Tổng hợp các cách thức giao dịch hiệu quả với chỉ báo huyền thoại Bollinger Bands - Phần 2

Tổng hợp các cách thức giao dịch hiệu quả với chỉ báo huyền thoại Bollinger Bands - Phần 2

Tổng hợp các cách thức giao dịch hiệu quả với chỉ báo huyền thoại Bollinger Bands - Phần 2

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,070
29,700
Tiếp nối phần giới thiệu tuần trước, hôm nay mình sẽ đề cập chi tiết về từng chiến lược giao dịch với công cụ Bollinger Bands.

Chiến lược 1: Mô hình hai đáy với Bollinger Bands


Chiến lược giao dịch phổ biến đầu tiên với Bollinger Bands liên quan đến mô hình hai đáy. Đáy đầu tiên thường khá rõ ràng về volume (khối lượng giao dịch) và hình dạng đáy vùng giá hồi về. Mức cao của đợt hồi giá này thường được xem như là mức kháng cự đầu tiên trong quá trình giá chuẩn bị đảo chiều để chuyển đến những mức giá cao hơn.

Sau khi quá trình hồi giá bắt đầu, giá sẽ có xu hướng quay lại để retest các mức giá thấp gần nhất đã được thiết lập trước đó nhằm kiểm tra độ mạnh của áp lực bán tại mức đáy này.

Rất nhiều Bollinger Bands Trader tìm kiếm những thanh giá retest này nằm ở bên trong bands dưới của Bollinger bands. Điều này cho thấy áp lực bán đã đi đến hồi kết và có sự chuyển hướng kiểm soát từ bên bán sang bên mua. Anh em cũng cần chú ý đến khối lượng giao dịch, tốt nhất là có một sự sụt giảm đột ngột ở khối lượng giao dịch.
Ví dụ bên dưới minh họa đầy đủ cho phần lý thuyết phía trên.

tong-hop-cac-cach-thuc-giao-dich-hieu-qua-voi-chi-bao-huyen-thoai-bollinger-bands-phan-2-1.png

[Mô hình hai đáy với Bollinger Bands]​



Đầu tiên giá bị phe bán đẩy mạnh xuống mức thấp mới và đóng nến ngoài band tạo đáy đầu tiên (vùng A), sau đó giá hồi khá mạnh và tạo một vùng kháng cự khá rõ ràng (vùng B), tiếp đến giá quay lại retest vùng giá đáy vừa được tạo (vùng C), điểm đặc biệt là có một sự sụt giảm mạnh mẽ về khối lượng tức là không có sự giằng co về giá nhưng bên bán không còn đẩy giá đi xa hơn được nữa.

Lúc này anh em nên cân nhắc một lệnh mua với một mức dừng lỗ tương đối nhỏ phía dưới vùng giá đáy vừa được test để có một mức tỷ lệ risk-reward tốt.

Chiến lược 2: Reversal with Bollinger Bands (Tìm điểm đảo chiều với Bollinger Bands)


Chiến lược tiếp theo khá đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả đó là tìm điểm đảo chiều với Bollinger Bands. Cùng xem ví dụ minh họa phía dưới để làm rõ hơn về ý tưởng này.

tong-hop-cac-cach-thuc-giao-dich-hieu-qua-voi-chi-bao-huyen-thoai-bollinger-bands-phan-2-2.png

[Reversal with Bollinger Bands]​

Thay vì đặt lệnh bán ngay khi có gap (nhảy giá) bên ngoài band trên, anh em nên kiên nhẫn chờ đợi những động thái giá tiếp theo. Nếu nến gap đóng nến gần với mức giá thấp của nến đó mà vẫn hoàn toàn nằm ngoài band một cách rõ ràng thì đây là một dấu hiệu tốt cho thấy giá có thể được điều chỉnh (lắp gap) trong ngắn hạn.

Khi ấy bạn có thể thực hiện một lệnh bán với 3 mục tiêu lợi nhuận lần lượt là band trên, giữa, và dưới.



Chiến lược 3: Riding the bands (tạm dịch: giao dịch phá band)


Một sai lầm lớn nhất của những người mới sử dụng chỉ báo Bollinger Bands hay làm đó là họ bán khi giá chạm band trên và mua khi giá chạm band dưới.

Chính Bollinger-người tạo ra chỉ báo huyền thoại này đã nói rằng việc giá chạm band trên hay dưới không tạo thành một tín hiệu cho buy hoặc sell.

Không chỉ nhìn thấy kiểu giao dịch phá band, chính tôi cũng đã giao dịch dạng này (quote: tác giả). Hãy nhìn ví dụ bên dưới và xem xét một cách thận trọng việc dải băng Bollinger bị co lại trước khi xảy ra một cú breakout.

tong-hop-cac-cach-thuc-giao-dich-hieu-qua-voi-chi-bao-huyen-thoai-bollinger-bands-phan-2-3.png

[Giao dịch phá band]

Hãy để ý các thanh giá bị nén lại và đường Bollinger bị bọp hẹp dần trước khi xảy ra một cú breakout. Ở vùng phá vỡ giả (vùng D), khối lượng giao dịch chưa được đẩy lên một cách ràng, tuy nhiên khi giá breakout thật sự (vùng E) thì khối lượng giao dịch ở một mức khác hẳn.

Khi giao dịch phá band, đường trung tâm (sma20) có thể đóng vai trò như một đường kháng cự/ hỗ trợ động, đó là vùng mà bạn có thể gia tăng khối lượng khi giá hồi về.

Ngược lại, khi giá thất bại trong việc tiếp tục đóng nến ngoài band thì đó là dấu hiệu cho thấy lực đi của giá đang cạn dần và đây là thời điểm bạn nên cân nhắc đóng các lệnh đang mở. Thêm nữa, anh em cũng nên quan sát các điểm higher/lower highs và higher/lower lows để có thêm manh mối về lực đi của giá.

Trên đây là 3 cách giao dịch phổ biến với Bollinger Bands, trong phần cuối mình sẽ giới thiệu đến anh em 3 cách còn lại đồng thời bonus một phần nhận xét của tác giả về các chiến lược này. Anh em đón theo dõi nhé!

Good trading!
Nguồn Tradingsim
>> Xem thêm:

Tổng hợp các cách thức giao dịch hiệu quả với chỉ báo huyền thoại Bollinger Bands - Phần 1

Cách kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để nâng cao hiệu suất giao dịch – Phần 1
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 84 Xem / 4 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 164 Xem / 14 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 533 Xem / 28 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên