Wyckoff Method - Giai đoạn tích luỹ

Wyckoff Method - Giai đoạn tích luỹ

Wyckoff Method - Giai đoạn tích luỹ
Cám ơn bác @Vũ Thái Dương đã chia sẻ kiến thức rất bổ ích, không biết bác Dương có tài liệu không ạ, em thì tiếng Anh tiếng Việt đều được ạ, nếu được bác cho em xin vào [email protected] hoặc link download nếu được bác nhé. Em cám ơn bác
 
Cám ơn bác @Vũ Thái Dương đã chia sẻ kiến thức rất bổ ích, không biết bác Dương có tài liệu không ạ, em thì tiếng Anh tiếng Việt đều được ạ, nếu được bác cho em xin vào [email protected] hoặc link download nếu được bác nhé. Em cám ơn bác
Bác lên wyckoffanalytic để tìm tài liệu nhé. Sách thì có quyển three skills of top trading của Hank Prudent. Wyckoff hơi khó nhai, cần nhai đi nhai lại nên bác ráng kiên nhẫn :D
 
bác @Vũ Thái Dương cho em hỏi xíu là chart ngày khối lượng còn xem được, nhưng về chart nhỏ hơn như H1 hay M15 khối lượng nó chạy lung tung hết không chuẩn giống mô hình thì làm sao
 
bác @Vũ Thái Dương cho em hỏi xíu là chart ngày khối lượng còn xem được, nhưng về chart nhỏ hơn như H1 hay M15 khối lượng nó chạy lung tung hết không chuẩn giống mô hình thì làm sao
Thì chịu thôi chứ biết làm sao bác, Wyckoff coi chart Month, W1, D1 là chính mà, khung thấp hơn là phụ thôi, không đại diện xu hướng nên không nói lên đc điều gì cả :D
 
Áp dụng luôn M5 thấy hiệu quả phết. Mà mình hay canh tại level trên Timeframe lớn có Climax hay không rồi mới vào chứ không phải cứ thấy mẫu hình giống giống rồi nhảy vào luôn, dễ nhầm lắm. Shakeout xong thì yên tâm giữ lệnh.
 
Bác tag mình vào phần tiếp theo nhé.
Mình đang ngâm cứu để áp dụng thử vào chứng khoán VN.
 
Em hỏi tí, lý thuyết này áp dụng ở tất cả các thị trường dc ko ?(chứng khoán, ngoại hối, vàng, tiền ảo). Chúc các bác nhiều sức khỏe.
 
Em hỏi tí, lý thuyết này áp dụng ở tất cả các thị trường dc ko ?(chứng khoán, ngoại hối, vàng, tiền ảo). Chúc các bác nhiều sức khỏe.
được vì nó là phân tích kỹ thuật tuy nhiên mỗi thị trường có nhip riêng bạn phải điều chỉnh cho phù hợp
 
Hi bác Dương, cho mình hỏi có thể nhận biết sớm được Tái phân phối trong phase C không? tks bác nhiều
 
Chào các bạn,

Mình tiếp tục chia sẻ phần tiếp theo của PP Wyckoff - Accumulation - Tích luỹ

Wyckoff chia giai đoạn tích luỹ - nguyên nhân dẫn đến xu hướng tăng thành 5 phase là A,B,C,D,E. Mỗi phase đại diện cho 1 trạng thái của Thị trường, trong đó:
PHASE A: Giai đoạn chấm dứt xu hướng giảm trước đó, bao gồm 4 sự kiện:
View attachment 98838

1. Preliminary Support (PS): Dấu hiệu đầu tiên của Strong hand (Hoặc Composite Man) xuất hiện sau chuỗi giảm liên tục, 1 vài nến có KLGD lớn hơn trung bình khiến cho giá tạm chững lại, hành động mua vào này có thể khiến cho nhiều trader nghĩ rằng xu hướng giảm đã kết thúc và tiến hành mua vào theo, tuy nhiên, PS event có thể diễn ra nhiều hơn 1 lần trước khi giá thực sự đạt đến Selling Climax. Đặc điểm chính của PS:

- Volume lớn hơn bình thường tại vài nến nhưng hành động giá sau đó là tiếp tục Break down.

2. Selling Climax (SC): Xác nhận cho vùng hỗ trợ đầu tiên của Vùng dao động (Trading Range), có thể đi kèm với KLGD giao dịch lớn đột biến, nến thân dài, giá giảm với tốc độ nhanh hoặc chuỗi nến có KLGD lớn hơn trung bình đi kèm với các nến có thân hẹp.

Sự kiện này xảy ra khi Strong Hand quyết định hấp thụ hết toàn bộ lượng Cung đang có trên TT, tận dụng lực bán đang được tạo ra bởi Weak hand ngay khi giá phá xuống ngưỡng hỗ trợ tạo ra bởi PS event. Việc can thiệp thô bạo này dẫn đến sự mất cân bằng Cung Cầu trong ngắn hạn, tạo ra 1 nhịp tăng mạnh ngay sau đó.

Mức giá thấp nhất của sự kiện SC cũng là kênh dưới của Trading Range - TR.

3. Auto Rally (AR): Là nhịp tăng hệ quả của việc can thiệp vào TT từ Strong Hand. Nhịp tăng này sau đó được tiếp thêm động lực từ hoạt động cắt lỗ của Weak hand, chốt lời short/sell của Pro trader, hành động mua vào của Counter trend trader và tạo ra 1 nhịp tăng có thể kéo dài 2-3 ngày. Đỉnh cao nhất của AR xác định kênh trên của TR.

4. Secondary test (ST): Động lực tăng của AR cạn kiệt, Counter trend trader chốt lời, Weak hand vào sell tiếp diễn xu hướng, pro trader và Strong hand tạm ngừng lại để quan sát khiến cho giá giảm trở lại. Tuy nhiên, nhịp giảm này không còn mạnh mẽ do thiếu vắng động lực thúc đẩy. Giá có thể quay lại kiểm định lại cân bằng cung cầu tại SC, cũng có thể tạo đáy mới cao hơn SC.

* Trong trường hợp giá tiếp tục phá thủng SC và tiếp tục giảm, chúng ta cần thận trọng vì điều này cho thấy lực Cung vẫn còn rất mạnh và Strong Hand có vẻ như chưa thực sự muốn tích luỹ tài sản tại vùng giá này. Nhiều khả năng chúng ta chỉ đang chứng kiến 1 nhịp PS.

PHASE A tiêu chuẩn thường đi kèm với việc giá break lên trendline giảm với nhịp ST thường là nhịp test lại trendline giảm này. Phase A cũng đồng thời đánh dấu bước thay đổi đầu tiên của đặc tính giá, từ có xu hương chuyển sang giai đoạn sideway không xu hướng.

PHASE B: Tích luỹ - tạo ra Nguyên nhân (Cause)
View attachment 98839

Là hệ quả nối tiếp sau PHASE A, giá chuyển từ giai đoạn có xu hướng (Giảm) sang giai đoạn Sideway không xu hướng. Giai đoạn này là khoảng thời gian Strong hand tiến hành tích luỹ tài sản. Giai đoạn này có thể dài, có thể ngắn, giá chạy tung tăng, xu hướng lộn xộn, thất thường như thời tiết Sài Gòn.

Giai đoạn này thường đi kèm vô số lần false break về cả 2 hướng và có 2 sự kiện chính có thể xảy ra:

1. Upthrust Action (UTA): Giá breakout khỏi kênh trên được xác định bởi AR nhưng ngay lập tức quay ngược trở lại Trading Range. Hành động này được xem là sự kiểm định lại cân bằng cung cầu tại vùng kháng cự, và thông thường, kết quả của nó là 1 cú false break.

2. Sign of Weakness in Phase |B| (SOW in phase |B|): Giá break down khỏi kênh dưới được xác định bởi SC nhưng ngay lập tức quay ngược trở lại Trading Range. Hành động này được xem là sự kiểm định lại cân bằng cung cầu tại vùng hỗ trợ. Cũng giống như UTA, kết quả của nó cũng là 1 cú false break.

Ví dụ của chart trên không có SOW in phase |B| cho thấy sự gấp rút của Strong hand trong việc hấp thụ lượng Cung đang có trên thị trường, và do đó, Strong hand sẵn sàng hấp thụ lượng Cung này tại vùng giá cao hơn.

PHASE C: The last test - nhát đâm chí mạng, loại bỏ toàn bộ Weak hand còn lại ra khỏi cuộc chơi.
View attachment 98840

Một nhịp bán mạnh, chủ động của Strong hand, đẩy giá về sát kênh dưới với phần lớn trường hợp giá sẽ phá thủng kênh dưới nhằm kiểm định lại lần cuối cùng mức độ cân bằng của Cung Cầu tại vùng hỗ trợ.

Nhịp giảm này được khởi động bởi Strong hand, nhưng lại được tiếp diễn bởi Weak hand nên nó thường rất mạnh ở giai đoạn đầu nhưng lại yếu dần ở những giai đoạn sau.

Các sự kiện chính có thể xuất hiện trong Phase C:

1. “Springs” or “shakeouts” xảy ra khi giá giảm xuống dưới vùng hỗ trợ nhưng sau đó (thường ngay lập tức) quay trở lại TR. Những sự kiện này thường xảy ra sau khi Phase B đã diễn ra được một thời gian và cho phép Strong hand kiểm định lại lượng Cung trước khi chiến dịch đẩy giá bắt đầu. Nếu lượng cung xuất hiện tại nhịp break down kênh dưới thấp (Khối lượng giao dịch thấp), lượng cung xem như đã cạn và không còn gây trở ngại cho một nhịp tăng kéo dài. Mặt khác, lượng Cung lớn xuất hiện tại thời điểm giá break down kênh dưới báo trước một nhịp giảm mới có thể xuất hiện. Khối lượng giao dịch trung bình cũng thường có nghĩa giá sẽ có thêm nhiều lần kiểm định Cung nữa và chúng ta cần phải chú ý hơn. Một nhịp Shakeout cũng mang đến cho CO thêm một lượng hàng giá rẻ từ Weak Hand.

2. Test - Strong hand kiểm định lại lượng Cung nhiều lần trong nhịp tăng sau sự kiện Spring/Shake out. Một nhịp test thành công của cú Spring/Shakeout sẽ tạo thành đáy cao hơn với KLGD nhỏ.
ACE xem ví dụ ở dưới nhìn chuẩn mực với mô hình tích luỹ hơn. Chart ở phía trên đám Strong Hand hơi bạo lực.

View attachment 98841

PHASE D - Sự thay đổi đặc tính của giá - từ Sideway không xu hướng chuyển sang Xu hướng Tăng
View attachment 98842

Giá tăng 1 lèo từ sau nhịp test trong phase C, vượt mọi kháng cự kèm KLGD tăng dần và các nến biên độ lớn. Nhịp đẩy là cú mở màn đầu tiên chuẩn bị cho 1 xu hướng tăng mới.
Các sự kiện chính diễn ra trong PHASE D:

1. SOS – sign of strength. Sau cú Spring/Shakeout, dấu hiệu của sức mạnh là một nhịp tăng vượt qua vùng kháng cự với các nến biên dao động lớn, KLGD tăng lên và tốc độ tăng giá cũng nhanh hơn.

2. LPS – last point of support. Trong quá trình tăng lên, ngẫu nhiên sẽ xuất hiện 1 hoặc vài nhịp retracement khá nông tạo ra những đáy sau cao hơn. Khi giá không giảm xuống thấp hơn những đáy này, ta có LPS. Mặt khác, 1 cú Spring/Shakeout với giá không thể phá xuống kênh dưới được cũng được xem như LPS hoặc có tên gọi khác là False Spring/Shake Out. Nếu điều này xảy ra, ta có dấu hiệu cho thấy Lực Cầu rất mạnh.

3. Back Up Action - BUA. Back Up action là 1 chuỗi hành động giá nhạy cảm, xảy ra sau sự kiện SOS. Nguyên nhân của nhịp BUA xuất phát từ việc Strong hand muốn một lần nữa kiểm định lại cân bằng cung cầu, lần này là ở xung quanh vùng Kháng cự. BUA có thể xuất hiện dưới nhiều dạng, 1 mini trading range, 1 vài nến giảm nhẹ với KLGD thấp hoặc thậm chí 1 nhịp đánh sâu vào TR trước đó.

View attachment 98843
Backup Action là giai đoạn quan trọng nhất trong cả mô hình Wyckoff, nó phải thể hiện sự quyết tâm hấp thụ hết toàn bộ lượng TS bán ra bởi Weak hand, Trend follower gà mờ và các Elliott Wave trader xác định cú SOS rally là sóng IV.c v.v...

Ví dụ ở trên cho thấy 1 nhịp Back Up được xem là dễ chịu và dễ dàng nhận ra được trên khung ngày dưới dạng 1 trading range.

PHASE E - Vào xu hướng tăng - Effect
View attachment 98844
Xu hướng tăng được xác nhận sau khi giá breakout khỏi nhịp BUA trong Phase D.

1 số ví dụ về Giai đoạn tích luỹ:
View attachment 98845

View attachment 98846

Ứng dụng mô hình tích luỹ trong Trading

Mô hình tích luỹ của Wyckoff không chỉ xảy ra trên timeframe Monthly, Weekly, Daily mà còn có thể tuỳ biến để ứng dụng trên các khung timeframe ngắn hơn như H4, H1, M30, M5 v.v...

Cốt yếu của mô hình Tích luỹ là sự diễn giải về cân bằng Cung Cầu dựa trên hành động giá và KLGD. Việc chia Phase, căng Trading Range trên đồ thị giúp trader dễ hàng tập trung chú ý vào các Vùng giá quan trọng, các sự kiện quan trọng và nhờ đó nâng cao tính chính xác trong việc nhận ra cơ hội vào lệnh.

Mô hình Tích luỹ cho phép chúng ta có 3 điểm entry, minh hoạ dưới hình sau:
View attachment 98847

POE #1: The confirmation

Point of entry #1 - Dấu hiệu cho thấy giá tạo thành đáy sau cao hơn, là sự xác nhận cho nhịp test thành công. Trước đó chúng ta diễn giải nhịp giảm rời khỏi kênh dưới với KLGD thấp là nhịp Spring. Stoploss đặt dưới đáy nhịp Spring 5-10 pip.
Position: 50% standard position

POE #2: The SOS breakout

1 cú Breakout mạnh mẽ sau nhịp test thành công, giá vượt qua đỉnh Spring trước đó cho thấy sẽ có đỉnh sau cao hơn. Mua thêm tại giá breakout hoặc chờ nến Breakout đóng > Đỉnh Spring.
Stoploss đặt dưới đáy nhịp test cuối cùng 5-10 pip
Position: 30% standard position

POE #3: the Backup Action Breakout

Ví dụ trên chưa có POE #3, quy tắc rất đơn giản, chúng ta chờ giá phá lên khỏi đỉnh nhịp Backup Action này và mua thêm.
Stoploss: Dời toàn bộ SL lên đáy nhịp BUA 5-10 pip
Position: 20% standard position.

Kinh nghiệm:

a. BUA thường hay tạo thành 1 Trading Range. Do vậy, mình thường đóng toàn bộ vị thế ngay sau khi kết thúc Phase A của BUA - Trading Range và thực hiện lại các POE#1-#2-#3 của nhịp BUA này theo đúng quy tắc trên.

b. Trading Range và các Phase trên chart Monthly, Weekly thể hiện xu hướng dài hạn. Trên chart Daily và H4 thể hiện xu hướng trung hạn. Các khung thời gian nhỏ hơn không thể hiện xu hướng do vậy chúng ta nên tránh giao dịch trên trên những khung thời gian nhỏ mà chỉ nên dùng những TR trên khung nhỏ để tìm POE đẹp nhất, lấy ví dụ POE #1 của ví dụ trên trên khung nhỏ
View attachment 98848

Nếu như chúng ta có thể vào lệnh tại nhịp Test của TR trên M5 tạo ra bởi nhịp Spring trên H4, ta sẽ có POE#1 tốt hơn rất nhiều so với việc vào lệnh tại POE#1 theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc làm này phải xuất phát từ việc trước đó ta diễn giải đúng nhịp break down khỏi kênh dưới này là nhịp spring trên khung H4 thì việc tìm POE tốt hơn mới có ý nghĩa, nếu không xác định được cụ thể sự kiện trên khung timeframe lớn thì việc vào timeframe nhỏ để xác định TR là hành động tự sát.

c. Nhịp BUA với KLGD thấp sẽ kết thúc chóng vánh, nhịp BUA với KLGD lớn sẽ kéo dài hơn do Strong hand cũng chỉ muốn hấp thụ Supply ở vùng giá trị mà thôi.

d. KLGD thấp, đều, có thể tăng nhẹ nhưng không tăng shock là dấu hiệu của 1 nhịp tăng ổn định. KLGD tăng shock cảnh báo sắp có đảo chiều ngắn hạn. KLGD tăng lên rồi giảm dần cảnh báo nhịp tăng sắp kết thúc.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Việc xác định và diễn giải hành động giá thông qua các Phase của mô hình tích luỹ giúp trader đánh giá trạng thái thị trường: Xu hướng giảm kết thúc -> sideway không xu hướng -> Xu hướng tăng bắt đầu. Từ đó có chiến lược cụ thể để tận dụng các chuyển động giá.

Có rất nhiều cách sử dụng mô hình tích luỹ của Wyckoff để tạo ra trading plan phù hợp
- Mua kênh dưới, bán kênh trên trong Phase |B|
- Mua bình quân xuống trong Phase |C|
- Mua bình quân lên trong Phase |D|

Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhất vẫn là 3 điểm mua được Dr.Hank Prudent gợi ý mà mình đã liệt kê ở trên. Và dĩ nhiên, Wyckoffian không có nhu cầu mua bán trong Phase |A| - đọc lại phần ST để rõ.

Bài Tích luỹ này muốn viết ngắn cũng không được, viết 1 hơi 3 tiếng. Vừa viết vừa lật sách đọc lại. Cũng xem như giúp mình ôn lại kiến thức.

Kể từ bài này, ace nào có thắc mắc thì cmt nhé, mình tổng hợp và trả lời. Câu nào không trả lời được mình sẽ email hỏi thầy :D

Và làm ơn nhớ like vì nếu nguyên series này ít hơn 1000 like thì admin @DuongHuy sẽ không trả nhuận bút 50K VND cho mình đâu ahuhu :p

Chào bạn! cám ơn bài viết của bạn nhiều lắm!
Mình là gà mờ, mình thật sự không thể hiểu được cơ chế nào cho sự tăng giá? Vì khi Strong Hand nắm hết lượng cung trên thị trường thì họ sẽ đưa ra giá chào bán cao? nhưng tại sao Weak Hand lại chịu mua vào với giá cao? Bạn giải thích rõ hơn giúp mình cơ chế của sự tăng giá khi mà Strong Hand thao túng thị trường được không ạ?
 
Trả lời bác ạ:
1. PS được xem là tín hiệu đầu tiên của việc gom hàng, PS xuất hiện là do Strong hand phát hiện 1 lượng thanh khoản lớn ở gần với vùng giá trị của tài sản nên họ mua vào. Sau khi mua xong thì các chuyển động giá tiếp theo chỉ là phản ứng của weak hand, do vậy không xem là trap như chúng ta vẫn nghĩ.
Ngay cả việc chủ động sell trong giai đoạn đầu của Spring hoặc việc chủ động bán break down hỗ trợ cũng vậy. Mục đích chính là để test cân bằng cung cầu. Khi họ thực hiện hành động và nhận ra không có ai muốn bán ra (vol yếu, giá không giảm mạnh), đó là lúc TT sẵn sàng tăng giá vì Cung thực sự đã cạn rồi
2. Đôi khi chúng ta thấy đáy chữ V trên khung D1, chả có event gì cả, cũng chả có phase gì luôn. Việc cần làm là xem xét vận động đó trên Monthly, weekly chart để xác định vận động giá đang ở phase nào trong cấu trúc dài hạn. Tiếp đó chỉ việc lặn lội vào TF nhỏ hơn nữa (H4, H1, M15), chắc chắn sẽ có đủ Phase và event để ta quyết định. Tuy nhiên, đáy chữ V diễn ra nhanh do hiện tượng Extreme Over sold, nên căn bản là dân đánh D1 nếu ko nhớ cấu trúc giá trên Monthly sẽ dễ bỏ qua.
3. Cấu trúc giá là chính, Vol là phụ. Phần lớn Strong hand của CKVN là chủ doanh nghiệp, căn bản là họ nắm hết hàng, kiểm soát đc cung rồi nên họ không cần quá nhiều thanh khoản để tích luỹ hoặc phát động đẩy giá.
Kinh nghiệm: Mua phase E có xác xuất win tới 80-90%, giống lão @Mạc An chuyên mua breakout P&F vậy. CKVN cũng nên thế :D. Mấy chuyển động nhỏ nhỏ vớ vỉn trong ABCD bỏ hết đi cho nhẹ đầu :D

Chào bạn!

Tại sao Strong Hand lại mua gần vùng giá trị mà không phải mua ở mức giá thấp hơn vùng giá trị? và bán cao hơn vùng giá trị? vì giá có xu hướng hit về vùng giá trị mà ạ?
 
Chào bạn! cám ơn bài viết của bạn nhiều lắm!
Mình là gà mờ, mình thật sự không thể hiểu được cơ chế nào cho sự tăng giá? Vì khi Strong Hand nắm hết lượng cung trên thị trường thì họ sẽ đưa ra giá chào bán cao? nhưng tại sao Weak Hand lại chịu mua vào với giá cao? Bạn giải thích rõ hơn giúp mình cơ chế của sự tăng giá khi mà Strong Hand thao túng thị trường được không ạ?
Lí do vì sao Weakhand thích mua giá cao thì mình thực sự không biết, chắc đấy là đặc trưng tính cách của đám người đó, mua đại, mua theo ngta xúi, mua vì báo đăng giá tăng, mua vì thấy ngta x2 tài khoản v.v...
Còn cơ chế tăng giá khi Strong hand nắm hết nguồn cung thì quá đơn giản, ai cũng muốn mua, nhưng lại không có hàng để mua thì theo cơ chế đấu giá, giá sẽ tăng lên thôi.
Đơn giản như ngày hôm qua có 1 cái sự kiện liên quan đến CP HVN - Vietnam Airline. Báo đăng HVN giảm lợi nhuận 83% so với cùng kỳ, thế là ngta bán CP HVN, KLGD tăng đột biến lên, giá giảm. Nhưng hôm nay, sáng giờ mình đang thấy giá chững lại, có màu xanh. Mây hôm nữa mà HVN vượt đỉnh 44.5 thì chuyện gì đang xảy ra?
Có 1 đám weak hand mua bán chả theo 1 cái nguyên tắc gì cả
Và 1 đám strong hand mua bán có kế hoạch cụ thể, rõ ràng.
Weak hand hay hóng diễn đàn, đọc báo, nhìn chằm chằm bảng điện rồi lướt T+3
Strong hand cử nhân viên lên diễn đàn lùa gà, thuê tòa soạn đăng báo phục vụ mục đích mua thấp bán cao và họ giao dịch theo kế hoạch riêng của họ.
Vậy đó...
 
Lí do vì sao Weakhand thích mua giá cao thì mình thực sự không biết, chắc đấy là đặc trưng tính cách của đám người đó, mua đại, mua theo ngta xúi, mua vì báo đăng giá tăng, mua vì thấy ngta x2 tài khoản v.v...
Còn cơ chế tăng giá khi Strong hand nắm hết nguồn cung thì quá đơn giản, ai cũng muốn mua, nhưng lại không có hàng để mua thì theo cơ chế đấu giá, giá sẽ tăng lên thôi.
Đơn giản như ngày hôm qua có 1 cái sự kiện liên quan đến CP HVN - Vietnam Airline. Báo đăng HVN giảm lợi nhuận 83% so với cùng kỳ, thế là ngta bán CP HVN, KLGD tăng đột biến lên, giá giảm. Nhưng hôm nay, sáng giờ mình đang thấy giá chững lại, có màu xanh. Mây hôm nữa mà HVN vượt đỉnh 44.5 thì chuyện gì đang xảy ra?
Có 1 đám weak hand mua bán chả theo 1 cái nguyên tắc gì cả
Và 1 đám strong hand mua bán có kế hoạch cụ thể, rõ ràng.
Weak hand hay hóng diễn đàn, đọc báo, nhìn chằm chằm bảng điện rồi lướt T+3
Strong hand cử nhân viên lên diễn đàn lùa gà, thuê tòa soạn đăng báo phục vụ mục đích mua thấp bán cao và họ giao dịch theo kế hoạch riêng của họ.
Vậy đó...
cảm ơn bạn! Mình hiểu chỗ này rồi! Bạn giải thích luôn câu hỏi còn lại giúp mình được không ạ?
"Tại sao Strong Hand lại mua gần vùng giá trị mà không phải mua ở mức giá thấp hơn vùng giá trị? và bán cao hơn vùng giá trị? vì giá có xu hướng hit về vùng giá trị mà ạ?"
 
cảm ơn bạn! Mình hiểu chỗ này rồi! Bạn giải thích luôn câu hỏi còn lại giúp mình được không ạ?
"Tại sao Strong Hand lại mua gần vùng giá trị mà không phải mua ở mức giá thấp hơn vùng giá trị? và bán cao hơn vùng giá trị? vì giá có xu hướng hit về vùng giá trị mà ạ?"
Strong hand mua bán với Khối lượng lớn, vì vậy việc mua bán của họ phải có kế hoạch cụ thể và rõ ràng.
Tại vùng giá trị, Strong hand đã tính toán xong lượng tiền cần thiết để hấp thụ hết lượng Cung tiềm năng. Do vậy, khi lượng Cung tiềm năng xuất hiện tại gần vùng giá trị, họ tiến hành mua vào và tiến hành mua dần xuống. Khi thực hiện hành động hấp thụ Cung, Strong hand chỉ cần đảm bảo sau khi kết thúc việc hấp thụ, giá mua bình quân nằm trong vùng giá trị theo kế hoạch là đc.
Do đó, đôi khi bạn sẽ thấy CP bán sàn và chả có thanh khoản gì, bởi thực tế là chưa tới vùng giá trị thì Strong hand cũng ko thèm mua.

Ở chiều ngược lại, khi giá lên tới vùng bán theo kế hoạch, họ sẽ tranh thủ bất kỳ lúc nào xuất hiện lượng Cầu lớn để phân phối, nhưng cũng đồng thời phải kiểm soát để tránh tình trạng tạt nước lạnh vào mặt đám đông, phá hỏng kế hoạch phân phối của họ.

Phải luôn ghi nhớ, strong hand không mua 100-200 CP, họ mua hàng triệu CP, và chả có ai mua hoặc bán được hàng triệu cổ phiếu ở 1 mức giá cố định cả, nó phải là 1 vùng giá và phải thực hiện với 1 kế hoạch cụ thể.

Bạn cứ thử tưởng tượng, giá đang tăng, bạn vác 1 triệu CP bán Market Price hoặc bán chặn sell limit ở 1 mức giá nào đó xem, chuyện gì sẽ xảy ra?
 
Em hỏi tí, lý thuyết này áp dụng ở tất cả các thị trường dc ko ?(chứng khoán, ngoại hối, vàng, tiền ảo). Chúc các bác nhiều sức khỏe.
Hi bác, đây là phương pháp luận, do vậy nó áp dụng đc ở mọi thị trường. Tuy vậy, mỗi thị trường sẽ có đặc điểm khác nhau và dẫn đến cách vận động cũng khác nhau, do đó cần phải có thời gian nghiên cứu và theo dõi chứ ko áp dụng 1 cách máy móc đc.
Hi bác Dương, cho mình hỏi có thể nhận biết sớm được Tái phân phối trong phase C không? tks bác nhiều
Nhận biết phase C theo lý thuyết vẫn là dựa vào hành động giá và KLGD. Cũng không có cái gọi là nhận biết sớm bởi chúng ta cần mua và bán khi giá đã sẵn sàng Chạy theo xu hướng dự đoán chứ không phải mua và bán ở giá thấp/cao nhất.
 
Hi bác, đây là phương pháp luận, do vậy nó áp dụng đc ở mọi thị trường. Tuy vậy, mỗi thị trường sẽ có đặc điểm khác nhau và dẫn đến cách vận động cũng khác nhau, do đó cần phải có thời gian nghiên cứu và theo dõi chứ ko áp dụng 1 cách máy móc đc.

Nhận biết phase C theo lý thuyết vẫn là dựa vào hành động giá và KLGD. Cũng không có cái gọi là nhận biết sớm bởi chúng ta cần mua và bán khi giá đã sẵn sàng Chạy theo xu hướng dự đoán chứ không phải mua và bán ở giá thấp/cao nhất.
@Vũ Thái Dương Tks bác
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 584 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 131 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,221 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 488 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên