Price Action chuyên sâu - Vào lệnh như một Price Action Trader chuyên nghiệp - Phần 4, Kỳ 6

Price Action chuyên sâu - Vào lệnh như một Price Action Trader chuyên nghiệp - Phần 4, Kỳ 6

Price Action chuyên sâu - Vào lệnh như một Price Action Trader chuyên nghiệp - Phần 4, Kỳ 6

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,533
Price Action chuyên sâu kỳ trước dưới đây anh em

>> Price Action chuyên sâu - 3 quy tắc tối quan trọng khi Day Trade bằng Price Action - Phần 4, Kỳ 5

>> >> Anh em có thể xem lại TẤT CẢ các bài viết Price Action của mình tại link này

Thân tag vài anh em @Kinh Doanh Minh Bach @Trần Thế Vũ @Fxtranchuvn @Forexer @Hồ Quang @Vũ Hiệp @duy do @manhcuong07 @danghiep66 @Hoamuaha3 @Trương Thăng Trà @duponcc2014 @phamchau @ngo tuan @beonguyen89 @hshinitrip @Jikayy

@Vũ Thái Dương @AkPro @tranduytam @MinhSa @Hau Tran @danghiep66 @Tu*_Mã_Ý @Vũ Văn Nam @bokukit89 @Cacomdonglanh @vosdangvu @V26-qn @MrCoffee @chonsamac100 @Hoamuaha3 @Vudinh @Ren @boiboi2020 @victor_tran @phuchatri @ztatuzv @Duc93 @Chau Tuan Kiet @le huu tri @talu @PhanCuong @Quách Văn Tùng @luongdaichi @Akimth @Hunter287 @lenam59 @Thanh Duc @visoso @chaunv @gullit56 @nguyencuongbk @Ha Thai @Lưu văn Trước @Ogival1929 @huytoanhht @Huynhduc0910 @NgocThuy @Mkey @Nguyên1995 @Koolkiller @dunght86 @ngo tuan @hung thinh @Mr Bao @DvDfx @Phongmta_1992 @Phuctrader @Dao Quoc Nam @tungmnh @Ta Quynh Nhieu @Joshua @iC3tea @Cuongvt89 @tanchuvt @anhan0524 @Tao @suplo @MaiTran82 @EMCHILACONGAI @VĂN PHÚC @Đỗ ĐỨc Thịnh @ĐỖ VĂN @Ha Anh Nguyen @Đặng Quý Ngọc @Tưởng Duy Bình @zunkun @danghiep66 @datpham89 @Tuthuy8788 @Van Quyet @huyengocnguyen

@andy86 @Vnd368 @Trương Nhật @huyphanthanh78 @Duongbr @vu cuong 0212 @Chuyên Hoa @Hai Lúa 1309 @Bo la lot khanh @Quanganh2911 @nguyenle @TDTrung @qlinh8916 @Binh92 @Vipautopro @Taddy @Hinhnhanbang @fso56 @T789 @Remy.J @Phan Daun @Apple26986 @borntoberich @lehung2080 @Annguyenngoc @trinhDiep @phuchatri @Lê Thanh Hưởng @ngthanhlong1991 @Tuan Louis @nhpenter @manhcuong07 @KaitoMA @phamchau @Socola2501 @Vudinh @HuyVT @tinhtoan2018 @Ho chung @namnuyen245 @tran van thuong @Tiger Beer @haixvs @quocthinhit @Donal Trump @tuanlong12us @Duylee Trader @Vu Van Thien @ngthanhlong1991 @HeroCat @Luong Huu Vinh @Huong.tran @dinhchiendc @AnhTuan9696 @dung123456 @Kim Phong @Benjamin Graham @Mr Beand @Trương Thăng Trà @Nguyễn Ngọc Anh @Thịnh16127 @Nguyen Quy262 @Đoàn Văn Huy @Thuý nhà quê @AnNguyenaptx4869 @duongmmo @Hisoka @Nguyễn Mạnh Hà @Mkey @baotony @vitrinh @Phan Huu Long @Phu @lehop0411 @BoyCTO @THANGPX @pham quang huy @Tuanvt @takhaclam @Galuoinhac @lucky0506 @JN722 @Van Quyet @Huỳnh Văn Phép @thanh70 @Trương Kiến Tường @vinh68 @Mayheo @mrfarmit @tinhtoan2018 @Hoankt5 @vinhbt @NgXHoa @Nguyenductvd @Ngotri.xz @Đậu Hiếu @Bigboy @duy do @daogiahieu @Shadow_ShaDow @huy8895 @Nguyễn Văn Bình @vanlai @Mr TacKe @Adotu87 @longtieu @Trần Nguyễn Lộc @Hồ Linh @Akaisan @quanglea @Nguyễn Trung Lâm @ursula @Mayheo @CHART669 @Đào Thái

Anh em comment bên dưới để được tag vào TẤT CẢ các bài Price Action của Hoài nhé

Tưởng tượng market vừa hình thành 1 pin bar tại 1 vùng hỗ trợ. Bạn đánh giá xu hướng thị trường là tăng và quyết định vào lệnh.

Bạn sẽ vào lệnh bằng
  1. Lệnh thị trường (market)
  2. Lệnh stop
  3. Lệnh giới hạn (limit)
  4. Có sự khác biệt gì không?
Price Action Trader không chỉ biết về các mẫu hình Price Action, anh ta còn phải biết vào lệnh với các mẫu hình đó sao cho đúng.

Price Action chuyên sâu - Các loại lệnh thường dùng


Phần lớn các broker và nền tảng giao dịch đều cung cấp 3 loại lệnh phổ biến: lệnh stop, lệnh market, và lệnh limit. Nếu anh em muốn trade Price Action hiệu quả, phải phân biệt kỹ các loại lệnh này.

Lệnh market:

Lệnh market (thị trường) sẽ được khớp ngay lập tức, nhưng bạn sẽ không xác định được trước chính xác là lệnh sẽ được khớp tại giá nào.

Khớp lệnh là chắc chắn, nhưng giá thì không chắc. Thường lệnh này sẽ có spread cao hơn do bạn đang lấy đi thanh khoản thay vì tạo ra thanh khoản.

price-action-chuyen-sau-traderviet90.png

Lệnh limit:

Lệnh buy limit sẽ được đặt với giá thấp hơi giá market hiện tại, ngược lại lệnh sell limit sẽ được đặt với giá cao hơn giá market hiện tại. Nếu market chạy lên khớp với lệnh limit sell, thì lệnh sẽ được khớp; tương tự nếu giá chạy xuống đi qua lệnh limit buy thì lệnh cũng sẽ được khớp.

Với lệnh limit, bạn biết chính xác lệnh sẽ được khớp tại giá nào (nếu có khớp), nhưng bạn không chắc rằng lệnh đó có được khớp hay không.

Lệnh stop:

Lệnh buy stop được đặt tại giá cao hơn giá market hiện tại. Lệnh sell stop được đặt tại giá thấp hơn giá market hiện tại. Khi giá chạm vào các lệnh stop được đặt sẵn, lệnh stop đó sẽ trở thành 1 lệnh market và được khớp ngay lập tức.

Như vậy chúng ta cũng không chắc chắn được giá sẽ khớp lệnh tại mức nào, tuy nhiên chênh lệch sẽ không nhiều so với giá kỳ vọng khớp.

Price Action chuyên sâu - Sử dụng đúng loại lệnh trong các trường hợp


Lệnh stop dành cho trade break out và lệnh limit dùng để trade đảo chiều (hay còn gọi là pull back - hồi lại).

Break out trade với lệnh stop:

Nếu bạn cho rằng giá sẽ đi tiếp cùng hướng sau khi phá vỡ 1 mức giá nào đó thì hãy dùng lệnh stop.

Ví dụ 1 setup vào lệnh với lệnh stop:

price-action-chuyen-sau-traderviet92.png
  1. Setup bearish inside bar. Ta kỳ vọng giá sẽ rơi xuống sâu hơn sau khi phá vỡ xuống inside bar này
  2. Do đó ta đặt lệnh sell stop ngay dưới đáy của inside bar
  3. Lệnh sell stop được kích hoạt và giá tiếp tục rơi sau khi phá inside bar
Tức là ta đang nương nhờ vào động lực phá vỡ của market để kiếm lợi nhuận. Lệnh stop cực kỳ phù hợp với các setup mang tính tích luỹ như inside bar, hay các mô hình giá thể hiện sự tích luỹ.

Lệnh stop có lợi thế là sự xác nhận và tránh bỏ lỡ các cú phá vỡ tiềm năng đem lại lợi nhuận. Gần như chắc chắn lệnh sẽ được kích hoạt khi có phá vỡ.

Lệnh stop chỉ được kích hoạt khi có sự bùng nổ của giá, do đó ta đã đạt được mục đích là vào lệnh ngay khi market có sự bùng nổ, tức là có sự xác nhận. Nếu sự xác nhận không xảy ra, lệnh của ta sẽ không được khớp.

Lệnh stop là cách hiệu quả nhất để trade breakout. Nếu ta đợi cho sự phá vỡ xảy ra rồi mới vào lệnh bằng tay, khả năng bị trượt giá (slippage) là rất cao. Ngược lại khi đặt lệnh stop, lệnh sẽ tự biến thành lệnh market và được khớp ngay lập tức khi có break out.

Do đó khi trade các mẫu hình price action thể hiện sự tích luỹ, như inside bar, fakey ( inside bar false breakout), coiling inside bar, hộp Darvas, các mô hình giá, vv. thì nên sử dụng lệnh stop.

Pull back trade với lệnh limit:

Nếu bạn cho rằng giá sẽ đảo chiều sau khi chạm vào 1 mức giá nhất định, hãy dùng lệnh limit.

Ví dụ:

price-action-chuyen-sau-traderviet91.png
  1. Giá đi không xác định kể từ khi phiên bắt đầu
  2. Với kỳ vọng giá sẽ đảo chiều sau khi phá vỡ lên, ta đặt sell limit phía trên đỉnh của phiên
  3. Giá đảo chiều sau khi phá lên
Sử dụng limit order cần kinh nghiệm và sự quen thuộc nhất định với market, vì về bản chất bạn đang kỳ vọng giá sẽ đảo chiều khi chạm vào 1 mức nào đó, như vậy nó là giao dịch đảo chiều, và luôn luôn rủi ro hơn là giao dịch tiếp diễn.

Tuy nhiên nếu giao dịch thuần thục, lệnh limit cho lợi thế rất lớn về vị trí vào lệnh, người đặt lệnh limit có thể hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro cho lệnh đó, từ đó đạt được tỷ lệ lời lỗ tối ưu nhất.

Như vậy limit order nên được dùng với các setup hình thành khi market đang yên lặng, và có khả năng đảo chiều cao, như pin bar hay các long tailed bar (nến đuôi dài). Mình vẫn dùng lệnh stop với pin bar do mình muốn chắc chắn có sự phá vỡ mới vào lệnh, nhưng phải hy sinh tỷ lệ lời lỗ.

(còn tiếp)

Anh em để lại comment để mình tag vào các bài viết sau nhé. Nếu thấy bài hay, đừng tiếc 1 THẢ TIM hay comment động viên người viết. Xin Cảm Ơn!

Tham khảo TSR
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Anh ơi. Ví dụ nếu ta vào lệnh sell limit, sau đó nến tiếp theo không khớp lệnh, ta cứ để lệnh sell limit đó và đến nến thứ 2 mới đến giá sell limit đó, thì lệnh đó có được tính khớp lệnh ko ah
 
Anh ơi. Ví dụ nếu ta vào lệnh sell limit, sau đó nến tiếp theo không khớp lệnh, ta cứ để lệnh sell limit đó và đến nến thứ 2 mới đến giá sell limit đó, thì lệnh đó có được tính khớp lệnh ko ah
vẫn được tính nhé bác, tác dụng của cây nến signal ban đầu vẫn như cũ
 
Thuế là điều tốt cho việc tạo doanh thu nhưng nó gây tổn hại cho doanh nghiệp vì các nhà đầu tư đầu tư tiền của họ để kiếm tiền. Mặt khác, họ có nguy cơ mất tiền cao. Nhưng khi họ nghe rằng thu nhập của họ sẽ bị các chính phủ khấu trừ, họ thường rút ra khỏi thị trường.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 27 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 184 Xem / 16 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 675 Xem / 52 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 81 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 89 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,959 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 222 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên