Chứng khoán phái sinh - Hợp đồng chênh lệch (CFD) là gì?

Chứng khoán phái sinh - Hợp đồng chênh lệch (CFD) là gì?

Chứng khoán phái sinh - Hợp đồng chênh lệch (CFD) là gì?

Thiên phúc

Active Member
26
95
Hợp đồng CFD hay còn gọi là Hợp đồng chênh lệch (A contract for differences - CFD) là một hợp đồng được thực hiện trong một hợp đồng tương lai, theo đó các khoản chênh lệch được thực hiện thông qua việc thanh toán bằng tiền mặt chứ không phải bằng việc giao hàng hóa hoặc chứng khoán.

Mục đích của hợp đồng CFD


muc-dich-uca-hop-dong-cfd.png

Hợp đồng CFD thường là một cách dễ dàng hơn để thanh toán, bởi vì cả lỗ và lời được trả bằng tiền mặt. CFD có thể mang đến những lợi ích lẫn rủi ro cho các nhà đầu tư khi sở hữu một chứng khoán mà không thực sự sở hữu nó.

CFD là một hợp đồng có thể được giao dịch giữa khách hàng và một nhà môi giới, là người đang trao đổi chênh lệch giá mở và giá đóng của một cổ phần, tiền tệ, hàng hóa hoặc index.

Cơ chế hoạt động của hợp đồng CFD


co-che-hoat-dong-cua-hop-dong-cfd.png

CCFD cho phép kiếm lời từ việc mua bán một loại tài sản mà không cần phải có nó để kiềm lời.
Ví dụ bạn đang chờ giá kim loại sẽ tăng trên thị trường và muốn mua 1000 cổ phiếu Freeport-McMoRan Copper & Gold Inc. (FCX), công ty sản xuất đồng lớn nhất thế giới. Bạn có thể mua cổ phiếu qua nhà môi giới, trả 50% giá trị cổ phiếu theo luật của FED, phần còn lại vay của nhà môi giới, ngoài ra thì phải trả thêm tiền môi giới.

ũng như vậy, nhưng nếu mua hợp đồng CFD 1000 cổ phiếu FCX. Để mua hợp đồng bạn chỉ cần đảm bảo số tiền nhỏ (2,5% của tổng giá trị cổ phiếu cho IFC Markets).

CFD dựa trên những yếu tố nào?


Một chỉ số số chứng khoán là một tài sản tài chính đại diện cho giá trị của một phần của thị trường chứng khoán. Một trong những chỉ số chứng khoán phổ biến nhất, ví dụ như S&P 500, đại điện cho hoạt động của 500 công ty hàng đầu giao dịch đại chúng trên thị trường chứng khoán Mỹ.

hop-dong-cfd-dua-tren-nhung-yeu-to-nao.jpg

Nếu bạn giao dịch US 500 CFD, bạn có thể xác định liệu chứng khoán nói chung của 500 công ty này sẽ tăng hay giảm, rồi đặt lệnh giao dịch phù hợp. Các CFD chỉ số khác bao gồm UK 100, US 30, US Tech 100, France 40, Europe 50, Germany 30, Hong Kong 40, Japan 225, và Australia 200.

Một tương lai hàng hoá là một tài sản tài chính đại diện cho một hợp đồng mua hoặc bán một khối lượng hàng hoá, như Platinum, đồng, hoặc dầu, tại một mức giá và ngày định trước. Vì giá cả của hàng hoá biến động theo thời gian dựa trên luật cung cầu, một tương lai hàng hoá cho phép trader đầu cơ trên biến động giá của hàng hoá đó.

hop-dong-cfd-la-gi-1.png

Ưu điểm của một hợp đồng CFD


CFD có tác dụng đòn bẩy cao hơn so với giao dịch truyền thống. Ngoài ra, thị trường CFD không bị ràng buộc bởi số vốn tối thiểu hoặc số lượng hạn chế của các giao dịch cho ngày giao dịch. Một nhà đầu tư có thể mở một tài khoản có ít nhất là $ 1.000. Thêm vào đó, vì CFD phản ánh các hoạt động của công ty, chủ sở hữu CFD nhận cổ tức bằng tiền mặt và tham gia vào việc chia tách cổ phiếu, điều này làm tăng lợi tức đầu tư của nhà đầu tư.

Hầu hết các nhà môi giới CFD đều cung cấp các sản phẩm trên tất cả các thị trường lớn trên thế giới. Traders có thể dễ dàng truy cập vào bất kỳ thị trường nào.

uu-diem-cua-hop-dong-cfd.png

Thị trường CFD thường không có các quy tắc bán hàng trong ngắn hạn. Một công cụ có thể bị rút lại bất cứ lúc nào. Vì không có quyền sở hữu tài sản cơ bản nên không có chi phí đi vay mượn. Ngoài ra, rất ít hoặc không có lệ phí nào được tính khi giao dịch CFD. Các công ty môi giới kiếm tiền từ traders trả tiền cho khoảng chênh lệch. Một trader trả giá ask khi mua, và lấy giá bid khi bán. Tùy thuộc vào sự biến động của tài sản cơ bản làm mức chênh lệch nhỏ hoặc lớn.

Nhược điểm của hợp đồng CFD


Kể từ khi thị trường CFD không được quy định chặt chẽ, tín nhiệm của nhà môi giới dựa trên uy tín hơn là kinh nghiệm hoặc vị trí tài chính. Bởi vì mỗi ngày một trader chịu chi phí của vị thế mua, một CFD không thích hợp cho giao dịch mua và nắm giữ hoặc các vị trí dài hạn.

Nguồn Investopedia
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Hợp đồng chênh lệch - A contract for differences (CFD) là một hợp đồng được thực hiện trong một hợp đồng tương lai, theo đó các khoản chênh lệch được thực hiện thông qua việc thanh toán bằng tiền mặt chứ không phải bằng việc giao hàng hóa hoặc chứng khoán. Đây thường là một cách dễ dàng hơn để thanh toán, bởi vì cả lỗ và lời được trả bằng tiền mặt. CFD có thể mang đến những lợi ích lẫn rủi ro cho các nhà đầu tư khi sở hữu một chứng khoán mà không thực sự sở hữu nó.

CFD là một hợp đồng có thể được giao dịch giữa khách hàng và một nhà môi giới, là người đang trao đổi chênh lệch giá mở và giá đóng của một cổ phần, tiền tệ, hàng hóa hoặc index.

Ưu điểm của một hợp đồng chênh lệch


CFD có tác dụng đòn bẩy cao hơn so với giao dịch truyền thống. Ngoài ra, thị trường CFD không bị ràng buộc bởi số vốn tối thiểu hoặc số lượng hạn chế của các giao dịch cho ngày giao dịch. Một nhà đầu tư có thể mở một tài khoản có ít nhất là $ 1.000. Thêm vào đó, vì CFD phản ánh các hoạt động của công ty, chủ sở hữu CFD nhận cổ tức bằng tiền mặt và tham gia vào việc chia tách cổ phiếu, điều này làm tăng lợi tức đầu tư của nhà đầu tư.

Hầu hết các nhà môi giới CFD đều cung cấp các sản phẩm trên tất cả các thị trường lớn trên thế giới. Traders có thể dễ dàng truy cập vào bất kỳ thị trường nào.


Thị trường CFD thường không có các quy tắc bán hàng trong ngắn hạn. Một công cụ có thể bị rút lại bất cứ lúc nào. Vì không có quyền sở hữu tài sản cơ bản nên không có chi phí đi vay mượn. Ngoài ra, rất ít hoặc không có lệ phí nào được tính khi giao dịch CFD. Các công ty môi giới kiếm tiền từ traders trả tiền cho khoảng chênh lệch. Một trader trả giá ask khi mua, và lấy giá bid khi bán. Tùy thuộc vào sự biến động của tài sản cơ bản làm mức chênh lệch nhỏ hoặc lớn.

Nhược điểm của hợp đồng chênh lệch


Kể từ khi thị trường CFD không được quy định chặt chẽ, tín nhiệm của nhà môi giới dựa trên uy tín hơn là kinh nghiệm hoặc vị trí tài chính. Bởi vì mỗi ngày một trader chịu chi phí của vị thế mua, một CFD không thích hợp cho giao dịch mua và nắm giữ hoặc các vị trí dài hạn.

Nguồn Investopedia
bạn có thể viết rõ hơn xíu được hông, mình đọc 4 lần vẫn k hiểu ==!
 
Hợp đồng chênh lệch, hay CFD (Contract for Difference), là một thỏa thuận giữa hai bên, giữa "người mua" và "người bán", trao đổi chênh lệch giá mở và giá đóng hợp đồng của một tài sản. Dụng cụ này phổ biến vì để giao dịch nó, các nhà đầu tư không cần phải sở hữu tài sản thực. Các quan sát cho thấy một lượng lớn các nhà đầu tư thích giao dịch CFD hơn các dụng cụ tài chính khác.
Ăn theo sự chênh lệch do biến động giá đó bạn. Thường giao dịch này không phải giao dịch bằng hàng hóa thật.. giống thị trường ảo vậy đó... khi thấy mình đag lời đủ rồi hoặc lỗ quá nhiều thì đóng giao dịch và hưởng/ trả khoảng chênh lệch đó... và thay đổi vị thế của mình..
 
Hợp đồng chênh lệch, hay CFD (Contract for Difference), là một thỏa thuận giữa hai bên, giữa "người mua" và "người bán", trao đổi chênh lệch giá mở và giá đóng hợp đồng của một tài sản. Dụng cụ này phổ biến vì để giao dịch nó, các nhà đầu tư không cần phải sở hữu tài sản thực. Các quan sát cho thấy một lượng lớn các nhà đầu tư thích giao dịch CFD hơn các dụng cụ tài chính khác.
Ăn theo sự chênh lệch do biến động giá đó bạn. Thường giao dịch này không phải giao dịch bằng hàng hóa thật.. giống thị trường ảo vậy đó... khi thấy mình đag lời đủ rồi hoặc lỗ quá nhiều thì đóng giao dịch và hưởng/ trả khoảng chênh lệch đó... và thay đổi vị thế của mình..
bạn cho mình xin 1 ví dụ được k?
 
Hợp đồng chênh lệch, hay CFD (Contract for Difference), là một thỏa thuận giữa hai bên, giữa "người mua" và "người bán", trao đổi chênh lệch giá mở và giá đóng hợp đồng của một tài sản. Dụng cụ này phổ biến vì để giao dịch nó, các nhà đầu tư không cần phải sở hữu tài sản thực. Các quan sát cho thấy một lượng lớn các nhà đầu tư thích giao dịch CFD hơn các dụng cụ tài chính khác.
Ăn theo sự chênh lệch do biến động giá đó bạn. Thường giao dịch này không phải giao dịch bằng hàng hóa thật.. giống thị trường ảo vậy đó... khi thấy mình đag lời đủ rồi hoặc lỗ quá nhiều thì đóng giao dịch và hưởng/ trả khoảng chênh lệch đó... và thay đổi vị thế của mình..
nếu k có tài sản định giá thì giống như kiểu cá cược phải không, còn phần giá giao dịch thì lấy theo giá của tài sản định giá trị?
 
CFD – Contract For Difference (Hợp đồng Chênh lệch) là một thỏa thuận giữa song phương tham gia về vấn đề chênh lệnh giá trị của một tài sản cụ thể nào đó.
Khi hợp đồng đáo hạn, hoặc là khi bên ký kết quyết định đóng vị trí, người bán sẽ trả cho người mua mức chênh lệch giữa giá hiện tại và giá khi mở vị trí, nếu giá của tài sản cụ thể tăng lên. Hoặc ngược lại, nếu giá của tài sản cụ thể giảm đi, và mức chênh lệch giữa giá hiện tại và giá ban đầu bị âm, thì người mua phải trả mức chênh lệch cho người bán.
CFD là một dạng phái sinh cho phép các nhà giao dịch tìm kiếm lợi nhuận từ sự biến động của các tài sản khác nhau. Đồng thời, do linh hoạt hơn và dễ tiếp cận hơn, hợp động chênh lệch cung cấp một số lợi thế hơn so với lúc trực tiếp giao dịch tải sản cụ thể.
Hợp đồng CFD có thể được phái sinh dựa trên rất nhiều tài sản khác nhau, trong đó có ngoại tệ và CFD dựa trên tài sản ngoại tệ thường được mọi người gọi với cái tên là Forex.
CFD cho những tài sản khác ngoài Forex như: trái phiếu, cổ phiếu, chỉ số chứng khoán index, ETF (xem thêm ETF là gì? ), bất động sản, cà phê, ca cao, ngũ cốc, vàng, bạc, kim loại…
CFD ra đời với mục đích chính là hưởng phần lợi nhuận chênh lệch
 
chắc các bạn cugx hiểu chứng khoán phái sinh.. giá bid ask đồ chứ...
trên giao dịch thì các tài sản cơ bản..... nhưng mục đích chỉ để hưởng chênh lệch giá thôi.. chứ khi nhận thì k nhận các tài sản đó mà chỉ nhận tiền mặt thôi
 
Đơn giản thế này các cụ
Chúng ta giao dịch vàng
Có 2 cách trade là giao dịch vàng thật và giao dịch vàng CFD
Giao dịch vàng dạng hợp đồng tương lai thật thì đến ngày X trong tương lai, chúng ta phải nộp full tiền để nhận số vàng chúng ta đã đặt lệnh mua
Giao dịch vàng dạng CFD thì đến ngày X trong tương lai, chúng ta sẽ được trả tiền (hoặc mất tiền) cho cái mức chênh lệch kể từ điểm chúng ta đặt lệnh so với mức giá vào ngày X.
CFD nó chỉ tính toán trên chênh lệch giá để trade thôi, tức là nó mượn cái giá là mốc để trade, chứ không có sản phẩm nào được giao cả.
 
Đơn giản thế này các cụ
Chúng ta giao dịch vàng
Có 2 cách trade là giao dịch vàng thật và giao dịch vàng CFD
Giao dịch vàng dạng hợp đồng tương lai thật thì đến ngày X trong tương lai, chúng ta phải nộp full tiền để nhận số vàng chúng ta đã đặt lệnh mua
Giao dịch vàng dạng CFD thì đến ngày X trong tương lai, chúng ta sẽ được trả tiền (hoặc mất tiền) cho cái mức chênh lệch kể từ điểm chúng ta đặt lệnh so với mức giá vào ngày X.
CFD nó chỉ tính toán trên chênh lệch giá để trade thôi, tức là nó mượn cái giá là mốc để trade, chứ không có sản phẩm nào được giao cả.
à em hiểu rồi, vậy là giao dịch FX trên các MT4 thông qua các broker thì mình đang giao dịch CFD rồi!
 
Vậy thì khi giao dịch CFD (ví dụ cổ phiếu) thì mình có cần quan tâm cổ phiếu CFD đó lượng giao dịch ngày là CAO hay THẤP hay không? Ý mình là có cần đến thanh khoản của cổ phiếu CFD không? Xin cảm ơn!
 
Vậy thì khi giao dịch CFD (ví dụ cổ phiếu) thì mình có cần quan tâm cổ phiếu CFD đó lượng giao dịch ngày là CAO hay THẤP hay không? Ý mình là có cần đến thanh khoản của cổ phiếu CFD không? Xin cảm ơn!
Bác nhìn volume của thằng cổ phiếu thật ấy. CFD nó lấy giá để đáh cược thôi.
 
Vậy thì khi giao dịch CFD (ví dụ cổ phiếu) thì mình có cần quan tâm cổ phiếu CFD đó lượng giao dịch ngày là CAO hay THẤP hay không? Ý mình là có cần đến thanh khoản của cổ phiếu CFD không? Xin cảm ơn!
Trên MT4 khối lượng ko có ý nghĩa gì cả.
Còn giao dịch trên sàn có mua bán khớp lệnh giữa các nhà đầu tư thì có người bán thì mới mua được và ngược lại.
Vd giao dịch bitcoin. Trên các sàn trung gian mua bán thì ngừoi bán và người mua khớp lệnh để tạo giá thị trường, khó mà mua/bán cùng 1 giá nếu khối lượng lớn.
Còn giao dịch bitcoin trên MT4 thì thích đặt khối lượng bao nhiêu giá nào cũng khớp cả(tẤt nhiên còn phụ thuộc vào setup của sàn). Hãy coi sàn là nhà cái cho dễ hiểu. Mua bán trên mt4 ko tác động đến giá của thị trường thật.
 
Trên MT4 khối lượng ko có ý nghĩa gì cả.
Còn giao dịch trên sàn có mua bán khớp lệnh giữa các nhà đầu tư thì có người bán thì mới mua được và ngược lại.
Vd giao dịch bitcoin. Trên các sàn trung gian mua bán thì ngừoi bán và người mua khớp lệnh để tạo giá thị trường, khó mà mua/bán cùng 1 giá nếu khối lượng lớn.
Còn giao dịch bitcoin trên MT4 thì thích đặt khối lượng bao nhiêu giá nào cũng khớp cả(tẤt nhiên còn phụ thuộc vào setup của sàn). Hãy coi sàn là nhà cái cho dễ hiểu. Mua bán trên mt4 ko tác động đến giá của thị trường thật.
Xin cảm ơn! Vậy khi mình giao dịch CFD, làm sao mình có thể phân biệt giữa CFD giao dịch qua sàn hay là Broker là nhà cái? Ý mình hỏi cụ thể hơn là: Làm sao phân biệt lệnh của mình nhà cái ôm hết hay là đẩy lên các sàn trung gian (mua/bán theo cung cầu)?
 
Xin cảm ơn! Vậy khi mình giao dịch CFD, làm sao mình có thể phân biệt giữa CFD giao dịch qua sàn hay là Broker là nhà cái? Ý mình hỏi cụ thể hơn là: Làm sao phân biệt lệnh của mình nhà cái ôm hết hay là đẩy lên các sàn trung gian (mua/bán theo cung cầu)?
Giao dịch của retail traders như chúng ta thì lệnh chỉ vô server của broker. Chấm hết.
Rồi từ đây, việc đẩy lệnh hay giữ lệnh là công việc quản lý rủi ro của broker. Đẩy lệnh không phải đẩy ra thị trường mà đẩy tới nhà cung cấp thanh khoản lớn hơn (nhà cái lớn hơn) sẽ chuyên nhận lệnh từ các broker.
Ôm lệnh và đẩy lệnh là 2 nghiệp vụ chính của broker. Vậy nên điều chúng ta quan tâm là độ uy tín của broker là lượng khách hàng lớn hoặc đăng kí ở các tổ chức lớn như NFA, FCA, ASIC và chơi đẹp (không có hạn chế trong trading).
Điều quan trọng không phải chúng ta deposit bao nhiêu mà là chúng ta thắng bao nhiêu. Nếu định thắng 100k, 1.000k thì nên thắng ở nhiều broker. Thắng ở 1 sàn thì sẽ có vấn đề ngay (bất kể sàn nào). Còn thắng 5k,10k thì vô tư.
 
Giao dịch của retail traders như chúng ta thì lệnh chỉ vô server của broker. Chấm hết.
Rồi từ đây, việc đẩy lệnh hay giữ lệnh là công việc quản lý rủi ro của broker. Đẩy lệnh không phải đẩy ra thị trường mà đẩy tới nhà cung cấp thanh khoản lớn hơn (nhà cái lớn hơn) sẽ chuyên nhận lệnh từ các broker.
Ôm lệnh và đẩy lệnh là 2 nghiệp vụ chính của broker. Vậy nên điều chúng ta quan tâm là độ uy tín của broker là lượng khách hàng lớn hoặc đăng kí ở các tổ chức lớn như NFA, FCA, ASIC và chơi đẹp (không có hạn chế trong trading).
Điều quan trọng không phải chúng ta deposit bao nhiêu mà là chúng ta thắng bao nhiêu. Nếu định thắng 100k, 1.000k thì nên thắng ở nhiều broker. Thắng ở 1 sàn thì sẽ có vấn đề ngay (bất kể sàn nào). Còn thắng 5k,10k thì vô tư.
Câu trả lời rất tuyệt! Xin cám ơn bạn!
 
"Thêm vào đó, vì CFD phản ánh các hoạt động của công ty, chủ sở hữu CFD nhận cổ tức bằng tiền mặt và tham gia vào việc chia tách cổ phiếu, điều này làm tăng lợi tức đầu tư của nhà đầu tư."==>mình chưa hiểu,chơi CFD cũng được chia cổ tức hả các bạn?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 668 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 281 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên