Tỷ lệ risk:reward có thể thổi tài khoản của bạn to đến mức nào? Sương sương vài ví dụ hẳn hoi!

Tỷ lệ risk:reward có thể thổi tài khoản của bạn to đến mức nào? Sương sương vài ví dụ hẳn hoi!

Tỷ lệ risk:reward có thể thổi tài khoản của bạn to đến mức nào? Sương sương vài ví dụ hẳn hoi!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,217
32,341
Xin chào cả nhà!

Trong bài viết này, mình sẽ giải thích cho các bạn tỷ lệ R:R (rủi ro : phần thưởng) chịu ảnh hưởng bởi kích thước dừng lỗ như thế nào, đặc biệt nếu bạn đang đặt dừng lỗ dựa trên điều kiện thị trường.

Định nghĩa của tỷ lệ risk:reward trong giao dịch Forex


Một trong những nền tảng lớn nhất của sự thành công là biết được tỷ lệ risk:reward là gì và áp dụng chúng vào trong thực tế giao dịch Forex.

Ty-le-risk-reward-co-the-thoi-tai-khoan-cua-ban-to-den-muc-nao-TraderViet4.png


Nói một cách đơn giản, tỷ lệ risk:reward là thước đo mức độ rủi ro so với lợi nhuận tiềm năng trên một giao dịch của bạn. Ví dụ, nếu bạn mạo hiểm $500 và lợi nhuận tiềm năng là $1500 trong một giao dịch thì tỷ lệ risk:reward của bạn là $500:$1500 = 1:3. Tức là bạn mạo hiểm 1 đồng để đổi lại 3 đồng lợi nhuận.

Tại sao tỷ lệ risk:reward lại quan trọng trong giao dịch Forex?


Tỷ lệ risk:reward rất quan trọng trong giao dịch Forex vì một điều duy nhất: bạn luôn muốn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn những gì bạn đang mạo hiểm. Theo cách đó, bạn luôn có thể vượt qua bất kể những giao dịch thua lỗ.

Hãy quay lại ví dụ ban đầu: Bạn đặt lệnh và mạo hiểm $500 ban đầu, mục tiêu lợi nhuận của bạn là $1500.

Bây giờ, bạn đặt lệnh thứ hai và bạn kiếm thêm được $1500. Tuyệt!

Rồi bạn tiếp tục đặt lệnh thứ ba, bạn lỗ $500. Ouch!

Sau đó, bạn đặt lệnh thứ tư, bạn lại lỗ thêm $500 nữa =((

Nhưng nhìn xem, bạn chỉ mới lỗ $1000 trong tài khoản giao dịch của mình, phải không? Bạn kiếm được bao nhiêu trong giao dịch đầu tiên của mình? $1500 đúng chứ?

Vì vậy, lợi nhuận trong giao dịch đầu tiên đã bù đắp cho tổn thất $1000 sau này của bạn. Bạn vẫn còn $500 lợi nhuận còn lại từ giao dịch đầu tiên đó.

Ví dụ này cho bạn thấy lợi ích của việc sở hữu một tỷ lệ R:R từ 1:3 trở lên - đó là nếu bạn bám chặt vào tỷ lệ R:R của mình, thì dù có ở trong một chuỗi thua lỗ, bạn vẫn có cơ hội "ngóc" đầu dậy chỉ với một vài giao dịch chiến thắng.

Việc giao dịch trong khung thời gian lớn hơn có thể làm giảm tỷ lệ risk:reward của bạn xuống như thế nào?


Tỷ lệ risk:reward phụ thuộc vào kích thước dừng lỗ. Nói chung:
  • Nếu bạn giao dịch trên các khung thời gian bé hơn 1 giờ, thì kích thước dừng lỗ của bạn sẽ nhỏ.
  • Nếu bạn giao dịch trên các khung thời gian từ H4 trở lên, thì kích thước dừng lỗ sẽ lớn hơn rất nhiều.
Nơi bạn đặt mục tiêu chốt lời cuối cùng sẽ xác định các tình huống risk:reward của bạn.

Trong ví dụ dưới đây, mình giả định rằng 3 trader khác nhau đã thực hiện lệnh mua USDCHF trên cùng một trading setup. Cả 3 trader này đều thấy setup này hình thành trong khung daily, nhưng mỗi người lại có một cách tiếp cận khác nhau để giao dịch với setup đó:
  • Trader A: giao dịch trên khung daily.
  • TraderB: giao dịch trên khung H4.
  • Trader C: giao dịch trên khung H1.
  • Cả 3 trader đều đặt dừng lỗ ở cùng một ngưỡng.
  • Cả 3 trader cũng có mục tiêu chốt lời ở cùng một ngưỡng, khiến cho họ có lợi nhuận khác nhau.
Đây là trader A cùng kết quả risk:reward của anh ấy:

Ty-le-risk-reward-co-the-thoi-tai-khoan-cua-ban-to-den-muc-nao-TraderViet1.png


Đây là trader B cùng kết quả risk:reward của anh ấy:

Ty-le-risk-reward-co-the-thoi-tai-khoan-cua-ban-to-den-muc-nao-TraderViet2.png


Đây là trader C cùng kết quả risk:reward của anh ấy:

Ty-le-risk-reward-co-the-thoi-tai-khoan-cua-ban-to-den-muc-nao-TraderViet3.png


Hãy nhớ rằng, cả 3 giao dịch đều được thực hiện trên cùng 1 setup, chỉ khác mỗi khung thời gian. Và kết quả là gì? Tỷ lệ risk:reward của mỗi giao dịch là khác nhau!
  • Trader A với khung daily: Tỷ lệ R:R là 1:2.
  • Trader B với khung H4: Tỷ lệ R:R là 1:4.44.
  • Trader C với khung H1: Tỷ lệ R:R là 1:10.

Vậy trong ví dụ này, trader nào có lợi hơn?


Trader B và C. Cả hai đều thấy setup trong khung daily nhưng họ KHÔNG giao dịch setup đó trong khung daily, mà chuyển sang khung bé hơn để chờ mua. Và vì thế nên tỷ lệ R:R của họ tốt hơn rất nhiều so với trader A. Nhưng so sánh giữa 2 trader B và C, thì trader C mới là người chiến thắng chung cuộc.

Bây giờ nếu 3 trader cùng giao dịch tài khoản standard thì sao?
  • Chà, trader A kiếm được $2226 lợi nhuận.
  • Trader B nhận được $2800 lợi nhuận.
  • Trader C thu được $3110 lợi nhuận.
Nhưng khoan đã...

Giả sử rằng 3 trader đều giao dịch tài khoản real trị giá $25000. Vậy thì:
  • Trader A mạo hiểm $1170 (117 pips) để kiếm $2226, tức là có 4,7% rủi ro giao dịch.
  • Trader B mạo hiểm $630 (63 pips) để kiếm $2800, tức là có 2,5% rủi ro giao dịch.
  • Trader C mạo hiểm $320 (32 pips) để kiếm $3110, tức là có 1,3% rủi ro giao dịch.
Nhưng bây giờ hãy giả sử rằng cả 3 trader đều sử dụng rủi ro là 5% cho mỗi giao dịch. Do vậy, sẽ có một vài thứ thay đổi:
  • Số lượng lệnh giao dịch.
  • Do đó, lợi nhuận mỗi lần nhận cũng sẽ thay đổi.
Okay, hãy đặt ra một viễn cảnh khác để xem có bao nhiêu giao dịch được trader thực hiện với rủi ro là 5% nhé!
  • Trader A chỉ có thể mạo hiểm $1250 để giữ rủi ro ở mức 5%. Điểm dừng lỗ của anh ta là 117 pips. Do đó, số lượng giao dịch anh ta có thể thực hiện là 1,06 giao dịch, làm tròn theo số nguyên là 1 giao dịch.
  • Tương tự, trader B có thể mạo hiểm $1250 để giữ rủi ro ở mức 5%. Nhưng điểm dừng lỗ của anh ta lại là 63 pips. Do đó, số lượng giao dịch anh ta có thể thực hiện là 1,98 giao dịch.
  • Bây giờ, trader C cũng mạo hiểm $1250 để giữ rủi ro ở mức 5%. Điểm dừng lỗ của anh ta chỉ là 32 pip. Điều này có nghĩa là anh ta có thể giao dịch 3,9 lệnh.
Vậy con số lợi nhuận cuối cùng của họ trông như thế nào?
  • Trader A giao dịch 1 lệnh, lợi nhuận 226 pips => 226 pips x $10.pip x 1 lệnh = $2260.
  • Trader B giao dịch 1,9 lệnh, lợi nhuận 280 pips => 280 pips x $10.pip x 1,9 lệnh = $5320.
  • Trader C giao dịch 3,9 lệnh, lợi nhuận 311 pips => 311 pips x $10.pip x 3,9 lệnh = $12129.
Các trader có thể có cùng kích thước tài khoản giao dịch và áp dụng cùng một tỷ lệ rủi ro, cũng như thực hiện cùng một setup, nhưng trader nào nhắm đến chiến thắng lớn trong khi dừng lỗ bé sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Tóm lại, trader với tỷ lệ R:R tốt nhất sẽ thắng ĐẬM.

Nếu bây giờ mà bạn chỉ nghĩ về lợi nhuận mà trader C kiếm được thì bạn gặp thiếu sót lớn rồi... Hãy nhìn và sự tăng trưởng tài khoản của mỗi trader ấy:
  • Trader C kiếm được $12129 lợi nhuận từ một giao dịch bằng cách chỉ mạo hiểm 5% tài khoản giao dịch của mình. Đó là một mức tăng tài khoản ấn tượng: 48,5%.
  • Trader B thì tăng tài khoản của mình lên 21,2%.
  • Trader A chỉ tăng 8,9% tài khoản.
Tại sao lại có sự khác biệt lớn này? Đó là do tỷ lệ R:R!


Nếu thấy bài viết hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Anh chuyên PTKT trên khung D1,vào lệnh khung H4.thế từ lần sau,anh sẽ vào khung H1 để vào lệnh,phải ko em ?
 
Nếu chỉ vẽ ra rồi tính Rr, tôi có thể đạt đc tỷ lệ 100:1, thật.
 
Em quên là khi đặt SL bé hơn TP thì xác suất bị ST cũng cao hơn TP . Nếu chỉ đơn giản thế thì cú đặt TP=10 x SL là kiếm tiền chắc.
Vĩ dụ nhé:
giả sử 1 người đặt TP = 100 pips và SL =10, trong 100 lần GD anh ta đúng 10 lần thua 90 lần thì số tiền kiếm được ( tính vo bỏ qua Comm và Spread) : 10x100-90*10=1000-900=100pip.
Ban anh ay de TP=1/10 SL tuc là TP =10; SL=100, trong 100 làn GD anh ta đúng 92 lần , thua 8 lần, so tiền kiếm được là : 92x10-8x100 = 920-800= 120pip > 100
Ai cung hiểu Risk:rewards tỷ lệ thuận với tỷ lệ lệnh thắng: lệnh thua.
High risk, high return nhưng cũng không có nghĩa là nếu để TP lớn hơn SL thì lãi nhiều hơn.
Trader cần chọn cách phù hợp với bản thân thôi: thắng liên tục chấp nhận chiu lỗ lớn các lần sai hay thua thường xuyên nhưng ít rồi chờ 1 lần thắng đậm.
Nếu bạn trade quyền chọn sẽ thấy ngay điều này: Buy Call hay sell PUT: về xu thế thì bạn đều Long cả, nhưng khi Buy call thì Lỗ limited nhưng lãi vô hạn, nghe có vẻ hay nhưng bạn phải trả Premium làm giảm tỷ lệ thắng của bạn đi rất nhiều. Trong khi tôi sell Put thì lỗ vô hạn lãi giới hạn nhưng bù lại tỷ lệ thành công của tôi rất cao vì tôi được nhận Premium.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em quên là khi đặt SL bé hơn TP thì xác suất bị ST cũng cao hơn TP . Nếu chỉ đơn giản thế thì cú đặt TP=10 x SL là kiếm tiền chắc.
Vĩ dụ nhé:
giả sử 1 người đặt TP = 100 pips và SL =10, trong 100 lần GD anh ta đúng 10 lần thua 90 lần thì số tiền kiếm được ( tính vo bỏ qua Comm và Spread) : 10x100-90*10=1000-900=100pip.
Ban anh ay de TP=1/10 SL tuc là TP =10; SL=100, trong 100 làn GD anh ta đúng 92 lần , thua 8 lần, so tiền kiếm được là : 92x10-8x100 = 920-800= 120pip > 100
Ai cung hiểu Risk:rewards tỷ lệ thuận với tỷ lệ lệnh thắng: lệnh thua.
High risk, high return nhưng cũng không có nghĩa là nếu để TP lớn hơn SL thì lãi nhiều hơn.
Trader cần chọn cách phù hợp với bản thân thôi: thắng liên tục chấp nhận chiu lỗ lớn các lần sai hay thua thường xuyên nhưng ít rồi chờ 1 lần thắng đậm.
Nếu bạn trade quyền chọn sẽ thấy ngay điều này: Buy Call hay sell PUT: về xu thế thì bạn đều Long cả, nhưng khi Buy call thì Lỗ limited nhưng lãi vô hạn, nghe có vẻ hay nhưng bạn phải trả Premium làm giảm tỷ lệ thắng của bạn đi rất nhiều. Trong khi tôi sell Put thì lỗ vô hạn lãi giới hạn nhưng bù lại tỷ lệ thành công của tôi rất cao vì tôi được nhận Premium.
Mình đọc các bài của bạn đều mang tính học thuật nhưng thiếu kiến thức đầy đủ ,thực tế và kinh nghiệm đầu tư.
Bác nói chuẩn, bài này học thuật thôi, đem áp dụng thực tế còn phải xem về winrate nữa, tỉ lệ RR 1:3 mình chưa thấy ai kỉ luật mà gồng lời đc, đó là lí do lãi suất kép chỉ nằm ở trên giấy chứ ít người thực hiện đc.
 
Dạ, quan điểm của tác giả chỉ xét đến mặt được của tỷ lệ R:R chứ chưa nhắc đến mặt hại. Cảm ơn góp ý của bạn nhiều nhé!
Oaiz,thế mà cũng tốn giấy mực viết dài lê thê như thế. Mong biên tập viên lọc bớt các bài kém chất lượng như thế này.
 
Bài viết này có gì sai sai.
Tỷ lệ hít sl cũng rất cao sao ko nói đến
Cùng 1 mức SL mà ^_*
Những setup kiểu này rất ít người nắm bắt được! Kiểu như vào bằng h1 và khi tín hiệu trên D1 xác nhận --> chuyển sang đặt tp theo D1 =))
 
Theo mình thì nếu sử dụng phương pháp phân tích và kết hợp cản của các khung thời gian với nhau (H1,H4,D1) vẫn có thể cho ra điểm đặt SL nhằm tối ưu RR cho khung thời gian D1. Còn để so sánh giữa 3 khung thì sẽ khập khiễng vì sl ở khung nhỏ lợi hơn về RR nhưng tỷ lệ bị quét cao hơn rất nhiều (mình bị dính kiểu này hoài :()
 
Có điểm này mình không hiểu. Khi mà thấy set up trên daily thì làm sao mà quay lại thời gian để vào lệnh trên H1, H4 được?

Nếu mà vào lệnh trên H1, H4 mà chưa có xác nhận vào lệnh trên khung daily thì rõ ràng là các set up khác nhau. Mà các set up khác nhau thì còn phải quan tâm đến win rate của từng set up nữa.
 
bài xàm nhất đọc. k khác gì bảng tính lãi bằng bảng excel.
ông tổ nghề bắt đỉnh đáy mới chỉ dám kêu to lỗ 1u lãi 5u. (r:r 1-5)
đây hẳn 1u kiếm 10u . r:r càng lớn thì tỷ lệ thắng lệnh càng giảm nhé, chứ k phải tỷ lệ thắng lệnh sẽ như nhau đâu.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 853 Xem / 56 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 184 Xem / 9 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 232 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên