(Trader chia sẻ) Phân tích chi mà nhiều dữ vậy?

(Trader chia sẻ) Phân tích chi mà nhiều dữ vậy?

(Trader chia sẻ) Phân tích chi mà nhiều dữ vậy?

captainfx

Editor
Trial mod
2,022
13,193
Bài đăng của anh Hoàng Việt Hùng trong group fb Anh Em TraderViet Thiện Lành. Nguồn tại đây
-----------

Phân tích chi mà nhiều quá vậy?

Mới sáng dậy lại thấy xôm câu chuyện "các thánh PA" ( price action) thế nào ra sao.

Well trong trading thì nó chia ra làm nhiều mảng phân tích (analysis), tên thì nghe cũng nhiều nhưng đây quy tụ lại thành 4 ý mà cả retail hay bigboys đều sử dụng.
  • Phần ngọn: Technical Analysis (TA) phân tích về mặt kỹ thuật các mô hình, chỉ báo có xác suất lặp đi lặp lại cao trên thị trường. Technical analysis là hệ quả (tập hợp con) của phương pháp làm mưa làm gió gần đây là Price Action.
  • Phần cành: Price Action (PA) là hành vi thay đổi về giá có tính chu kỳ lặp đi lặp lại, TA là 1 phần nhỏ để xác định chính xác entry/TP/SL. Price action cũng vẫn là "kết quả" từ những tác nhân nền phía sau làm ảnh hưởng đến sự thay đổi giá mà các bạn hay thấy.
  • Phần thân: Sentimental/Common-sense Analysis (SCA - tâm lý thị trường) và Intermarket Analysis - (IA - Liên thị trường) là những yếu tố rộng hơn một chút đan xen qua lại của sự thay đổi về giá.
  • Phần rễ: Fundamental Analysis (FA) mới là những thứ cội nguồn của sự thay đổi về mặt vĩ mô và tác động đến từng yếu tố, từng thị trường khác nhau và tạo nên sự thay đổi về giá.
ascontent.fhan3_3.fna.fbcdn.net_v_t1.0_9_s960x960_121487369_179bd41067e8d1293cc05d7db63aa98b93.jpg

Chú thích ảnh (phần này mình tự làm thêm, không phải của tác giả)
  • Fundamental Analysis - PTCB: Trả lời cho câu hỏi Cái gì (What)
  • Technical Analysis - PTKT: Trả lời cho câu hỏi Khi nào (When)
  • Own-Psychology $ Common-Sense Analysis - Tâm lý giao dịch/Tâm lý thị trường: Trả lời cho câu hỏi Ai/Như thế nào/Tại sao/Ở đâu
  • Vùng đỏ: Các nhân tố chính
  • Vùng vàng: Các nhân tố cực kỳ quan trọng.
Nếu chỉ biết đến chuyện khi nào vào lệnh (When) mà không hiểu cái gì gây nên sự ảnh hưởng (What) và tại sao nó ảnh hưởng (Why) thì PA TA không khác gì cầm công cụ đánh mù theo may mắn cả, thế thôi đó.

Update: Chính vì TA hay PA là phần ngọn phía trên, nên các bạn hay nghĩ nó dễ là sai lầm. Các professional trader chuyên TA hay PA họ thực sự hiểu những gì đằng sau cái chart đó để trade. Chứ không phải vẽ mấy đường xem mấy cái indicator vọc 3 5 mẫu nến là trade được đâu.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Bài chia sẽ này chăc để dành cho các quỹ lớn và bank trader, chứ trader tụi em cứ căn lươngj r:r >3 là đc, nên thuần về phần ngọn, vào entry đúng thì giá lên stl lên entry ruulì bỏ quả, còn tach thi làm lại ván khác miễn 1 ngày ko bay 5% acc là dc
 
Có đọc bài này trên fb, thấy hơi luyên thuyên mà ko muốn đụng chạm nên im lặng, các bác đã lôi vào đây thì mình có vài lời phản biện :

1. "Phần ngọn: Technical Analysis (TA) phân tích về mặt kỹ thuật các mô hình, chỉ báo có xác suất lặp đi lặp lại cao trên thị trường. Technical analysis là hệ quả (tập hợp con) của phương pháp làm mưa làm gió gần đây là Price Action."
"Phần cành: Price Action (PA) là hành vi thay đổi về giá có tính chu kỳ lặp đi lặp lại, TA là 1 phần nhỏ để xác định chính xác entry/TP/SL. Price action cũng vẫn là "kết quả" từ những tác nhân nền phía sau làm ảnh hưởng đến sự thay đổi giá mà các bạn hay thấy."

====> Cái này là sai lầm cực kỳ cơ bản và ngây ngô, PA là 1 mảng nhỏ của TA chứ không phải ngược lại đâu ạ.

2."Well trong trading thì nó chia ra làm nhiều mảng phân tích (analysis), tên thì nghe cũng nhiều nhưng đây quy tụ lại thành 4 ý mà cả retail hay bigboys đều sử dụng."

==> Cái này cũng sai cơ bản, thực tế chỉ có 2 trường phái là TA và FA. Mảng "tâm lý thị trường" mà bạn ý nói chính là bản chất nền tảng xây dựng nên trường phái TA đó ạ.
Lại còn tách riêng PA ra khỏi TA thì lại càng sai hơn.

3. "Nếu chỉ biết đến chuyện khi nào vào lệnh (When) mà không hiểu cái gì gây nên sự ảnh hưởng (What) và tại sao nó ảnh hưởng (Why) thì PA TA không khác gì cầm công cụ đánh mù theo may mắn cả, thế thôi đó."
==> Cái này là 1 quan điểm riêng phiến diện và thiển cận.
TA và FA nó là 2 trường phái riêng biệt, nếu có thể thì kết hợp cả 2 thì tốt nhưng chỉ chọn 1 trong 2 cũng chả vấn đề. Bỏ ít thời gian ra kiếm xem trên thế giới bao nhiêu trader nổi tiếng và thành công mà chỉ dùng mỗi TA chả cần quan tâm đến FA nhé.

Kết luận : Đây là góc nhìn của 1 người sùng bái FA và coi thường TA, những hiểu biết của của bạn này về TA cực kì kém và nông nên đưa ra những nhận xét, kết luận rất phiến diện, sai lầm.
Ngoài ra nghe cách nói chuyện thích dùng mấy thuật ngữ chuyên môn không cần thiết kia thì chắc là sinh viên trường kinh tế, học từ sách vở chứ chưa có kinh nghiệm thực tế, lôi kiến thức sách vở ra lòe thiên hạ. TA mù tịt chưa nói, mà trình FA thì chắc cũng chưa đến đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có đọc bài này trên fb, thấy hơi luyên thuyên mà ko muốn đụng chạm nên im lặng, các bác đã lôi vào đây thì mình có vài lời phản biện :

1. "Phần ngọn: Technical Analysis (TA) phân tích về mặt kỹ thuật các mô hình, chỉ báo có xác suất lặp đi lặp lại cao trên thị trường. Technical analysis là hệ quả (tập hợp con) của phương pháp làm mưa làm gió gần đây là Price Action."
"Phần cành: Price Action (PA) là hành vi thay đổi về giá có tính chu kỳ lặp đi lặp lại, TA là 1 phần nhỏ để xác định chính xác entry/TP/SL. Price action cũng vẫn là "kết quả" từ những tác nhân nền phía sau làm ảnh hưởng đến sự thay đổi giá mà các bạn hay thấy."

====> Cái này là sai lầm cực kỳ cơ bản và ngây ngô, PA là 1 mảng nhỏ của TA chứ không phải ngược lại đâu ạ.

2."Well trong trading thì nó chia ra làm nhiều mảng phân tích (analysis), tên thì nghe cũng nhiều nhưng đây quy tụ lại thành 4 ý mà cả retail hay bigboys đều sử dụng."

==> Cái này cũng sai cơ bản, thực tế chỉ có 2 trường phái là TA và FA. Mảng "tâm lý thị trường" mà bạn ý nói chính là bản chất nền tảng xây dựng nên trường phái TA đó ạ.
Lại còn tách riêng PA ra khỏi TA thì lại càng sai hơn.

3. "Nếu chỉ biết đến chuyện khi nào vào lệnh (When) mà không hiểu cái gì gây nên sự ảnh hưởng (What) và tại sao nó ảnh hưởng (Why) thì PA TA không khác gì cầm công cụ đánh mù theo may mắn cả, thế thôi đó."
==> Cái này là 1 quan điểm riêng phiến diện và thiển cận.
TA và FA nó là 2 trường phái riêng biệt, nếu có thể thì kết hợp cả 2 thì tốt nhưng chỉ chọn 1 trong 2 cũng chả vấn đề. Bỏ ít thời gian ra kiếm xem trên thế giới bao nhiêu trader nổi tiếng và thành công mà chỉ dùng mỗi TA chả cần quan tâm đến FA nhé.

Kết luận : Đây là góc nhìn của 1 người sùng bái FA và coi thường TA, những hiểu biết của của bạn này về TA cực kì kém và nông nên đưa ra những nhận xét, kết luận rất phiến diện, sai lầm.
Ngoài ra nghe cách nói chuyện thích dùng mấy thuật ngữ chuyên môn không cần thiết kia thì chắc là sinh viên trường kinh tế, học từ sách vở chứ chưa có kinh nghiệm thực tế, lôi kiến thức sách vở ra lòe thiên hạ. TA mù tịt chưa nói, mà trình FA thì chắc cũng chưa đến đâu.
Bác này là bank trader nên em mới nói là những kiến thức như thế cho quỹ hay banks, chứ để vào 1 lệnh mà căn từ góc đến ngọn thì chắc chịu bác ạ, TA là đủ rồi, vì dù sao trading cung là 50 50 chỉ win hoặc lose, cái chúng ta cânf là làm sao tăng cái tỉ lên 50 win cao hơn 1 chút và giảm tỉ lệ lose xuống là dc, như cụ Mưa thường bảo ngoaid kinh nghiệm thì còn yếu tố quan trọng nữa đó là " May Vãi":D
 
Bác này là bank trader nên em mới nói là những kiến thức như thế cho quỹ hay banks, chứ để vào 1 lệnh mà căn từ góc đến ngọn thì chắc chịu bác ạ, TA là đủ rồi, vì dù sao trading cung là 50 50 chỉ win hoặc lose, cái chúng ta cânf là làm sao tăng cái tỉ lên 50 win cao hơn 1 chút và giảm tỉ lệ lose xuống là dc, như cụ Mưa thường bảo ngoaid kinh nghiệm thì còn yếu tố quan trọng nữa đó là " May Vãi":D
Bank trader mới ghê :D :D
Về bản chất bank traderr chỉ là mấy ông môi giới, ko phải trader. Công việc của họ không phải là đầu tư mà là đẩy các giao dịch của khách với ngân hàng lên market, chấm hết.
 
Bank trader mới ghê :D :D
Về bản chất bank traderr chỉ là mấy ông môi giới, ko phải trader. Công việc của họ không phải là đầu tư mà là đẩy các giao dịch của khách với ngân hàng lên market, chấm hết.
bác chủ post fb này bị bóc trên group dbtt không dám đối chất với những bạn đang làm ở banktrader tại việt nam.
 
bác chủ post fb này bị bóc trên group dbtt không dám đối chất với những bạn đang làm ở banktrader tại việt nam.
Chịu chả biết cũng chả quan tâm, chỉ nói những gì mình thấy qua bài post là ông này rất gà và thích bốc phét.
Có lôi cái mác bank trader hay quỹ trader ra lòe thì cũng chả quan tâm vì mấy cái đó ai kiểm chứng được, trong khi giỏi hay ko nó thể hiện quá rõ qua bài post rồi.
 
Chịu chả biết cũng chả quan tâm, chỉ nói những gì mình thấy qua bài post là ông này rất gà và thích bốc phét.
Có lôi cái mác bank trader hay quỹ trader ra lòe thì cũng chả quan tâm vì mấy cái đó ai kiểm chứng được, trong khi giỏi hay ko nó thể hiện quá rõ qua bài post rồi.
Tui cùng quan điểm với bạn, kiếm được tiền ở thị trường là giỏi, nói luyên thuyên mệt óc !
 
Có đọc bài này trên fb, thấy hơi luyên thuyên mà ko muốn đụng chạm nên im lặng, các bác đã lôi vào đây thì mình có vài lời phản biện :

1. "Phần ngọn: Technical Analysis (TA) phân tích về mặt kỹ thuật các mô hình, chỉ báo có xác suất lặp đi lặp lại cao trên thị trường. Technical analysis là hệ quả (tập hợp con) của phương pháp làm mưa làm gió gần đây là Price Action."
"Phần cành: Price Action (PA) là hành vi thay đổi về giá có tính chu kỳ lặp đi lặp lại, TA là 1 phần nhỏ để xác định chính xác entry/TP/SL. Price action cũng vẫn là "kết quả" từ những tác nhân nền phía sau làm ảnh hưởng đến sự thay đổi giá mà các bạn hay thấy."

====> Cái này là sai lầm cực kỳ cơ bản và ngây ngô, PA là 1 mảng nhỏ của TA chứ không phải ngược lại đâu ạ.

2."Well trong trading thì nó chia ra làm nhiều mảng phân tích (analysis), tên thì nghe cũng nhiều nhưng đây quy tụ lại thành 4 ý mà cả retail hay bigboys đều sử dụng."

==> Cái này cũng sai cơ bản, thực tế chỉ có 2 trường phái là TA và FA. Mảng "tâm lý thị trường" mà bạn ý nói chính là bản chất nền tảng xây dựng nên trường phái TA đó ạ.
Lại còn tách riêng PA ra khỏi TA thì lại càng sai hơn.

3. "Nếu chỉ biết đến chuyện khi nào vào lệnh (When) mà không hiểu cái gì gây nên sự ảnh hưởng (What) và tại sao nó ảnh hưởng (Why) thì PA TA không khác gì cầm công cụ đánh mù theo may mắn cả, thế thôi đó."
==> Cái này là 1 quan điểm riêng phiến diện và thiển cận.
TA và FA nó là 2 trường phái riêng biệt, nếu có thể thì kết hợp cả 2 thì tốt nhưng chỉ chọn 1 trong 2 cũng chả vấn đề. Bỏ ít thời gian ra kiếm xem trên thế giới bao nhiêu trader nổi tiếng và thành công mà chỉ dùng mỗi TA chả cần quan tâm đến FA nhé.

Kết luận : Đây là góc nhìn của 1 người sùng bái FA và coi thường TA, những hiểu biết của của bạn này về TA cực kì kém và nông nên đưa ra những nhận xét, kết luận rất phiến diện, sai lầm.
Ngoài ra nghe cách nói chuyện thích dùng mấy thuật ngữ chuyên môn không cần thiết kia thì chắc là sinh viên trường kinh tế, học từ sách vở chứ chưa có kinh nghiệm thực tế, lôi kiến thức sách vở ra lòe thiên hạ. TA mù tịt chưa nói, mà trình FA thì chắc cũng chưa đến đâu.
Tôi đồng ý với việc tác giả xếp PA ngang TA là bất hợp lý. PA chỉ nên hiểu là 1 môn phái trong TA, giống ngư Karate, Vovinam, Boxing đều là chỉ là các môn phái riêng của Võ thuật nói chung.
Nhưng bỏ qua phần đó, thì cơ bản vấn đề tác giả đưa ra là hợp lý. Nếu chỉ dùng TA với số vốn nhỏ , margin lớn như FX thì không cần biết FA cũng dc. Còn vốn lớn, margin chỉ 1:1 như chứng khoán thì FA mà tốt, TA sẽ chọn điểm vào chuẩn hơn
 
đồng ý với câu "Các professional trader chuyên TA hay PA họ thực sự hiểu những gì đằng sau cái chart đó để trade. " . Phần còn lại thì ko dám bình luận...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đi ra chợ mà cứ vác cả mớ công thức với lý thuyết hàn lâm thì đi chợ cả buổi không có cơm và đồ ăn.
Có một thực tế thế này.
Lấy ví dụ ttck vịt cho nhanh.
1. Đầu tư với mục đích nắm cp chi phối hay có chân trong bld/ HĐQT...thì họ cần nhiều hơn mấy thứ gọi là FA. Và cái thứ gọi là TA thì cũng ko cần lắm. Thế nên cái giá thỏa thuận nó khác với giá tt nhiều lắm.
1. Đầu tư trung và dài hạn ( các cụ có tiền nhàn rỗi, các cổ đông nhớn nhưng ko nắm cp chi phối...) . Cần FA để biết cty ngày 1 ngày 2 nó có yếu đi mà chết yểu ko? Tiền gửi đí có hơn gửi bank hay thành giấy lộn ko?. TA cần chỉ để mở vị thế. Mua được vứt nóc tủ. Xong.
3. Đầu cơ lướt sóng.
Đơn giản là "buôn giấy" trên sòng. Đã buôn thì vốn cần quay vòng. Chôn vốn là ...vỡ moàm. haha
Giá cổ lên xuống tùy giai đoạn. Bất châp FA.
Ví như rất ít dn có hệ sinh thái khép kín như hpg. Nhưng nếu cứ trú trọng đầu tư, FA, bctc ...nọ kua. Mua vào năm ngoái thì cứ gọi là chôn vốn. Hay mbb cũng vậy, gần đây mới "chạy".
Vậy thì những nđt ở mục 3 này cần gì hơn ngoài TA. để biết mình ko hóng mát trên đỉnh ngọn cây haha.

Túm váy cãi nhau chi cho mệt.
Như mình tùy gói vốn chia mà dùng TA, FA cho hợp lý thôi. Nhưng sẽ là dùng tât cả.
Mà thực ra chỉ có 2 phạm trù bao hàm cả rồi, ko cần cái vòng tròn 3, của chủ thớt đâu.

Viết ra thì dài lắm, mình chỉ viết sơ sơ vậy thôi
 
Đi ra chợ mà cứ vác cả mớ công thức với lý thuyết hàn lâm thì đi chợ cả buổi không có cơm và đồ ăn.
Có một thực tế thế này.
Lấy ví dụ ttck vịt cho nhanh.
1. Đầu tư với mục đích nắm cp chi phối hay có chân trong bld/ HĐQT...thì họ cần nhiều hơn mấy thứ gọi là FA. Và cái thứ gọi là TA thì cũng ko cần lắm. Thế nên cái giá thỏa thuận nó khác với giá tt nhiều lắm.
1. Đầu tư trung và dài hạn ( các cụ có tiền nhàn rỗi, các cổ đông nhớn nhưng ko nắm cp chi phối...) . Cần FA để biết cty ngày 1 ngày 2 nó có yếu đi mà chết yểu ko? Tiền gửi đí có hơn gửi bank hay thành giấy lộn ko?. TA cần chỉ để mở vị thế. Mua được vứt nóc tủ. Xong.
3. Đầu cơ lướt sóng.
Đơn giản là "buôn giấy" trên sòng. Đã buôn thì vốn cần quay vòng. Chôn vốn là ...vỡ moàm. haha
Giá cổ lên xuống tùy giai đoạn. Bất châp FA.
Ví như rất ít dn có hệ sinh thái khép kín như hpg. Nhưng nếu cứ trú trọng đầu tư, FA, bctc ...nọ kua. Mua vào năm ngoái thì cứ gọi là chôn vốn. Hay mbb cũng vậy, gần đây mới "chạy".
Vậy thì những nđt ở mục 3 này cần gì hơn ngoài TA. để biết mình ko hóng mát trên đỉnh ngọn cây haha.

Túm váy cãi nhau chi cho mệt.
Như mình tùy gói vốn chia mà dùng TA, FA cho hợp lý thôi. Nhưng sẽ là dùng tât cả.
Mà thực ra chỉ có 2 phạm trù bao hàm cả rồi, ko cần cái vòng tròn 3, của chủ thớt đâu.

Viết ra thì dài lắm, mình chỉ viết sơ sơ vậy thôi
hihi, này là dài rồi
 
Có 2 trader nổi tiếng đều k coi trọng tin tức là j
Paul tudor jones và ed sekota. mình chỉ dùng ptkt nên cũng k rõ sức mạnh của pa thế nào. Dù sao ai có cách người đó. K có đúng k có sai mà. Chỉ có hợp hay k hợp
 
mình không tin Price action. với mình cái gì thay đổi được cả lịch sử chỉ bằng cách thay đổi múi giờ thì đều k đáng tin cậy, nến búa nến kéo gì mà chỉ cần khác sàn là khác nhau rồi thì tin cậy sao được. nên PA không phải cành cũng k phải ngọn, chỉ là hoa lá thôi.
 
mình không tin Price action. với mình cái gì thay đổi được cả lịch sử chỉ bằng cách thay đổi múi giờ thì đều k đáng tin cậy, nến búa nến kéo gì mà chỉ cần khác sàn là khác nhau rồi thì tin cậy sao được. nên PA không phải cành cũng k phải ngọn, chỉ là hoa lá thôi.
Vậy bác chia sẽ pp cho ae tham khảo đi
 
chứ đã có ai thành công chỉ với 1 phương pháp chưa. 1 phương pháp cũng đã là một bể kiến thức mà chỉ mới xuống nổi có tới cái cuốn họng thôi.
 
Bác phản dame chí quá, chắc lăn lộn trên các group lâu rồi.
Ai có kn đọc bài post là thấy ông đó kiến thức rỗng tuếch và đang cố gắng làm màu thể hiện bản thân.
Như mình đã nói ở trên, mình chả quan tâm ông nào bank trader hay quỹ trader mà chỉ quan tâm những kiến thức mà người đó show ra, vì đó là cái duy nhất chúng ta có thể kiểm chứng được.
Ông đem cái mác bank trader ra lòe thiên hạ mà cái kiến thức cơ bản ông còn nói sai choe choét thế kia thì người ta bóc mẽ ông ngay sau 1 2 lần chém gió.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,503 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,591 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 371 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên