Một phương pháp giao dịch nến từ bài thơ cổ Nhật Bản

Một phương pháp giao dịch nến từ bài thơ cổ Nhật Bản

Một phương pháp giao dịch nến từ bài thơ cổ Nhật Bản

Khánh Trình

Active Member
1,350
8,618

Nguồn gốc của phương pháp


Chiến lược giao dịch này đến từ một cuốn sách của Felipe Tudela: The Secret code of Japanese Candlestick. Tên gọi theo tiếng Nhật cho phương pháp giao dịch này là San Zan (mô hình 3 đỉnh) và San Sen (mô hình 3 đáy). Đây là hai trong số các phương pháp được giới thiệu trong cuốn sách của Felipe Tudela.

Phương pháp giao dịch này được bắt nguồn từ một bài thờ haiku trong bức hình dưới đây.

mot-phuong-phap-giao-dich-nen-tu-bai-tho-co-nhat-ban-traderviet.jpg

Nguyên văn bài thơ:

Mountain And Rivers
Soldiers In White Ascending
Black Crows Descending


Khác với các mô hình đảo chiều 3 đỉnh hay 3 đáy mà bạn từng biết tới. Chiến lược giao dịch này có sự kết hợp với mô hình nến Three Black Crows ( mô hình nến 3 con quạ đen) và Three White Soldier ( mô hình nến 3 chàng lính trắng).

Đối với các Trader không quen với 2 tên gọi này, mô hình nến 3 cọn quạ đen là mô hình cụm 3 nến bao gồm 3 nến giảm liên tiếp, mỗi cây nến tiếp theo có giá mở cửa bên trong cây nến trước đó và giá đóng cửa thì thấp hơn. Mô hình cụm 3 nến này xác nhận sự giảm giá mạnh mẽ của thị trường.

Ngược lại, mô hình 3 chàng lính trắng là sự đảo ngược của mô hình 3 con quạ đen. Các xem kĩ mô hình trong phần lớp học tại đây.

mot-phuong-phap-giao-dich-nen-tu-bai-tho-co-nhat-ban-traderviet-3.png

Mô hình nến 3 con quạ đen

mot-phuong-phap-giao-dich-nen-tu-bai-tho-co-nhat-ban-traderviet-4.png

Mô hình nến 3 chàng lính trắng

Phương pháp giao dịch


Quy tắc vào lệnh mua
  1. Xác định thị trường đang hình thành 3 đáy.
  2. Đợi cho mô hình 3 chàng lính trắng xuất hiện, hãy vào lệnh mua.
Quy tắc vào lệnh bán
  1. Xác định thị trường đang hình thành 3 đỉnh.
  2. Chờ cho mẫu nến 3 con quạ đen xuất hiện, hãy vào lệnh bán.
Ví dụ trade thắng – mô hình 3 đáy, kết hợp mô hình nến 3 chàng lính trắng

mot-phuong-phap-giao-dich-nen-tu-bai-tho-co-nhat-ban-traderviet-1.png

Trong biểu đồ daily của thị trường cổ phiếu SanDisk Corporation, bạn sẽ thấy San Sen (mô hình 3 đáy) xuất hiện cùng với mô hình nến Ba chàng lính Trắng. Mô hình này đã bắt kịp xu hướng tăng mạnh kéo dài trong suốt 2 tuần của thị trường.

Để tìm ra mô hình 3 đáy như trên chart minh họa, bạn có thể tự kẻ bằng tay còn mô hình 3 chàng lính trắng (vị trí số 2), bạn cần học cách nhận biết mô hình cụm 3 nến này trong phần lớp học; hoặc có thể sử dụng các indicator nhận diện mô hình nến để hỗ trợ.
  • Vị trí 1: mô hình 3 đáy xuất hiện. Đáy thứ 3 xác nhận bởi 2 cây nến doji.
  • Vị trí 2: mô hình 3 chàng lính trắng xuất hiện sau khi giá bật từ vùng đáy mô hình 3 đỉnh.
  • Vị trí 3: giá tăng mạnh trong suốt 2 tuần và chạm điểm chốt lời trước khi tiến vào vùng sideway sau đó.
Ví dụ trade thua - mô hình 3 đỉnh, kết hợp với mô hình 3 con quạ đen

mot-phuong-phap-giao-dich-nen-tu-bai-tho-co-nhat-ban-traderviet-2.png

Chart này lại cho thấy mô hình cụm 3 nến 3 con quạ đen không thành công mặc dù có ba đỉnh được xác định rõ ràng trước đó. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn xem tại sao mô hình này lại hoạt động không hiệu quả.
  • Vị trí 1: Một mô hình 3 đỉnh rõ ràng trong khoảng 10 nến. So sánh với ví dụ được giới thiệu bên trên, mô hình này rõ ràng có thời gian hình thành ngắn hơn.
  • Vị trí 2: Mô hình nến 3 con quạ đen xuất hiện và đẩy giá xuống sâu. Tuy nhiên, trong trường hợp này, mô hình cụm 3 nến không phá vỡ bất kì ngưỡng hỗ trợ nào bên dưới, khác với chart ở trên mô hình 3 chàng lính trắng đã phá vỡ ngưỡng kháng cự.
  • Vị trí 3: không có dấu hiệu một lực đẩy giá sâu thêm sau khi mô hình 3 con quạ đen hình thành.

Kết luận về phương pháp giao dịch


Chiến lược giao dịch này là một biến thể của phương pháp Sakata ( phương pháp giao dịch được sử dụng bởi cha đẻ mô hình nến Nhật Homma Munehisa). Phương pháp Sakata là sự kết hợp giữa mô hình giá trong dài hạn với các mô hình nến Nhật cổ điển. Do đó, các phương pháp Sakata được xem là phần bổ sung về cách nhận định cấu trúc thị trường cho mô hình nến Nhật thông thường.

Trong Trading, bối cảnh hay cấu trúc thị trường luôn đặt lên hàng đầu so với những mô hình nến thường gặp. Khi bạn sử dụng một phương pháp cho phép bạn hiểu rõ hơn về thị trường thay vì vào lệnh chỉ dựa trên một mô hình nến đơn giản nào đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội thắng lệnh hơn vì điểm vào lệnh của bạn có sự ủng hộ của thị trường về mặt dài hạn.

Xem thêm:

>> Tìm điểm vào lệnh lần 2 cho price action - Re entry method

>> Ông tổ của trường phái Price Action đã từng kiếm được 10 tỷ USD?

Tham khảo TSR
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Anh em nào trade price action hay dùng mô hình nến nên chú ý tới điểm mình nhấn mạnh trong bài viết đó là cấu trúc thị trường. Mặc cho mô hình nến có đẹp tới đâu, trading mà bỏ sót các yếu tố như trend, kháng cự hỗ trợ, mô hình giá dài hạn thì cũng chết.

Ở ví dụ 2 trade thua, mô hình giá này đang hình thành ngược trend, nó còn không được sự hỗ trợ bởi mô hình giá dài hạn nào, nên khả năng thua lỗ có nguy cơ cao hơn so với ví dụ 1.

Hy vọng anh em đã hiểu cách trade này ;)
 
lần đầu tiên tưởng trading "nên thơ" nên nhảy vô, vô xem thấy cũng không "ngon ăn" tí nào :D
 
@Khánh Trình tiện cho mình hỏi thêm. Mô hình ba đỉnh nếu được tích luỹ 1 vài tháng sau 1 uptrend. Mình đọc đâu đó trong TA cổ điển: nếu breakout thì chiều dài tích luỹ bằng chiều cao sóng kế.
- đến giờ mình vẫn chưa hiểu câu đó. Nếu bác hay ai đó có nghe qua thì có thể thông não cho mình nhé. Thanks u
 
nếu breakout thì chiều dài tích luỹ bằng chiều cao sóng kế.
Theo mình hiểu chắc tài liệu mà bạn nói tới đề cập đến neckline - đường cổ của mô hình giá và điểm chốt lời dùng mô hình giá. Mình có cái hình hy vọng là trả lời đúng ý của bạn.

figura-A-4-1.GIF

Hình này là một mô hình 3 đỉnh - triple top. Giá tích lũy trong giới hạn 3 đỉnh và 1 đường cổ. Sau khi giá breakout, Trader thường kỳ vọng giá sẽ chạm đến vùng TP ngang với chiều cao giá tích lũy ban đầu (đoạn x). Hầu như mô hình giá nào cũng có áp dụng khái niệm đường cổ neckline cả.
 
Theo mình hiểu chắc tài liệu mà bạn nói tới đề cập đến neckline - đường cổ của mô hình giá và điểm chốt lời dùng mô hình giá. Mình có cái hình hy vọng là trả lời đúng ý của bạn.

View attachment 19097
Hình này là một mô hình 3 đỉnh - triple top. Giá tích lũy trong giới hạn 3 đỉnh và 1 đường cổ. Sau khi giá breakout, Trader thường kỳ vọng giá sẽ chạm đến vùng TP ngang với chiều cao giá tích lũy ban đầu (đoạn x). Hầu như mô hình giá nào cũng có áp dụng khái niệm đường cổ neckline cả.
ý mình là đo chiều dài đường cổ (quãng thời gian tích lũy) sau đó đặt thẳng dậy từ điểm breakout. Thực sự nghe vô lý đúng không? mình ko hiểu câu đó ý là gì. hình như trong quấn của Mgee thì phải. "the length of the base = the height of the movie"
 
ý mình là đo chiều dài đường cổ (quãng thời gian tích lũy) sau đó đặt thẳng dậy từ điểm breakout. Thực sự nghe vô lý đúng không? mình ko hiểu câu đó ý là gì. hình như trong quấn của Mgee thì phải. "the length of the base = the height of the movie"
Cái đó người ta gọi là Measure move.
Bạn có thể kéo Fib từ đỉnh tới điểm break để dự đoán target là bao nhiêu. Có thể tham khảo thêm Tom Demark.
 
Sao cứ tự tìm ra những điểm tương đồng trong quá khứ đã lặp lại đúng như vậy nhưng bỏ qua các lần nó di chuyển sai ? Tất cả chỉ là xác xuất thôi.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 600 Xem / 30 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 187 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 127 Xem / 5 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên