8 Bí kíp Trader chuyên nghiệp sử dụng với Price action bạn cần biết để cải thiện hiệu suất trading

8 Bí kíp Trader chuyên nghiệp sử dụng với Price action bạn cần biết để cải thiện hiệu suất trading

8 Bí kíp Trader chuyên nghiệp sử dụng với Price action bạn cần biết để cải thiện hiệu suất trading

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,070
29,700
Price action là một trong những phương pháp giao dịch phổ biến nhất, và nếu Trader thực sự biết cách sử dụng Price action một cách đúng đắn sẽ làm tăng hiệu quả giao dịch của họ lên rất nhiều.

Tuy nhiên vẫn còn những hiểu lầm về Price action dễ dẫn Trader đến con đường thất bại. Bài viết này sẽ chia sẻ 8 bí mật về Price action sẽ giúp cải thiện việc giao dịch của bạn!

#1 Sử dụng vùng giá kháng cự-hỗ trợ sẽ tốt hơn việc sử dụng một mức giá cụ thể


Sử dụng kháng cự hỗ trợ trong price action là một ý tưởng rất phổ biến. Tuy nhiên, rất ít Trader có thể thực sự tạo ra profit từ nó. Và nguyên thường khá đơn giản, đó là họ chỉ sử dụng các đường ngang đơn lẻ để xác định kháng cự hỗ trợ thay vì sử dụng một vùng giá để xác định kháng cự hỗ trợ. Lý do là vì những đường ngang đơn lẻ này không thể phản ánh hết sự biến động của giá, giá cần có một biên độ giao động nhất định. Vì lẽ đó, khi bạn dùng một vùng giá, bạn có thể loại bỏ những tín hiệu nhiễu so với việc sử dụng đơn lẻ một đường ngang. Hãy cùng xem minh họa phía dưới để hiểu rõ hơn về ý tưởng này.

8-bi-kip-cac-pro-trader-su-dung-voi-price-action-ma-ban-can-biet-de-cai-thien-hieu-suat-trading1.png

Chart sử dụng mức giá cụ thể làm kháng cự-hỗ trợ

8-bi-kip-cac-pro-trader-su-dung-voi-price-action-ma-ban-can-biet-de-cai-thien-hieu-suat-trading2.jpg

Chart sử dụng vùng giá làm kháng cự-hỗ trợ



#2 Giá cao thấp là tất cả những gì bạn cần tập trung vào


Bí mật số 2 này miêu tả ý tưởng rất cơ bản nhưng vô cùng quan trọng, và đáng buồn thay nó lại không được sử dụng một cách đủ khôn ngoan. Phân tích giá cao thấp có thể cung cấp rất nhiều thông tin như độ mạnh của trend, hướng đi thị trường, hay thậm chí là tiên đoán sự kết thúc trend.

Phân tích giá cao thấp có thể kết hợp với những phương pháp truyền thống khác, dưới đây là một vài ví dụ có thể giúp bạn hiểu về giá cao thấp ngoài những hiểu biết thông thường:

· Bạn có thấy một trend dài chỉ với một điểm hồi nhỏ (đây là dấu hiệu trend mạnh);

· Giá có vẻ không đủ sức tạo ra những đỉnh cao cao hơn (higher highs) hoặc những đỉnh thấp thấp hơn (lower lows)? Đây có thể là dấu hiệu cho thấy đà chuyển động (momentum) đã giảm;

· Bạn có thấy sự biến động ngày càng tăng, những cây nến lớn hơn, trong khi tạo ra những điểm cao thấp mới? (hãy chú ý chúng vì biến động lớn nhất là tại điểm xoay);

· Trong một trend tăng nhưng giá lại thất bại trong việc tạo ra điểm cao mới, và đây là điểm mà bạn cần chú ý.

#3 Vào lệnh có kiểm soát để cải thiện winrate của bạn


Bạn có thể tăng tỷ lệ thắng của bạn nếu tập trung vào các mức giá quan trọng và có ý nghĩa đi kèm một Price action. Hầu hết các Trader nghiệp dư đều vào lệnh bất kể lúc nào họ nhìn thấy một Price action và rồi tự hỏi tại sao winrate của họ lại thấp.

Với cách trade của mình, đầu tiên tôi sẽ vẽ các vùng kháng cự hỗ trợ, sau đó đánh dấu vùng supply demand, rồi tiếp tục chờ đợi cho giá đạt tới các vùng đó; và tôi chỉ vào lệnh khi Price action hình thành trong các vùng mà tôi đã đánh dấu. Điều này không chỉ giúp bạn giảm áp lực khi trade (sử dụng alert) mà còn làm tăng đáng kể hiệu suất trading của bạn.



#4 Mọi thứ đều tương đối – hãy chấp nhận bối cảnh


Một sai lầm lớn mà Trader hay mắc phải đó là mong muốn Price action chính xác như một bản vẽ hoặc giống như một mô hình mà họ thấy trong những quyển sách nói về trading. Giao dịch ngoại hối thì không như vậy, mọi thứ đều chỉ là tương đối và bạn cần phải đặt hành động giá vào những gì đã xảy ra trước đó.

Hãy cùng xem hình minh họa bên dưới. Suốt một trend tăng, bạn có thể thấy vài pinbar, nhưng 2 cái đầu tiên là khá nhỏ so với những nến trước đó, vì thế chúng không có nhiều ý nghĩa. Nến pinbar thật sự là ở trên cùng, bóng nến rất dài thể hiện sự từ chối giá mạnh mẽ, pinbar này thậm chí còn lớn hơn nến liền trước nó và đây là tín hiệu tốt để bạn vào lệnh.

8-bi-kip-cac-pro-trader-su-dung-voi-price-action-ma-ban-can-biet-de-cai-thien-hieu-suat-trading3.jpg

Hình minh họa

Hãy nhớ so sánh nến hành động giá mà bạn thấy với những gì xảy ra trước đó.

#5 Bốn manh mối của nến về hành động giá


Bốn điểm lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn tránh những sai lầm phổ biến mà những người suy nghĩ và giao dịch theo lối mòn hay làm.

· Độ dài của bóng nến. Nếu bạn thấy nhiều nến có phần bóng dài thì có nghĩa là độ biến động và sự không chắc chắn đang gia tăng. Đặc biệt là vào các đỉnh của thị trường hoặc khi giá bị nén lại, bóng nến cũng có xu hướng dài hơn;

· Bóng nến tăng giảm. Hãy so sánh bóng tăng so với bóng nến giảm, nếu bóng nến phía dưới thân nến dài hơn hẳn so với phía trên điều đó có nghĩa là giá đã giảm đến mức giá mà phe mua phục kích, tại đây giá bị từ chối một cách mạnh mẽ và có thể là tín hiệu giá xoay chiều; tương tự cho trường hợp ngược lại;

· Vị trí của thân nến. Bạn hãy chú ý xem thân nến ở vị trí nào? Nếu ở phần trên có nghĩa là có áp lực đẩy giá lên của phe mua, tín hiệu này trở nên chắc chắn hơn nếu nó đi kèm với một bóng nến giảm dài; và ngược lại. Còn nếu thân nến nằm ở phần giữa chứng tỏ có sự giằng co mạnh giữa phe mua và bán, phần bóng nến càng dài chứng tỏ sự giằng co này càng quyết liệt;

· Thân nến. Tỷ lệ giữa thân nến và bóng nến có thể cho bạn khá nhiều thông tin. Nếu thân nến gần chiếm trọn toàn bộ nến có nghĩa lực mua/bán tại đó khá mạnh, nếu bóng nến chiếm phần lớn của nến chứng tỏ đang có một sự do dự về giá.

#6 Múi giờ mà broker sử dụng là không quan trọng


Có câu hỏi rằng nếu múi giờ mà các broker sử dụng khác nhau sẽ dẫn đến việc thời điểm đóng nến là khác nhau và tất nhiên hệ quả sẽ là hành động giá khác nhau. Thật sự mà nói nó không tạo ra nhiều khác biệt trong việc trading của bạn mặc dù nếu bạn so sánh biểu đồ của chart H4 hoặc D1 sẽ thấy chúng khác nhau. Hãy cùng xem hình minh họa phía dưới:

8-bi-kip-cac-pro-trader-su-dung-voi-price-action-ma-ban-can-biet-de-cai-thien-hieu-suat-trading4.jpg

Cả hai chart đều cùng một cặp tiền, cùng một thời điểm, cùng là khung H4, tuy nhiên lại sử dụng thời gian đóng nến khác nhau và do đó hai chart có hơi khác biệt. Một số hành động giá quan trọng xuất hiện trên chart này nhưng lại không thể hiện bên chart kia và ngược lại.
Vì thế không có chuyện giờ của broker này tốt hơn broker kia, điểm quan trọng nhất đó chính là sự kiện định của bản thân bạn, đừng tự làm khó mình bằng cách thay đổi giờ broker, hãy bám sát lấy một cái mà thôi vì về lâu về dài mọi thứ đều quân bình nếu bạn giữ được sự kiên định.

#7 “Thợ săn stop-loss” và sự ngây ngô của Trader nghiệp dư


Các mô hình hành động giá truyền thống thường khá rõ ràng và nhiều Trader tin rằng lệnh của họ bị các broker “săn” vì họ thấy rằng lệnh của họ có vẻ luôn bị quét stop-loss dù cho setup đó là rất đẹp.

Các bạn biết không, đối với một Trader chuyên nghiệp thì việc đoán định nơi mà các Trader nghiệp dư vào lệnh và đặt stop-loss khi mà một setup hình thành không có gì khó. Những gã “thợ săn” đó không phải là broker của bạn mà chính là các Trader kỳ cựu – những người đã kiếm được lợi nhuận trên thị trường này. Do vậy bạn hoặc là đợi cho các Trader nghiệp dư này được “xử lý” xong hoặc nới rộng stop-loss của bạn nhằm tránh bị săn bởi các Trader chuyên nghiệp.



#8 Lựa chọn đúng thị trường


Việc xây dựng một danh mục các cặp tiền bạn muốn trade và chọn lựa những cặp tiềm năng để trade là rất quan trọng nhưng lại thường bị bỏ qua. Ví dụ, nếu tôi kiểm tra khoảng 15 cặp tiền vào ngày Chúa nhật để chuẩn bị cho tuần mới nhưng tôi thường chỉ lựa chọn ra từ 6-8 cặp thật sự tiềm năng và theo sát chúng, lý do là bởi vì bạn nên loại bỏ các setup ở những điều kiện thị trường không thuận lợi.

8-bi-kip-cac-pro-trader-su-dung-voi-price-action-ma-ban-can-biet-de-cai-thien-hieu-suat-trading5.jpg

Hình minh họa

Việc chọn lựa thị trường để tham gia là vô cùng quan trọng, bạn nên chọn lựa những thị trường có những hành động giá thật rõ ràng đồng thời tránh những thị trường bị nhiễu và không ổn định. Đừng bị ràng buộc quá chặt vào một cặp tiền nào đó mà bạn trade, linh hoạt lên một chút và tập trung vào những setup tốt nhất.

Các lời khuyên trên đây không chỉ là những bí kíp được vận dụng bởi các Trader chuyên nghiệp mà bạn cũng có thể sử dụng nó để cải thiện hiệu suất trading của mình.

Bạn thấy như thế nào về các lời khuyên trên? Bạn có thêm lưu ý nào cho anh em khi sử dụng “tuyệt chiêu” Price action mà bạn cho là cần thiết không? Hãy cùng comment chia sẻ!

Happy trading!
Theo Tradeciety
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
Chỉnh sửa lần cuối:
Tks bác, cho mình hỏi ý #4: trong vi dụ ở đồ thị, nếu ở 2 điểm pin bar đầu cũng có các ngưỡng kháng cự, khi mình thấy pin bar chạm ngưỡng kháng cự này thì mình vào lệnh => có lúc giá nó cũng đảo chiều giảm thật, nhưng cũng có nhiều lệnh thua
=> vậy theo bác chỉ vào lệnh khi có pin bar thật đẹp và ngưỡng kháng cự mạnh nhất phía trên à, còn bỏ qua các pin bar ko đẹp lắm và ngưỡng kháng cự nhỏ phía dưới à?
 
Tks bác, cho mình hỏi ý #4: trong vi dụ ở đồ thị, nếu ở 2 điểm pin bar đầu cũng có các ngưỡng kháng cự, khi mình thấy pin bar chạm ngưỡng kháng cự này thì mình vào lệnh => có lúc giá nó cũng đảo chiều giảm thật, nhưng cũng có nhiều lệnh thua
=> vậy theo bác chỉ vào lệnh khi có pin bar thật đẹp và ngưỡng kháng cự mạnh nhất phía trên à, còn bỏ qua các pin bar ko đẹp lắm và ngưỡng kháng cự nhỏ phía dưới à?
ý kiến cá nhân của mình cho câu hỏi của bạn:
1. Nếu bạn thấy một pinbar "không đẹp lắm" => đừng giao dịch.
2. Nếu bạn thấy cản nhỏ và do dự về nó => đừng giao dịch.
Nếu bạn dùng pinbar kết hợp cản, và cả hai yếu tố đó đều tốt thì hãy cân nhắc vào lệnh.
Trong cái nghề này, bỏ qua một cơ hội không làm bạn mất gì cả, nhưng chạy theo một cơ hội xấu thì chắc chắn thua lỗ.
 
Câu trả lời là quản lý rủi ro bác ợ, giờ có gỡ được sau này bác đánh liều hơn còn mệt nữa
haizz...cuộc sống mà , có ai muốn làm việc dưới trời sài gòn nắng chói chang đâu..lúc đag gây dựng thì nên mạo hiểm chút...rồi sau khi ổn định đc hãy nghi đến an toàn
 
haizz...cuộc sống mà , có ai muốn làm việc dưới trời sài gòn nắng chói chang đâu..lúc đag gây dựng thì nên mạo hiểm chút...rồi sau khi ổn định đc hãy nghi đến an toàn
Bác này có vẻ giống mình, mình cũng bên chứng khoán, ngó ngoáy qua bên FX. Cũng bầm zập, rảnh cafe chơi bác
 
Price action là một trong những phương pháp giao dịch phổ biến nhất, và nếu Trader thực sự biết cách sử dụng Price action một cách đúng đắn sẽ làm tăng hiệu quả giao dịch của họ lên rất nhiều.

Tuy nhiên vẫn còn những hiểu lầm về Price action dễ dẫn Trader đến con đường thất bại. Bài viết này sẽ chia sẻ 8 bí mật về Price action sẽ giúp cải thiện việc giao dịch của bạn!

#1 Sử dụng vùng giá kháng cự-hỗ trợ sẽ tốt hơn việc sử dụng một mức giá cụ thể


Sử dụng kháng cự hỗ trợ trong price action là một ý tưởng rất phổ biến. Tuy nhiên, rất ít Trader có thể thực sự tạo ra profit từ nó. Và nguyên thường khá đơn giản, đó là họ chỉ sử dụng các đường ngang đơn lẻ để xác định kháng cự hỗ trợ thay vì sử dụng một vùng giá để xác định kháng cự hỗ trợ. Lý do là vì những đường ngang đơn lẻ này không thể phản ánh hết sự biến động của giá, giá cần có một biên độ giao động nhất định. Vì lẽ đó, khi bạn dùng một vùng giá, bạn có thể loại bỏ những tín hiệu nhiễu so với việc sử dụng đơn lẻ một đường ngang. Hãy cùng xem minh họa phía dưới để hiểu rõ hơn về ý tưởng này.

View attachment 14878
Chart sử dụng mức giá cụ thể làm kháng cự-hỗ trợ

View attachment 14876
Chart sử dụng vùng giá làm kháng cự-hỗ trợ

#2 Giá cao thấp là tất cả những gì bạn cần tập trung vào


Bí mật số 2 này miêu tả ý tưởng rất cơ bản nhưng vô cùng quan trọng, và đáng buồn thay nó lại không được sử dụng một cách đủ khôn ngoan. Phân tích giá cao thấp có thể cung cấp rất nhiều thông tin như độ mạnh của trend, hướng đi thị trường, hay thậm chí là tiên đoán sự kết thúc trend.

Phân tích giá cao thấp có thể kết hợp với những phương pháp truyền thống khác, dưới đây là một vài ví dụ có thể giúp bạn hiểu về giá cao thấp ngoài những hiểu biết thông thường:

· Bạn có thấy một trend dài chỉ với một điểm hồi nhỏ (đây là dấu hiệu trend mạnh);

· Giá có vẻ không đủ sức tạo ra những đỉnh cao cao hơn (higher highs) hoặc những đỉnh thấp thấp hơn (lower lows)? Đây có thể là dấu hiệu cho thấy đà chuyển động (momentum) đã giảm;

· Bạn có thấy sự biến động ngày càng tăng, những cây nến lớn hơn, trong khi tạo ra những điểm cao thấp mới? (hãy chú ý chúng vì biến động lớn nhất là tại điểm xoay);

· Trong một trend tăng nhưng giá lại thất bại trong việc tạo ra điểm cao mới, và đây là điểm mà bạn cần chú ý.

#3 Vào lệnh có kiểm soát để cải thiện winrate của bạn


Bạn có thể tăng tỷ lệ thắng của bạn nếu tập trung vào các mức giá quan trọng và có ý nghĩa đi kèm một Price action. Hầu hết các Trader nghiệp dư đều vào lệnh bất kể lúc nào họ nhìn thấy một Price action và rồi tự hỏi tại sao winrate của họ lại thấp.

Với cách trade của mình, đầu tiên tôi sẽ vẽ các vùng kháng cự hỗ trợ, sau đó đánh dấu vùng supply demand, rồi tiếp tục chờ đợi cho giá đạt tới các vùng đó; và tôi chỉ vào lệnh khi Price action hình thành trong các vùng mà tôi đã đánh dấu. Điều này không chỉ giúp bạn giảm áp lực khi trade (sử dụng alert) mà còn làm tăng đáng kể hiệu suất trading của bạn.

#4 Mọi thứ đều tương đối – hãy chấp nhận bối cảnh


Một sai lầm lớn mà Trader hay mắc phải đó là mong muốn Price action chính xác như một bản vẽ hoặc giống như một mô hình mà họ thấy trong những quyển sách nói về trading. Giao dịch ngoại hối thì không như vậy, mọi thứ đều chỉ là tương đối và bạn cần phải đặt hành động giá vào những gì đã xảy ra trước đó.

Hãy cùng xem hình minh họa bên dưới. Suốt một trend tăng, bạn có thể thấy vài pinbar, nhưng 2 cái đầu tiên là khá nhỏ so với những nến trước đó, vì thế chúng không có nhiều ý nghĩa. Nến pinbar thật sự là ở trên cùng, bóng nến rất dài thể hiện sự từ chối giá mạnh mẽ, pinbar này thậm chí còn lớn hơn nến liền trước nó và đây là tín hiệu tốt để bạn vào lệnh.

View attachment 14880
Hình minh họa

Hãy nhớ so sánh nến hành động giá mà bạn thấy với những gì xảy ra trước đó.

#5 Bốn manh mối của nến về hành động giá


Bốn điểm lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn tránh những sai lầm phổ biến mà những người suy nghĩ và giao dịch theo lối mòn hay làm.

· Độ dài của bóng nến. Nếu bạn thấy nhiều nến có phần bóng dài thì có nghĩa là độ biến động và sự không chắc chắn đang gia tăng. Đặc biệt là vào các đỉnh của thị trường hoặc khi giá bị nén lại, bóng nến cũng có xu hướng dài hơn;

· Bóng nến tăng giảm. Hãy so sánh bóng tăng so với bóng nến giảm, nếu bóng nến phía dưới thân nến dài hơn hẳn so với phía trên điều đó có nghĩa là giá đã giảm đến mức giá mà phe mua phục kích, tại đây giá bị từ chối một cách mạnh mẽ và có thể là tín hiệu giá xoay chiều; tương tự cho trường hợp ngược lại;

· Vị trí của thân nến. Bạn hãy chú ý xem thân nến ở vị trí nào? Nếu ở phần trên có nghĩa là có áp lực đẩy giá lên của phe mua, tín hiệu này trở nên chắc chắn hơn nếu nó đi kèm với một bóng nến giảm dài; và ngược lại. Còn nếu thân nến nằm ở phần giữa chứng tỏ có sự giằng co mạnh giữa phe mua và bán, phần bóng nến càng dài chứng tỏ sự giằng co này càng quyết liệt;

· Thân nến. Tỷ lệ giữa thân nến và bóng nến có thể cho bạn khá nhiều thông tin. Nếu thân nến gần chiếm trọn toàn bộ nến có nghĩa lực mua/bán tại đó khá mạnh, nếu bóng nến chiếm phần lớn của nến chứng tỏ đang có một sự do dự về giá.

#6 Múi giờ mà broker sử dụng là không quan trọng


Có câu hỏi rằng nếu múi giờ mà các broker sử dụng khác nhau sẽ dẫn đến việc thời điểm đóng nến là khác nhau và tất nhiên hệ quả sẽ là hành động giá khác nhau. Thật sự mà nói nó không tạo ra nhiều khác biệt trong việc trading của bạn mặc dù nếu bạn so sánh biểu đồ của chart H4 hoặc D1 sẽ thấy chúng khác nhau. Hãy cùng xem hình minh họa phía dưới:


Cả hai chart đều cùng một cặp tiền, cùng một thời điểm, cùng là khung H4, tuy nhiên lại sử dụng thời gian đóng nến khác nhau và do đó hai chart có hơi khác biệt. Một số hành động giá quan trọng xuất hiện trên chart này nhưng lại không thể hiện bên chart kia và ngược lại.
Vì thế không có chuyện giờ của broker này tốt hơn broker kia, điểm quan trọng nhất đó chính là sự kiện định của bản thân bạn, đừng tự làm khó mình bằng cách thay đổi giờ broker, hãy bám sát lấy một cái mà thôi vì về lâu về dài mọi thứ đều quân bình nếu bạn giữ được sự kiên định.

#7 “Thợ săn stop-loss” và sự ngây ngô của Trader nghiệp dư


Các mô hình hành động giá truyền thống thường khá rõ ràng và nhiều Trader tin rằng lệnh của họ bị các broker “săn” vì họ thấy rằng lệnh của họ có vẻ luôn bị quét stop-loss dù cho setup đó là rất đẹp.

Các bạn biết không, đối với một Trader chuyên nghiệp thì việc đoán định nơi mà các Trader nghiệp dư vào lệnh và đặt stop-loss khi mà một setup hình thành không có gì khó. Những gã “thợ săn” đó không phải là broker của bạn mà chính là các Trader kỳ cựu – những người đã kiếm được lợi nhuận trên thị trường này. Do vậy bạn hoặc là đợi cho các Trader nghiệp dư này được “xử lý” xong hoặc nới rộng stop-loss của bạn nhằm tránh bị săn bởi các Trader chuyên nghiệp.

#8 Lựa chọn đúng thị trường


Việc xây dựng một danh mục các cặp tiền bạn muốn trade và chọn lựa những cặp tiềm năng để trade là rất quan trọng nhưng lại thường bị bỏ qua. Ví dụ, nếu tôi kiểm tra khoảng 15 cặp tiền vào ngày Chúa nhật để chuẩn bị cho tuần mới nhưng tôi thường chỉ lựa chọn ra từ 6-8 cặp thật sự tiềm năng và theo sát chúng, lý do là bởi vì bạn nên loại bỏ các setup ở những điều kiện thị trường không thuận lợi.

View attachment 14882
Hình minh họa

Việc chọn lựa thị trường để tham gia là vô cùng quan trọng, bạn nên chọn lựa những thị trường có những hành động giá thật rõ ràng đồng thời tránh những thị trường bị nhiễu và không ổn định. Đừng bị ràng buộc quá chặt vào một cặp tiền nào đó mà bạn trade, linh hoạt lên một chút và tập trung vào những setup tốt nhất.

Các lời khuyên trên đây không chỉ là những bí kíp được vận dụng bởi các Trader chuyên nghiệp mà bạn cũng có thể sử dụng nó để cải thiện hiệu suất trading của mình.

Bạn thấy như thế nào về các lời khuyên trên? Bạn có thêm lưu ý nào cho anh em khi sử dụng “tuyệt chiêu” Price action mà bạn cho là cần thiết không? Hãy cùng comment chia sẻ!

Happy trading!
Theo Tradeciety
mình kết số 8 và sô 3. Đọc xong học thêm đc 2 cái quan trọng. Mình chưa từng làm điều trên. Thank chủ thớt nhiều
 
Bài viết rất hay. Bác cho e hỏi mấy mô hình của Price action nên áp dụng ở những khung thời gian nào ạ. E cám ơn.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,660 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,517 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 395 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên