Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand - phần 1

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand - phần 1

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand - phần 1

Khánh Trình

Active Member
1,350
8,618
Vùng supply demand là gì?

Giao dịch với vùng supply demand là phương pháp trading dựa trên ý tưởng đi tìm điểm mà tại đó thị trường sẽ giảm giá hay tăng giá cực mạnh, và các vùng này sẽ được đánh dấu là vùng supply demand. Vùng supply là vùng tại đó giá giảm điểm cực mạnh. Ngược lại, vùng demand là vùng tại đó giá tăng điểm cực mạnh.

Trong khoảng nhiều năm gần đây, phương pháp giao dịch với vùng supply demand đã trở nên phổ biến với các trader. Ý tưởng đằng sau khái niệm giao dịch với vùng supply demand được nhiều trader biết đến là khi các thể chế tài chính lớn như bank, hedge fund không thể thanh khoản lệnh giao dịch của họ, vì thế họ đặt các lệnh pending order (lệnh chờ) ở các vùng giá mà họ mong muốn để đợi thị trường quay lại vùng supply demand. Hoặc có trader hiểu đơn giản hơn là khi các big boy vào lệnh khối lượng cực lớn khiến cho giá chạy... Vấn đề của cả 2 cách nghĩ nói trên không những không đúng mà còn gây ra nhiều suy nghĩ sai lầm như chỉ cần có nhiều tiền để đổ vào thị trường là chắc thắng... hay các lệnh chờ có thể khiến thị trường di chuyển.

huong-dan-day-du-ve-vung-supply-demand-phan-1-traderviet.jpg
Sự thật là thị trường di chuyển khi nó thiếu thanh khoản và các lệnh chờ (cụ thể là buy limit và sell limit) không khiến cho thị trường di chuyển, chỉ có market order (buy order và sell order) mới làm được điều đó.

Để có thể hiểu lý do vì sao chúng ta sẽ đi tới khái niệm về thanh khoản trên thị trường.



Thanh khoản thị trường là gì?

Thanh khoản thị trường là khả năng mua hay bán một sản phẩm nào đó mà không gây ra sự thay đổi lớn về giá. Bất kể khi nào bạn thấy thị trường di chuyển mạnh đó là vì thiếu thanh khoản trên thị trường, không chỉ bởi vì có nhiều người mua tham gia thị trường hơn so với người bán (hoặc ngược lại nhiều người bán hơn so với người mua).

Khi có ai đó đặt lệnh market order nó sẽ xóa một phần thanh khoản khỏi thị trường bởi vì người đặt lệnh market order muốn lệnh giao dịch của anh ta phải đặt tại đúng mức giá đó, tại thời điểm đó trên thị trường, lệnh market order của anh ta do đó sẽ khớp với một người khác đang tiến hành bán cùng lúc với cùng khối lượng trên thị trường.

Nếu market order có kích cỡ lớn hơn so với pending order, việc này sẽ khiến market order chỉ được thanh khoản một phần (ví dụ thị trường đang có sell pending order là 0.5 lot và bạn muốn vào lệnh buy ngay lập tức thì bạn chỉ có thể buy tối đa 0.5 lot, không thể cao hơn). Để có thể thanh khoản lệnh giao dịch của bạn (ví dụ lệnh buy), thị trường sẽ phải tăng cao hơn để đi tìm các lệnh chờ sell.

Điều này có nghĩa là các pending order (cụ thể là limit order) giúp tiếp thêm thanh khoản cho thị trường, ngược lại market order rút thanh khoản khỏi thị trường và là nguyên nhân khiến thị trường di chuyển.

Chúng ta là các retail trader, khối lượng giao dịch chúng ta chẳng có ý nghĩa gì khi tác động đến thị trường. Việc đặt lệnh và thoát lệnh đối với chúng ta không phải là vấn đề gì quá lớn. Nhưng đối với các big boy, hedger, instituional trader... việc vào và ra lệnh đối với họ là cả một vấn đề.

Bởi vì lệnh giao dịch của họ có khối lượng quá lớn, big boy phải đi tìm vùng mà họ muốn ít gây tác động nhất đến thị trường (ít thay đổi thanh khoản thị trường nhất). Họ muốn các retail trader là chúng ta cấp thanh khoản cho lệnh giao dịch của họ. Và thường thì thời điểm này sẽ được tìm thấy khi các retail trader đồng loạt dính stop loss.



Và đây cũng là lý do vì sao khái niệm quét stop loss (stop hunt, săn stop loss...) trong thị trường forex xuất hiện rất phổ biến. Big boy muốn đẩy giá vào vùng có nhiều stop loss để chính các stop loss của đám đông retail trader cấp thanh khoản cho lệnh giao dịch của họ. Việc này giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn nhưng ít tốn công sức hơn.

Hiểu được khái niệm này rất quan trọng để bạn bắt đầu trade với tư duy của một big boy. Bạn có thể sử dụng orderbook của OANDA để từng bước đi tìm các vùng đám đông đặt stoploss để trade chúng.

Nhưng, trader cũng không nhất thiết phải cần có công cụ như OANDA orderbook mới có thể chiếm ưu thế khi giao dịch trên thị trường. Trader nên học cách xác định vùng supply demand và theo dõi hành vi của thị trường để hiểu tâm lý đám đông người tham gia giao dịch.

Hẹn anh em kỳ sau mình sẽ giải thích tại sao các big boy đợi thị trường quay lại thanh khoản lệnh giao dịch của họ trong thời gian ngắn và cách để so sánh sức mạnh của từng vùng supply demand.

Happy learning!

Tham khảo forexmentoronline
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
:3, cố lên bro, còn dài và còn nhức não lắm, :D
mình chỉ thêm ý này thôi,
lệnh order và stop là cung LIQUIDITY của market
lệnh limit là cầu LIQUIDITY của trader
khái niệm niệm trên đi suốt chuỗi bài này :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
chuỗi bài này cũng đề cập tới một khái niệm xưa cũ mà lâu nay nhiều người quên là khối lượng giao dịch, cái khối lượng này được dùng để thay thế cho số lượng trader tham gia giao dịch, nếu được, bro p/s cái khối lượng này lại cho ae đỡ nhầm lần nhé , thank bro :D
 
:3, cố lên bro, còn dài và còn nhức não lắm, :D
mình chỉ thêm ý này thôi,
lệnh order và stop là cung của market
lệnh limit là cầu của trader
khái niệm niệm trên đi suốt chuỗi bài này :D

Thanks bạn, có đồng đạo comment cũng thêm ít động lực share hehe. Stop order có thể xem như market order luôn vì nó chẳng cung cấp liquidity gì cho thị trường cả, khi stop order khớp lệnh nó tự động chuyển sang market order. Lúc trước mình cứ nghĩ pending order bao gồm cả stop order và limit order, té ra sau này mới biết không phải. Từ ngữ tiếng anh nó lóng ngóng thế đấy.
 
chuỗi bài này cũng đề cập tới một khái niệm xưa cũ mà lâu nay nhiều người quên là khối lượng giao dịch, cái khối lượng này được dùng để thay thế cho số lượng trader tham gia giao dịch, nếu được, bro p/s cái khối lượng này lại cho ae đỡ nhầm lần nhé , thank bro :D

Thế thì tiện mình nói luôn cho anh em dễ hiểu. Lệnh market order chỉ khớp khi có đủ thanh khoản (như bài viết ở trên). Nhưng việc "khớp" này phụ thuộc vào khối lượng giao dịch (volume, lot... nói chung là tổng lượng tiền mặt đang được giao dịch).

Khối lượng giao dịch thì tất nhiên không liên quan đến số lượng trader tham gia giao dịch. Tưởng tượng có 100 trader giao dịch mà mỗi trader chỉ bỏ ra 0.01$, anh trader khác đặt 10 lot. Vậy tổng khối lượng giao dịch bên nào lớn hơn chắc các bạn cũng biết rồi :cool:
 
Thanks bạn, có đồng đạo comment cũng thêm ít động lực share hehe. Stop order có thể xem như market order luôn vì nó chẳng cung cấp liquidity gì cho thị trường cả, khi stop order khớp lệnh nó tự động chuyển sang market order. Lúc trước mình cứ nghĩ pending order bao gồm cả stop order và limit order, té ra sau này mới biết không phải. Từ ngữ tiếng anh nó lóng ngóng thế đấy.
cứ làm tới đi Trình, chỉ hi vọng đừng có nản vì loạt bài này dài lắm :D ,
 
...Vụ này đau đầu...cảm ơn chủ nhà đã đưa ra vấn đề mình cho là quan trong bậc nhất vì nó giải quyết tận gốc cái cách mà thị trường này hoạt động, tại sao giá được hình thành.
- Nhưng cho mình hỏi: Nếu mình ra một góc thủ dâm :p cùng limit by và limit shell cùng một giá thì tại sao không được mặc dù kẻ bán kẻ mua đều có trên thị trường? Thanks !
 
...Hjc...không ai trả lời... Chả lẽ vì em đã thủ dậm không trong phạm vị cho phép?
 
....Thôi cho mình góp chút cách hiểu của mình về vấn đề này nhé. Có gì chưa đúng anh em góp ý thêm vì mình là Newbies.
- Thứ nhất : trên thị trường này chúng ta đang mua bán với ai? Nếu các bạn nghĩ rằng chúng ta đang mua bán với nhau thì thật là tai hại và sự nghiệp trade chắc sẽ sớm có hồi kết đắng vì đã hiểu sai bản chất: Chúng ta không mua bán với người đang bán mua trên thị trường mà là...với Broker hoặc liên ngân hàng. Bởi vậy lệnh mua bán trực tiếp hay các lệnh chờ chẳng liên quan gì đến cái gọi là tính thanh khoản cả.

- Thứ hai: Vậy tính thanh khoản là gi ?
Theo mình thì không có cái khái niệm tính thanh khoản của thị trường ở đây ( lạ nhỉ).
Trước khi trả lời, chúng ta lại hiểu tính thanh khoản là gì: khi bạn muốn bán hay mua là bạn vào lệnh và nếu bạn đóng được lệnh thì đó là được thanh khoản chứ không phải bạn vào lệnh là thanh khoản cho thị trường.
Khi nào bạn đóng được lệnh? Liệu có thể dủ Ngọc Trinh ra một góc sung sướng với nhau không, hay ra một góc như mềnh :(? Dạ, không được ít nhất là bác DuongHuy sẽ nổi điên và đóng tk các bạn trên cái TraderViet này ngay ;). Bạn chỉ đóng được lệnh khi giá mà Sàn nó cung cấp ra thị trường đớp trúng. Và chính Broker hoặc liên ngân hàng là kẻ làm cái việc đó và cái việc đó được gọi là CUNG CẤP THANH KHOẢN cho anh em ta mà ta cứ ngỡ là ta thanh khoản với ta...hjc. Đến đây chỉ có khái niệm TÍNH THANH KHOẢN CỦA SÀN thôi ạ !

- Thứ ba: Nếu hiểu như trên thì sao mà hiểu như KhanhTrinh thì sao ? Ảnh hưởng gì đến bạn, đến tôi ...loanh quanh lại đén cả bác Huy nhỉ? Câu trả lời mời anh em bình loạn tiếp ạ !

Chúc anh em vui !
 
....Thôi cho mình góp chút cách hiểu của mình về vấn đề này nhé. Có gì chưa đúng anh em góp ý thêm vì mình là Newbies.
- Thứ nhất : trên thị trường này chúng ta đang mua bán với ai? Nếu các bạn nghĩ rằng chúng ta đang mua bán với nhau thì thật là tai hại và sự nghiệp trade chắc sẽ sớm có hồi kết đắng vì đã hiểu sai bản chất: Chúng ta không mua bán với người đang bán mua trên thị trường mà là...với Broker hoặc liên ngân hàng. Bởi vậy lệnh mua bán trực tiếp hay các lệnh chờ chẳng liên quan gì đến cái gọi là tính thanh khoản cả.

- Thứ hai: Vậy tính thanh khoản là gi ?
Theo mình thì không có cái khái niệm tính thanh khoản của thị trường ở đây ( lạ nhỉ).
Trước khi trả lời, chúng ta lại hiểu tính thanh khoản là gì: khi bạn muốn bán hay mua là bạn vào lệnh và nếu bạn đóng được lệnh thì đó là được thanh khoản chứ không phải bạn vào lệnh là thanh khoản cho thị trường.
Khi nào bạn đóng được lệnh? Liệu có thể dủ Ngọc Trinh ra một góc sung sướng với nhau không, hay ra một góc như mềnh :(? Dạ, không được ít nhất là bác DuongHuy sẽ nổi điên và đóng tk các bạn trên cái TraderViet này ngay ;). Bạn chỉ đóng được lệnh khi giá mà Sàn nó cung cấp ra thị trường đớp trúng. Và chính Broker hoặc liên ngân hàng là kẻ làm cái việc đó và cái việc đó được gọi là CUNG CẤP THANH KHOẢN cho anh em ta mà ta cứ ngỡ là ta thanh khoản với ta...hjc. Đến đây chỉ có khái niệm TÍNH THANH KHOẢN CỦA SÀN thôi ạ !

- Thứ ba: Nếu hiểu như trên thì sao mà hiểu như KhanhTrinh thì sao ? Ảnh hưởng gì đến bạn, đến tôi ...loanh quanh lại đén cả bác Huy nhỉ? Câu trả lời mời anh em bình loạn tiếp ạ !

Chúc anh em vui !
những câu hỏi của bạn đều được tác giả giải thích trong những phần tiếp theo của loạt bài này, hi vọng Khánh Trình sẽ dịch hết, và bạn đọc hết :3, nếu bạn muốn biết ngay, bạn vào link cuối bài viết của Khánh Trình , đọc từ đầu tới cuối là sẽ hiểu thôi
câu đầu tiên, mình có thể nói thể này. bài viết của tác giả đứng ở góc nhìn của một retail trader, làm việc chung với pro trader của các hedge , fund, bank ,
bạn tìm hiểu lại trong lớp học cơ bản là mấy bigboy đó chơi với nhau ra sao, hoăc bạn google các bài viết về hoạt động ngoại hối của vietcombank, hsbc , bạn sẽ hiểu hơn :)
theo mình biết, việc giao dịch FOREX của các retail trader mới có gần đây, đâu khoảng 2005, trong khi lịch sử cái ngành tài chính ngoại hối này thì lâu lắm rồi
 
những câu hỏi của bạn đều được tác giả giải thích trong những phần tiếp theo của loạt bài này, hi vọng Khánh Trình sẽ dịch hết, và bạn đọc hết :3, nếu bạn muốn biết ngay, bạn vào link cuối bài viết của Khánh Trình , đọc từ đầu tới cuối là sẽ hiểu thôi
câu đầu tiên, mình có thể nói thể này. bài viết của tác giả đứng ở góc nhìn của một retail trader, làm việc chung với pro trader của các hedge , fund, bank ,
bạn tìm hiểu lại trong lớp học cơ bản là mấy bigboy đó chơi với nhau ra sao, hoăc bạn google các bài viết về hoạt động ngoại hối của vietcombank, hsbc , bạn sẽ hiểu hơn :)
theo mình biết, việc giao dịch FOREX của các retail trader mới có gần đây, đâu khoảng 2005, trong khi lịch sử cái ngành tài chính ngoại hối này thì lâu lắm rồi
Cảm ơn bạn. Cũng chỉ là tham khảo kiến thức của anh em vì mình cũng mới tìm hiểu về lĩnh vực này nên muốn được hiểu bản chất của nó. Mình chưa đọc hêt cả 3 phần của @KhanhTrinh nhưng ngay từ cái khái niệm ban đầu là nền tảng thì cá nhân mình thấy chưa ổn. Mà cái gốc không chắc sao thể vươn cao ? Mong cùng anh em giải quyết cái khái niệm căn bản này cho hết nhẽ....
Thân !
 
Cảm ơn bạn. Cũng chỉ là tham khảo kiến thức của anh em vì mình cũng mới tìm hiểu về lĩnh vực này nên muốn được hiểu bản chất của nó. Mình chưa đọc hêt cả 3 phần của @KhanhTrinh nhưng ngay từ cái khái niệm ban đầu là nền tảng thì cá nhân mình thấy chưa ổn. Mà cái gốc không chắc sao thể vươn cao ? Mong cùng anh em giải quyết cái khái niệm căn bản này cho hết nhẽ....
Thân !
bản chất của giao dịch ngoại hối là ko dành cho cá nhân nhỏ lẻ . Những điều bạn nói là broker, đánh với ai, đánh với sàn..... , chỉ là những thứ phát sinh thêm thôi .
những việc như sàn trực tiếp ôm tiền đấu tay đôi với bạn, hay sàn ôm lệnh, sàn găm lệnh .... đó, đều là phát sinh sau này.
mình cho một con số nhỏ nhỏ vầy nhé, kỷ lục của sàn Exness một tháng là 266 tỷ$
upload_2017-4-21_23-43-54.png

tương đương với lượng giao dịch tṛung b̀inhf một ngày là 12 tỷ USD tổng tất cả các sản phẩm.
lượng tiền của thị trường ngoại hôí hình thức giao ngay xấp xỉ 1300 tỷ USD/ ngày
Mình dựa vào 2 luận điểm trên để giải thích về tính thanh khoản của thị trường và " tính thanh khoản của sàn", cái nào có trước, cái nào được sử dụng, cái nào mang tính tham khảo , ko có giá trị thức tiễn
nếu có thời gian, bạn có thể đọc thêm giáo trình FOREX toàn tập Timur 2015 , đã có bản việt hóa ở diễn đàn, đọc kĩ mấy chương lắm chữ nhàm chán ở phần đầu, và các bài viết về hệ thống giao dịch, nơi làm việc của các trader pro , các nền tảng mà họ sử dụng, có rất nhiều thứ cực kì hay mà ace TraderViet đã bỏ công sưu tầm và đưa lên cho mọi người cùng nghiên cứu.
chúc bạn sớm có được kết quả. Thank vì đã đọc cái comment vừa dài vừa lủng củng của mình .
 
cái chơi vơi nhất của cái thị trrường này, đó là 100 ông retail tradersthông minh, già dơ cỡ nào cũng có ngày kẹt lệnh vái ông địa, bởi một trẩu đơ ngáo đá đang trade mướn cho một cái hedge nào đó, tiêu biểu là vụ EU sập mạnh vào một buổi sáng đẹp trời được HSBC thông báo là do một trader mới vào nghề ấn nhầm nút. :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 323 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 301 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,397 Xem / 89 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên