5 lỗi lầm tai hại trong giao dịch Price Action mà trader nào cũng có thể mắc phải!

5 lỗi lầm tai hại trong giao dịch Price Action mà trader nào cũng có thể mắc phải!

5 lỗi lầm tai hại trong giao dịch Price Action mà trader nào cũng có thể mắc phải!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,331
28,931
Hầu hết các trader thất bại bởi vì chúng ta có xu hướng làm cho mọi thứ trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, sự kiên nhẫn và kỷ luật không phải là điều mà bất kì trader nào cũng làm được và muốn làm. Tất nhiên, các yếu tố khác cũng quan trọng không kém để giúp bạn có được lợi nhuận. Phân tích kỹ thuật đơn giản đó là phát hiện ra các mô hình giá và từ đó hình thành ý tưởng giao dịch. Đơn giản là vậy đó, nhưng nhiều trader theo trường phái price action vẫn thường lặp đi lặp lại một vài những lỗi lầm. Mà đôi khi đó lại là những chi tiết khiến chúng ta thua lỗ trong gia dịch.

Vậy những lỗi lầm tai hại nào khiến cho trader price action có thể phải chịu tổn thất lớn.

1. Bỏ qua mức cao và thấp của đuôi nến


Đây là một lỗi rất phổ biến và thường lặp đi lặp lại. Như ví dụ dưới đây:

lỗi-price-action-traderviet.png

Việc bỏ qua các mức cao thấp của bóng nến sẽ cản trở khả năng giao dịch mẫu hình này thành công. Không chỉ rất khó để xác định những cú breakout, mà còn rất khó để xác định các điểm vào lệnh chính xác. Dưới đây là một ví dụ về cách vẽ kênh xu hướng.

lỗi-price-action-traderviet1.png

Ngưỡng hỗ trợkháng cự tiếp xúc hoàn hảo với bóng nến.

Mặc dù đây chỉ là những chi tiết nhỏ thôi nhưng nó cũng có thể tạo ra sự khác biệt to lớn. Các bạn lưu ý rằng, trong phân tích kĩ thuật, kẻ thù dôi khi xuất phát từ những chi tiết nhỏ như vậy đó.

Một ví dụ khác trên biểu đồ cặp NZDUSD, một mức thấp dã bị bỏ qua trong đường xu hướng tăng.

NZDUSD-bad-trend-line-1024x609.png

Và trendline thích hợp hơn:

lỗi-price-action-traderviet-1.png

Trong phân tích kĩ thuật, khái niệm tuy giống nhau nhưng một chút chi tiết nhỏ cũng có thể dẫn đến kết quả giao dịch khác nhau. Nếu không bỏ qua các mức cao thấp của bóng nến, thì chúng ta có thể hạn chế các tín hiệu phá vỡ giả trên thị trường.

Giải pháp

Luôn luôn vẽ các mức hỗ trợkháng cự của bạn phù hợp với mức cao và mức thấp của nến. Như vậy thì các trường hợp phá vỡ mức kháng cựhỗ trợ sẽ trở nên hợp lý và dễ giải thích hơn.

2. Mô hình kỹ thuật chưa được xác nhận


Mô hình price action luôn hấp dẫn với trader chúng ta, nhưng chúng ta chỉ kiếm được tiền khi chúng thực sự hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên thì có rất nhiều trader thường giao dịch trước khi mô hình hình thành. Đây là một sai lầm lớn. Và dưới đây là minh chứng hoàn hảo cho điều này:

lỗi-price-action-traderviet-2.png

Không có mô hình nào thực sự hoàn thành khi nó có tín hiệu xác nhận hoàn thành. Như các bạn thấy mô hình ở trên mặc dù giống với vai đầu vai nhưng nó sẽ không bao giờ trở thành vai đầu vai nếu giá không phá vỡ bên dưới đường neckline (đường cổ).

Và dưới đây mới là lúc mô hình thực sự hình thành.

lỗi-price-action-traderviet-3.png

Nếu như chưa có nến xác nhận thì không những sự đảo chiều chưa chắc xảy ra mà mô hình này vẫn chưa được gọi là vai đầu vai thực sự. Sự phá vỡ đường neckline xác nhận mô hình hình thành và sau đó giá giảm mạnh (hình trên). Và điều này tương tự với các mẫu hình nến khác nhé mọi người.

Dưới đây là một ví dụ khác về cặp GBPNZD. Xem biểu đồ dưới đây:

lỗi-price-action-traderviet-4.png

Sau khi đã vẽ xong đường kháng cựhỗ trợ chúng ta chỉ việc ngồi chờ đợi. Chờ cho giá đóng cửa phía trên đường kháng cự hoặc phía dưới đường hỗ trợ để lên kế hoạch giao dịch. Và lưu ý rằng, chúng ta chờ giá đóng cửa, chứ không phải chờ nến vượt qua 2 vùng này nhé.

lỗi-price-action-traderviet-5.png

Biểu đồ trên cho thấy, đã có nến đóng cửa bên dưới đường hỗ trợ của kênh giá, nó xác nhận cho chúng ta cơ hội bán ra tiềm năng.

Lưu ý rằng, chúng ta có rất nhiều các mô hình nến như cái nêm, mô hình cờ, vai đầu vai, hai đỉnh, hai đáy,… và quy tắc tương tự được áp dụng.

Giải pháp

Luôn luôn chờ nến đóng cửa trên hoặc dưới mức kháng cự hoặc hỗ trợ tương ứng trước khi xem xét một mô hình. Điều này không chỉ cho chúng ta sự yên tâm, tự tin hơn trong việc giao dịch. Vì mô hình đã thực sự hình thành. Đồng thời, điều này còn giúp bạn hình thành sự kiên nhẫn và kỉ luật trong việc giao dịch, đây là yếu tố cần thiết để thành công.

Bài viết này khá dài, nên mình tách ra làm thành hai phần nhỏ để mọi người đọc cho dễ thấm, đây là 2 trong 5 lỗi thường gặp của những anh em trade theo trường phái price action. Mình cũng là trader theo trường phái này và thú thực đây đúng là những lỗi mình từng gặp phải khi giao dịch. Khi nhìn lại thì thấy bản thân đã bỏ sót và coi thường những chi tiết nhỏ này. Hi vong bài viết này có nhiều thông tin hữu ích với mọi người nhé. Many Thanks!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Đọc bài của phương thuý thấm thật, một trader tập sự như mình mỗi khi xem bài của thuý đều nhận thấy lỗi mình mắc phải . hi vọng thuý có nhiều bài viết cho anh em tham khảo thanks!
 
khi nói đến PA, thường thì các bạn mới nhập nghề sẽ nghĩ đến những cái gì đó rất cao siêu kiểu như nội công, càng tu luyện càng thâm hậu và nó hơn hẳn những trường phái khác.
tôi công nhận, nếu thực sự nắm rõ tất cả các mẫu hình PA và có kinh nghiệm với tất cả các mô hình đó thì đúng là PA khá là thâm hậu và gần như là phù hợp với mọi dạng thị trường. chưa kể dùng PA thì mang tính con người hơn hẳn khi phải liên tục suy xét từ trước đến sau, tính toán cân nhắc rồi mới quyết định.
mặt tiêu cực là vì cái gì cũng dựa hết vô bản thân nên rất dễ rối loạn khi gặp đại nạn (chuỗi thua).
mặt tích cực theo kinh nghiệm của tôi là chỉ cần rành một vài mô hình (tốt nhất nên chọn loại thường xuyên ra để tránh tình trạng ngóc mỏ ngồi chờ), rành bao gồm thuộc hình dáng cơ bản và phải trải qua kinh nghiệm kha khá để biết tỉ lệ thành công của mô hình để điều vốn, còn phải biết khi nào thực sự mới là thời điểm mô hình hoàn thành và 80% giá sẽ đi như dự đoán.
PA là hành động giá. PA ko chỉ là các mô hình mà chỉ đơn giản là tại thời điểm nào đó, khi xuất hiện một tín hiệu để xác định đường đi của giá, vậy đó là PA rồi.
tôi ví dụ khi giá chạm kháng cự, giá đục thủng khác cự nhưng rút xuống tạo thành pin bar, thường thì chúng ta thấy pinbar thì à, ngon, nhảy vô sell gấp, tôi sẽ chờ thêm 1 cây nến xác nhận, nếu là nến tăng mạnh mẽ thì xác định kháng cự thủng thật,, mua thôi. ngược lại đó là cây nến giảm thì sell liền tay. còn phải xem nến có mạnh k hay èo uột nhé. (chiêu này tôi hay xài, riết rất là quen mắt, nói một đôi câu có khi ko thể tả hết được nhưng cũng tỉ lệ cũng phải trên 70% khi gặp). với tôi thì PA nó đơn giản chỉ là vậy thôi.
 
Mỗi người 1 quan điểm, mình thì không chờ đến khi hình thành xong mô hình (vai đầu vai, 2 đỉnh, 2 đáy) mới trade mà khi bắt đầu hình thành mô hình và có 1 vài cây nến pullback xác nhận mình sẽ trade, lúc đó tỉ lệ R:R sẽ cao hơn.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 600 Xem / 32 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 187 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 127 Xem / 5 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên