Month End Fixings - Nguyên nhân gây bão của thị trường Forex ngày cuối tháng

Month End Fixings - Nguyên nhân gây bão của thị trường Forex ngày cuối tháng

Month End Fixings - Nguyên nhân gây bão của thị trường Forex ngày cuối tháng

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,191
153,379
Hôm nay là ngày giao dịch cuối cùng của tháng 05 và chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm Month End Fixings - khái niệm mà giới Trader nhà nghề hay xài, để hiểu hơn các kiểu biến động khó lường của market trong ngày "khó ở" cuối tháng này.

Bài về Month End Fixings này tôi lược dịch từ bài viết của Kathy Lien trên trang kathylien.com nhé.

Month End Fixings là gì?


month-end-fixings-traderviet-2.jpg
Month End Fixings có thể hiểu là chốt sổ cuối tháng, thể hiện sự điều chỉnh danh mục đầu tư của các quản lý quỹ đầu tư quốc tế nhằm hedge (hiểu nôm na là chống rủi ro) dựa trên tình hình của thị trường tài chính. Các nhà quản lý danh mục đầu tư này thường cân nhắc lại danh mục đầu tư của họ vào cuối mỗi tháng nếu biến động thị trường lớn hơn những gì họ đã dự đoán. Các kèo hedge bên forex của các quỹ này giúp họ không bị các biến động của thị trường forex ăn vào lợi nhuận đã làm ra được bên thị trường chứng khoán hoặc thị trường khác. Ví dụ như bên chứng khoán ăn 10% nhưng tỷ giá giảm 9% thì xem như họ cũng hết lời. Chính vì không muốn rủi ro đến từ forex, họ sẽ phải có lệnh hedge bên forex.

Cái Month End Fixings này thường được thực hiện trong ngày cuối cùng của tháng và diễn ra tại vài thời điểm trong ngày, và có sự khác biệt tùy theo sản phẩm. Tuy nhiên, giờ diễn ra Month End Fixings đông đảo thường là giờ cuối ngày của phiên Âu, gọi là London Fix (tức khoảng 12g đêm giờ Việt Nam). Đến giờ đó, các quỹ thường chốt lệnh hoặc vào lệnh mới để hedge.

Ví dụ cụ thể hơn về Month End Fixings


month-end-fixings-traderviet-1.jpg
Dưới dây là 2 ví dụ rất cụ thể các các quản lý danh mục đầu tư tiến hành hedge tại thời điểm Month End Fixings

Ví dụ #1 : Quản lý quỹ tại Mỹ

Ví dụ anh em là 1 tay quản lý quỹ người Mỹ và danh mục đầu tư của anh em có 1/2 là cổ phiếu Mỹ, 1/2 là cổ phiếu Anh. Vào đầu tháng, vì sợ biến động của đồng GBP ảnh hưởng đến danh mục, anh em hedge GBP lại, nhưng vì anh em đang ở Mỹ nên anh em không hedge USD làm gì.

Vào cuối tháng, giá trị cổ phiếu Mỹ tăng 10% trong khi giá trị cổ phiếu Anh tăng 5%. Nếu anh em vẫn muốn giữ nguyên 100% hedge, vào thời điểm cuối tháng, anh em phải bán thêm 5% GBP vào đúng ngày Month End Fixings để giữ hedge với 5% đã tăng của GBP, nhằm tránh rủi ro GBP tăng giảm tác động đến danh mục cổ phiếu Anh của anh em. Như vậy là market có 1 khối lượng bán GBP vào Month End Fixings.

Ví dụ #2 : Quản lý quỹ tại Đức

Bây giờ ví dụ anh em là 1 tay quản lý quản người Đức với 50% danh mục là cổ phiếu Mỹ và 50% danh mục là cổ phiếu Anh.

Cũng như trên, cổ phiếu Mỹ lời 10% tháng qua và cổ phiếu Anh lời 5% tháng qua. Vì ở Đức nên anh em cần hedge luôn đối với USD và GBP. Anh em phải bán 10% USD tương ứng với phần lời cổ phiếu Mỹ để hedge, còn GBP thì bán 5% tương đương phần lời của cổ phiếu Anh.

Nhìn chung, anh em cứ hiểu nôm na là vào ngày cuối tháng, đặc biệt là cuối phiên Âu, tức khoảng giờ tối theo giờ Việt Nam, sẽ có nhiều quỹ đầu tư thực hiện Month End Fixings để hedge nhằm tránh rủi ro trên thị trường cho danh mục đầu tư của họ. Đó là lý giải vì sao mà market đôi khi chạy rất điên khùng trong những ngày cuối tháng hoặc gần cuối tháng.

>> Những điều cần thực hiện để bạn có được kỷ luật thép khi giao dịch

>> Không thể kiểm soát tâm lý trading? Hãy dùng ngay quyển nhật ký này
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
Thanks a Huy nhé,cái này e thấy cũng giống như nghiệp vụ hedge của mấy tập đoàn xuất nhập khẩu đa quốc gia (MNCs),hôm trc e vừa đọc trong sách xong :D
 
Giờ không phải gọi là ngài thị trường mà là Bà thị trường rồi. Kinh nghiệm của em là nên tránh xa những ngày này
 
Cái này kiểu như ở Mỹ, sau khi đầu tư ở Anh họ sợ đồng bảng Anh tăng, khi họ quy đổi ra USD không được bao nhiêu, đúng k a Dương Huy
 
Cái này kiểu như ở Mỹ, sau khi đầu tư ở Anh họ sợ đồng bảng Anh tăng, khi họ quy đổi ra USD không được bao nhiêu, đúng k a Dương Huy
Uh đúng rồi. Họ ở Mỹ mà đầu tư ck Anh thì họ phải tính lời lỗ ra GBP, rồi sau đó convert cái GBP đó qua USD. Nếu GBP giảm thì họ lỗ
 
Ồ nhiều cái lý thú thật...theo ad thì chốt hết tất cả các lệnh vào trước 12h cuối tháng
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 668 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 281 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên