Có một rủi ro mới trên thị trường tiền tệ mang tên: “Các động thái can thiệp”

Có một rủi ro mới trên thị trường tiền tệ mang tên: “Các động thái can thiệp”

Có một rủi ro mới trên thị trường tiền tệ mang tên: “Các động thái can thiệp”

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,114
29,770
Nếu tiền mặt là vua thì USD chính là vua của các vị vua. Tất cả mọi thứ đều có thể được bán để thu về đồng bạc xanh. ING cho rằng có thể phải chờ đợi đén khi tốc độ lây nhiễm Covid-19 bắt đầu chậm lại thì mới có sự đảo ngược của hiện tượng trên. Ngoài ra, chúng ta cũng đã bắt đầu nghe đến sự can thiệp thị tường nhằm hóa giải sự hỗn hoạn, hoặc thậm chí là làm suy yếu USD. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về rủi ro đó.

Ai nói biến động đã chết?!


Trước thời điểm xảy ra dịch Covid-19, có nhiều nhận định rằng mức độ biến động vài năm trở lại đây của thị trường tiền tệ đang dần thu hẹp lại, nhưng sau đó mọi chuyện thay đổi một cách chóng mặt như những gì chúng ta đã thấy.

Bất chấp việc nhiều biện pháp quy mô lớn đã được đưa ra để giải quyết tình trạng hỗ loạn ở các thị trường tài trợ bằng đồng USD, đà tăng của nó vẫn không bị khuất phục. Thay vào đó, đà tăng ngày càng trở nên mất kiểm soát.

Mức độ biến động của USD từ 4-7% so với GBP và NOK (đồng Krone Na Uy) là cực kỳ hiếm thấy. Trong khi đó, mức độ biến động tiềm ẩn (implied volalitity) trong một tuần của USD/G9 trong phạm vi 15-25%, của USD/NOK ở mức 40% - là mức cao nhất mọi thời đại.

Các động thái giảm đòn bẩy và chuyển sang nắm giữ tiền mặt hàng loạt là những dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn, và sẽ có rất nhiều người đồng quan điểm rằng “tất cả rồi sẽ sụp đổ”.

3.png

Các nguyên tắc vĩ mô cơ bản ít có ảnh hưởng đến thị trường FX thời điểm hiện tại, thực sự đang có rất nhiều loại tiền tệ bị định giá thấp. Tuy nhiên việc cố gắng “bắt đáy” không phải là lựa chọn không ngoan trừ khi quá trình giảm đòn bẩy kể trên kết thúc.

Sự trượt giảm có ý nghĩa duy nhất hiện tại nằm ở các đồng tiền gắn chặt vào dầu mỏ - như NOK và RUB (đồng rúp Nga) đã giảm 8% so với USD – bởi các đợt bán tháo ồ ạt do giá dầu giảm sâu (tức là giảm vì dầu giảm chứ không phải do USD thiếu thanh khoản và bị đẩy lên cao).

Thị trường hỗ loạn = Can thiệp ngoại hối?


Thông thường, các NHTW thuộc nhóm G7 sẽ liên lạc với nhau ngay lập tức để thảo luận về những việc cần làm khi xuất hiện sự hỗn loạn trên thị trường. Họ có thể đưa ra một tuyên bố - tương tự như tuyên bố của Bộ tài chính Nhật - rằng họ đang theo dõi thị trường một cách cẩn thận và sẵn sàng hành động.

Và nếu họ hành động, họ sẽ làm gì?

Rõ ràng, nếu có một loại tiền tệ gây ra vấn đề và làm trầm trọng thêm việc bán tháo trên thị trường tài sản toàn cầu hiện tại thì đó chính là đồng USD. Liệu các nước khác sẽ phối hợp can thiệp ngoại hối để làm suy yếu đồng USD, liệu sẽ có thêm một Hiệp định Plaza* khác? Hiện tại, thật khó để kỳ vọng ECB (Châu Âu) hoặc BoJ (Nhật) tham gia vào hoạt động phối hợp can thiệp thị trường, làm tăng giá đồng nội tệ của họ trước Usd khi mà chính họ lại đang ở trong môi trường giảm phát (nội tệ tăng giá). Mặc dù ở một số góc độ, ECB có thể ít phản đối hơn.

Những người mong muốn can thiệp thị trường tiền tệ nhiều nhất chính là Nhà Trắng. USD quá mạnh – chỉ số USD index tính theo trọng số thương mại đã lên mức cao nhất mọi thời đại – sẽ gây rất nhiều bất lợi cho nước Mỹ.

1.png

Chỉ số Usd lên mức cao nhất mọi thời đại​

Nếu Bộ tài chính Mỹ quyết định “nhấn nút” can thiệp, họ có thể sẽ bán ra Usd và mua vào EUR và JPY – hai loại tiền tệ mà họ nắm giữ trong quỹ bình ổn, họ cũng có thể biện hộ rằng đang cung cấp thanh khoản Usd cho thị trường, thứ mà thị trường đang khát!

(*) Hiệp định Plaza (Plaza Accord) là thỏa ước tài chính được ký ngày 22/9/1985 lại khách sạn Plaza, New York, Mỹ, bởi nhóm G5 khi đó gồm Mỹ, Nhật, Đức, Anh và Pháp. Nhóm G5 đi đến thỏa thuận giảm giá đồng đô-la Mỹ so với đồng Yên Nhật và đồng Mác Đức (đơn vị tiền tệ của Cộng hòa liên bang Đức trước khi đồng Euro có hiệu lực) bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Nguồn: ING
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Ashraf Laidi tuần trước đã nói rồi, kiểu gì Mỹ cũng thao túng tiền tệ (1001 cách, bang cách trực tiếp, gián tiếp hoặc tung tin đồn) ~ làm suy yếu dollards khi có tin vê gói kích thích tài chính 700 ty -> 1k2 ty.
Khi cuối tuần ngóng gap up vàng đầu tuần mình khẳng định Trieu Tiên bắn tên lửa khg phai là nguyên nhân tăng giá vàng. Chính thằng Mỹ phá giá đồng dollards chứ khg ai khác.
Anh Trump đi tuýt còi các nước thao túng tiền tệ để đe dọa trừng phạt trong khi nước Mỹ thao túng ghê nhất. Tối nay còn tiếp diễn nhé!
 
Ashraf Laidi tuần trước đã nói rồi, kiểu gì Mỹ cũng thao túng tiền tệ (1001 cách, bang cách trực tiếp, gián tiếp hoặc tung tin đồn) ~ làm suy yếu dollards khi có tin vê gói kích thích tài chính 700 ty -> 1k2 ty.
Khi cuối tuần ngóng gap up vàng đầu tuần mình khẳng định Trieu Tiên bắn tên lửa khg phai là nguyên nhân tăng giá vàng. Chính thằng Mỹ phá giá đồng dollards chứ khg ai khác.
Anh Trump đi tuýt còi các nước thao túng tiền tệ để đe dọa trừng phạt trong khi nước Mỹ thao túng ghê nhất. Tối nay còn tiếp diễn nhé!
bọn nói đạo lý thường thế, này thì không thao túng tiền tệ, này thì thị trường tự điều tiết, bàn tay vô hình...:rolleyes: cháy nhà mới ra mặt chuột
 
Ashraf Laidi tuần trước đã nói rồi, kiểu gì Mỹ cũng thao túng tiền tệ (1001 cách, bang cách trực tiếp, gián tiếp hoặc tung tin đồn) ~ làm suy yếu dollards khi có tin vê gói kích thích tài chính 700 ty -> 1k2 ty.
Khi cuối tuần ngóng gap up vàng đầu tuần mình khẳng định Trieu Tiên bắn tên lửa khg phai là nguyên nhân tăng giá vàng. Chính thằng Mỹ phá giá đồng dollards chứ khg ai khác.
Anh Trump đi tuýt còi các nước thao túng tiền tệ để đe dọa trừng phạt trong khi nước Mỹ thao túng ghê nhất. Tối nay còn tiếp diễn nhé!
Trump trẻ trâu lắm
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,390 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,052 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 342 Xem / 21 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 260 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 113 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 147 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 235 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên