hiện tại của sàn, lịch sử hoạt động của họ. Cứ đặt những câu hỏi sau đây khi mọi người tìm hiểu về một sàn giao dịch:
  • Thời gian hoạt động của sàn đó đã lâu chưa?.
  • Sàn đó có trụ sở ở nước nào? Có bao nhiêu chi nhánh? Thuộc những quốc gia nào?.
  • Đội ngũ hỗ trợ của sàn làm việc có chuyên nghiệp hay không? Có hỗ trợ tiếng Việt cho trader không?.
  • Đánh giá sơ bộ website của sàn.

3. Yêu cầu để mở tài khoản


Phần này về cơ bản là các sàn giống nhau. Ví dụ như những giấy tờ cơ bản như: chứng mình thư, giấy phép lái xe, thẻ visa/master hoặc ví điện tử như neteller, skrills,..., sao kê ngân hàng hoặc giấy xác nhận tài khoản ngân hàng. Nhưng sẽ có những sàn yêu cầu chặt chẽ và phức tạp hơn một chút. Ví dụ như có những sàn họ chỉ nhận passport (hộ chiếu), có những sàn yêu cầu vốn nạp tiền tối thiểu 5000$, 10.000$, hoặc những giấy tờ chứng thực khác,...


Tuy nhiên mình thấy một điều, các giấy tờ càng chặt chẽ, thì chúng ta có thể phần nào yên tâm về mặt pháp lý của sàn. Việc còn lại là chúng ta xem yêu cầu của sàn, chúng ta có đáp ứng được không, nếu không thì lại chọn sàn khác sao cho phù hợp là được.

4. Phần mềm giao dịch


Phần này thì chúng ta có thể tải nền tảng trực tiếp từ website của sàn về để kiểm tra thử. Anh em có thể dùng tài khoản demo hoặc real để kiểm tra. Tuy nhiên mình kiến nghị nên test bằng demo trước, sau đó mở một tài khoản thật nho nhỏ để test lại lần 2. Vì khi chúng ta giao dịch demo các trường hợp như trượt giá, giãn spread, requote chúng ta sẽ không nhận thấy rõ được.


Bên cạnh đó anh em kiểm tra luôn phí spread, phí swap (phí qua đêm) của các chỉ số chứng khoán là bao nhiêu và so sánh với một vài sàn khác để có đánh giá cao hay thấp nhé. Và chúng ta cần phải so sánh mức phí này với những sàn có uy tín như nhau nhé.

5. Cơ chế nạp/rút


Đây là phần quan trọng không kém những tiêu chí trên và hầu như anh em nào cũng quan tâm cả. Việc nạp/rút bây giờ đã trở nên dễ dàng hơn trước, nhưng vẫn có một vài sàn gặp trục trặc khi chúng ta rút tiền từ sàn về. Vậy cho nên chúng ta cần kiểm tra thực tế nạp rút từ sàn bắt đầu từ một tài khoản nhỏ trước xem cách hoạt động như thế nào chứ chúng ta không nên nghe một chiều từ tư vấn viên của sàn, sau đó rồi cứ ào ào nạp tiền vô giao dịch.


Chúng ta cần hỏi những câu hỏi sau trước khi nạp rút:
  • Có những phương thức nạp rút nào, khác biệt ra sao?
  • Nạp/rút mất khoảng thời gian bao lâu?
  • Phí nạp/rút như thế nào?
  • Trước khi nạp/rút tiền có cần chuẩn bị giấy tờ gì không?
  • Những trường hợp nào thì không rút được tiền?
  • Nếu xảy ra vấn đề trong việc nạp/rút thì ai sẽ là người hỗ trợ? Cách giải quyết như thế nào?
Mời các trader đã có kinh nghiệm @Vũ Thái Dương @Cybertron @quocquang @Do Tuan chia sẻ chút kinh nghiệm cá nhân khi chọn sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Có nhiều anh chị em trong diễn đàn cũng trade món này, nếu đọc bài này xin mọi người đừng ngại comment lại một chút suy nghĩ về vấn đề này cho các trader mới để họ có đánh giá khách quan hơn mọi người nhé.

Các bạn @hoangphuong6899 @HungQuoc213 @Lữ Thiên có thể đọc bài viết này tham khảo thêm, có thắc mắc gì đừng ngại cứ để lại comment bên dưới nhé cac bạn.

Thật ra còn khá nhiều vấn đề xoay quanh việc chọn một broker uy tín cho anh em trader yên tâm để giao dịch. Tuy nhiên bài này cũng khá dài rồi, nên anh em nào quan tâm chủ đề này thì để lại cho Thúy comment bên dưới để bài viết tiếp theo sẽ tag tên mọi người vào chúng ta cùng mổ xẻ và bàn luận vấn đề này nhé. Anh em nào có thắc mắc cứ để lại comment bên dưới nhé. Và đừng quên like bài cho mình nữa nè. Many Thanks!
Nếu cần giao dịch hàng hóa tất tần tật trừ vàng và dầu thì liên hệ 0902164623. Giao dịch chuẩn thế giới, hỗ trợ nạp rút thuận tiện, ngân hàng bảo lãnh thanh toán.
 
Bác cho em hỏi, 3 Broker này về pháp lý có ổn ko, có được cấp các chứng chỉ uy tín như FCA ở trên bài viết ko ? Cảm ơn bác.
Fxpro có FCA nhưng TK mở tại VN không mở tại Cty có chứng chỉ FCA mà của CYSEC
GKFXPrime _ chỉ có chứng chỉ ở Virgin Islands.
Thinkmarkets có chứng chỉ ASIC của ÚC.
cả về chứng chỉ cũng như Spread, rebate , Support mình đều thấy Think vượt trội.
 
Fxpro có FCA nhưng TK mở tại VN không mở tại Cty có chứng chỉ FCA mà của CYSEC
GKFXPrime _ chỉ có chứng chỉ ở Virgin Islands.
Thinkmarkets có chứng chỉ ASIC của ÚC.
cả về chứng chỉ cũng như Spread, rebate , Support mình đều thấy Think vượt trội.
Sao em thử demo 2 bên là GKFX với Think thì em thấy bên GK Spread cp thấp hơn rất nhiều so với Think, thêm nữa là đòn bẩy cao hơn hẳn là 1-20 so với think là 1-5. Ko biết demo với thật nó khác nhau ko nhỉ.
 
Sao em thử demo 2 bên là GKFX với Think thì em thấy bên GK Spread cp thấp hơn rất nhiều so với Think, thêm nữa là đòn bẩy cao hơn hẳn là 1-20 so với think là 1-5. Ko biết demo với thật nó khác nhau ko nhỉ.
Mình không phải là IB nhưng khuyên bạn thật lòng nếu chon GK va Think thì hãy chọn Think bạn nhé. Nêu muon tim hieu ky hon thi ban Inbox cho mình.
 
Fxpro có FCA nhưng TK mở tại VN không mở tại Cty có chứng chỉ FCA mà của CYSEC
GKFXPrime _ chỉ có chứng chỉ ở Virgin Islands.
Thinkmarkets có chứng chỉ ASIC của ÚC.
cả về chứng chỉ cũng như Spread, rebate , Support mình đều thấy Think vượt trội.
GKFXPrime củng có giấy phép FCA mà bác
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,591 Xem / 95 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,503 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 371 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên