ICHIMOKU có phải là CHÉN THÁNH ? P2

ICHIMOKU có phải là CHÉN THÁNH ? P2

ICHIMOKU có phải là CHÉN THÁNH ? P2

Ichimoku_shin

Active Member
103
277
Trong phần 1, phần giới thiệu mình đã nói Ichimoku là một hệ thống phân tích cả hai trục x, y. Vậy nó là như thế nào trong phần này mình sẽ nói rõ.
Như các bạn đã biết, đồ thị mà các bạn hằng ngày phân tích, và vào lệch đều có hai trục đó là trục giá và trục thời gian đó chính là hai hệ trục x,y mà các bạn đã được học trong cấp 2 cấp 3. Nhưng các bạn có đủ (sáng suốt) để nhìn thấy được? hay bị lòng tham làm mờ mắt.

Trong phân tích và giao dịch các bạn chỉ chú ý đến đường giá, hay đa số các hệ thống giao dịch chỉ chú trọng đến đường giá đây là điều tôi muốn nói đến ở đây. Trong cuốn sách " phân tích kỹ thuật thị trường tài chính" của tác giả John J. Murphy cũng đã viết:
"Hãy xem đồ thị thanh hàng chuẩn hàng ngày. Cột dọc là thanh giá. Nhưng đó chỉ là 50% số dữ liệu cần thiết. Cột nằm ngang là thời gian. Chính vì thế, đồ thị thanh thực sự là đồ thị giá và thời gian. Tuy nhiên, nhiều nhà giao dịch chỉ tập trung vào dữ liệu giá mà quên đi yếu tố thời gian."
Trong hệ thống ichimoku được hình thành từ 2 lý thuyết chính là lý thuyết mục tiêu giá và lý thuyết chu kỳ biến động giá. Lý thuyết mục tiêu giá, nếu người dùng ichimoku sử dụng có thể thấy rằng, mốc giá của lý thuyết này đưa ra gần như tương ứng với các mốc fibonacci retracement, về trục y thì chắc nhiều bạn đã quen nên tôi sẽ không nói nhiều tôi chỉ tập trung nói về trục x (chu kỳ biến động giá). Lý thuyết thời gian, hay hiện nay được biết nhiều hơn với lý thuyết phân tích chu kỳ biến động giá. Trước khi đi sâu vào lý thuyết thời gian của ichimoku, mời các bạn đọc đoạn trích sau của cuốn sách giải mã trading phương Đông nói về chu kỳ như sau:
" Trong khoa học, triết học, đời sống, và thiên nhiên từ phương tây lẫn phương đông điều có các triết lý hay nguyên tắc vận động được nêu ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ toán học, sinh học, vật lý,... đến các thuật bói toán, ngũ hành, và các triết lý trong nhiều tôn giáo khác nhau như phật giáo, ấn độ giáo, thần đạo, lão giáo... Tất cả đều có nhắc đến ít nhiều về những quy luật vận động hay hiện nay được biết đến nhiều với các phát kiến và được trình bày rõ ràng với thuật ngữ chu kỳ vận động. Chu kỳ khoảng thời gian giữa hai lần lặp lại liên tiếp của một sự việc, hay thời gian để kết thúc một vòng quay. Khái niệm tính chu kỳ này được phân tích và giải thích rất rõ ràng như các chuyển động sóng (vật lý), các sóng phương trình lượng giác (toán học), nhịp sinh học (sinh học),... Chu kỳ trong khoa học nói chung và trong giao dịch tài chính nói riêng, đều được xác định bằng 3 yếu tố sau: Biên độ, thời gian, pha, và có 4 nguyên tắc chính là nguyên tắc cộng gộp, nguyên tắc hài hòa, nguyên tắc đồng thời, nguyên tắc cân đối. Những yếu tố cơ bản và những nguyên tắc trên đều được cấu thành chuyển động sóng Sin sóng điều hòa."
Theo lý thuyết như trên thì trong phân tích chu kỳ được chia thành 3 yếu tố cơ bản là biên độ, thời gian, phá.
  • Biên độ là chiều cao của sóng.
  • Thời gian là khoảng cách của hai đáy hoặc đỉnh trong một chu kỳ sóng.
  • Pha là điểm đỉnh hoặc đáy của sóng dao động (cũng có thể là đỉnh đáy của đường giá). Trên cùng một pha có thể xuất hiện nhiều chu kỳ khác nhau (tính đồng điệu). Những chu kỳ sóng này cho phép người phân tích phán đoán chuẩn hơn trong quá trình giao dịch.

alh4_googleusercontent_com_Z7ObnvGvp4W3PFgdm4lMbFTALhdhl1HKaSWffcce4e661355039c8aeca33ab0685b0.png

thực tiễn:
upload_2019-12-11_12-27-31.png

Về cơ bản các bạn có thể thấy đường giá có xu hướng chuyển động theo biên độ sóng sin

Quay trở lại với Ichimoku nếu các bạn để ý mây tương lại được hình thành bởi Span A, B thì các bạn có thể thấy những đám mây cũng có xu hướng hình thành như sóng sin vậy.
upload_2019-12-11_12-37-59.png

nếu các bạn chú ý vào span A có thể thấy được hướng di chuyển của sóng sin và span A tương tự với nhau từ các điểm đỉnh đáy và các sóng di chuyển.
Nếu đúng như vậy, ta có thể kết luận rằng, thuyết thời gian của ichimoku cũng tương tự với lý thuyết chu kỳ của phương tây. Nhưng khác nhau ở một điểm đó là Ichimoku chú trọng vào chu kỳ biến động là 9 (9,17,26, gần bằng với 9+9+9) vì vậy chỉ báo của ichimoku chỉ đúng với khi chu kỳ chuyển động của đường giá là 9.
Tiếp theo là phần lý thuyết thời gian của ichimoku thì hiện nay có khá ít sách hay tài liệu viết về phần này. Phần này khá dài nên mình sẽ chia sẻ tiếp sau. Nhưng có bản phần lý thuyết thời gian nói chung hay cả 3 lý thuyết nâng cao của ichimoku kết hợp nói riêng thì chính là phân tích kết hợp cả hai trục, trong đó lý thuyết thời gian phân tích các dạng chu kỳ khác nhau, các con số khác nhau chứ không phải chỉ tập trung vào ba con số chính là 9,17,26. phần sóng và phân mục tiêu giá, phân tích các dạng chuyển động sóng Sin như I V N.

Theo kinh nghiệm của tôi đánh giá, hệ thống thống ichimoku là một hệ thống đáng tìm hiểu và học hỏi vì nó đầy đủ cả 2 yếu tố cơ bản của phân tích kỹ thuật cần có, đó chính là phân tích trục x và phân tích trục y, nhưng những điều này cũng đồng nghĩa với việc là tiếp thu cũng như vận dụng hệ thống này một cách thành thạo thì rất khó.

Phần này tôi xin kết tại đây. Bài viết này chỉ mới phân tích hệ thống ichimoku theo 2 trục, những phần sau tôi sẽ viết kĩ hơn về pp giao dịch từng trục, hi vọng các bạn sẽ ủng hộ. Mọi thắc mắc hãy để lại cmt bên dưới tôi sẽ giải đáp.

Chân thành cám ơn mọi người đã đọc.
 

Đính kèm

  • upload_2019-12-11_12-22-41.png
    upload_2019-12-11_12-22-41.png
    380.3 KB · Xem: 2

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
99% indi Tây lông đều có biến thời gian trong đó mà bạn. Sao bạn nói ng ta k chú ý đến thời gian
 
99% indi Tây lông đều có biến thời gian trong đó mà bạn. Sao bạn nói ng ta k chú ý đến thời gian
Điều đầu tiên sai trong cmt bạn là đánh đồng yếu tố thời gian và chu kỳ biến động. điều mà bạn nói không hề sai, nhưng không đúng trong với phân tích chu kỳ biến động giá, từ là phân tích thời gian. vì sao indi lại phải có yếu tố thời gian vì đơn giản muốn viết ra một indi thì được viết từ điểm giá (có thể gọi là nến hoặc bất cứ biểu đồ nào tượng trưng cho đường giá) điểm giá này là điểm hội tụ của cả x,y vậy nên khi viết hay khi vẻ indi ra điều có yếu tố giời gian.

Indi mà đa số người sử dụng nhiều nhất mà yếu tố thời gian và có thể quy về gần nhất với chu kỳ biến động là MA, trong MA bạn để ý luôn luôn có thông số trung bình của số nến vd ema 9 thì là trung bình của 9 số nến. Thì con số 9 ở đây là thời gian, các mốc giá được MA trung bình lại là mục tiêu giá, có thể nói đúng hơn MA là đường cân bằng.

Nhưng điều quan trọng là đa số nhà phân tích và giao dịch chỉ chú ý đến đường giá đó mới là điều quan trọng, và từ đó cũng dẫn đến các tài liệu cũng như hiếm các hệ thống phân tích riêng về chu kỳ.
 
Mình cũng hóng phần tiếp theo, mong là qua những bài viết của bạn mình sẽ lĩnh ngộ dc Ichimoku.
Áp dụng được hay phân tích được đường giá với ichi , thì khá nhiều kiến thức và lý thuyết. Mình sẽ cố gắng chia sẻ + nói khái quát và đầy đủ nhất có thể. còn kinh nghiệm phân tích thì chắc phải nhìn chart phân tích nhiều mới hiệu quả được, nhất là phần timing.
 
Áp dụng được hay phân tích được đường giá với ichi , thì khá nhiều kiến thức và lý thuyết. Mình sẽ cố gắng chia sẻ + nói khái quát và đầy đủ nhất có thể. còn kinh nghiệm phân tích thì chắc phải nhìn chart phân tích nhiều mới hiệu quả được, nhất là phần timing.
Mình cũng đang mo mẫm về timing . Rất mong chờ phần của bác
 
Điều đầu tiên sai trong cmt bạn là đánh đồng yếu tố thời gian và chu kỳ biến động. điều mà bạn nói không hề sai, nhưng không đúng trong với phân tích chu kỳ biến động giá, từ là phân tích thời gian. vì sao indi lại phải có yếu tố thời gian vì đơn giản muốn viết ra một indi thì được viết từ điểm giá (có thể gọi là nến hoặc bất cứ biểu đồ nào tượng trưng cho đường giá) điểm giá này là điểm hội tụ của cả x,y vậy nên khi viết hay khi vẻ indi ra điều có yếu tố giời gian.

Indi mà đa số người sử dụng nhiều nhất mà yếu tố thời gian và có thể quy về gần nhất với chu kỳ biến động là MA, trong MA bạn để ý luôn luôn có thông số trung bình của số nến vd ema 9 thì là trung bình của 9 số nến. Thì con số 9 ở đây là thời gian, các mốc giá được MA trung bình lại là mục tiêu giá, có thể nói đúng hơn MA là đường cân bằng.

Nhưng điều quan trọng là đa số nhà phân tích và giao dịch chỉ chú ý đến đường giá đó mới là điều quan trọng, và từ đó cũng dẫn đến các tài liệu cũng như hiếm các hệ thống phân tích riêng về chu kỳ.
Mình từng vài năm Ichi rồi cũng đã đọc đủ triết lý nghe rất hay và giờ xài PA. Đã từng xem 1 bộ phim rất thích câu nói "Chúng ta là tầng lớp lao đông hãy chăm chỉ làm việc còn nhưng triết lý cao siêu là dành cho đám quý tộc".
 
Ichi mang tính học thuật, thảo luận cho vui, dùng nó kiếm tiền cũng ko hề đơn giản tý nào, timing thì rất hay nhưng có mấy người đủ kiên nhẫn và nhãn quang để nhìn đâu, và với người nhìn ra được thì chỉ cần 1 sma 2x là cũng ra đc timing rồi
 
Thích gọi là cân bằng thì là cân bằng thích gọi là MA thì là MA bản chất là con số trung bình cộng mà tính ra hoặc bạn thích dùng từ gì cao siêu trìu tượng hơn cũng OK.
đúng như bạn nói, người nhật họ gọi là cân bằng, còn phương tây họ gọi là trung bình, như nhau cả cũng chỉ là một cái tên, nhưng điểm khác nhau ở phần chỉ báo và MA là senkou span AB được đưa tới 26 nến mục đích để người phân tích sớm nhận ra được chu kỳ 9 nến biến đổi và chikou là đường line của đường giá được dời về 26 nến, là để so sanh với chu kỳ trong quá khứ với senkou span AB.
Đây là điều tôi muốn bạn hiểu từ đó mới áp dụng sử dụng được.
Điều bạn nhận định không sai nhưng có thể bạn hiểu bạn đang quá quan tâm vào mục tiêu giá mà coi thường chu kỳ hay timing biến đổi!!!
 
Ichi mang tính học thuật, thảo luận cho vui, dùng nó kiếm tiền cũng ko hề đơn giản tý nào, timing thì rất hay nhưng có mấy người đủ kiên nhẫn và nhãn quang để nhìn đâu, và với người nhìn ra được thì chỉ cần 1 sma 2x là cũng ra đc timing rồi
Uk bạn vì vậy, cũng có khá nhiều người học timing rồi lại cũng không nhìn được.
Nếu sài MA cũng được nhưng nó chuẩn khi bạn biết được rõ chu kỳ biến động của đường giá khi đó sài MA thì cũng như chỉ báo của ichi mà thôi. Khác biệt ở đây là senkou span AB và chikou mình có trả lời như bình luận trên
 
Mình từng vài năm Ichi rồi cũng đã đọc đủ triết lý nghe rất hay và giờ xài PA. Đã từng xem 1 bộ phim rất thích câu nói "Chúng ta là tầng lớp lao đông hãy chăm chỉ làm việc còn nhưng triết lý cao siêu là dành cho đám quý tộc".
Vậy bạn đang cho Ichi là thuộc tần lớp quý tộc cao siêu k với đến à.
Nếu bạn muốn học cái gì đó mới và muốn thành công với nó đầu tiên bạn phải có niềm tin, nếu nói theo phương tây là tự kỉ ám thị đó. Nếu bạn cho ichi thuộc tần lớp quý tộc cao siêu thì tất nhiên bạn cũng chẳng thể nắm rõ nó được đâu...
PA thì cũng đang sài song song với ichi hay nói cách khác ichi không thể thiếu nến, vì ichi là hệ thống được hình thành từ nến.
 
Mình từng vài năm Ichi rồi cũng đã đọc đủ triết lý nghe rất hay và giờ xài PA. Đã từng xem 1 bộ phim rất thích câu nói "Chúng ta là tầng lớp lao đông hãy chăm chỉ làm việc còn nhưng triết lý cao siêu là dành cho đám quý tộc".
ko nên có suy nghĩ như vậy bác, suy nghĩ vậy chẳng khác gì bác đóng cánh cửa tới tri thức mới của mình. tại sao bác nghĩ nó là cao siêu quý tộc, ai nói ai khẳng định, chứng minh ở đâu hay tất cả chỉ là do bác nghĩ mà thôi, biết đâu Ichi nó rất dân dã chỉ vì mình ko hiểu hết về nó
 
Mình cũng đang mo mẫm về timing . Rất mong chờ phần của bác
Phần chu kỳ khái quát ở bài viết là phần cơ bản nhất của timing đó bạn.
phần đó mình có đọc rồi, mình chỉ muốn biết mối liên quan giữa lý thuyết chu kỳ với lý thuyết sóng à bạn
bài viết tiếp theo mình sẽ cố khái quát nhất có thể về phần này. phần này hơi dài với lại có thêm vài sóng do mình viết thêm vào hệ thống ichi nên đang đăng ký bản quyền, nên chưa chia sẻ hết được.
 
Phần chu kỳ khái quát ở bài viết là phần cơ bản nhất của timing đó bạn.

bài viết tiếp theo mình sẽ cố khái quát nhất có thể về phần này. phần này hơi dài với lại có thêm vài sóng do mình viết thêm vào hệ thống ichi nên đang đăng ký bản quyền, nên chưa chia sẻ hết được.
ủa viết vào thôi mà cần gì phải đăng ký bản quyền vậy bạc ?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 308 Xem / 27 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,293 Xem / 84 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 16 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên