Tâm lý tinh vi đằng sau những setup phá vỡ giả mà trader Price action hay giao dịch!

Tâm lý tinh vi đằng sau những setup phá vỡ giả mà trader Price action hay giao dịch!

Tâm lý tinh vi đằng sau những setup phá vỡ giả mà trader Price action hay giao dịch!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,337
28,936
Phá vỡ giả trong thị trường Forex là các trường hợp có diễn biến tâm lý mạnh mẽ. Có hai kiểu trader sẽ liên quan đến những diễn biến tâm lý này: trader chuyên nghiệp dựa trên logic, thiết lập và ý tưởng giao dịch được lên kế hoạch trước. Còn lại là trader nghiệp dư giao dịch dựa trên cảm giác của họ và họ vào lệnh khi cảm thấy an toàn.

Những trader giao dịch theo cảm xúc, nhất là những người mua gần đỉnh của một xu hướng hoặc bán gần đáy thường cảm thấy an toàn. Bởi vì khi giá tăng theo một hướng, nó bắt đầu thu hút ngày càng nhiều trader. Khi di chuyển này gàn kết thúc, hầu như trader đang đứng ngoài không thể cưỡng lại được sự thôi thúc của việc muốn kiếm được lợi nhuận từ đó. Thông thường, những trường hợp này thị trường sẽ có cú hồi do những người chuyên nghiệp đã kiếm được tiền, có thể họ sẽ thoát lệnh giao dịch và những người nghiệp dư sắp phải chịu một số tổn thất rất lớn.

Sau đó giá di chuyển mạnh theo hướng ngược lại cho đến khi tất cả những trader giao dịch dựa trên cảm xúc bị thua lỗ và thậm chị họ bị đả kích về tâm lý.

Sự phá vỡ giả có thể xảy ra trong bối cảnh thị trường có xu hướng hoặc ở đỉnh hoặc đáy của một con sóng trong thị trường. Bây giờ chúng cần phải tìm hiểu xem dấu hiệu hành động giá nào thể hiện sự phá vỡ giả và tâm lý đằng sau đó là gì nhé.

False Break – Bẫy tăng/giảm giá


Bẫy tăng và giảm giá thường xảy ra ở đỉnh hoặc đáy của một đợt di chuyển của giá hoặc trong một xu hướng. Tín hiệu nhận biết có thể là pinbar, fakey, bẫy tăng hoặc giảm giá.

Mọi người nhìn vào biểu đồ EURUSD dưới đây:

cbed0a_11249da46b47435182e4c349b6225830_mv2.jpg

Một bẫy giảm giá xảy ra sau 4 ngày giảm giá liên tiếp. Vào ngày thứ 5, thị trường đã phá vỡ đáy trước nhưng sau đó đóng cửa cao hơn. Đó chính là bẫy giá. Hầu như trader nghiệp dư sẽ thấy an tâm sau 4 ngày giảm và ngưỡng hỗ trợ được phá vỡ, đó là thời điểm đẹp để họ bán xuống. Thị trường tăng mạnh trong 4 ngày kế tiếp, khiến cho người bán chịu thua lỗ.

Bạn thấy đó là một điều rất dễ hiểu. Những người giao dịch không có kế hoạch rõ ràng hoặc những người chưa thành thạo dù là thiết lập hành động giá đơn giản, thì họ thường sẽ chỉ giao dịch khi cảm thấy tốt và an toàn. Do đó cuối cùng họ dễ rơi vào tình trạng bắt đỉnh bắt đáy. Trong khi trader price action bước vào thị trường với sự tính toán trước, có xác định, như là phản ánh tâm lý của những trader nghiệp dư đang bắt đỉnh bắt đáy.

Tiếp theo, hãy để ý bẫy tăng giá sau đó. Sự phá vỡ kháng cụ và setup inside bar hình thành như một động thái tiếp diễn. Khiến phe mua nhảy vào. Nhưng sau đó gia tăng được một đoạn thì giảm về ngay ngưỡng hỗ trợ.

Tiếp theo nến pinbar trong biểu đồ có thể là bẫy giá tăng hoặc giảm.

Nến Pinbar


Nến pinbar là nến có thể xảy ra do phá vỡ sai (Nó không phải là Fakey). Biểu đồ trên các bạn có thể thấy nến pinbar đầu tiên xuất hiện gần vùng kháng cự và sau đó lại có một thanh pinbar xuất hiện trong cấu trúc của thị trường đang có xu hướng tăng. Đó chính là tín hiệu của việc phá vỡ giả.
Tín hiệu phá vỡ giả từ nến Pinbar là thiết lập giao dịch rất mạnh mẽ, nó có tể xảy ra ở cả thị trường có xu hướng hoặc đi ngang.

Fakey


Đây là thiết lạp phá vỡ giả nến inside bar. Vì vậy, phải có một nến inside bar tồn tại ở hiện tại để sự phá vỡ giả được hình thành.

Phá vỡ giả xảy ra đối với nến mẹ (mother bar) cũng như inside bar. Trường hợp sự phá vỡ giả xảy ra với inside bar thì nó chỉ có giá trị trên biểu đồ D1.

20190805205150-Depositphotos-62642297-l-2015.jpeg

Tâm lý đằng sau thiết lập này cũng thú vị. Nếu thị trường đang có xu hướng và sẽ có những thiết lập được hình thành để ám chỉ trader rằng hãy đi theo xu hướng. Sự phá vỡ giả xảy ra dó các trader cố gắng tham gia giao dịch ở cuối xu hướng. Họ thường là những người cuối cùng trong một đợt giá tăng giảm mạnh. Và tại dây thường xuất hiện tín hiệu phá vỡ giả khiến những lệnh giao dịch theo cảm xúc, không có kế hoạch thì sẽ bị thanh lý. Tương tự điều này cũng xảy ra với ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Tín hiệu giả xảy ra trong các thị trường xu hướng khi trader nghiệp dư cố gắng bắt đỉnh bắt đáy. Khi một xu hướng đi vào sideway, nhiều trader thuyết phục mình rằng nó sẵn sàng để đảo chiều mặc dù không có tín hiệu hợp lệ nào. Khi thị trường đi ngược xu hướng, các trader thông mình họ lại xem đó là cơ hội tốt để đi theo xu hướng vì có thể họ mua được với giá hời. Khiến trader nào bắt đỉnh bắt đáy đều thua lỗ.

Tóm lại đừng bao giờ giao dịch chỉ là cảm xúc. Bạn cần phải có một lý do được xác định trước khi tham gia vào thị trường; Một thiết lập hành động giá trong bối cảnh thích hợp,…

Các nhà giao dịch chuyên nghiệp không mua đỉnh hoặc bán đáy, họ cũng không cố gắng chọn đỉnh hoặc đáy một cách thường xuyên. Họ tránh những cạm bẫy giao dịch này vì họ BIẾT GÌ họ đang tìm kiếm; Họ đã làm chủ chiến lược giao dịch của mình thay vì chỉ giao dịch dựa trên cảm xúc.

Hi vọng bài viết hữu ích với mọi người nhé <3<3<3

Trích nguồn: fxvictorycom
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 286 Xem / 13 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 692 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 166 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,227 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên