System mới về Price Action - Trade like the pros !

System mới về Price Action - Trade like the pros !

System mới về Price Action - Trade like the pros !

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,302
Xin chào tất cả mọi người, tôi đã thận trọng chia sẻ một hệ thống trong một thời gian và vì một số lý do, một trong số lý do đó là khoảng thời gian cần thiết để chuẩn bị cho nó. Nhưng cuối cùng tôi cũng đã bắt đầu chủ đề này và chia sẻ phương pháp của tôi, đó là loại spin-off trong tài liệu The Inner Circle Trader. Ý tưởng của tôi bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các phương pháp của anh ấy, ngoại trừ việc tôi đã cố gắng giữ cho nó càng đơn giản càng tốt và đã thêm một số điều từ kinh nghiệm bản thân. Tôi không có ý muốn thương mại hóa công trình của người khác cũng như bán nó để lấy tiền. Nếu tôi gặp anh ấy, tôi sẽ cảm ơn anh ấy rất nhiều vì tất cả những tài liệu miễn phí của anh ấy mà tôi đã học được. Chỉ là tôi muốn cố gắng giúp ích và truyền cảm hứng cho anh em Trader - những người cần có một system mới mẻ và khác biệt.

Tóm lại, phần ăn tiền của hệ thống này là các mức hỗ trợ/kháng cự chính; Cung/cầu và mức Fibonacci. Nó cũng liên quan đến sự tương quan của các cặp tỷ giá và làm việc hiệu quả trên biểu đồ chỉ số USD Index để giúp xây dựng một sự gợi ý bullish or bearish (bias).

Ý tưởng đằng sau hệ thống này là tạo ra một ý tưởng trade dựa trên việc phân tích khung thời gian lớn và quyết định INTRADAY hoặc SCALPING.

Vì chúng ta sẽ trade các cặp chính (tập trung vào EURUSD & GBPUSD) nên chỉ số USD Index rất quan trọng đối với phân tích của chúng ta. Chúng tôi sẽ bắt đầu từ tiền đề: nếu chúng ta có 1 gợi ý tăng giá cho đồng đô la, tức là là RISK-OFF và vì thế các đồng ngoại tệ (Euro và Pound) sẽ giảm giá. Ngược lại, nếu chúng ta có 1 gợi ý giảm giá cho đồng đô la, tức là là RISK-ON và vì thế các đồng ngoại tệ (Euro và Pound) sẽ tăng giá.

Thêm nữa là có ba trạng thái thị trường: 1. Thị trường có xu hướng 2. Thị trường đảo chiều 3. Thị trường đi ngang.

Tùy thuộc vào chúng ta nhận định như thế nào sẽ có những cách khác nhau để tiếp cận.

Bắt đầu nào,



Các mức kháng cự & hỗ trợ (KSR):


Đầu tiên là các mức kháng cự & hỗ trợ dựa trên lịch sử giá chính là các mức mà tại đó giá thường xuyên phản ứng. Đây là những điều thú vị đối với các thị trường đang có xu hướng. Nó tạo ra một vùng giá mà chúng ta có thể sử dụng để đặt targets của mình. Các mức này có thể được duy trì, nhưng chúng có thể bị phá vỡ. Và rồi cuối cùng cũng bị phá vỡ. Hỗ trợ bị phá vỡ sẽ trở thành kháng cự nhưng sẽ ít có khả năng giữ ngưỡng kháng cự hơn là với vai trò là ngưỡng hỗ trợ. Hơn nữa, một mức độ hỗ trợ hoặc kháng cự bị test càng nhiều lần, càng có bền vững (ngoại trừ trong những lúc đặc biệt sẽ được bàn luận sau).

Chúng ta có thể xác định các mức KSR trong lịch sử giá qua các đỉnh/đáy cũ và nó "cố định" trên đồ thị; Đỉnh cũ, đáy cũ (của ngày hôm trước, tháng trước, USDCAD có đáy vào 14/5/2015,...). Vì lý do có một điều gì đó hay ai đó ngăn thị trường không bị giảm qua mức cản đó. Đó là logic thông thường.

Thường thường thì tôi thích vẽ đường ngang tại giá đóng hoặc mở cửa của cây nến khi để làm mức KSR, bởi vì vẽ tại đuôi nến thường bị fakeout và không có ý nghĩa gì trong trường hợp phân tích price action trong tương lai.

Thứ hai, một loại KSR khác, mức KRS tâm lý (00, 20, 50, 80) - những điều này để tự giải thích.

Vùng cung - cầu:


Không giống như KSR mà đây là một vùng trên đồ thị chứ không phải là một mức cụ thể nào. Những vùng này sẽ là nơi xoay chiều của thị trường và cũng là nơi mà tôi thường mong đợi đảo chiều xu hướng. Chúng ta nên trade ở các khung thời gian cao hơn, bởi vì ngay cả khi sự đảo chiều chỉ diễn ra trong thời gian ngắn ngủi, nó cũng đảm bảo cho chúng tôi kiếm một vài pips trong ngày. Nếu chưa thành thạo, bạn có thể gặp khó khăn trong việc phát hiện ra những vùng cung - cầu của giá. Đừng lo, một khi bạn chịu tìm chúng, chúng sẽ hiện ra trước mắt bạn.

Điều cơ bản để phát hiện ra chúng là bạn hãy nhìn vào cây nến giảm cuối cùng trước khi giá bắt đầu tăng HOẶC cây nến tăng cuối cùng trước khi giảm. Đó là nơi bạn có thể kỳ vọng tìm người mua hoặc người bán.



Các mức Fibonacci:


Về cơ bản, các mức fibo retracement là gì mà tôi (từng sử dụng) sử dụng để vào lệnh. Nó đơn giản là một cách để xác định khu vực vào lệnh khả thi có thể sẽ hiệu quả (giữ) và cho phép chúng ta đặt stop loss chặt. Tôi cố gắng vào lệnh quanh mức 61.8, 78.6 hoặc trung bình [(61.8 + 78.6) / 2 = 70.2]. Tôi cũng xem xét đến mức 50.0% bởi vì giá thường phản ứng khi chạm vào mức này. Cái khó là chúng ta phải biết kẻ ở vùng giá nào cho đúng.
Đây sẽ là kho vũ khí của chúng ta trong việc thực hiện phân tích kỹ thuật.

VÀO LỆNH:


Có nhiều cách để chúng ta có thể làm việc này. Chúng ta sẽ phải tuân thủ một vài tiêu chí.

Tiêu chí vào lệnh BUY: Giá nằm bên dưới hoặc gần Daily Open Line. Tại khung thời gian lớn, giá hướng lên và mở rộng ra, chờ giá rớt xuống và tìm đáy trong ngày (Daily Low). Vào lệnh BUY khi giá test vùng cầu hoặc chạm các mức fibonacci đã đề cập phía trên.

Tiêu chí vào lệnh SELL: Giá nằm bên trên hoặc gần Daily Open Line. Tại khung thời gian lớn, giá hướng xuống và mở rộng ra, chờ giá tăng và tìm đỉnh trong ngày (Daily High). Vào lệnh SELL khi giá test vùng cung hoặc chạm các mức fibonacci đã đề cập phía trên.
EURUSDH4.png

EURUSDM15.png

Theo WDays - www.forexfactory.com
Phần cập nhật thêm:
  1. Dollar index
  2. Dollar-foreign currency correlation
  3. Accumulation explained
  4. Supply (and demand) explained
  5. Market Structure
  6. Entry type 1 - during accumulation
  7. Entry type 2 - wider range
  8. The method - further explained
  9. The area within the area
  10. A few hindsight entry examples on EU
  11. Recap on HTF analysis
  12. Timing and sessions
  13. Yields
Phần cập nhật sẽ được dịch lần lượt và bổ sung trong bài viết này. Mỗi lần mình sẽ bổ sung một ít cho đến khi hết. Xin cám ơn anh em !
 

Đính kèm

  • daily_open_line.mq4
    2.4 KB · Xem: 284
  • EURUSDM15.png
    EURUSDM15.png
    45.1 KB · Xem: 0

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
hôm trước vừa thấy bài này tren forexfactory, chả hiểu gì. Hóng bác
 

CẬP NHẬT !!!


1. THE DOLLAR

Chỉ số USD Index là thước đo cho chúng ta biết về rủi ro.
Giống như tôi đã nói, nếu đồng đô la đã sẵn sàng tăng giá, đó là lúc thị trường đang RISK-OFF (khá là cơ bản). Điều này sẽ dẫn đến EURUSD và GBPUSD giảm.

Nếu đồng USD sụt giảm, đó là lúc "Risk On!" Và chúng ta có thể mua đi đồng EUR và GBP.

Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ phải bắt đầu phân tích của chúng tôi trên biểu đồ USD Index ( DXY). Không có nhiều platform có biểu đồ DXY đâu, tôi đang sử dụng một tài khoản demo của một broker để sử dụng charts USD Index. Tôi không chắc liệu tôi có được phép giới thiệu mọi người về broker đó ở đây không, vì vậy các bạn tự google nó nhé. Biểu đồ USD Index cũng có thể được tìm thấy trên một số platform trên web.

Làm thế nào để chúng ta biết được hướng mà đồng đô la đang đi? Bằng cách thực hiện một số phân tích kỹ thuật trên biểu đồ Daily, H4 và tất nhiên thậm chí là H1! Mối tương quan ngược chiều giữa EURUSD và USDx là mạnh nhất, vì tỷ lệ EUR trong rổ tiền tệ cấu thành nên chỉ số USD Index chiếm phần lớn nhất. Tuy không chiếm tỷ trọng đáng kể như EUR, nhưng sự tương quan ngược chiều với USD Index cũng có thể sử dụng cho GBP và các đồng tiền khác.

Chúng ta sẽ làm gì với USD Index? Chúng ta sẽ xác định các mức kháng cự - hỗ trợ, vùng cung - cầu và trạng thái thị trường hiện tại (có trend, đảo chiều hay consolidating).

Tôi cũng sử dụng USD Index để biết giá trong ngày có thể đi bao xa, nhưng nó hơi phức tạp hơn một chút, tôi sẽ đề cập sau.

Theo WDAYS - www.forexfactory.com
 

CẬP NHẬT !!!


1. THE DOLLAR

Chỉ số USD Index là thước đo cho chúng ta biết về rủi ro.
Giống như tôi đã nói, nếu đồng đô la đã sẵn sàng tăng giá, đó là lúc thị trường đang RISK-OFF (khá là cơ bản). Điều này sẽ dẫn đến EURUSD và GBPUSD giảm.

Nếu đồng USD sụt giảm, đó là lúc "Risk On!" Và chúng ta có thể mua đi đồng EUR và GBP.

Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ phải bắt đầu phân tích của chúng tôi trên biểu đồ USD Index (DXY). Không có nhiều platform có biểu đồ DXY đâu, tôi đang sử dụng một tài khoản demo của một broker để sử dụng charts USD Index. Tôi không chắc liệu tôi có được phép giới thiệu mọi người về broker đó ở đây không, vì vậy các bạn tự google nó nhé. Biểu đồ USD Index cũng có thể được tìm thấy trên một số platform trên web.

Làm thế nào để chúng ta biết được hướng mà đồng đô la đang đi? Bằng cách thực hiện một số phân tích kỹ thuật trên biểu đồ Daily, H4 và tất nhiên thậm chí là H1! Mối tương quan ngược chiều giữa EURUSD và USDx là mạnh nhất, vì tỷ lệ EUR trong rổ tiền tệ cấu thành nên chỉ số USD Index chiếm phần lớn nhất. Tuy không chiếm tỷ trọng đáng kể như EUR, nhưng sự tương quan ngược chiều với USD Index cũng có thể sử dụng cho GBP và các đồng tiền khác.

Chúng ta sẽ làm gì với USD Index? Chúng ta sẽ xác định các mức kháng cự - hỗ trợ, vùng cung - cầu và trạng thái thị trường hiện tại (có trend, đảo chiều hay consolidating).

Tôi cũng sử dụng USD Index để biết giá trong ngày có thể đi bao xa, nhưng nó hơi phức tạp hơn một chút, tôi sẽ đề cập sau.

Theo WDAYS - www.forexfactory.com
cảm ơn bài viết của bác rất hay, các file cập nhật có cái nào bác post cho ae dùng với nhé
 
TraderViet xin phép đưa bài ra trang chủ để nhiều anh em được biết kiến thức hay của bác. Cảm ơn bác rất nhiều

Đợi có thời gian rảnh, em sẽ là thành viên tích cực của web này và sẽ có đóng góp cho anh em trader hơn:D.
Admin cho em hỏi làm thế nào để chỉnh sửa và bổ sung nội dung vào bài viết chính. Vì cập nhật các phần vào comment như vầy em sợ bị trôi bài, không tập trung cho anh em xem đầy đủ được. Em cảm ơn ạ !
 
các bác cho hỏi cái Daily Open Line

các bác cho em hỏi cái Daily Open Line là gì và dùng như tn ạ?

Hi bác, indicator này đơn giản chỉ là đánh dấu giá mở cửa đầu mỗi ngày bằng một đường ngang để giá hiện tại dễ so sánh. Cách dùng như thế nào thì trên bài viết có nói. Bác đọc kỹ lại nhé.
 
Hi bác, indicator này đơn giản chỉ là đánh dấu giá mở cửa đầu mỗi ngày bằng một đường ngang để giá hiện tại dễ so sánh. Cách dùng như thế nào thì trên bài viết có nói. Bác đọc kỹ lại nhé.
bác cho em hỏi cái, pp gd này chỉ phù hợp với gd ngắn hạn thôi hả bác, em thì ko có time nên chỉ gd từ h1 trở lên:D
 

CẬP NHẬT !!!


2. Dollar-foreign currency correlation

Đặt nó trong bối cảnh khi đồng USD đang tăng, đồng EUR và GBP sẽ giảm.
Như tôi đã nói, ma thuật là đây.

MetaTrader FOREX Ltd..png


Hãy đặt vào vùng được đánh dấu trên biểu đồ EURUSD.
H4 sẽ cho chúng ta biết chính xác nơi kỳ vọng về sự đảo chiều đó.

EURUSDH4.png


Theo WDAYS - www.forexfactory.com
-------
 
Chỉnh sửa lần cuối:

CẬP NHẬT !!!


3. Accumulation explained

Khi bạn nhận thức được những gì xung quanh và biết điều gì sẽ xảy ra, việc vào lệnh khá dễ dàng.

Bạn có hai cách bạn để vào lệnh. Hoặc là bạn liều lĩnh mua tại vùng hỗ trợ / bán tại vùng kháng cự, hoặc bạn chơi an toàn hơn bằng cách chờ đợi một cú hồi rõ ràng rồi mới vào lệnh.

Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý. Giá luôn thay đổi giữa ba chu kỳ: range - expansion - consolidation (Đoạn này mình không dịch ra tiếng Việt vì anh em Trader hẳn đã biết những thuật ngữ này, còn nếu chưa rõ anh em nhìn hình bên dưới nhé). Tôi thích suy nghĩ về giai đoạn đầu tiên là giai đoạn "tích lũy"; Trong giai đoạn tích lũy, người mua hoặc người bán đều đặt các vị thế mua bán từ từ, chứ không ồn ào. Một khi những lệnh đó đã được thiết lập hết, sẽ có sự biến động đột ngột trên thị trường và giá chuyển từ A sang B. Sau khi đạt đến điểm đích, nó sẽ sideway và consolidate, có lẽ hồi lại một chút trước đó.

Về mặt thời gian, chúng ta cần đợi thị trường ổn định. Vào lệnh trong khi thị trường đang trong quá trình tích lũy thì đơn giản và có thể làm được bằng cách sử dụng một fibonacci (có thể vào lệnh ở khoảng giữa vùng giá), chúng ta có thể vào lệnh tại các vùng supply & demand ở khung thời gian nhỏ hơn hoặc có thể chờ đợi một fakeout và vào lệnh theo một hướng khác.

Tôi hy vọng biểu đồ tự vẽ này của tôi đủ cho chúng ta hiểu.

diagram.png

Lưu ý, trong giai đoạn tích lũy, thị trường sẽ choppy, biến động và đi theo mọi hướng.

Chúng ta không cần quan tâm đến điều đó. Chúng tôi đã xây dựng một ý tưởng giao dịch cho khung thời gian cao hơn, chúng tôi tự tin rằng thị trường sẽ đi lên (xuống) ngày hôm nay. Chúng tôi đã đã xác định được trạng thái bullish hay beasrih và những biến động nhỏ nhặt đang diễn ra bên ngoài sẽ không thể ảnh hưởng đến chúng ta. Chúng tôi giữ vị thế mua bán của mình với một stoploss chặt (nhưng không quá chặt đến mức giá hit vào stoploss) ngay tại giai đoạn tích lũy và chúng ta chờ đợi giá từ giai đoạn tích lũy sang giai đoạn mở rộng (expansion). Sau đó, chúng ta chỉ việc cầm tiền bỏ vào túi. :D

Một yếu tố khác để giao dịch thành công là phải biết thời gian nào trong ngày để lên kế hoạch vào lệnh. Làm ơn không nên có bất kỳ giao dịch nào từ 10 pm GMT and 4am GMT trong phiên Âu hoặc phiên Mỹ, vì bạn có thể sẽ vô tình bị kẹt lại trong giai đoạn consolidating của thị trường. Còn phiên châu Á là khoảng thời gian mà cặp tiền chính sẽ consolidating.

Lưu ý những gì chúng ta vừa đọc ở trên là thị trường sẽ chuyển từ trạng thái tích lũy (accumulation) sang trạng mở rộng (expansion) rồi sang trạng thái consolidation. Điều này xảy ra cho tất cả các khung thời gian và các giai đoạn của thị trường. Cần lưu ý đến tầm quan trọng của thời điểm vào lệnh. Bạn nên giao dịch trong suốt thời gian đầu phiên London, vài giờ trước phiên New York bắt đầu và vài thời điểm nhạy cảm khác (6 am, 10 am, 12 am, 2:30-3:00 pm, 5 and 6 pm, 8 pm all GM). Đó là những khoảng thời gian trong ngày bạn có thể trông đợi giá biến động mạnh.
-------------------------

Hãy lấy cặp USDCAD làm ví dụ, một set up vào ngày 12/08/2016 GMT + 1 (CET).

Nửa đêm là lúc một ngày giao dịch mới bắt đầu trên MT4 của tôi. Cho đến khi thị trường Frankfurt mở cửa, tôi gọi đó là phiên Á. Trong thời gian đó, giá cả ổn định - nó chỉ giảm trong ngày trước đó, nó đã hồi lại và hiện đang consolidating trong im lặng. Chúng ta nên thận trọng, vì vậy chúng tôi không được hấp tấp trước khi chưa tìm ra được hướng đi hợp lý.

Chúng ta biết chúng ta nên kỳ vọng vào một ngày giảm giá thứ hai, giá sẽ đi xuống. Chúng ta phải vào lệnh sell. Bên trong khung đánh dấu màu xanh, chúng ta sẽ tìm kiếm một điểm vào hợp lý. Tôi đề nghị vào lệnh đó sau khi Frankfurt đã mở cửa.

USDCADM15.png


Và đây là cách sử dụng Fibonacci để tìm điểm vào lệnh chính xác:

entry.png


Với khoảng cách 15 pip stoploss ở phía trên đỉnh của giá tại phiên Á ... Vị trí này cho ra tỷ lệ R : R = 1:4 với điểm vào lệnh tại mức retracement 61.8%.

USDCADM15 (1).png


Phương pháp này đòi hỏi một chút chú ý bởi vì bạn phải linh hoạt chứ không thể máy móc theo kiểu "Khi màu xanh cắt màu đỏ và đi lên - mua, khi màu xanh cắt đỏ và đi xuống - bán.

Tuy nhiên, khi chúng ta muốn học cách trade một cách hợp lý và quan trọng hơn, chúng ta phải chuẩn bị và biết được điều gì sẽ xảy ra khi sự biến động bắt đầu. Việc vào lệnh là một phần đơn giản nhất, nhưng nó làm giết nhiều trader mới. 90% công việc phải được thực hiện trước lúc giao dịch. Chúng ta nên tập trung vào việc phân tích đồ thị của mình theo một cách rõ ràng để chúng ta biết chính xác điều gì đang diễn ra trên thị trường. Bằng cách đó, sự tự tin của chúng tôi sẽ tăng lên đến mức mà điểm vào lệnh không còn làm chúng ta fail nữa.

Qua thời gian, cuối cùng chúng ta sẽ có thể nhận ra sự việc trước khi xảy ra trên thị trường.
-------------------------

Nói về độ nhạy của thời gian, có vài ngày giao dịch trên thực tế tốt hơn so với những ngày còn lại!

Chẳng hạn, ngày thứ hai thường là choppy hơn và di chuyển hơn. Thứ ba, thứ tư và thứ năm giá chạy tốt hơn nhiều. Thường thì nến weekly sẽ phát triển trong suốt ba ngày đó. Thứ Sáu thì 50/50 ... Đôi khi bạn có thể thấy giá "ồn ào", đôi khi giá ngày thứ 6 choppy.

Điều này không có nghĩa là tất cả các ngày thứ hai là xấu hoặc rằng tất cả các ngày thứ ba là ok. Có những cơ hội lớn hơn cho những điều đó xảy ra vào những ngày đó.
-------------------------
Hành động giá hình thành như thế nào?

Và điều này xảy ra với bất kỳ cây nến nào trong bất kỳ khung thời gian nào.

20% thời gian đầu tiên, giá thường di chuyển ngược hướng với hướng dự định (chúng di chuyển ngược xu hướng), tại lúc này giá hình thành đỉnh hoặc đáy. Điều đó xảy ra vì một lý do: khi momentum đang suy yếu, nó cần nhiên liệu mới để đi tiếp. Điều này có nghĩa là thị trường sẽ tìm kiếm thanh khoản và đi vào vùng có cung hoặc cầu để lấy thêm thanh khoản. Một khi giá lấy đủ thanh khoản, nó sẽ quay trở lại giá mở cửa và bắt đầu đi từ đó.
Mỗi lần phạm vi được mở rộng đáng kể, sẽ có một khoảng thời gian dành cho consolidating (để xác nhận vùng giá mới đã được chinh phục). 20% thời gian cuối cùng được dành cho hoạt động hồi lại và consolidation.

Tôi đã cố gắng miêu tả nó với một biểu đồ một lần nữa ...

diagram2.png

Theo WDAYS - www.forexfactory.com
--------------------------
 

CẬP NHẬT !!!


4. Supply (and demand) explained

Chúng ta bắt đầu đánh dấu các vùng được quan tâm trên chart. Nhìn vào bất kỳ đồ thị Daily nào, và đánh dấu những điểm đảo chiều chủ chốt. Chúng ta để ý, giá đóng cửa và mở sẽ cùng với đuôi cây nến sẽ tạo thành 1 vùng. Khi giá chạy đến vùng này, chúng ta biết có cái gì đó hấp dẫn sẽ xảy ra. Hoặc nó sẽ đảo chiều hoặc tạo đà đi tiếp vì tất cả các lệnh (bất kể BUY hay SELL) đã tập trung chồng chất trên và dưới mức này.

Sau đó chúng ta chuyển sang đỉnh đáy gần nhất và xác định các khu vực cung và cầu, như hình bên dưới. Những khu vực này sẽ xoay hướng thị trường. Đây là cách nhận biết vùng cung cầu chủ chốt (key levels): vùng supply = vùng giữa đuôi và phần thân cây nến tăng cuối cùng tính từ cây nến giảm cao nhất. Vùng cầu tương tự như vậy. Ví dụ như hình bên dưới:

EURUSDH1.png


EURUSDM15.png


GBPJPYH1.png


Tại sao lại vẽ như vậy. Chúng ta cần càng chính xác càng tốt, vì vậy tôi thu hẹp khu vực nhạy cảm đó xuống vùng thân của cây nến. 99% giá sẽ vào thân nến, nhưng sẽ có những lúc giá sẽ chỉ chạm vào đuôi nến và quay đầu. Khi chúng ta đang trade, để không bị lỡ cơ hội, chúng ta sẽ nhắm bất cứ mục tiêu nào đến trước tiên như là một vùng cung - cầu khả thi (theo cách vẽ từ đuôi đến thân nến). Bằng cách đó chúng tôi sẽ không bỏ lỡ cơ hội.

Bây giờ chúng ta đã nhận ra các "key levels", các vùng cung và cầu tương ứng của nó (người bán hoặc người mua chờ đợi để long và short), chúng ta làm gì đây? Chúng ta kiểm tra để xem liệu có thể tìm thấy dấu vết tương tự như vậy trên các cặp tiền tương quan với cặp tiền chúng ta đang trade hay không. Khi nói đến EU và GU, chúng ta nhớ ngay đến USDx. Đó là lý do tại sao tôi viết bài USD Index trước bài này. Bây giờ là một điều cần ghi nhớ, sự tương quan ngược lại, có nghĩa là khi đồng USD tăng giá, EU và GU sẽ giảm và ngược lại.

Làm thế nào để chúng ta biết một mức cung - cầu nào đó sẽ giữ vững hoặc bị xuyên thủng? Vâng nếu chúng ta thấy một vùng cung cầu trên EU, nhưng USDx không có vùng nào cả, thì có khả năng vùng đó của EU sẽ bị break-out. Nếu chúng ta thấy có vùng cung - cầu mạnh trên biểu đồ USDx cũng như trên EU, thì khả năng đảo chiều sẽ tăng lên. Nếu USDx bị phá vỡ vùng cung cầu, thì sự việc tương tự sẽ diễn ra sau đó đối với EU / GU.

Khi xét đến điều gì là quan trọng, thì không có gì là quan trọng nhất hoặc ít quan trọng nhất. Mọi thứ đều quan trọng. Trading là một sự kết hợp của việc chuẩn bị tốt (phân tích trước mỗi phiên giao dịch), sự kiên nhẫn và kỹ năng quản lý tiền. Daily / H4 và phiên châu Á là hai thứ khác nhau, nhưng nó không loại trừ nhau, mà nó tương hỗ nhau. Chúng ta chuẩn bị cho các phiên giao dịch sử dụng khung thời gian cao hơn, bởi vì chúng ta không thể biết những gì market makers muốn gì chỉ bằng cách nhìn vào các khung thời gian nhỏ hơn (vì chủ yếu là tín hiệu nhiễu ). Chúng tôi không thể hy vọng có được một entry tốt, với một stoploss chặt khi chỉ sử dụng biểu đồ khung thời gian cao, vì vậy chúng tôi cần phải đi từ khung thời gian cao xuống thấp.

Phiên châu Á thường là thời điểm mà thị trường consolidate, hành động giá diễn ra trong phiên châu Á (đối với tôi, nó là khoảng thời gian giữa giờ mở cửa thị trường frankfurt và london, hoặc sau đó một chút) có thể cho chúng ta một điểm vào lệnh thích hợp, mà hầu hết thời gian sẽ là đỉnh hay đáy trong ngày. Lý tưởng nhất là chúng ta muốn vào lệnh SHORT khi giá nằm trên đường Daily Open Line và vào lệnh BUY khi giá nằm dưới đường Daily Open Line. (Như tôi đã trình bày concept này ở #1)

Cách xác nhận điểm vào lệnh chính là khả năng đánh giá đúng liệu thị trường sẽ tăng hay giảm, đơn giản như vậy thôi. Khi tôi có được một gợi ý (bias) về bullish hay bearish, tôi tin rằng tôi là đúng. Do đó tôi sẽ vào lệnh trong các giai đoạn thị trường nhất định (chủ yếu là khi nó đang đi ngang, hoặc tích lũy như chúng ta đã đọc trong các bài đăng trước).

Cho đến bây giờ, chúng ta có 2 cách vào lệnh. Một là vào lệnh trong giai đoạn consolidation với gợi ý dự trên việc phân tích thị trường. Hai là là vào lệnh trong giai đoạn sôi động hơn, khi có sự biến động gia tăng, và consolidation không còn kéo dài, nơi mà giá sẽ thường xuyên đi vào vùng cung - cầu trước khi bắt đầu đi tiếp. Còn lại một vài cách nữa, hy vọng chúng ta sẽ bàn luận trong thời gian sắp tới.

Theo WDAYS - www.forexfactory.com
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,660 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,517 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 395 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên