Giao dịch với Price Action - Xác định vùng supply demand bằng PA

Giao dịch với Price Action - Xác định vùng supply demand bằng PA

Giao dịch với Price Action - Xác định vùng supply demand bằng PA

Khánh Trình

Active Member
1,439
8,621
Một cách hay hơn để bạn đi tìm vùng kháng cự hỗ trợ quan trọng trên chart là sử dụng chính price action để đánh giá độ mạnh yếu của loại vùng này.

1. Tập trung vào các vùng giá quan trọng


Làm thế nào để bạn biết được vùng kháng cự hỗ trợ nào là vùng quan trọng trên chart?

Nếu không quan sát price action tại vùng kháng cự hỗ trợ, bạn có thể lựa chọn những cách sau đâu: sử dụng swing pivots, pivot points, các đường Fibonacci Levels hoặc volume signal để tìm ra các vùng quan trọng này. Hoặc bạn có thể tìm đường kháng cự hỗ trợ trong vùng hợp lưu.

Ví dụ bạn có thể sử dụng các điểm swing point để tìm vùng kháng cự hỗ trợ:

giao-dich-voi-price-action-xac-dinh-vung-supply-demand-bang-pa-traderviet.jpg

2. Đánh giá price action trong vùng supply demand


Bạn sẽ cần phát hiện các hành vi giá sau để chứng minh vùng kháng cự hỗ trợ bạn chọn là vùng có khả năng khiến giá đảo chiều:

Dấu hiệu chứng tỏ vùng hỗ trợ mạnh:
Khi thị trường đã tìm được một vùng hỗ trợ quan trọng, nó phải hình thành:
  • Các mô hình nến tăng.
  • Không có khả năng đóng cửa bên dưới vùng hỗ trợ.
  • Gia tăng volume tại vùng này.
  • Giá hình thành sideway mạnh.
Dấu hiệu chứng tỏ vùng kháng cự mạnh:
  • Các mô hình nến giảm.
  • Không có khả năng đóng cửa bên trên vùng kháng cự.
  • Gia tăng volume tại vùng này.
  • Giá hình thành sideway mạnh.
Bạn cần phải quan sát price action trong quá khứ, cũng như price action ở hiện tại để đánh giá thị trường một cách toàn diện. Nếu bạn thấy các dấu hiệu như trên xuất hiện càng nhiều, vùng mà bạn chọn sẽ có khả năng đảo chiều càng cao.

Mình sẽ tiếp tục lấy ví dụ từ chart trên để ví dụ các dấu hiệu này:

giao-dich-voi-price-action-xac-dinh-vung-supply-demand-bang-pa-traderviet-1.jpg

1. Volume tăng lên khi thị trường bắt đầu tiến vào vùng hỗ trợ. Đó là bằng chứng cho thấy lượng cầu gia tăng trên thị trường.
2. Mô hình nến tăng hình thành khi thị trường test các vùng hỗ trợ trên chart.
3. Thị trường không thể tiến sâu bên dưới vùng hỗ trợ, bằng chứng là không có nến nào đóng cửa bên dưới khu vực này.

3. Hãy giới hạn rủi ro của bạn


Một khi bạn đã tìm thấy các vùng kháng cự hỗ trợ quan trọng, hãy nhớ đến cụm từ "khả năng". Các vùng kháng cự hỗ trợ mà bạn dùng price action để đánh giá chỉ dự báo vùng đó có khả năng giá đảo chiều cao chứ không chắc chắn thị trường đảo chiều tại vùng này.

Vì thế, bạn phải giới hạn rủi ro của mình khi giao dịch. Sẽ có 2 cách để bạn vào lệnh với price action tại các vùng kháng cự hỗ trợ.

Phương pháp 1: Đợi cho giá xác nhận vùng kháng cự hỗ trợ.


Bạn cần phải chờ đợi thị trường hình thành mô hình nến. Đây là bằng chứng tin cậy để giá đảo chiều kể từ đường kháng cự hỗ trợ. Sau đó, bạn sử dụng stop order đặt sau mô hình nến để vào lệnh.

Một khi bạn vào lệnh theo cách này bạn sẽ vào lệnh trễ hơn, vì phải chờ mô hình nến hoàn thành, nhưng điều này cũng cứu bạn khỏi những lệnh sai không cần thiết. Một khi bạn đã cảm thấy quen với việc sử dụng stop order, bạn có thể chuyển sang sử dụng Limit Order để có lợi thế về tỉ lệ lời lỗ.

Phương pháp 2: Trade sớm hơn và rủi ro hơn bằng Limit Order


Nếu bạn muốn vào lệnh sớm (mà không cần đợi mô hình nến xác nhận), bạn sẽ sử dụng Limit Order để vào lệnh, nhưng hãy lưu ý đặt stop loss gần hơn vì chắc chắn dùng Limit Order Trader sẽ thua lỗ nhiều hơn.

Phương pháp này chỉ được sử dụng một khi bạn đã:
  • Tự tin với trạng thái của vùng kháng cự hỗ trợ => bạn chắc chắn giá sẽ đảo chiều tại vùng này.
  • Bạn không chắc với khả năng giá sẽ đi xa sau khi đảo chiều, do đó bạn đặt limit order để có lợi thế tốt về tỉ lệ lời lỗ.
Cũng lấy ví dụ minh họa với chart như trên, vùng hỗ trợ lúc này trông rất đáng tin cậy. Vì thế, bạn tự tin cho rằng vùng hỗ trợ này sẽ ngăn cản giá giảm sâu hơn.

giao-dich-voi-price-action-xac-dinh-vung-supply-demand-bang-pa-traderviet-2.jpg

Tuy nhiên, một khi thị trường đã giảm điểm mạnh, bạn vào lệnh mua (tại vị trí mũi tên đầu tiên) thì vẫn đang đi ngược so với momentum của thị trường. Sẽ không khôn ngoan nếu bạn đặt take profit xa hơn khi vào lệnh ở vùng này. Vì thế, tốt nhất nên sử dụng limit order để có tỉ lệ lời lỗ tốt hơn.

Tóm lại, khi bạn xác định vùng kháng cự hỗ trợ hãy chú ý thông tin mà price action cung cấp cho bạn:
  • Lực cầu có khả năng vượt cung khi giá đến vùng hỗ trợ?
  • Lực cung có khả năng vượt cầu khi giá đến vùng kháng cự?
  • Những mô hình nến nào thông báo cho bạn rằng vùng kháng cự hỗ trợ đó là vùng vững chắc?
Đừng sử dụng các định nghĩa đơn giản về vùng kháng cự hỗ trợ. Hãy dành thời gian để nghiên cứu price action và quan sát xem thị trường đang muốn kể cho bạn nghe điều gì, đặc biệt tại thời điểm giá đã tiến vào các vùng kháng cự hỗ trợ.

Tham khảo TSR
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
E thì lại thấy khác, Volume đều tăng trong cả hai trường hợp phá cản hoặc quay đầu, thường khi phá sẽ tăng cao hơn vì cả 2 bên đều cố gắng giữ lợi thế của mình làm tổng Volume tăng mạnh..
 
E thì lại thấy khác, Volume đều tăng trong cả hai trường hợp phá cản hoặc quay đầu, thường khi phá sẽ tăng cao hơn vì cả 2 bên đều cố gắng giữ lợi thế của mình làm tổng Volume tăng mạnh..

Vậy nên bạn mới cần phải có các điều kiện thêm vào như mô hình nến để xác nhận
 
Mình thấy rằng ở khung thời gian nhỏ, bất kỳ một đường ngang ngẫu nhiên nào cũng có thể là hỗ trợ, và là hỗ trợ yếu. Nhiều khi theo dõi M15 hay H1, mô hình đẹp, chuẩn, go long phát là bị đạp dúi dụi, lớ ngớ không để ý kháng cự cứng của Daily
 
PA trade tốt trên khung thời gian cao so với khung thời gian thấp, điều này đúng nhưng chưa đủ. Mình muốn hỏi bác như thế nào gọi là hiệu quả? Ý bác là tỉ lệ chính xác cao?
Chính là tỉ lệ chính xác đó, PA cũng như các cản động, rất dễ bị phá, nhưng e muốn biết tỉ lệ 9 xác bn %, được 50 không?
 
Chính là tỉ lệ chính xác đó, PA cũng như các cản động, rất dễ bị phá, nhưng e muốn biết tỉ lệ 9 xác bn %, được 50 không?
Bản chất của các ngưỡng supply, demand là khi có nhiều nhà giao dịch mua bán tại các ngưỡng này. Ở các khung thời gian nhỏ khối lượng giao dịch thấp, các ngưỡng này rất yếu, có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào dẫn tới nó không có giá trị trong phân tích.
Còn nếu bác cứ đòi hỏi phải tính ra % chính xác thì chẳng ai thống kê được, chỉ có tự giở lại chart mà đếm số lượng lớn rồi tự tính thôi.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 48 Xem / 24 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 17 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 956 Xem / 47 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,900 Xem / 80 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,688 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 352 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên