Sự thật về ngưỡng kháng cự và hỗ trợ, mà các Pro Trader không nói cho chúng ta biết! (Phần cuối)

Sự thật về ngưỡng kháng cự và hỗ trợ, mà các Pro Trader không nói cho chúng ta biết! (Phần cuối)

Sự thật về ngưỡng kháng cự và hỗ trợ, mà các Pro Trader không nói cho chúng ta biết! (Phần cuối)

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,334
28,931
Ở bài viết trước chúng ta đã nắm 2 thuật ngữ khá mới lạ đó là "undershoot" và "overshoot". Đó là những hiện tượng rất thường xuyên xảy ra tại ngưỡng kháng cựhỗ trợ. Vậy Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các lần test tại ngưỡng kháng cự hỗ trợ có ý nghĩa gì, việc đặt dừng lỗ tai các ngưỡng hỗ trợ sẽ gặp vấn đề gì nhé. Mời mọi người đọc tiếp.

Số lần giá test ngưỡng kháng cự hỗ trợ


Chắc chúng ta cũng nghe được nhiều người nói rằng, giá test ngưỡng hỗ trợ này càng nhiều lần, thì ngưỡng kháng cự hỗ trợ này mạnh lắm. Liệu điều này có hợp lý?

Trước tiên, chúng ta cần hiểu tại sao ngưỡng hỗ trợkháng cự giữ giá lại. Đơn giản đó là vì có một lượng các giao dịch đang được mở tại đó. Ví dụ, tại ngưỡng hỗ trợ, phe mua sẵn lòng mua tại khu vực đó, bởi vì họ nghĩ rằng đó là vùng có giá trị.

Vậy điều gì xảy ra khi người ta không sẵn sàng giao dịch tại đó?

Hãy xem qua giả thuyết này. Có một ngưỡng kháng cự đang tồn tại và bạn có một số vốn lớn.

Bạn muốn mua 100 triệu đô la cổ phiếu hoặc tiền tệ,… Mỗi lần giá xuống thấp hơn, bạn mua vào 30 triệu tại đây:

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet.png

Sau đó thì giá bật lên, nhưng nó lại quay trở lại ngay sau đó, bạn lại mua thêm 30 triệu:

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-1.png

Đến vùng giá này, giá lại bật lên cao hơn và sau đó lại quay lại, bạn lại bơm thêm 30 triệu:

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-2.png

Tương tự lần này cũng vây, giá lại tăng cao hơn và sau đó lại quay ngược trở lại, bạn đặt mua nốt 10 triệu còn lại:

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-3.png

Hiện tại bạn đã giao dịch hết 100 triệu đô la của mình. Giả sử như không còn ai đặt mua tại vùng giá này nữa, tức là toàn bộ các lệnh giao dịch đã được khớp. Không có ai sẵn sàng mua ở khu vực hỗ trợ này nữa.

Vậy điều gì sẽ xảy ra với vùng hỗ trợ này nếu không còn áp lực mua ở đây? Bạn có thể thấy rõ vùng hỗ trợ này đã được test tới 4 lần và nó không còn áp lực mua nữa ...

Và nếu đúng là vậy, thì khả năng cao nó sẽ bị phá vỡ! Không có ai đặt mua, sẽ không gây áp lực để giá tăng lên cao được. Khi bạn nhìn thấy một biểu đồ, và ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự đã được kiểm tra nhiều lần, thì bạn nên cẩn thận với nó thì hơn.

Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến cho chúng ta đó là, Giá càng kiểm tra ngưỡng hỗ trợkháng cự nhiều lần thì nó sẽ càng trở nên yếu đi.

Dừng lỗ với ngưỡng kháng cự hỗ trợ


Ví dụ: giá đang đi ngang trong một phạm vi và tạo ra mức giá cao và thấp, sau đó thì giá đi ở giữa phạm vi này. Các bạn xem hình dưới:

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-4.png

Bạn nhận thấy có một ngưỡng kháng cự ở trên, và giá thì đang di chuyển đến đó, bạn muốn bán lúc này. Vậy bạn sẽ đặt dừng lỗ ở đâu?

Theo như chúng ta đã được đọc hoặc được dạy, thì điểm dừng lỗ sẽ được đặt trên mức giá cao của phạm vi (hay là trên ngưỡng kháng cự):

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-5.png

Tại sao lại vậy? Bởi vì rất nhiều người nói rằng, nếu bạn đặt mức dừng lỗ của bạn lên trên ngưỡng kháng cự, nếu giá vươt qua mức đó, bạn sẽ bị dừng lỗ và điều đó nói cho bạn biết rằng giá đã phá vỡ ngưỡng kháng cự.

Nhưng hãy nhớ lại nội dung của bài trước, giá có thể vượt qua mức hỗ trợkháng cự, hay còn gọi là overshoot đó. Có nghĩa là nếu bạn rơi vào trường hợp này, thì rất có thể giá vẫn sẽ quay ngược xuống dưới ngưỡng kháng cự.

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-6.png

Tương tự như vậy, nếu bạn mua ở vùng hỗ trợ và đặt dừng lỗ ở dưới vùng hỗ trợ đó, và giá lại phá vỡ ngưỡng hỗ trỡ đó khiến bạn bị dừng lỗ. Bạn sẽ điên lên nếu giá vòng ngược lên trên, đúng không nào?

Bạn xem hình dưới đây nhé, ngưỡng kháng cựhỗ trợ của chúng ta có thể bị giá vượt qua như thế này:

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-7.png

Vì vậy nếu bạn giao dịch theo ngưỡng kháng cựhỗ trợ, nhưng bạn đơn thuần chr đặt chốt lỗ phía trên kháng cự hoặc phía dưới hỗ trợ một chút thì bạn có thể gặp những thua lỗ không đáng có và phải nhìn giá quay trở lại trong ức chế.

Quan điểm của tác giả đó là, chúng ta không nên đặt chốt lỗ ngay phía trên dưới ngưỡng kháng cự hỗ trợ, vì rất có thể ngưỡng kháng cự hỗ trợ này đã yếu đi, cũng có thể ngưỡng kháng cự này sẽ rơi vào một trong hai tình trạng là overshoot hoặc undershoot.

Stop hunt (Săn stoploss)


Hãy xem một vài ví dụ về các trường hợp overshoot:

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-8.png

Bạn có thấy một vùng hỗ trợ ở biểu đồ trên không ạ? Giá di chuyển xuống thấp, chạm phải vùng hỗ trợ sau đó bật lên từ đó.

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-9.png

Những vùng giá bật lên từ mức hỗ trợ (mũi tên màu đỏ), sẽ là những nơi mà người mua sẽ đặt stoploss tại đó. Và vùng giá được khoanh tròn chính là vùng giá mà có hiện tượng stop hunt, những người mua đặt stop loss tại đó sẽ bị khớp lệnh. Và sau đó giá tăng mạnh.

Một vi dụ khác:

kháng-cự-hỗ-trợ-traderviet-10.png

Đây là biểu đồ của dầu thô. Bạn thấy rằng giá tăng cao hơn, nhưng sau đó lại quay trở lại mức thấp trước đó, kích hoạt stoploss và sau đó tăng mạnh. Đây là hiện tường stop hunt tại các ngưỡng kháng cựhỗ trợ (vùng giá khoanh tròn). Hiện tượng này là rất phổ biến.

Tóm lại


Chúng ta cần lưu ý những điều sau khi giao dịch với ngưỡng kháng cự hỗ trợ:
  • Hỗ trợ và kháng cự là một vùng giá trên biểu đồ chứ không phải là một mức giá cố định. Bởi vì có thể rơi vào 2 tình trạng "undershoot" và "overshoot".
  • Ngưỡng kháng cự và hỗ trợ càng được kiểm tra nhiều lần, nó càng trở nên yếu hơn.
  • Bạn không nên đặt mức dừng lỗ ngay dưới kháng cự và hỗ trợ.
Hi vọng bài viết có nhiều kiến thức hữu ích cho mọi người trên diễn đàn nhé.

Trích nguồn: tradingwithraner
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Cảm ơn bạn. Bài viết hữu ích. Chỉ riêng phần hỗ trợ/kháng cự bị yếu đi khi test nhiều lần thì mình nghĩ không thể kiểm chứng. Nhiều lần là bao nhiêu lần?
Mình trade stocks, có thể dựa vào volume để biết được lượng hàng bị kẹp ở đỉnh đã được hấp thụ hết chưa, hoặc lượng cầu ở hỗ trợ nhiều hay ít. Nhưng forex thì kiểm chứng như nào nếu không có volume nhỉ. Tick volume không cho chúng ta biết điều này vì cứ khi giá quay về test cản thì tick volume na ná nhau cả.
 
Cảm ơn bạn. Bài viết hữu ích. Chỉ riêng phần hỗ trợ/kháng cự bị yếu đi khi test nhiều lần thì mình nghĩ không thể kiểm chứng. Nhiều lần là bao nhiêu lần?
Mình trade stocks, có thể dựa vào volume để biết được lượng hàng bị kẹp ở đỉnh đã được hấp thụ hết chưa, hoặc lượng cầu ở hỗ trợ nhiều hay ít. Nhưng forex thì kiểm chứng như nào nếu không có volume nhỉ. Tick volume không cho chúng ta biết điều này vì cứ khi giá quay về test cản thì tick volume na ná nhau cả.
Bạn có thể dựa vào biên độ sau mỗi lần test ngưỡng, thường là biên độ sẽ hẹp lại rồi vượt ngưỡng.
 
Cảm ơn bạn. Bài viết hữu ích. Chỉ riêng phần hỗ trợ/kháng cự bị yếu đi khi test nhiều lần thì mình nghĩ không thể kiểm chứng. Nhiều lần là bao nhiêu lần?
Mình trade stocks, có thể dựa vào volume để biết được lượng hàng bị kẹp ở đỉnh đã được hấp thụ hết chưa, hoặc lượng cầu ở hỗ trợ nhiều hay ít. Nhưng forex thì kiểm chứng như nào nếu không có volume nhỉ. Tick volume không cho chúng ta biết điều này vì cứ khi giá quay về test cản thì tick volume na ná nhau cả.
Tick Volume trong Forex thì ở khung thời gian nhỏ từ H4 trở xuống thì họ có phương pháp phân tích tick Volume riêng.Còn ở khung thời gian như D1,W1,T, thì bác cứ yên tâm mà dùng như chơi chứng khoán.Ngày trước mình cũng phân vân về điều này nhưng một hôm mình đọc được tài liệu của một ông Việt Kiều cho mình thì trong đó có nói trên thị trường phi tập trung tick volume sẽ sai khác với volume thực chỉ từ 5 tới 10 phần trăm nếu bạn sử dụng khung thời gian ngày trở lên Từ đó mình cũng để ý thấy khá đúng.
 
tóm lại là .... hãy vào lệnh tại chỗ người ta hay đặt sl và đặt sl tùy vào rủi ro lợi nhuận mong muốn và đừng có chắc nịch rằng lệnh ta vào k thể dính sl
đau tim thốn vãi
 
Tick Volume trong Forex thì ở khung thời gian nhỏ từ H4 trở xuống thì họ có phương pháp phân tích tick Volume riêng.Còn ở khung thời gian như D1,W1,T, thì bác cứ yên tâm mà dùng như chơi chứng khoán.Ngày trước mình cũng phân vân về điều này nhưng một hôm mình đọc được tài liệu của một ông Việt Kiều cho mình thì trong đó có nói trên thị trường phi tập trung tick volume sẽ sai khác với volume thực chỉ từ 5 tới 10 phần trăm nếu bạn sử dụng khung thời gian ngày trở lên Từ đó mình cũng để ý thấy khá đúng.
Bạn có thể cho mình xin tài liệu vol đc k
 
Tóm lại là thế này:
1. Đầu tiên cứ vào lệnh như bình thường, đặt TP và SL như bình thường.
2. Xong đâu đấy kéo SL cách xa chỗ cũ vài mét :D
3. Huynh đài nào cao tay ấn thì có thể làm thêm 1 lệnh limit tại vị trí SL đầu tiên nữa
 
Cho mình hỏi theo hình đường kháng cụ hỗ trợ ví dụ trong bài viết là đường kẻ ngang side way, test nhiều càng yếu, còn trong một xu hướng tăng (giảm) cũng vậy phải không?
 
Cho mình hỏi theo hình đường kháng cụ hỗ trợ ví dụ trong bài viết là đường kẻ ngang side way, test nhiều càng yếu, còn trong một xu hướng tăng (giảm) cũng vậy phải không?
Khăng cự hỗ trợ k liên quan đến lượt test làm yếu nhé, đoa là suy nghĩ sai,
 
Trong phần lớp học của TraderViet có đưa ra quan điểm ngược lại:"Giá càng test hỗ trợ hay kháng cự nhiều lần mà không phá vỡ vùng đó thì càng mạnh."
https://traderviet.org/t/ho-tro-va-khang-cu-trong-phan-tich-thi-truong.426/
Bản thân mình cũng k đồng ý với ví dụ và cách diễn giải ở trên.
Ví dụ đối với stock thì việc càng mua vào ở 1 ngưỡng nhất định sẽ càng làm giảm số lượng cp đang lưu hành và từ đó làm giảm áp lực bán, lượng cung sẽ giảm đi và làm ngưỡng hỗ trợ mạnh thêm.
Ngoài ra việc trading trong range cũng sẽ làm hỗ trợ mạnh thêm, ví dụ mình mua 50 triệu $ tại support, sau đó giá tăng 10% thì gặp kháng cự và mình quyết định bán ở đây để take profit 5 triệu $.
Khi giá quay lại hỗ trợ thì mình có thể buy tại đây với số tiền nhiều hơn trước, vậy thì với cách lập luận như trên thì hỗ trợ sẽ mạnh lên chứ sao yếu đi được?
 
Ngưỡng kháng cự thì tuỳ theo cách trade ngắn hay dài hạn của mỗi người. Nếu trade ngắn mà muốn bắt được ngưỡng kháng cự thì hơi khó.
Vả lại ngay ngưỡng kháng cự thì thường ko nên mua vào hay bán ra, vì lượt mua vào bán ra một số lượng lớn cũng dễ làm phá vỡ ngưỡng kháng cự.
Tui thì hay dùng bảng volume kết hợp vs biểu đồ nến để xác định là nên mua hay bán lúc nào.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 323 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 301 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,397 Xem / 89 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên