Cách tính điểm dừng lỗ trong giao dịch chứng khoán Mỹ! Nhìn vậy chứ nhiều trader còn lớ ngớ vụ này!

Cách tính điểm dừng lỗ trong giao dịch chứng khoán Mỹ! Nhìn vậy chứ nhiều trader còn lớ ngớ vụ này!

Cách tính điểm dừng lỗ trong giao dịch chứng khoán Mỹ! Nhìn vậy chứ nhiều trader còn lớ ngớ vụ này!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,374
29,008
Là một Day trader, việc sử dụng lệnh dừng lỗ gần như là nguyên tắc sống còn trong nghề. Nhưng không phải ai cũng có thể đặt điểm dừng lỗ một cách chính xác được. Đó là lí do vì sao, nhiều trader đã đặt dừng lỗ rồi nhưng vẫn thua lỗ nhiều. Trong bài viết này, tác giả chia sẻ cho anh em giao dich chứng khoán Mỹ trong ngày cách tính điểm dừng lỗ của mình.

Đặt chính xác mức dừng lỗ


Một chiến lược dừng lỗ tốt liên quan đến việc đặt mức dừng lỗ của bạn tại điểm mà nó sẽ bị giá tấn công và nó sẽ cho bạn biết bạn đã sai về hướng đi của thị trường.

Theo nguyên tắc chung, khi bạn mua cổ phiếu, hãy đặt giá dừng lỗ của bạn dưới mức giá thấp trước đó. Có nghĩa là, tại mức giá này sẽ cho bạn biết thị trường đã thay đổi so với chiến lược ban đầu của bạn. Vị trí dừng lỗ sẽ là hợp lý nếu giá di chuyển xuống thấp hơn mức dừng lỗ, và cho thấy bạn đã sai về việc giá sẽ tăng và đã đến lúc cần thoát giao dịch của mình. Xem hình dưới:

stloplosslocationforlongtrade-59bd5b7f845b340011489d60.jpg

Ngược lại, khi bạn đang bán khống, hãy đặt mức dừng lỗ trên mức giá cao trước đó và tại mức giá đó cho bạn biết, chiến lược của bạn đã đi sai hướng. Nếu giá di chuyển lên trên mức dừng lỗ, có thể bạn đã sai về việc nhận định giá sẽ giảm, và do đó đã đến lúc bạn nên thoát giao dịch của mình. Xem hình dưới:

stoplosslocationforshortsale-59bd5bd022fa3a00110cab6c.jpg

Tính toán vị trí dừng lỗ


Vị trí dừng lỗ của bạn có thể được tính toán theo hai cách khác nhau: đó là tính toán rủi ro trong giao dịch theo cents/ticks/ pips và rủi ro trong tài khoản giao dịch. Rủi ro về tài khoản cung cấp thông tin quan trọng hơn nhiều vì nó cho bạn biết số tiền có thể gặp rủi ro trong giao dịch.

Rủi ro trong giao dịch theo cents/ pips/tick cũng rất quan trọng nhưng nó chỉ đơn giản là chuyển tải thông tin về điểm dừng lỗ. Ví dụ: điểm dừng lỗ của bạn là X và mở vị thế mua tại Y, mức dừng lỗ là:

Y - X = cents/ticks/pips
Nếu bạn mua một cổ phiếu ở mức 10.05$ và dừng lỗ tại 9.99$, như vậy bạn đạng giới hạn mức rủi ro của mình là 6 cent trên mỗi cổ phiếu mà bạn sở hữu.

Tới đây thì bạn chỉ mới nắm được vị trí dừng lỗ của mình, bạn vẫn chưa biết được bạn có thể mất bao nhiêu tiền trong tài khoản. Để tính toán điều này, bạn cần biết cents/ticks/ pips và quy mô mở lệnh của bạn. Trong ví dụ trên, bạn đặt 0.06$ rủi ro trên mỗi cổ phiếu.

Nếu bạn giao dịch với quy mô 1.000 cổ phiếu, thì bạn đang gặp rủi ro 0.06 x 1000 cổ phiếu tương đương 60$ cho giao dịch này.

Rủi ro khi giao dịch hợp đồng tương lai giống như trong giao dịch forex. Cái này có lẽ anh em giao dịch forex sẽ hiểu rõ. Tức là, thay vì dùng giá trị pip ở đây chúng ta sẽ sử dụng giá trị của tick. Nếu bạn mua Emini S&P 500 (ES) ở mức 1254.25 và đặt điểm dừng lỗ ở mức 1253, có nghĩa là bạn đang gặp rủi ro 5 tick và mỗi tick trị giá 12.5$. Nếu bạn mua 3 hợp đồng, bạn sẽ tính rủi ro của mình như sau:

5 tick x 12.5 x 3 hợp đồng = 187.5$ (cộng với hoa hồng)

Kiểm soát rủi ro tài khoản của bạn


Số tiền bạn chấp nhận rủi ro chỉ nên chiếm một phần nhỏ trong tổng số tài khoản giao dịch của bạn. Thông thường là 2% và lý tưởng hơn là dưới 1%.

Nếu bạn có tài khoản 5.000$, vậy số tiền bạn chấp nhận chịu rủi ro đó là 1%, tương đương 50$. Nếu số dư tài khoản là 30.000$, bạn có thể gặp rủi ro lên tới 300$ cho mỗi giao dịch. Tuy nhiên bạn có thể chọn mức rủi ro thấp hơn vậy.

Lời kết


Trader chứng khoán Mỹ hãy nhớ rằng luôn sử dụng mức dừng lỗ và kiểm tra chiến lược giao dịch của bạn để xác định vị trí phù hợp để đặt lệnh dừng lỗ của bạn.

Chỉ nên cắt lỗ bằng tay nếu bạn không tự tin về dự đoán hướng đi của thị trường. Bạn cần biết số tiền hoặc là khoảng chênh lệch giá phải chịu rủi ro trên mỗi giao dịch vì điều này cho phép bạn tính toán rủi ro của mình, đây mới là điều quan trọng.

Hi vọng bài viết hữu ích với anh em nhé. Cắt lỗ luôn là điều quan trọng trong giao dịch. Không cần biết bạn thua lỗ bao nhiêu tiền trong giao dịch, nhưng hãy nhớ, luôn đặt chốt lỗ là đủ thể hiện được ý thức của bạn về việc bảo vệ tiền của bản thân rồi. Chúc anh em luôn giao dịch thành công nhé.

Trích nguồn: thebalance
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 205 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 411 Xem / 12 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 106 Xem / 4 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 327 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,419 Xem / 53 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên