Phân tích đa khung thời gian để trade vùng supply demand như Sam Seiden

Phân tích đa khung thời gian để trade vùng supply demand như Sam Seiden

Phân tích đa khung thời gian để trade vùng supply demand như Sam Seiden

Khánh Trình

Active Member
1,350
8,618
Phương pháp giao dịch theo vùng cung cầu của Sam Seiden hiện nay được rất nhiều trader biết đến. Sam Seiden còn cũng là một blogger chuyên về phân tích kỹ thuật của trang fxstreet, anh này cũng thường xuyên tổ chức các khóa học trên blog cá nhân. Dựa trên một số bài viết về cách sử dụng vùng supply demand của Sam Seiden, mình xin phép tổng hợp lại thành từng bài để anh em tiện nghiên cứu.

Tuy anh tác giả của trang forexmentoronline không đồng ý với nhiều quan điểm của Sam Seiden lắm (như cách chọn vùng supply demand, cách trade và lý giải cách hình thành vùng supply demand...). Quan điểm mình vẫn thấy cách xác định vùng supply demand và một số quan điểm về vùng supply demand khá ổn, ví dụ như chủ đề dưới đây.

Sử dụng vùng supply demand ở khung thời gian thấp bên trong vùng supply demand ở khung thời gian lớn (low timeframe inside hight timeframe)

Một trong những cách rất hay mình đọc được để tăng độ chính xác của vùng supply demand đó là bạn nên tìm vùng supply demand ở khung thời gian thấp bên trong khung thời gian lớn hơn.

Các bạn có thể sẽ đặt câu hỏi: thế thì khung thời gian nào trader nên sử dụng? Và kết hợp chúng như thế nào? Câu trả lời của mình là tùy vào bản thân bạn. Tiếp tục đọc để hiểu nhé.



Một vùng supply demand trên khung daily có thể chứa đựng hàng trăm vùng supply demand của khung M1 (con số có thể lớn hơn), vì thế sẽ cực kỳ vô lý nếu như bạn sử dụng khung thời gian M1 để tìm điểm vào cho khung daily.

Tác giả khuyên bạn nên kết hợp đa khung thời gian với tỉ lệ vừa phải như H1 với H4, M1 với M5 (nghĩa là tỉ lệ không quá cao, tầm 1:3 1:4 là đẹp). Chính tác giả cũng đã backtest cách sử dụng 2 khung này trong vòng 1 năm trên cặp EURUSD và nhận thấy nếu bạn chỉ trade khung H1 bên trong khung H4 bạn sẽ có tỉ lệ thắng cao hơn nếu bạn chỉ dùng khung H1 và không có thêm yếu tố hỗ trợ nào khác.

phan-tich-da-khung-thoi-gian-de-trade-vung-supply-demand-nhu-sam-seiden-traderviet.png

Trên đây chúng ta có chart AUDUSD khung thời gian H4.

Tác giả đã đánh dấu sẵn 3 vùng supply demand có màu nâu, chúng ta sẽ nhìn sâu hơn các vùng supply demand của khung H4 ở khung thời gian thấp (H1) để tìm các vùng supply demand. Ta sẽ sử dụng các vùng này để tìm các cơ hội vào lệnh.

phan-tich-da-khung-thoi-gian-de-trade-vung-supply-demand-nhu-sam-seiden-traderviet-1.png


Trên chart H1, chúng ta thấy các vùng demand bên trong khung H4 được đánh dấu màu tím.

Cả 2 vùng demand đều hoạt động rất tốt, giá đảo chiều rất nhanh khi tiến vào các vùng này. Ở vùng supply demand H4 trên cùng (vùng nâu ở bên trên) hiện không có vùng supply demand nào của khung H1 hiện diện bên trong.

phan-tich-da-khung-thoi-gian-de-trade-vung-supply-demand-nhu-sam-seiden-traderviet-2.png

Hình này tác giả vẽ thêm một số vùng supply demand khác cũng nằm trong khung H1 nhưng không nằm bên trong vùng supply demand khung H4. Bạn có thể tự so sánh và xem tác động của sự "confluence" giữa các vùng supply demand đa khung thời gian lúc này có vai trò quan trọng như thế nào.

Phân tích kết hợp vùng supply demand đa khung thời gian (như trường hợp ví dụ là H1 so với H4) có thể tăng tỉ lệ dự báo giá đảo chiều thành công rất tốt nhưng cũng đòi hỏi trader phải kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn này thay đổi tùy theo cách trader chọn cách kết hợp các khung thời gian. Nếu bạn chọn khung thời gian càng cao thì cơ hội càng hiếm, ngược lại khung thời gian thấp thì cơ hội càng nhiều. Nhưng nhiều cơ hội cũng có nghĩa tính chính xác sẽ giảm xuống.

Một số cách kết hợp khung thời gian để bạn lựa chọn:
  • Weekly và Daily.
  • Daily và H4.
  • H4 và H1.
  • H1 và M15.
  • M15 và M5.
  • M5 và M1.
Đọc thêm:
Trên đây chỉ là những ý kiến chủ quan của mình (và của tác giả gốc) về cách sử dụng đa khung thời gian với vùng supply demand. Ý kiến của bạn thế nào về cách sử dụng vùng supply demand như thế này?

Tham khảo forexmentoronline
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
E thấy S-D thì nên kẻ tay, và nên để ý thời gian tồn tại của S-D.
Vd : S-Dzone trên chart h1 là dành cho intraday- trade, nên chỉ tồn tại trong 24h.
S-Dzone trên D1 thì tồn tại trong khoảng 1 tháng
Lí do là cây nến bật mạnh cấu thành nên S-D zone làm rất nhiều trader bị kẹt lệnh, nên họ muốn gỡ lệnh, thoát lệnh sớm nhất có thể
Theo forexmentoronline :D
 
Vậy có nghĩa là SD của H1 trùng với SD H4 thì tỷ lệ đảo chiều càng cao , vi diệu =)
 
một chút lí giải của mình khi một ngày thị trường không có giông " tin tức" bỗng nhiên có lốc xoáy " drop".
hiểu đơn giản, thì S-D zones là những vùng giá, mà tại đó giá có những hành động cực mạnh, và tất nhiên, tại thời điểm đó, sẽ có một khối lượng lệnh cực lớn bị quét stoploss, những đợt giá hồi về do các nhà đầu tư và giao dịch muốn đưa giá về gần với mức giá " gây bão" để - thoát lệnh , chốt lời.
sau khi giá về gần mức gây bão, sẽ là một loạt lệnh bán tháo, để thoát lệnh hoặc chốt lời - lực hồi hết, giá lại đi theo hướng mới.

thường thì khi có một cú hồi ở D1, thì sẽ được hiển thị bằng 2-3 nến H4, vì về bản chất, đó là một hành động giá, chỉ khác nhau về khung thời gian mà trader quan sát thôi., :)

với kiểu trade chờ giá hồi về này, nửa năm nay mình cũng trade dc 6 lệnh với AU và 5 lệnh Uj, chỉ có 2 lệnh bị hit SL, còn lại thì cho lợi nhuận khá ổn :)


happy life and safe trade :)
 
Cám ơn các bạn.
anh muốn indicator giống trên hình thì nhờ người code SD đa khung thời gian , hoặc dùng cái trên diễn đàn nhưng chỉnh dòng input đầu tiên là 240p<=>4h rồi bật qua chart H1 , nhưng cứ cách 4 tiếng hoặc 1 khoảng tg nhất định là phải bật qua H4 rồi về lại H1 vì nó chỉ hiện chứ ko có vẽ trực tiếp lên H1 do mình chỉnh TF là H4
 

Đính kèm

  • II_SupDem_v2.32.mq4
    61.3 KB · Xem: 38
  • II_SupDemMOD.ex4
    20.2 KB · Xem: 31
một chút lí giải của mình khi một ngày thị trường không có giông " tin tức" bỗng nhiên có lốc xoáy " drop".
hiểu đơn giản, thì S-D zones là những vùng giá, mà tại đó giá có những hành động cực mạnh, và tất nhiên, tại thời điểm đó, sẽ có một khối lượng lệnh cực lớn bị quét stoploss, những đợt giá hồi về do các nhà đầu tư và giao dịch muốn đưa giá về gần với mức giá " gây bão" để - thoát lệnh , chốt lời.
sau khi giá về gần mức gây bão, sẽ là một loạt lệnh bán tháo, để thoát lệnh hoặc chốt lời - lực hồi hết, giá lại đi theo hướng mới.

thường thì khi có một cú hồi ở D1, thì sẽ được hiển thị bằng 2-3 nến H4, vì về bản chất, đó là một hành động giá, chỉ khác nhau về khung thời gian mà trader quan sát thôi., :)

với kiểu trade chờ giá hồi về này, nửa năm nay mình cũng trade dc 6 lệnh với AU và 5 lệnh Uj, chỉ có 2 lệnh bị hit SL, còn lại thì cho lợi nhuận khá ổn :)


happy life and safe trade :)
nữa năm , 6 lệnh @@! 4 lệnh TP chắc số tiền lời cũng kinh khủng khiếp lắm
 
nữa năm , 6 lệnh @@! 4 lệnh TP chắc số tiền lời cũng kinh khủng khiếp lắm
chart D1 mà bạn, tầm 150-200 pip là rút khỏi thị trường liền, vì với AU và UJ mình quan sát được, thì sau khi giá chạm zone và bật lại, thì cũng chỉ đi khoảng từng đấy pip là chuyển thành sideway - chờ tin ra , :)
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 689 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 210 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 6 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên