Price Action Al Brooks - một ví dụ phân tích chart trong xu hướng mạnh (phần 2)

Price Action Al Brooks - một ví dụ phân tích chart trong xu hướng mạnh (phần 2)

Price Action Al Brooks - một ví dụ phân tích chart trong xu hướng mạnh (phần 2)

Khánh Trình

Active Member
1,350
8,618
Chúng ta tiếp tục phân tích chart mà mình giới thiệu từ hôm trước. Các bạn chưa xem phân tích từ bài cũ thì xem tại đây nhé.

price-action-al-brooks-mot-vi-du-phan-tich-chart-trong-xu-huong-manh-traderviet.png

Tóm tắt bài viết trước


Trong bài viết trước, chúng ta đã biết đây là một xu hướng mạnh dựa trên các dữ kiện:
  • Dấu hiệu trend mạnh xuất hiện ngay từ vùng gap lớn thời điểm thị trường mở cửa.
  • Chart cách xa đường EMA trong 2 tiếng (mô hình 2HM của Al Brooks, tức là giá đã cách xa đường EMA hơn 24 nến M5).
Ở phần trước, chúng ta đã tìm được 2 điểm vào lệnh trên chart này tại nến số 3, nến số 5 và nến số 8. Riêng nến số 5, bạn phải chuyển xuống khung thời gian thấp hơn thì mới tìm được điểm vào lệnh.

Cơ hội giao dịch ngược xu hướng ở nến 6?


Nến số 6 là một điểm vào lệnh bán ngược xu hướng, bằng chứng là giá hình thành một nến trend bar giảm mạnh. Tuy nhiên, trong một xu hướng tăng mạnh, bạn chỉ nên vào lệnh bán với mục đích scalp ăn lời ngắn hạn như trong trường hợp này vì lệnh bán đang đi ngược xu hướng, khả năng di chuyển ra xa không thể kéo dài quá lâu. Bằng chứng rõ ràng là sau nến trend bar giảm, giá đi ngang đến 7 nến doji rồi mới tiếp tục giảm tạo thành chân sóng thứ 2.

Bạn chỉ có thể giữ lệnh lâu hơn theo kiểu swing trading với lệnh bán ngược xu hướng chỉ khi giá đã breakout đường trend line (xem thêm: khi nào nên trade ngược xu hướng theo Al Brooks) và thị trường hình thành một chuỗi nhiều nến trend bar giảm (Có thể 20 nến hoặc hơn). Nếu bạn vào lệnh bán ngay cây nến này, bạn sẽ phải thoát lệnh cực nhanh và bạn cần phải đi tìm điểm vào lệnh mua để trade cùng xu hướng.

Nếu bạn bị lỡ một điểm vào lệnh cùng trend, cũng đừng chú ý tới việc vào lệnh ngược xu hướng ngay. Rất nhiều Trader vì muốn trade nên dễ sa đà vào việc này, đó là lý do Trader mắc sai lầm. Trong một ngày có xu hướng rõ ràng, bạn cần phải cố gắng bắt các tín hiệu giao dịch cùng xu hướng bởi vì đó là nơi mà smart money (big boy) đi theo.

price-action-al-brooks-mot-vi-du-phan-tich-chart-trong-xu-huong-manh-traderviet.png

Kể từ khi cây nến số 6 đã hình thành một nến giảm mạnh, đây là cơ hội cho giá hình thành mô hình 2 chân sóng. Nến số 7 lại là điểm vào lệnh bán cho lần giảm thứ 2 của chân sóng thứ 2, nhưng sau 7 cây nến doji nằm trong khu vực sideway mạnh, bất kì thời điểm breakout theo hướng nào đều thất bại vì chúng không thể đi xa hơn, tốt nhất bạn đừng giao dịch trong trường hợp này.

Nến số 8 đã hình thành mô hình 2 chân sóng, và tại thời điểm này, giá đã lần đầu tiên test đường EMA, đây là điểm vào lệnh mua rất tốt.

Một đợt giá hồi ngang khó tìm điểm vào lệnh


Nến số 9 lại là một điểm đảo chiều mới tại mức swing high, nhưng không có một nến trend bar giảm nào sau đó trong khoảng 7 nến vì thế ta sẽ không vào lệnh ngược xu hướng trừ khi chart có dấu hiệu giảm tiếp theo.

Nến số 10 lúc này chính là điểm vào lệnh thứ 2. Giá đã hình thành vùng sideway trong một xu hướng tăng mạnh. Bất kì lệnh bán nào xuất hiện trong trường hợp này tốt nhất vẫn nên xem là scalping vì bạn không thể kỳ vọng nhiều hơn khi trade ngược xu hướng, mặc dù cơ hội bán lần này tốt hơn so với vị trí nến số 9. Tiếp sau khi nến số 10 hình thành, bạn thấy chart đã xuất hiện thêm 3 nến doji tại đường EMA. Khả năng cao sẽ có một nến trend bar mới xuất hiện breakout khu vực nến doji vừa hình thành.

price-action-al-brooks-mot-vi-du-phan-tich-chart-trong-xu-huong-manh-traderviet.png

Nến số 11 là một nến trend bar thoát khỏi vùng có nến doji nhưng sau đó chính cây nến này lại thất bại và đảo chiều.

Nến số 13 là một xác nhận đáy của đợt giá hồi từ đỉnh nến số 9 bằng cách test đỉnh của nến số 8. Sự di chuyển của giá từ nến 9 đến nến 13 rất yếu, cơ bản là đi ngang. Thị trường đã rất cố gắng để giảm để tạo các đáy thấp hơn nhưng cơ bản vẫn là sideway, bên gấu bất lực trong việc tạo đáy thấp hơn. Nến 13 tạo một điểm vào lệnh với mô hình nến outside bar (hoặc nến engulfing trong mô hình nến Nhật). Và nến này cũng là cây nến đầu tiên tạo đỉnh bên dưới đường EMA (Al Brooks gọi là EMA Gap Bar - nến tạo đỉnh ở bên dưới đường EMA).

Nến 14 xác nhận xu hướng tăng quay trở lại khi giá breakout thành công đường EMA.

Mô hình 2 chân sóng biển thể và dấu hiệu mô hình nêm thất bại


Nến 15 là nến trend bar giảm tạo chân sóng đầu tiên sau khi giá breakout thành công đỉnh nến số 9, sau đó lần lượt giá hình thành trend bar tăng rồi lại trend bar giảm, hoàn thành đủ mô hình 2 chân sóng nhưng rất khó thất do giá đi ngang nhiều. Giá cũng quay lại chạm vùng đỉnh nến số 9 ở chân sóng thứ 2 trước khi tăng giá, nhưng bạn buộc phải chuyển sang khung thời gian thấp mới thấy rõ được điểm vào lệnh này.

price-action-al-brooks-mot-vi-du-phan-tich-chart-trong-xu-huong-manh-traderviet.png

Bạn cũng cần chú ý có một mô hình nêm giá thất bại ở khu vực nến số 16. Mô hình nêm được vẽ bởi các đường chấm nhỏ trên chart có nến trend bar giảm phá vỡ, sau đó thị trường quay trở lại xu hướng tăng khi nến trend bar mới đảo chiều. Mô hình nêm giảm thất bại cũng là một dấu hiệu xu hướng mạnh.

Nến số 18 phá vỡ đường kênh giá tạo thành bờ trên của mô hình nêm. Đáng ra nếu cây nến này mà phá vỡ bờ dưới, ta sẽ kỳ vọng vào lệnh bán ngược xu hướng tốt hơn, nhưng trong trường hợp này giá lại cho ta biết thị trường sẽ tiếp tục tăng nữa.

Nến 19 là một nến phá vỡ trend line đơn độc và bị đảo chiều ngay sau đó, đây tiếp tục lại là một cơ hội vào lệnh mua tiếp theo, nhưng có lẽ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn quan sát ở khung thời gian thấp.

Kết luận


Phân tích chart kiểu này có cái hay là chúng ta sẽ được học từ thực tế chứ không học trade theo kiểu lý thuyết từ sách vỡ. Mặc dù cũng chỉ là phân tích chart quá khứ, nhưng cũng giống như back test, học trade theo cách này không phải là không có hiệu quả. Bạn sẽ thấy sự đa dạng và phức tạp của thị trường nhiều hơn là chỉ trade theo mô hình nào đó bạn thấy từ các textbook.

Trading cần thực chiến nhiều hơn là học theo lý thuyết, nên cá nhân mình rất thích học theo kiểu này :D. Nếu anh em thích, ủng hộ mình bằng cách like và comment nhiệt tình, hoặc cùng nhau phân tích, cho ý kiến v.v... anh em sẽ gia tăng kiến thức rất nhanh đấy!

Hy vọng bài viết giúp ích!

Xem thêm:

>> Price Action Al Brooks - một ví dụ phân tích chart trong xu hướng mạnh

>> Mô hình giá two leg và các dấu hiệu phát hiện một xu hướng mạnh theo Al Brooks
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
ủng hộ bác.cho em xin 1 suất trong group thảo luận pa với mọi người
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 692 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 166 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,227 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 286 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên