3 loại Indicator hiếm gặp mà Trader không nên bỏ qua

3 loại Indicator hiếm gặp mà Trader không nên bỏ qua

3 loại Indicator hiếm gặp mà Trader không nên bỏ qua

PepePips

Active Member
582
5,330
Các Trader rất dễ bị... lạc trôi trong mớ bòng bong các thể loại indicator phân tích kỹ thuật hiện nay. Đó là lý do vì sao mình muốn giới thiệu với các bạn một số loại indicator mà bạn nên chú trọng, những indicator này là những indicator thực sự đáng để bạn bỏ công sức để nghiên cứu và áp dụng khi giao dịch. Trong bài này, mình sẽ giới thiệu 3 indicator rất ít được Trader sử dụng đến dù nó là những công cụ mặc định của mt4.

1. Chỉ báo CCI - Commodity Channel Index


Chỉ báo CCI được phát triển bởi Donald Lambert vào thập niên 80, là loại chỉ báo dao động (oscillator indicator) dùng để đo mức biến động của các sản phẩm tài chính.

Dù cái tên của chỉ báo này nghe có vẻ như chỉ dành cho thị trường hàng hóa (commodity) nhưng CCI có thể áp dụng trên nhiều thị trường khác nhau từ chứng khoán, forex, futures.v.v... Bằng cách so sánh tương đối giá thị trường với đường trung bình động của giá, CCI sẽ tăng giá trị khi giá thị trường đi ra xa khỏi đường trung bình động. Ngược lại, CCI sẽ giảm giá trị khi giá thị trường đi lại gần đường trung bình động. Vì vậy, Trader sẽ sử dụng CCI để xác định các vùng quá bán, quá mua.

3-indicator-hiem-gap-ma-trader-khong-nen-bo-qua-traderviet.png

Chart GBPUSD daily ở trên sử dụng CCI với chu kỳ 20 - đây là loại chu kỳ mặc định mà các bạn thường thấy trong phần mềm mt4 (các bạn xem cách cài đặt CCI tại đây). CCI cũng có những chu kỳ thường được sử dụng như 30 hay 40. Nhìn chung, chu kỳ càng lớn trị số của CCI càng khó tiến về 2 vùng +100-100.

Bạn hãy chú ý trong chart GBPUSD, chú ý cách CCI nằm khá lâu giữa 2 mốc +100 -100. Lambert (cha đẻ indicator) sử dụng hằng số 0.0015 để chắc chắn indicator CCI luôn nằm bên trong 2 mốc quan trọng này trong suốt 75% thời gian.

Chú ý: phương pháp giao dịch các Trader thường sử dụng đối với indicator CCI là mua vào khi trị số vượt mốc +100 và bán ra khi vượt mốc -100.

2. Chỉ báo momentum


Momentum indicator là chỉ báo kỹ thuật chung một họ chỉ báo dao động như indicator CCI, nhưng khác ở chỗ nó so sánh tương đối giữa giá đóng cửa của nến hiện tại với nến trước đó (hay chu kỳ giá hiện tại so với chu kỳ trước).

Chu kỳ mặc định của momentum indicator là 10, nghĩa là indicator này sẽ so sánh giá đóng cửa của 10 nến hiện tại so với 10 nến trước đó.

3-indicator-hiem-gap-ma-trader-khong-nen-bo-qua-traderviet-1.png

Ví dụ:
nếu giá đóng cửa của 10 nến hiện tại lớn hơn 10 nến trước đó, trị số của momentum indicator sẽ tăng (và ngược lại là giảm). Indicator momentum sử dụng một đường giữa (zero line) để đánh dấu điểm cân bằng, nếu sự khác biệt giữa giá đóng cửa các chu kỳ càng lớn, khoảng cách từ trị số của momentum indicator với đường zero line càng cao.

Chú ý: phương pháp mà các Trader thường sử dụng cho momentum indicator là mua vào khi trị số của indicator vượt lên trên đường zero line và bán khi trị số giảm thấp hơn đường zero line.

Hướng dẫn cài đặt indicator momentum:

3-indicator-hiem-gap-ma-trader-khong-nen-bo-qua-traderviet-3.png

3. Indicator Average True Range (ATR):


Giống như CCI, ATR trước đây được sử dụng để giao dịch thị trường hàng hóa nhưng hiện nay đã được phổ biến rộng rãi trên nhiều thị trường.

ATR Indicator mô tả biến động giá thị trường bằng cách so sánh tuyệt đối các đỉnh và đáy cũ của thị trường. ATR Indicator phổ biến nhất được sử dụng là ATR có chu kỳ 14 trên khung daily.

Cách sử dụng ATR: trị số của ATR càng cao, thị trường sẽ biến động mạnh và dễ có trend; ngược lại ATR thấp nghĩa là thị trường có ít biến động, do đó thị trường sideway nhiều hơn.

ATR có thể được sử dụng để xác nhận trend đã hoàn toàn chuyển sang xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm, giả sử bạn phát hiện có tín hiệu đảo chiều trên thị trường, sự gia tăng trị số ATR đồng thời xảy ra trong thời điểm như vậy có thể dự báo thị trường có xác suất đảo chiều thành công cao.

3-indicator-hiem-gap-ma-trader-khong-nen-bo-qua-traderviet-2.png

Chú ý:
một đặc tính quan trọng của ATR ít Trader biết đến là tìm điểm thoát lệnh. Đây là tính chất độc đáo nhất của ATR so với 2 loại indicator còn lại. Trader thường kết hợp các tỉ lệ 3:1 hay 4:1 với ATR để dự đoán điểm đảo chiều tương lai của thị trường. Ví dụ, bạn thấy ATR đang báo hiệu biến động giá là 96 pips (như chart trên), bạn đặt lệnh buy theo trend tăng như chart minh họa, nếu sử dụng ATR bạn nên take profit khi giá đã đi được 288 pips (96*3) hoặc 384 pips (96*4).

Đọc thêm: 3 công dụng quan trọng của ATR Indicator.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Chỉnh sửa lần cuối:
mình mới vô chơi, cũng đã biết 2 trong 3 chỉ báo này rồi, không hiểu hiếm là hiếm chỗ nào vậy bác @PepePips
 
Chuẩn con bà không cần chỉnh . Thời đại bây giờ các loại chỉ báo tín hiệu này còn dùng để lậptrình nhieu loại chỉ báo mới cao cấp hơn . Và còn nhóm chỉ báo hiển thị giác quan bây giờ phải đi cùng nhóm này mới ăn chắc đươc
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 364 Xem / 23 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,442 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,074 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 280 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 116 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 154 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên