[Series chuyên sâu] Banker giao dịch Forex thế nào? (Phần 4)

[Series chuyên sâu] Banker giao dịch Forex thế nào? (Phần 4)

[Series chuyên sâu] Banker giao dịch Forex thế nào? (Phần 4)

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,217
32,341
Xin chào cả nhà!

Tiếp nối series "Banker giao dịch Forex thế nào?" đến từ kênh Youtube Traders4Traders, hôm nay Lê Huệ sẽ tiếp tục triển khai phần 4 cho anh em đây.

Qua phần 4 này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách banker phân tích kỹ thuật nhé!

Giờ thì bắt đầu thôi!


Xin chào, lại là tôi - Brad Gilbert và chào mừng các bạn đến với phần 4 của series "Banker giao dịch Forex thế nào?" - nói về phân tích kỹ thuật, cách xác định ngưỡng entry trên thị trường. Đây là một trong những phần quan trọng bời vì trader của ngân hàng sẽ cần phải ngồi và chờ đợi. Họ sẽ chờ những ngưỡng entry đó xuất hiện bởi lẽ chúng là đại diện cho cơ hội có xác suất cao và rủi ro thấp. Tại sao? Bởi vì cho dù bạn đã nắm được xu hướng, nhưng lại vào lệnh sai thời điểm, bạn cũng sẽ bị đá văng ra. Và không gì đau lòng bằng việc mất tiền dù đã biết được điều gì sắp xảy ra. Vì thế, hãy chú ý đến điều này, rất đơn giản thôi!

Tôi biết sẽ có rất nhiều trader lên Google tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi tôi nên vào khi nào? Họ sẽ mua các indicator, robot, tất cả những thứ tương tự, nhưng chính mô hình đơn giản của kháng cựhỗ trợ mà tôi được đào tạo từ năm 1990 mới là cách chúng tôi (các bank trader tại New York, London, Sydney, và trên toàn cầu, ngoại trừ Nhật Bản là hơi khác một chút) được huấn luyện để phân tích thị trường. Một khi bạn hiểu được setup kỹ thuật đơn giản của mình, đâu là những ngưỡng entry, chắc chắn sau đó bạn sẽ có thể phủ thêm trên đó một vài cấu trúc nâng cao khác, dù là Fibonacci hay đường trung bình động.

Trong phần này, tôi sẽ đưa vấn đề thành một format đơn giản. Khi vẽ các đường phân tích kỹ thuật, bạn đang tìm kiếm điều gì? Bạn sẽ chẳng đi tìm câu trả lời nào cả, chỉ đơn giản là bạn đang tìm kiếm sự xác nhận rằng trendline kia là một trendline vững chãi (giá chạm 3 lần). Quan trọng, những gì chúng ta cố gắng làm với PTKT không phải là cố gắng tìm ra các ngưỡng entry trông "fancy" mà chỉ có mình bạn thấy. Thay vào đó, chúng ta sẽ đi tìm để xác định được ngưỡng entry mà cả thị trường đều nhìn thấy. Nếu bạn không nhìn nhận thị trường giống như cách mà các banker nhìn nhận (nơi họ tham gia vào thị trường), bạn có thể đang giao dịch chống lại họ. Và bạn biết rồi đấy, là trader thì nên giao dịch cùng với thị trường!

Số đông các trader thường mắc sai lầm ở chỗ phức tạp hoá mọi thứ, trong khi banker thì lại khá đơn giản trong phân tích của họ. Hãy tập trung vào thời điểm bạn vào lệnh, bạn sẽ nhìn vào tất cả các chart, nhìn vào các loại tiền tệ mỗi ngày và tự hỏi: "Tôi có thể thấy xu hướng đang đi lên, nhưng tôi nên vào lệnh ở đâu?" bởi vì rất có thể một đợt thoái lui (retracement) sẽ khiến tôi bị knock-out trước khi thực sự đi cùng xu hướng. Vậy các banker tập trung vào điều gì? Okay, họ chỉ tập trung vào kháng cự - hỗ trợ, trendlines, ngưỡng entry xuất phát từ trendlines của bạn, PTKT của bạn.

Banker-phan-tich-ky-thuat-Forex-TraderViet1.png


Trong phần 3, nói về cách banker phân tích cơ bản, chúng ta đã đi qua các tâm lý thị trường quan trọng xuất phát từ ngân hàng trung ương, sau đó là thiên hướng trong ngắn hạn xuất phát từ các đợt phát hành dữ liệu kinh tế - đó là lý do khiến tiền tệ đi lên và đi xuống. Nếu bạn không biết gì về NHTW, dữ liệu kinh tế hay PTCB, thì lựa chọn thay thế duy nhất của bạn là cố gắng nhìn qua một vài indicator (như Bollinger Bands, MA, Parasolic Stop & Reverse, MACD...). Đây là những thứ bạn có thể dựa vào để đưa ra quyết định giao dịch cho mình.

Vậy công việc của bạn là gì? Mỗi ngày, khi bạn quay lại thị trường, bạn sẽ đi PTKT, đi tìm những ngưỡng entry này. Nếu tìm được manh mối, đây là lúc tốt nhất để thực sự tập trung. Như đã nói, việc cô lập những ngưỡng quan trọng (trendlines, S&R) là chìa khoá để cô lập các giao dịch có xác suất cao, rủi ro thấp.

Banker-phan-tich-ky-thuat-Forex-TraderViet2.png


Vậy trendlines, nó là gì? Nối các đỉnh lại với nhau, bạn sẽ có kháng cự. Nối các đáy lại với nhau, bạn sẽ có hỗ trợ. Đơn giản vậy thôi! Có được 2 đường này chạm vào các điểm, bạn sẽ có được những ngưỡng mạnh mẽ và đó là những gì chúng ta tìm kiếm. Kháng cự dốc xuống, hỗ trợ dốc lên (đôi lúc hỗ trợ có thể đi ngang nếu các điểm nối lại nằm ngang), sau đó, bạn hãy băng qua vị trí hiện tại của thị trường, rồi xác định xem giá đang nằm trên đường xu hướng nào.

Banker-phan-tich-ky-thuat-Forex-TraderViet3.png


Trong trường hợp này, có 3 ngưỡng chính, một ngưỡng hỗ trợ ở phía dưới và bạn có 2 ngưỡng kháng cự ở phía trên. Đây là những ngưỡng mà trader tập trung để tìm điểm entry. Chúng ta gọi đó là các ngưỡng entry quan trọng và nhiệm vụ của chúng ta là quay lại chart quá khứ và nhìn xem giá hoạt động như thế nào tại các ngưỡng này.

Banker-phan-tich-ky-thuat-Forex-TraderViet4.png


Các lệnh đặt ở đâu? Well, chúng ta có kháng cự ở phía trên, hỗ trợ ở phía dưới. Bên trong 2 ngưỡng này, bạn sẽ có một lệnh sell limit ở phía trên và buy limit ở phía dưới. Bên ngoài 2 ngưỡng này, bạn sẽ đặt lệnh buy stop ở phía trên và sell stop ở phía dưới. Đây là cách giúp chúng ta biết mình cần phải làm gì và khi nào thì hành động, tại các ngưỡng nào. Đây cũng là cách mà các banker tập trung vào, vì họ biết nó chính là cách thị trường vận hành. Vậy, hãy tập trung vào kháng cự - hỗ trợ tại các ngưỡng giá thị trường hiện tại và bạn sẽ biết động lượng đang thay đổi như thế nào, bởi vì những trendlines này sẽ cho bạn biết câu trả lời.

Bây giờ sẽ là "trendlines retracement". Tôi chỉ muốn bạn hiểu về cách mà PTKT hoạt động, đặc biệt là quanh các cú phá vỡ (break).

Banker-phan-tich-ky-thuat-Forex-TraderViet5.png


Giả sử chúng ta có một đưỡng hỗ trợ trendline và giá hiện tại đang ở trên đường này. Trong các điều kiện thị trường bình thường, giá thường sẽ không phá xuyên qua ngưỡng này. Nhưng nếu bạn đã có một ngưỡng hỗ trợ và giá xuyên thủng qua, thì đường hỗ trợ này sẽ trở thành đường kháng cự. Khái niệm này tuy đơn giản nhưng lại cực kỳ quan trọng để các bạn hiểu rõ.

Banker-phan-tich-ky-thuat-Forex-TraderViet6.png


Quy tắc đầu tiên, giá không giảm ngay 100 pips, tức là khi bạn thấy giá break, thị trường sẽ cần thời gian để giá retest đôi lần (trong trường hợp này là 5 lần test trendline) rồi mới giảm mạnh xuống. Hiểu được cách hoạt động của trendlines cũng như tất cả các loại tiền tệ khi chúng phá vỡ các ngưỡng PTKT, bạn sẽ nhận ra rằng để kiếm được tiền, bạn cần phải kiên nhẫn quanh các ngưỡng break này. Quy tắc thứ hai là đừng ngồi trước màn hình của bạn cả ngày và chờ tiền chảy vào tài khoản của mình. Hãy cho thị trường thời gian để di chuyển. Thị trường sẽ làm bất kỳ điều gì nó sẽ làm, việc bạn nhìn vào màn hình sẽ chẳng thay đổi được kết quả và bạn cần phải hiểu rằng PTKT sẽ làm thay điều đó cho bạn, kết hợp với PTCB thì càng tốt! Điều tốt nhất bạn có thể làm là quay lại và kiểm tra chart sau 3-4 tiếng, sau đó đưa ra quyết định nên làm gì tiếp theo.

Banker-phan-tich-ky-thuat-Forex-TraderViet7.png


Xin nhắc lại, với trendlines retracement, nếu đang là xu hướng tăng và bạn không chắc điều gì sẽ xảy ra, bạn có thể đặt một lệnh chờ stop làm điểm vào lệnh BÊN DƯỚI trendline. Đây là cách dễ nhất để tận dụng các giao dịch phá vỡ. Đừng đặt lệnh quá gần với trendline bởi vì chỉ khi nào giá di chuyển hơn 10 pips khỏi khu vực đó thì nó mới có bước đi nhất quán.

Quan sát ở bên dưới biểu đồ, bạn sẽ thấy chỉ báo Stochastic, và đây là thước đo động lượng theo thời gian thực. Nó có lẽ là chỉ báo duy nhất mà tôi và các ngân hàng đều sử dụng. Stochastic, một công cụ giúp trader giám sát được momentum. Khi dữ liệu cơ bản được phát hành, nó khá vô dụng. Chỉ khi nào điều kiện thị trường là bình thường, không có dữ liệu kinh tế, thì Stochastic chính là công cụ đo lường khi nào momentum sẽ thay đổi, giúp chúng ta quản lý các vị thế của mình.

Banker-phan-tich-ky-thuat-Forex-TraderViet8.png


Nếu Stochastic nằm ở giữa mid-range, bạn không cần phải cân nhắc. Nhưng nếu tiền tệ đang bị quá mua (trên 80) - banker sẽ cân nhắc ngừng mua, hoặc trong trường hợp đang bị quá bán (dưới 20), họ sẽ cân nhắc ngừng bán.

Vừa rồi tôi đã đưa các bạn lướt sơ qua về PTKT, sự đơn giản của trendlines S&R và trendline retracement, cách chúng hoạt động, nhưng là banker, họ sẽ đi tìm những điểm entry cụ thể, khó hơn thế! Họ sẽ nhìn kỹ hơn vào vùng giao dịch không chắc chắn. Vậy nó nằm ở đâu? Well, 90-95% volume (khối lượng giao dịch) diễn ra quanh các đường trendlines và đó là nơi thị trường định vị lại cho động thái tiềm năng tiếp theo. Với các banker, họ sẽ cân nhắc 10 pips bên trên lẫn bên dưới ngưỡng hỗ trợ - kháng cự, vì họ biết rằng có rất nhiều người cố gằng vào lệnh với càng ít rủi ro càng tốt, nhưng cũng có một lượng lớn các trader đảo ngược vị thế của họ quanh các ngưỡng này. Vì thế, để tránh sự không chắc chắn, banker sẽ trade bên ngoài khu vực này. Nếu họ nghĩ giá giảm, họ sẽ sell trước ngưỡng kháng cự 12-13 pips bên dưới. Nếu họ tìm kiếm một cú break, họ sẽ đợi cho gía phá vỡ ít nhất 10 pips trước khi vào lệnh. Phải mất khá nhiều thời gian để hiểu được điều này, nhưng sau gần 20 năm trong banking, giờ tôi đã có thể biết khi nào nên đưa ra quyết định và vào lệnh.

Banker-phan-tich-ky-thuat-Forex-TraderViet9.png


Đối với khu vực bên trong ngưỡng kháng cự - hỗ trợ, banker sẽ sell dưới kháng cự và bán trên hỗ trợ. Đối với khu vực phá vỡ, banker sẽ mua quyết liệt nếu giá phá vỡ lên trên kháng cự 10 pips và bán quyết liệt nếu giá phá vỡ xuống dưới hỗ trợ 10 pips.

Hãy tránh đặt lệnh bên trong vùng không chắc chắn, bởi vì bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội giao dịch. Nếu bạn thực sự tự tin với xu hướng của cặp tiền, hãy đặt lệnh bên ngoài khu vực nguy hiểm đó. Khi sự chuẩn bị của bạn giao thoa với cơ hội giao dịch, đó là lúc bạn có một cú trade đẹp! Nhưng nếu bạn vẫn muốn giao dịch gần trendline, hãy lên kế hoạch cho một mức stoploss xa hơn, dễ thở hơn, cho bạn nhiều cơ hội ở lại với vị thế hơn!

Như đã đề cập ở đầu video, Nhật Bản là một quốc gia khác trên thế giới để trader chú ý hơn về PTKT. Tôi có ở đây trendlines và mây Ichimoku. Bây giờ, đám mây đóng vai trò như một đường MA khổng lồ. Bạn cần phải hiểu được cách mà các trader Nhật giao dịch. Bạn chỉ nên tập trung vào mây Ichi cụ thể trong phiên Nhật thôi, bởi hầu hết các trader Nhật là những Day trader cổ điển, họ trade trong ngày, và vào buổi chiều, họ thường đóng các vị thế của mình lại. Vì thế, khi nhìn vào cặp USDJPY và các cặp chéo với đồng yên, đặc biệt là trong phiên Á, hãy đảm bảo là bạn quan sát được đám mây nằm ở đâu.

Banker-phan-tich-ky-thuat-Forex-TraderViet10.png


Khi mây nằm dưới cặp tiền, thì đỉnh của mây Ichi đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ, và đáy mây đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ thứ yếu (giống như trendlines). Khi cặp tiền nằm dưới đám mây, thì nó đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự. Hãy nghĩ về mây Ichi như 2 ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ. Khi giá xuyên thủng xuống dưới đám mây một chút, thì ngay sau đó, đỉnh mây sẽ trở thành kháng cự, y hệt như cách biến đổi của trendlines. Vậy, có thể nói, mây Ichi chính là trendlines mà các trader Nhật sẽ quan sát. Tuy nhiên, việc sử dụng mây Ichi còn rất nhiều điều phải cân nhắc, nên những trader mới chưa cần phải đưa nó vào trong chart phân tích.

Banker-phan-tich-ky-thuat-Forex-TraderViet11.png


Okay, vậy là khá đủ cho phần 4 rồi. Tóm lại, khi PTKT, hãy mở chart ra trên 4 khung thời gian khác nhau (H1, D1, W1 và monthly), bạn sẽ thấy được các góc nhìn từ ngắn đến dài hạn, và tất nhiên là thấy luôn hành động giá. Khi bạn thấy giá trong dài hạn phá vỡ lên hoặc phá vỡ xuống, đó là lúc để ăn mừng bởi vì đó là sự phá vỡ xu hướng, nếu chúng tương quan với các thông báo của NHTW hay đợt phát hành dữ liệu kinh tế, bạn sẽ có một cơ hội cực kỳ tốt và hãy sẵn sàng lên đạn dược nhé! Bạn sẽ sớm nhận ra rằng trading chuyên nghiệp chính là chờ đợi những cơ hội tốt nhất.

Phân tích kỹ thuật, về cơ bản, là sự đơn giản. Đừng phức tạp hoá mọi thứ, đừng chèn cả đống indicator lên biểu đồ bởi vì khi bạn đã biết xu hướng xuất phát từ đâu, thì nhiệm vụ của biểu đồ chỉ đơn giản là giúp bạn chọn được điểm vào lệnh ở đâu thôi. Đừng quên, hãy trade cùng thị trường, chứ không phải ngược thị trường, có như thế bạn sẽ gia tăng cơ hội trở thành một trader thành công.

Hy vọng các bạn đã thích phần 4 này và chờ đón phần cuối của series "Banker giao dịch Forex thế nào?".

Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Chỉnh sửa lần cuối:
Hóng phần 5 của bạn :p
À mà có bác nào dùng con LUNCHUSDT Futures bên sàn MEXC chưa, em thấy con này mấy nay hot lắm nè chưa kể còn có hoạt động giao dịch để nhận thưởng nữa:D:D:D
 
Có sự khác biệt quan trọng giữa chúng ta (trader nhỏ lẻ) và các trader của Ngân hàng. Chúng ta đi lệnh kg làm giá thay đổi nhưng họ thì khác, họ là market maker nên khi họ xuống tay là giá thay đổi.

Chúng ta có lợi thế là có quyền chọn lựa người chiến thắng để ăn theo, họ thì không:D. Họ là 1 bên tham chiến, chúng ta chỉ là những kẻ ăn theo:D MM chưa từng bao giờ quan tâm tới chúng ta, vì kg xứng tầm:D

Bởi vậy, tư duy của chúng ta và họ là khác nhau:D. Khi họ ra khỏi môi trường ngân hàng, làm trader nhỏ lẻ như chúng ta thì cũng chưa biết ai giỏi hơn ai đâu. Giống như người chuyên đi xe hơi, nay xe hơi kg còn, chạy bộ như chúng ta thì cũng chưa biết mỉu nào ăn mỉu nào đâu.:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 853 Xem / 51 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 184 Xem / 8 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 232 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên