Điểm vào lệnh (entry) có nên tính toán từng pip một?

Điểm vào lệnh (entry) có nên tính toán từng pip một?

Điểm vào lệnh (entry) có nên tính toán từng pip một?

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,508
Điểm vào lệnh - entry - là thứ quyết định khá lớn tới lợi nhuận kiếm được của anh em, 1 điểm vào lệnh không tốt (quá cao trong xu hướng tăng, quá thấp trong xu hướng giảm) khiến lợi nhuận tiềm năng bị giảm đi. Tuy nhiên vào lệnh quá sớm khi chưa đủ điều kiện lại khiến trade dễ thua hơn. Do đó việc tính toán từng pip cho chuẩn xác trở thành 1 vấn đề.

Bài này cho anh em biết khi nào nên tính toán từng pip với điểm vào lệnh, khi nào thì không.

Điểm vào lệnh (entry) - Không nên tính toán khi trade tin


Đây là các thời điểm ta muốn vào entry sớm nhất có thể, sau khi tin ra, do đó việc quan tâm tính toán từng pip cho điểm vào đẹp nhất là thừa thãi. Ví dụ thời điểm tháng 12 năm ngoái có tin tức về NAFTA và Brexit:

entry-tinh-toan-tung-pip-traderviet4.png


Khi tin ra rằng Mexico và Mỹ đã loại bỏ các bất đồng về thoả thuận NAFTA thì đồng Peso lập tức tăng giá. Nếu anh em chuyên trade tin và có khả năng tiếp cận được tin này ngay khi nó ra, 1 lệnh short USDMXN nên được vào ngay. Tương tự, khi người đàm phán của EU nói rằng anh muốn ngỏ 1 thoả thuận cho Anh với EU, không giống với bất kỳ quốc gia nào khác, GBP tăng rất mạnh 50 pip.

Điểm vào lệnh (entry) - Không nên tính toán khi có tin tức bất ngờ


Anh em đang chờ tuyên bố lãi suất của 1 ngân hàng trung ương. Khả năng lãi suất tăng kỳ vọng chỉ là 2%, tuy nhiên ngân hàng đột nhiên tăng vọt lãi suất. Như biểu đồ dưới:

entry-tinh-toan-tung-pip-traderviet3.png


BOC (ngân hàng trung ương Canada) khiến cả thị trường ngạc nhiên với việc đẩy lãi suất lên cao, và chỉ từ quyết định này đồng CAD đã tăng liên tục suốt vài tuần sau đó. Như vậy việc mua CAD nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Điểm mấu chốt ở đây là các tin tức này có khả năng tạo động lực cho đồng tiền 1 thời gian dài sau khi ra tin, nên thời điểm càng sớm càng tốt là hợp lý.

Điểm vào lệnh (entry) - Nên tính toán khi vào lệnh chờ theo phân tích


Đây là cách đặt lệnh phổ biến nhất và nên được khuyến khích nhất: đặt lệnh chờ (stop và limit) theo phân tích trước đó, tức nôm na lệnh chỉ khớp khi có sự biến động của giá chạm vào lệnh. Lúc này anh em nên tính toán từng pip một để có 1 vị thế vào lệnh đẹp nhất.

Vào lệnh thế này còn tránh được giãn spread, tránh trượt giá và tránh cảm xúc nặng nề khi vào lệnh. Anh em có nhiều thời gian tính toán thì tội gì không tính.

entry-tinh-toan-tung-pip-traderviet1.png


Điểm vào lệnh (entry) - Xác định trước điểm vào lệnh đẹp nhất


Ví dụ anh em trade USDCAD và xem chart khi giá đã chạy 1 đoạn xa, sau tin CPI của Canada là 3.0% y/y thay vì được kỳ vọng là 2.5%. Bằng cách vẽ Fibonacci hồi lại, anh em xác định được vùng 38.2% trùng với vùng số tròn 1.31. Anh em chỉ muốn vào lệnh khi giá chạm mức này, vì nó là hỗ trợ mạnh và đem lại xác suất cao nhất. Đó là khi anh em nên tính toán thật kỹ điểm entry.

Điểm yếu của cách entry theo con sóng hồi là giá có thể không hồi tới mức mà ta kỳ vọng và bật lên luôn.

Điểm vào lệnh (entry) - Khi 1 xu hướng đã đi đến vùng quá độ


Vùng quá độ - gồm quá mua và quá bán - khi 1 con xu hướng có 1 con sóng đẩy đưa giá đi xa và chưa hình thành 1 con sóng hồi nào. Vào lệnh sau 1 con sóng đẩy mạnh của xu hướng là điểm vào tệ hại nhất. Đây là lúc các trader đã vào trước đó chốt lời, cũng là lúc market đã cạn xăng, không còn có thể chạy xa hơn nữa. Đây là thời điểm đứng ngoài chờ con sóng hồi rồi vào khi có dấu hiệu sóng hồi kết thúc.

entry-tinh-toan-tung-pip-traderviet2.png


Cái này có vẻ giống mục trước nhưng khác ở chỗ là anh em chờ con sóng hồi diễn ra rồi sẵn sàng vào khi thấy dấu hiệu quay trở lại của sóng đẩy. Còn mục trước là anh em đã xác định sẵn vùng vào lệnh và chỉ vào khi giá chạm vùng đó.

Trên đây là vài trường hợp nên và không nên tính toán điểm vào từng pip, anh em thấy hữu ích thì 1 THẢ TIM và COMMENT bên dưới nhé. Xin Cảm Ơn !!!

Nguồn forexlive
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Tôi đơn giản thôi, tính từng pip 1, nên tôi chỉ sử dụng lệnh Limit thôi, không khớp lệnh thì thôi, ngày hôm sau còn nữa.
 
Ae sai lầm ở chổ giá trị 1 pip ở lot 1.0 và lot 10.0 khác, nên phải tính toán cẩn thận. Thân!
 
Tôi đơn giản thôi, tính từng pip 1, nên tôi chỉ sử dụng lệnh Limit thôi, không khớp lệnh thì thôi, ngày hôm sau còn nữa.
never limit. lỡ có mà limit đúng nến nó chạy mạnh phát thì k đẹp. điểm vào nên tính trước là chính xác. nhưng đến đó phải quan sát tốc độ rồi mới vào, hoặc ít nhất đóng cây nến trên khung time đó. chứ không nó làm cho nến dài ngoằng đó. thì k nên.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,489 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,561 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 367 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 345 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên