Trade price action trong vùng supply demand - phần cuối: thời điểm quyết định tất cả

Trade price action trong vùng supply demand - phần cuối: thời điểm quyết định tất cả

Trade price action trong vùng supply demand - phần cuối: thời điểm quyết định tất cả

Khánh Trình

Active Member
1,350
8,618
Bạn đã biết rằng một vùng supply demand không nên có tuổi thọ quá cao. Bạn đã biết rằng một vùng supply demand có vùng cơ sở (the base) sẽ có khả năng đảo chiều cao hơn. Nhưng, vẫn còn một yếu tố nữa giúp bạn xác định chính xác vùng supply demand có tỉ lệ đảo chiều thành công cao hay không? Yếu tố đó chính là thời điểm hình thành vùng supply demand.

Thời điểm quyết định tất cả


Trader ít khi nào bàn luận về khái niệm thời gian trong phương pháp giao dịch của họ, nhưng thời gian lại là một thành phần quan trọng của thị trường mà bạn không thể bỏ qua.

Các trader giao dịch trên thị trường làm việc trong các khoảng thời gian khác nhau. Ví dụ như các trader ở các khung thời gian khác nhau sẽ vào lệnh tại những thời điểm khác nhau. Trader dài hạn khác với trader ngắn hạn. Hoặc cũng cùng một khung thời gian nhưng khác phương pháp cũng khác nhau trong thời điểm vào lệnh.

Thời điểm phiên Âu mở cửa (thường 1-2h chiều theo giờ Việt Nam), các trader châu Âu sẽ tham gia thị trường. 6 tiếng tiếp theo khi phiên Mỹ mở cửa, các trader ở Mỹ mới bắt đầu đặt lệnh. Thời điểm thị trường mở cửa ảnh hưởng trực tiếp đến volume thị trường, và volume lại liên quan chặt chẽ đến cách vùng supply demand hình thành (xem lại series hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand).

Theo lý thuyết mà mình đã giải thích từ series trước, thị trường quay trở lại vùng supply demand vì các bank trader không thể thanh khoản tất cả các lệnh giao dịch của họ. Họ sẽ đợi cho giá quay trở lại vùng supply demand cũ để bẫy đám đông trader này. Bank trader cần đám đông "đủ lớn" để thanh khoản cho giao dịch của họ và thời điểm tốt nhất là từ phiên Âu đến phiên Mỹ mở cửa (đặc biệt là khoảng thời gian giao nhau giữa 2 phiên này).

trade-price-action-trong-vung-supply-demand-phan-cuoi-thoi-diem-quyet-dinh-tat-ca-traderviet.png

Vùng supply ở trên được hình thành vào lúc 13h00 (giờ broker), đây là thời điểm giao nhau giữa 2 phiên Âuphiên Mỹ. Đến ngày hôm sau, thị trường quay trở lại khu vực này và tiếp tục bị đẩy xuống sâu hơn. Nghĩa là các vùng supply demand hình thành khi thị trường hoạt động mạnh sẽ có tỉ lệ đảo chiều cao hơn.

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa một vùng supply demand được hình thành trong lúc thị trường không hoạt động mạnh không hẳn sẽ không trade được. Đơn giản là vì đám đông trader có thể không đủ lớn để thu hút bank trader tiếp tục đặt lệnh. Bạn có thể giao dịch nhưng nên đặt khối lượng thấp hơn để giảm thiểu rủi ro.

Không phải vùng supply demand ở tất cả các cặp tiền đều như nhau


Một điểm nữa bạn cần chú ý là thời điểm vùng supply demand hình thành có tỉ lệ đảo chiều cao cũng khác nhau giữa các cặp tiền. Không hẳn các vùng supply demand hình thành trong phiên Âu, phiên Mỹ sẽ là vùng đảo chiều mạnh trong tương lai. Ví dụ: vùng supply demand của cặp AUDUSD hay USDJPY sẽ có tính chất đảo chiều khác so với cặp EURUSD, GBPUSD. Điều này xảy ra do ảnh hưởng của quốc gia liên quan đến cặp tiền đó (ảnh hưởng của múi giờ, chính trị và các ngân hàng trung ương tại mỗi quốc gia...)

Để chắc chắn, bạn cần nghiên cứu kỹ những hành vi khác nhau giữa các cặp tiền (đây là lúc bạn cần sự hỗ trợ của nhật ký giao dịch). Một trader chuyên nghiệp không chỉ dựa vào thông tin sẵn có như thời điểm các phiên giao dịch mở cửa vì thị trường không hề đơn giản như vậy.

Hãy luôn nhớ kỹ điều này nhé.

Không có khái niệm chuyển đổi từ supply sang demand và ngược lại


Một trong những khái niệm đầu tiên mà các trader được học là sự chuyển đổi từ support sang resistance (và ngược lại) khi giá breakout. Giải thích của các support resistance trader là khi giá breakout, các ngưỡng kháng cự/ hỗ trợ trước đó đóng vai trò là các "ngưỡng tâm lý" nên vẫn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến đám đông trader trên thị trường trong tương lai.

trade-price-action-trong-vung-supply-demand-phan-cuoi-thoi-diem-quyet-dinh-tat-ca-traderviet-1.png

Tính chất này cũng được nhiều trader áp dụng khi trade supply demand. Họ cho rằng khi giá breakout vùng supply theo xu hướng tăng, vùng supply sau đó sẽ chuyển thành vùng demand mới và tiếp tục là khu vực đóng vai trò quan trọng cho giá đảo chiều tăng trong tương lai.

Tuy nhiên, nếu giả định là các vùng supply này có tồn tại các lệnh chờ (lệnh buy) ở đó thì khi thị trường breakout vùng supply, tất cả các lệnh chờ sẽ phải được thanh khoản toàn bộ để giá có thể breakout. Có nghĩa là không còn lệnh chờ nào tồn tại ở vùng supply này nữa. Thế thì ai sẽ cung cấp thanh khoản cho bank trader vào lệnh trong tương lai?

Quan điểm cá nhân mình nghĩ cách sử dụng vùng supply demand chuyển đổi khi giá breakout đã sai ngay từ đầu khi nhiều trader không nắm bản chất khác nhau giữa 2 khái niệm vùng supply demand và ngưỡng kháng cự hỗ trợ. Các ngưỡng kháng cự hỗ trợ là một ngưỡng chính xác đóng vai trò tâm lý, trong khi vùng supply demand liên quan đến khái niệm thanh khoản thị trường (do đó cũng thực tế hơn).

Kết luận

Hy vọng chuỗi bài viết đã giúp cho bạn hiểu thêm về vùng supply demand và cách vào lệnh với price action trong vùng này. Các bài viết mang tính chủ quan của người dịch do có áp dụng một số kiến thức và kinh nghiệm của chính bản thân, vì thế sẽ có nhiều điểm sai sót rất mong các bạn góp ý để mình cải thiện tốt hơn :)

Cá nhân mình không xem đây là cách vào lệnh price action đúng nhất vì mình cho rằng có rất nhiều cách để chiến thắng thị trường. Với mỗi phương pháp, mình khuyên các bạn nên xem như một ý kiến để tham khảo. Theo thời gian, mỗi bạn sẽ hình thành một quy tắc vào lệnh riêng và mình hy vọng chuỗi bài viết này sẽ đóng góp chút gì đó cho thành công của mỗi người.

Chúc các bạn thành công!

Tham khảo forexmentoronline
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini
Hy vọng chuỗi bài viết đã giúp cho bạn hiểu thêm về vùng supply demand và cách vào lệnh với price action trong vùng này. Các bài viết mang tính chủ quan của người dịch do có áp dụng một số kiến thức và kinh nghiệm của chính bản thân, vì thế sẽ có nhiều điểm sai sót rất mong các bạn góp ý để mình cải thiện tốt hơn :)

Cá nhân mình không xem đây là cách vào lệnh price action đúng nhất vì mình cho rằng có rất nhiều cách để chiến thắng thị trường. Với mỗi phương pháp, mình khuyên các bạn nên xem như một ý kiến để tham khảo. Theo thời gian, mỗi bạn sẽ hình thành một quy tắc vào lệnh riêng và mình hy vọng chuỗi bài viết này sẽ đóng góp chút gì đó cho thành công của mỗi người.
cảm ơn bạn @Khánh Trình nhiều. Chuỗi series này thực sự giúp mình nhiều. Mong bạn tiếp tục ra những series "back to basis" như vầy. Mình chỉ góp ý xíu là bạn nên chèn link các phần trước để mang nào chưa biết đến dễ tìm đọc ;)
 
Cảm ơn @thangnd.1211,
@sonphamuser thường anh em trader hay hiểu supply demand là vùng còn support resistance là mức level.

Còn bài này giải thích thêm supply demand thiên về liquidity khác với support resistance là ngưỡng tâm lý. Vấn đề không phải khác nhau là cái nào đúng hơn, tùy cách mỗi trader cảm nhận về thị trường thôi. Xưa giờ price action trader vẫn chủ yếu dùng support resistance để trade.
 
các vùng cung cầu thực ra có mặt liên tục trên thị trường. loạt bài viết trên đưa ra những tiêu chí để đánh giá những vùng cung cầu có xác suất thành công khi trade, tránh những vùng cung cầu cho tín hiệu nhiễu, khiến traders giao dịch ngược sóng lớn.
tốt nhất nên chọn những vùng cung cầu đi cùng với xu hướng chính, :)
mình thì chỉ thích rình những vùng cung cầu tại các sóng hồi, các vùng sideway, rồi vào theo xu hướng chính . lệnh chạm vào vùng là chạy luôn :D
 
theo mình, mức kháng cự khi vượt qua sẽ thành mức hỗ trợ có thể lý giải bằng cách: phải có người mua và người bán, khi giá tăng qua ngưỡng, tức có người mua ở vùng giá đó, ngưỡng càng khó thì cần lực càng nhiều, khi giá quay lại, bảng thân họ phải giử giá và quan trọng nhiều người tin điều đó, nên sẽ có nhiều người mua theo, nhiều phương pháp đợi hồi giá mới vào lệnh cũng theo hướng này, TraderViet cũng ko thiếu hehe
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,489 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,561 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 367 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 345 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên