Hồ sơ thị trường - Market Profile

Hồ sơ thị trường - Market Profile

Hồ sơ thị trường - Market Profile

Nick Halden

Active Member
917
1,483
Như trên tiêu đề, hôm nay mình tạo post này cùng với anh em TraderViet bàn luận trao đổi về môn phân tích thị trường với Market Profile (từ đây viết tắt là MP). Tìm tài liệu tiếng Việt về MP khá ít, và cũng ít người sử dụng công cụ này nếu so với các công cụ phổ biến khác. Vâng, công cụ tuyệt vời - một số cho là vậy. Ở chiều ngược lại là các tranh luận cho rằng MP đã lạc hậu ở cái thời buổi mà HFT - Giao dịch tần số cao xâm lấn thị trường. Với ít kiến thức tìm hiểu được thì động cơ chính để post bài này là nếu có cao thủ nào vô tình ghé qua và chỉ bảo nữa thì tuyệt :D

Sở dĩ có nhiều tranh cãi về tính hiệu quả của Market Profile (có lẽ gần như mọi thứ trong cuộc sống đều có 2 chiều hướng đối lập thế này) vì đây không phải là một công cụ gợi ý giao dịch như các indicator thông thường, mà là một công cụ cho phương pháp đọc hiểu tình hình hiện tại của thị trường. Vì vậy lại tùy thuộc vào sự quan sát và kinh nghiệm của người thực hành, việc phân tích không dựa trên một loạt các quy tắc cứng nhắc theo kiểu rule 1 rule 2.

Điều mình thích ở Market Profile là Trading Logic của nó – cách tư duy khi nhìn vào thị trường, hiểu về tình trạng cân bằng – mất cân bằng, ai đang tham gia, ai đang chiếm ưu thế. Hôm nay cuối tuần, vậy kể 3 câu chuyện để nói về cái Trading Logic này chứ chưa vội bàn về chi tiết, giống như “võ công học tâm pháp trước khi luyện chiêu thức” vậy (không nhớ câu này đã từng nghe ở đâu nhưng thấy hay).



Câu chuyện số 1: Người bán nhà

Giả sử (giả sử thôi nhé) bác @DuongHuy phải thanh lý căn nhà của mình trong vòng 3 tuần tới, để theo Ngọc Trinh sang Mỹ. Trong khi đó, lão hàng xóm của bác ý cũng có ý định sang đó ở cho gần em Trinh, nhưng chưa vội. Hắn có kế hoạch bán căn nhà tương tự trong khoảng thời gian 5 năm tới.

Bây giờ bạn nghĩ rằng bác Huy sẽ đòi hỏi một mức giá tốt, hay chỉ cần một mức giá hợp lý (fair price)? Thời gian quá gấp (không nhanh là mất Ngọc Trinh) nên không thể đòi hỏi cao, và nếu ai trả 9.8 hay 10.1 cho căn nhà giá 10 thì có lẽ cũng ok. Không quá thấp là được, còn quá cao thì rất khó. Còn về phần mình, lão hàng xóm với kế hoạch lâu dài, liệu hắn ta sẽ kỳ vọng một người mua trả mức giá tốt cho căn nhà của mình, hay là cái giá chấp nhận được? Chắc chắn là một giá tốt rồi, với bao công sức chờ đợi và rình mò.

Short-term Trader, Daytrader thanh lý tài sản của mình sau khi nắm giữ một thời gian ngắn. Những người này tìm kiếm vùng giá hợp lý (looking for fair price area).

The other-term Trader, Longer Term trader mua ở mức giá hời, bán ở mức giá tốt (Advantageous price area).

Câu chuyện số 2: Những tay chơi

Hãy giả sử có một món hàng hay dịch vụ – không phải thiết yếu. Ví dụ như một cây kem để giải khát trong hè nóng nực chẳng hạn.

Đa số mọi người biết rằng 10 ngàn có thể chấp nhận được đối với một cây kem. Mà nếu mua được 9 ngàn thì tốt mà 11 ngàn cũng chẳng sao. Đang nóng mà.

Và bây giờ hãy tưởng tượng tiếp, bạn mua kem không phải để ăn. Này, ai mua kem mà chả ăn cơ chứ? Thì giả sử là thị trường kem đã biến thành một thị trường đầu cơ, giống như cổ phiếu/tiền tệ.

Thành phần tham gia là người bán hàng với giá vốn = 5 ngàn, một kẻ có đầy đủ sự kiên nhẫn và cả các máy móc bảo quản nữa – một người bán với giá vốn thấp (tự sản xuất hay mua từ nhà chế biến) và những kẻ rình mò cơ hội. Số còn lại là những người muốn tống khứ cây kem đi trong vòng 5 phút, hoặc là nhìn nó tan chảy. :eek::eek::eek:

upload_2017-8-13_9-39-4.png




Người bán kem sẽ chỉ mua khi thị giá xuống thật thấp 5-6 ngàn chẳng hạn, vì dù sao cũng còn đầy trong tủ đông và kho lạnh. Những kẻ cơ hộị, với tất cả sự kiên nhẫn của mình, cùng với hệ thống bảo quản công nghệ Châu Âu xịn nữa, chẳng dại gì mà bán khi giá còn ở dưới 13 ngàn. Dù sao thì kẻ mua cũng phải có người bán. Đúng vậy, short-tem trader/local/người trung gian (tùy cách gọi) chuyển hàng và tiền cho người bán buôn và kẻ cơ hội và thường cũng chuyển luôn lợi nhuận cho cả 2 bọn chúng. Nguồn hàng thì tất nhiên không thay đổi, nhưng số lượng trao tay ở vùng giữa lại rất lớn. Những kẻ trung gian cố kiếm lợi nhuận bằng cách nhanh chóng đẩy sang tay người khác trước khi kem tan chảy trong vòng vài phút nữa nếu không muốn mất trắng.

Họ gọi chúng ta là Retail Trader. những người mua với giá bán lẻ, bán với giá bán buôn.
2 phía đối diện của Long-term Traders sẽ không mua bán trực tiếp với nhau, mà thông qua trung gian ở 2 đầu thị trường. Trading là về sự thay đổi. Nếu Long-term Buyer mà chấp nhận mua với mức giá cao hơn mức giá hợp lý thì đã có chuyển biến trong Nhận thức về Giá trị.

Mặt khác, Nhận thức về Giá trị đối với Short và Other Timeframe traders là khác nhau. Long-term Buyer có thể mua với mức giá cao không thể chấp nhận được trong hiện tại (Unfair high), nhưng với tầm nhìn của họ thì nó vẫn là một mức giá tốt.




Câu chuyện số 3: Cửa hàng kem Cô Tuyết

Cô Tuyết quyết định rời cửa hàng kem của mình từ góc phố vào trong một quầy bán ở Siêu thị Ông Già Tuyết.

Cô kỳ vọng sẽ bán được nhiều hơn. Nhưng kết quả sao đây? Số người mua đã giảm hẳn đi trong khi chi phí thuê kiot trong siêu thị lớn hơn. Vì vậy, cô Tuyết lại phải quay về với góc phố thân yêu để duy trì doanh số. Ở góc phố nhỏ, cô GIAO DỊCH được với nhiều khách hàng hơn.

Thị trường luôn luôn tìm kiếm địa điểm thuận lợi nhất cho giao dịch (trade facilitation). Nếu không, nó sẽ di chuyển. Nếu hàng hóa đang được bán ở vùng giá quá cao đến nỗi quá ít người mua chấp nhận, giao dịch (khối lượng trao đổi) sẽ giảm hẳn tại đó và giá bị thu hút xuống vùng số đông chấp nhận được. Nếu như cô Tuyết sau khi vào Siêu Thị mà số người mua tăng lên, hoặc ít nhất không đổi thì cô có thể ở đó được rồi. Dù sao thì đứng trong Siêu thị có điều hòa cũng tốt. Số người mua tăng lên – giao dịch tăng lên tại vùng giá mới nghĩa là nơi đó đã được chấp nhận rồi đó.

Vì vậy nên xem xét về lý thuyết giá tăng khối lượng tăng – giá tăng khối lượng giảm và giai đoạn tích lũy (tích lũy để biến một mức giá mới thành mức giá được chấp nhận. Nếu không có sự tích lũy này thì đơn giản là mức giá mới không được chấp nhận, phải di chuyển tiếp hoặc trở về chốn cũ). Đôi khi Market có thể quay trở lại kiểm tra vùng giá trước đó để chắc chắn rằng mức giá hợp lý đã thay đổi.

Tại sao chúng ta có thể kỳ vọng mức giá cao hơn được chấp nhận? Vì Nhận Thức về Giá Trị thay đổi. Ăn kem trong Siêu Thị đảm bảo hơn vì có kiểm nghiệm, chỗ ngồi sạch sẽ, mát mẻ. Nhận Thức về Giá Trị sẽ thay đổi thị giá của các loại hàng hóa, tài sản.

Nếu muốn đưa thị trường lên một tầm cao mới (trao đổi ở một vùng giá mới chứ không chỉ hình thành một mức giá đỉnh) thì buyer phải đủ tự tin để đẩy lùi những người bán ở đầu đối diện. Nếu không đủ tự tin, giá sẽ quay lại vùng hợp lý cũ và tiếp tục đấu giá trong khoảng đó.



Kết luận

Như vậy, qua 3 câu chuyện trên chúng ta đã có một số khái niệm chủ đạo của Market Profile:

- Một thị trường đấu giá 2 chiều với thành phần tham gia là short-term trader giao dịch trong vùng giá hợp lý, buyer/seller long-term trader giao dịch trong vùng giá chỉ thuận mua hoặc thuận bán.

- Short-term trader tạo ra sự cân bằng, long-term trader làm Market di chuyển. Nếu không có gì thay đổi, Shor-term trader/local man sẽ kiểm soát thị trường cân bằng. Long-term trader mua bán thụ động. Nếu nhận thức về giá trị thay đổi, họ chủ động đẩy giá di chuyển theo một hướng.

Và đến đây các bạn có thể hỏi là việc này giống như đang nói về giao dịch trong Range và Trend. Đúng vậy, và Market Profile giúp chúng ta xác định vùng giá được đa số chấp nhận (cân bằng) và vùng giá bên ngoài (khi long-term trader có ý muốn đẩy giá về một phía, nhưng thành công hay không thì phụ thuộc vào độ tự tin và sự tự tin của phía đối diện). MP thể hiện điều đó bằng hình ảnh trực quan, lọc nhiều khi giá cứ lên rồi lại xuống.

Ghi chú:
Market Profile không thể đứng một mình. Vì Nhận thức Giá trị (Perception of Value) là điều cốt lõi của nó, nên chúng ta cần xem xét những câu chuyện, tin tức trên thị trường hiện tại ảnh hưởng đến nhận thức đó, liệu nó có làm người mua tự tin lấn át người bán hay ảnh hưởng là nhất thời? Và để vào lệnh thì cũng phải kết hợp với các công cụ khác, PA chẳng hạn. Có MP giúp đỡ, chúng ta sẽ không mua bán ở cái vùng “Middle of nowhere”.

Anh em comment cảm nhận bên dưới, những ai đã từng kinh qua rồi thì hãy cho biết ưu nhược điểm của nó, liệu MP có giúp bạn cải thiện trade location hay kết quả không? Liệu nó đã lỗi thời so với các phương pháp thay thế khác. Mình đính kèm 2 indicator MP bên dưới.

upload_2017-8-13_9-22-57.png


Cuối tuần chúc anh em nghỉ ngơi vui vẻ!
Tham khảo (tải mấy pdf lên không được nhỉ?):
CBOT Market Profile Handbook
Mind over market J.Dalton
Peter_Steidlmayer_Steven_Hawkins-Steidlmayer_on_Markets-EN
 

Đính kèm

  • MarketProfile.mq4
    17.4 KB · Xem: 487
  • riv_ay-TPOChart.v102-6.rar
    633.8 KB · Xem: 556
  • MarketProfile.mq4
    17.4 KB · Xem: 258
  • riv_ay-TPOChart.v102-6.rar
    633.8 KB · Xem: 324
  • upload_2017-8-13_9-38-15.png
    upload_2017-8-13_9-38-15.png
    32 KB · Xem: 4

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Như trên tiêu đề, hôm nay mình tạo post này cùng với anh em TraderViet bàn luận trao đổi về môn phân tích thị trường với Market Profile (từ đây viết tắt là MP). Tìm tài liệu tiếng Việt về MP khá ít, và cũng ít người sử dụng công cụ này nếu so với các công cụ phổ biến khác. Vâng, công cụ tuyệt vời - một số cho là vậy. Ở chiều ngược lại là các tranh luận cho rằng MP đã lạc hậu ở cái thời buổi mà HFT - Giao dịch tần số cao xâm lấn thị trường. Với ít kiến thức tìm hiểu được thì động cơ chính để post bài này là nếu có cao thủ nào vô tình ghé qua và chỉ bảo nữa thì tuyệt :D

Sở dĩ có nhiều tranh cãi về tính hiệu quả của Market Profile (có lẽ gần như mọi thứ trong cuộc sống đều có 2 chiều hướng đối lập thế này) vì đây không phải là một công cụ gợi ý giao dịch như các indicator thông thường, mà là một công cụ cho phương pháp đọc hiểu tình hình hiện tại của thị trường. Vì vậy lại tùy thuộc vào sự quan sát và kinh nghiệm của người thực hành, việc phân tích không dựa trên một loạt các quy tắc cứng nhắc theo kiểu rule 1 rule 2.

Điều mình thích ở Market Profile là Trading Logic của nó – cách tư duy khi nhìn vào thị trường, hiểu về tình trạng cân bằng – mất cân bằng, ai đang tham gia, ai đang chiếm ưu thế. Hôm nay cuối tuần, vậy kể 3 câu chuyện để nói về cái Trading Logic này chứ chưa vội bàn về chi tiết, giống như “võ công học tâm pháp trước khi luyện chiêu thức” vậy (không nhớ câu này đã từng nghe ở đâu nhưng thấy hay).

Câu chuyện số 1: Người bán nhà

Giả sử (giả sử thôi nhé) bác @DuongHuy phải thanh lý căn nhà của mình trong vòng 3 tuần tới, để theo Ngọc Trinh sang Mỹ. Trong khi đó, lão hàng xóm của bác ý cũng có ý định sang đó ở cho gần em Trinh, nhưng chưa vội. Hắn có kế hoạch bán căn nhà tương tự trong khoảng thời gian 5 năm tới.

Bây giờ bạn nghĩ rằng bác Huy sẽ đòi hỏi một mức giá tốt, hay chỉ cần một mức giá hợp lý (fair price)? Thời gian quá gấp (không nhanh là mất Ngọc Trinh) nên không thể đòi hỏi cao, và nếu ai trả 9.8 hay 10.1 cho căn nhà giá 10 thì có lẽ cũng ok. Không quá thấp là được, còn quá cao thì rất khó. Còn về phần mình, lão hàng xóm với kế hoạch lâu dài, liệu hắn ta sẽ kỳ vọng một người mua trả mức giá tốt cho căn nhà của mình, hay là cái giá chấp nhận được? Chắc chắn là một giá tốt rồi, với bao công sức chờ đợi và rình mò.

Short-term Trader, Daytrader thanh lý tài sản của mình sau khi nắm giữ một thời gian ngắn. Những người này tìm kiếm vùng giá hợp lý (looking for fair price area).

The other-term Trader, Longer Term trader mua ở mức giá hời, bán ở mức giá tốt (Advantageous price area).

Câu chuyện số 2: Những tay chơi

Hãy giả sử có một món hàng hay dịch vụ – không phải thiết yếu. Ví dụ như một cây kem để giải khát trong hè nóng nực chẳng hạn.

Đa số mọi người biết rằng 10 ngàn có thể chấp nhận được đối với một cây kem. Mà nếu mua được 9 ngàn thì tốt mà 11 ngàn cũng chẳng sao. Đang nóng mà.

Và bây giờ hãy tưởng tượng tiếp, bạn mua kem không phải để ăn. Này, ai mua kem mà chả ăn cơ chứ? Thì giả sử là thị trường kem đã biến thành một thị trường đầu cơ, giống như cổ phiếu/tiền tệ.

Thành phần tham gia là người bán hàng với giá vốn = 5 ngàn, một kẻ có đầy đủ sự kiên nhẫn và cả các máy móc bảo quản nữa – một người bán với giá vốn thấp (tự sản xuất hay mua từ nhà chế biến) và những kẻ rình mò cơ hội. Số còn lại là những người muốn tống khứ cây kem đi trong vòng 5 phút, hoặc là nhìn nó tan chảy. :eek::eek::eek:

View attachment 19501

Người bán kem sẽ chỉ mua khi thị giá xuống thật thấp 5-6 ngàn chẳng hạn, vì dù sao cũng còn đầy trong tủ đông và kho lạnh. Những kẻ cơ hộị, với tất cả sự kiên nhẫn của mình, cùng với hệ thống bảo quản công nghệ Châu Âu xịn nữa, chẳng dại gì mà bán khi giá còn ở dưới 13 ngàn. Dù sao thì kẻ mua cũng phải có người bán. Đúng vậy, short-tem trader/local/người trung gian (tùy cách gọi) chuyển hàng và tiền cho người bán buôn và kẻ cơ hội và thường cũng chuyển luôn lợi nhuận cho cả 2 bọn chúng. Nguồn hàng thì tất nhiên không thay đổi, nhưng số lượng trao tay ở vùng giữa lại rất lớn. Những kẻ trung gian cố kiếm lợi nhuận bằng cách nhanh chóng đẩy sang tay người khác trước khi kem tan chảy trong vòng vài phút nữa nếu không muốn mất trắng.

Họ gọi chúng ta là Retail Trader. những người mua với giá bán lẻ, bán với giá bán buôn.
2 phía đối diện của Long-term Traders sẽ không mua bán trực tiếp với nhau, mà thông qua trung gian ở 2 đầu thị trường. Trading là về sự thay đổi. Nếu Long-term Buyer mà chấp nhận mua với mức giá cao hơn mức giá hợp lý thì đã có chuyển biến trong Nhận thức về Giá trị.

Mặt khác, Nhận thức về Giá trị đối với Short và Other Timeframe traders là khác nhau. Long-term Buyer có thể mua với mức giá cao không thể chấp nhận được trong hiện tại (Unfair high), nhưng với tầm nhìn của họ thì nó vẫn là một mức giá tốt.

Câu chuyện số 3: Cửa hàng kem Cô Tuyết

Cô Tuyết quyết định rời cửa hàng kem của mình từ góc phố vào trong một quầy bán ở Siêu thị Ông Già Tuyết.

Cô kỳ vọng sẽ bán được nhiều hơn. Nhưng kết quả sao đây? Số người mua đã giảm hẳn đi trong khi chi phí thuê kiot trong siêu thị lớn hơn. Vì vậy, cô Tuyết lại phải quay về với góc phố thân yêu để duy trì doanh số. Ở góc phố nhỏ, cô GIAO DỊCH được với nhiều khách hàng hơn.

Thị trường luôn luôn tìm kiếm địa điểm thuận lợi nhất cho giao dịch (trade facilitation). Nếu không, nó sẽ di chuyển. Nếu hàng hóa đang được bán ở vùng giá quá cao đến nỗi quá ít người mua chấp nhận, giao dịch (khối lượng trao đổi) sẽ giảm hẳn tại đó và giá bị thu hút xuống vùng số đông chấp nhận được. Nếu như cô Tuyết sau khi vào Siêu Thị mà số người mua tăng lên, hoặc ít nhất không đổi thì cô có thể ở đó được rồi. Dù sao thì đứng trong Siêu thị có điều hòa cũng tốt. Số người mua tăng lên – giao dịch tăng lên tại vùng giá mới nghĩa là nơi đó đã được chấp nhận rồi đó.

Vì vậy nên xem xét về lý thuyết giá tăng khối lượng tăng – giá tăng khối lượng giảm và giai đoạn tích lũy (tích lũy để biến một mức giá mới thành mức giá được chấp nhận. Nếu không có sự tích lũy này thì đơn giản là mức giá mới không được chấp nhận, phải di chuyển tiếp hoặc trở về chốn cũ). Đôi khi Market có thể quay trở lại kiểm tra vùng giá trước đó để chắc chắn rằng mức giá hợp lý đã thay đổi.

Tại sao chúng ta có thể kỳ vọng mức giá cao hơn được chấp nhận? Vì Nhận Thức về Giá Trị thay đổi. Ăn kem trong Siêu Thị đảm bảo hơn vì có kiểm nghiệm, chỗ ngồi sạch sẽ, mát mẻ. Nhận Thức về Giá Trị sẽ thay đổi thị giá của các loại hàng hóa, tài sản.

Nếu muốn đưa thị trường lên một tầm cao mới (trao đổi ở một vùng giá mới chứ không chỉ hình thành một mức giá đỉnh) thì buyer phải đủ tự tin để đẩy lùi những người bán ở đầu đối diện. Nếu không đủ tự tin, giá sẽ quay lại vùng hợp lý cũ và tiếp tục đấu giá trong khoảng đó.

Kết luận

Như vậy, qua 3 câu chuyện trên chúng ta đã có một số khái niệm chủ đạo của Market Profile:

- Một thị trường đấu giá 2 chiều với thành phần tham gia là short-term trader giao dịch trong vùng giá hợp lý, buyer/seller long-term trader giao dịch trong vùng giá chỉ thuận mua hoặc thuận bán.

- Short-term trader tạo ra sự cân bằng, long-term trader làm Market di chuyển. Nếu không có gì thay đổi, Shor-term trader/local man sẽ kiểm soát thị trường cân bằng. Long-term trader mua bán thụ động. Nếu nhận thức về giá trị thay đổi, họ chủ động đẩy giá di chuyển theo một hướng.

Và đến đây các bạn có thể hỏi là việc này giống như đang nói về giao dịch trong Range và Trend. Đúng vậy, và Market Profile giúp chúng ta xác định vùng giá được đa số chấp nhận (cân bằng) và vùng giá bên ngoài (khi long-term trader có ý muốn đẩy giá về một phía, nhưng thành công hay không thì phụ thuộc vào độ tự tin và sự tự tin của phía đối diện). MP thể hiện điều đó bằng hình ảnh trực quan, lọc nhiều khi giá cứ lên rồi lại xuống.

Ghi chú:
Market Profile không thể đứng một mình. Vì Nhận thức Giá trị (Perception of Value) là điều cốt lõi của nó, nên chúng ta cần xem xét những câu chuyện, tin tức trên thị trường hiện tại ảnh hưởng đến nhận thức đó, liệu nó có làm người mua tự tin lấn át người bán hay ảnh hưởng là nhất thời? Và để vào lệnh thì cũng phải kết hợp với các công cụ khác, PA chẳng hạn. Có MP giúp đỡ, chúng ta sẽ không mua bán ở cái vùng “Middle of nowhere”.

Anh em comment cảm nhận bên dưới, những ai đã từng kinh qua rồi thì hãy cho biết ưu nhược điểm của nó, liệu MP có giúp bạn cải thiện trade location hay kết quả không? Liệu nó đã lỗi thời so với các phương pháp thay thế khác. Mình đính kèm 2 indicator MP bên dưới.

View attachment 19495

Cuối tuần chúc anh em nghỉ ngơi vui vẻ!
Tham khảo (tải mấy pdf lên không được nhỉ?):
CBOT Market Profile Handbook
Mind over market J.Dalton
Peter_Steidlmayer_Steven_Hawkins-Steidlmayer_on_Markets-EN
Bác có thể nói rĩ hơn cách dùng indicator MP không
 
Cấu tạo của Market Profile
Bell Curve
Trên biểu đồ nến/bar thông thường, giá biến đổi theo thời gian. Với mỗi thời điểm ta có một mức giá khác nhau. Biểu đồ MP được xây dựng bằng cách lật ngược 90 độ trục giá – thời gian: Giá trở thành biến số và thời gian là hàm, nghĩa là đối với một mức giá thì thời lượng xảy ra giao dịch tại mức giá đó là bao nhiêu. Biểu đồ thông thường chỉ cho ta xem biến động giá (one dimension – price), MP là biểu đồ 2 chiều (2 dimension – Time and Price) hiển thị rõ số đông đang giao dịch ở đâu, tại mức giá nào, và trong bao lâu.
upload_2017-8-13_18-33-40.png

Biểu đồ MP so với biểu đồ nến 30 phút
upload_2017-8-13_18-33-51.png

Và mô hình phân phối Thời gian và Giá dạng Bell Shape
Trong hai hình vẽ trên, hãy lưu ý đến cách sắp xếp dữ liệu trên MP khác so với Candlesticks. Ngoài cùng bên trái là MP dạng nén (có hình Bell Shape), ở giữa là MP mở rộng, trông khá giống với hình nến bên phải. Trong quá trình phát triển, MP không cho chúng ta thông tin về mức đóng-mở của từng khoảng thời gian 30 phút, nhưng khi nén lại thì sẽ hình dung rõ vùng giá tập trung và phi tập trung.

TPO (Time Price Opportunity) là các viên gạch cơ bản dựng nên MP. Mỗi chữ cái là 1 TPO – hình thành khi thị trường chạm tới một mức giá nào đó. MP thông thường sử dụng khoảng thời gian 30 phút (1 bell shape thường biểu diễn cho 1 ngày), một chuỗi các chữ cái liên tiếp biểu thị khoảng thời gian 30 phút. Ví dụ bên dưới, chữ A là khoảng giá di chuyển trong 30 phút đầu tiên, B là khoảng giá di chuyển trong 30 phút tiếp theo, tương tự đến C, D, ... L là 30 phút cuối cùng. O chỉ giá mở cửa phiên (Open) nhưng forex là thị trường 24h nên O không mang nhiều ý nghĩa. (mọi người hãy liên hệ hình trên so sánh với biểu đồ nến để hiểu).
upload_2017-8-13_18-34-19.png

Các mức giá quan trọng:
Point of Control (POC) và Value Area: Đây là 2 thứ quan trọng bậc nhất trong cấu tạo biểu đồ MP. POC là mức giá được giao dịch tại đó nhiều thời gian nhất trong ngày. Nhìn hình ảnh trên đồ thị là một hàng có nhiều TPOs nhất, nhô hẳn ra ngoài so với các hàng khác.
Value Area là vùng giá diễn ra 70% giao dịch trong ngày.
upload_2017-8-13_18-34-35.png

Tại sao lại là 70%, các bác google để biết về ý nghĩa thống kê của nó. Đó là the first standard deviation 68%.
aupload.wikimedia.org_wikipedia_commons_a_a9_Empirical_Rule.PNG


upload_2017-8-13_18-35-5.png

Cả POC và Value Area đều thể hiện vùng giá được chấp nhận bởi đa số tham gia thị trường.

Value Area High/Value Area Low (VAH/VAL): Hai mức giá ở biên trên và dưới của vùng Value Area.
Và 2 điểm quan trọng nữa, cũng như biểu đồ nến là vị trí cao nhất và thấp nhất trong ngày.
Như vậy, có khoảng 5 mức quan trọng đó là High – VAH – POC – VAL – Low.
upload_2017-8-13_18-35-27.png


Các khoảng giá trong ngày:

Initial Balance (IB) : Khoảng cân bằng ban đầu là khoảng giá di chuyển trong 1 giờ đầu tiên. Trên biểu đồ MP là khoảng A và B. Trên lý thuyết, các thị trường như stock hay futures thì IB quan trọng và giai đoạn mở cửa cho ta sự tiên đoán về điều gì sẽ xảy ra trong cả phiên giao dịch ngày hôm đó. Nó giống như cái chân đế cái đèn bàn, chân đế hẹp thì đẩy nhẹ là đổ sang một hướng, chân đế to thì đèn sẽ vững – dễ cân bằng trở lại. Nhưng mình cũng bối rối vì với thị trường 24h thì khoảng mở cửa có còn mang ý nghĩa đặc biệt đó nữa không, và các khung giờ hoạt động khác nhau khi các trader JAV (Japanese Australian Vietnamese) đang sung thì tụi Anh Mỹ vẫn ngủ như chết trade.
upload_2017-8-13_18-35-44.png


Range Extension (khoảng mở rộng): là vùng giá mở rộng ra so với initial Balance.
upload_2017-8-13_18-36-3.png


Trong hình trên: Khoảng cân bằng đầu tiên được đánh dấu bằng đoạn kẻ dọc xanh lá bên trái biểu đồ (A và B – giờ đầu tiên). Range Extension đã mở rộng xuống phía dưới khoảng đó.
Range: tương tự biểu đồ nến, Range = khoảng giá thấp nhất đến cao nhất trong ngày.
Single prints: Hình thành khi mà chỉ có 1 TPO trên một hàng. Single prints có thể nằm ở 2 đầu của Market profile tạo thành các Buying/Selling Tails hoặc nằm ở giữa. Ví dụ như khoảng giá trong khoảng thời gian K và P dưới đây.
upload_2017-8-13_18-36-21.png


upload_2017-8-13_18-36-31.png


Single prints sẽ hình thành khi thị trường không ở lại quá 30 phút tại một mức giá, trong suốt ngày hôm đó. Điều đó thể hiện sự từ chối (Rejection) hoặc sự chênh lệch giữa người mua và người bán tại đó. Khi nhìn trên biểu đồ thông thường, Single prints sẽ là những vùng này:
upload_2017-8-13_18-36-40.png


Vùng số 1 và số 3 chính là Single prints, thị trường chỉ ở đó trong một thời gian rất ngắn (giả sử biểu đồ 30 phút). Vùng số 2 không phải Single prints: Thị trường đã bị níu kéo sang khoảng 30 phút tiếp theo. Chúng ta có thể gọi là Double prints.
Các thông tin về các mức/vùng giá trên có thể cho chúng ta về những key level về các vị trí quan trọng trên biểu đồ, gợi ý về kháng cự/ hỗ trợ mà không bị phân vân về chuyện vẽ quá nhiều đường không cần thiết làm rối rắm biểu đồ . Tuy nhiên tùy từng bối cảnh của thị trường mà quan tâm đến mức giá nào trong Market Profile lại là một chuyện khác, và theo dõi hành động giá khi tiếp xúc với những vị trí đó (Acceptant/Rejection).

aupload.wikimedia.org_wikipedia_commons_a_a9_Empirical_Rule.PNG
 
Cái này hại não thật, phục bác thớt ghê .
Bác tải file TPO chart.rar cài vào mt4 rồi quan sát chart là phân biệt được mấy cái mức giá trên ấy mà.
Biểu đồ mặc định khá là rối, bác tắt bớt mấy đường đi như mình (chuyển sang false để dễ nhìn)
upload_2017-8-13_19-4-1.png

ở trong file giải nén cũng có mấy hình ảnh hướng dẫn cách chỉnh thông số đó
 
anh có thể nói thêm về cách giao dịch khi sử dụng market profile đc ko anh??
 
Hình như là order flow à? Cái này m chưa biết
Uh, mình nghĩ không hẳn nó là Oder flow vì đây là dạng trading bằng thuật toán thực hiện bằng cách lấy data từ web hoặc máy Mt4 của broker rồi chút về chạy trên excel và vẫn có thể Oder từ excel bằng realtime(thời gian thực). Mình nghĩ thực chất các indi cũng là thuật toán thồi, nhưng người dùng chỉ thuần túy sử dụng và ít khi biết hết cách mà nó vận hành thực sự nên thường hoàn toàn bị động bởi dữ liệu đầu vào. Ví dụ về lịch sử giá chẳng hạn: ai đảm bảo rằng lịch sử giá tính toán cho indi là không bị thao túng v..v nhiều vấn đề nản giải khi chúng ta hoàn toàn giao dịch với sàn mà tất tần tật mọi thứ ta làm họ đều nắm trong bàn tay, kể cả các EA được viết ra.
MP bạn giới thiệu rất hay và nó cũng là một dạng thuật toán phúc tạp nhưng nếu được lập trình trên cơ sở dữ liệu giá được lấy về và bảo mật sẽ cho kết quả tuyệt vời hơn nữa.
 
cái biểu đồ đó bác lấy ở đâu vậy? bác chỉ e với
Cái này mình sưu tầm trên Google, lâu cũng không nhớ nữa. Mình đang theo đuổi trading thuật toán nên đi tìm một số cái tương đồng. Ví như MP của bạn @Nick Halden giới thiệu rất hay: Nó cho biết vùng giá thanh khoản có tần suất cao, đây là biểu hiện mà ta có thể dò tìm cán cân thị trường và phần nào đó dự dc khối lượng giao dịch ( hai bí mật tối thượng của sàn).
 
anh có thể nói thêm về cách giao dịch khi sử dụng market profile đc ko anh??
Bản thân MP là tool để xác định các vùng adv price hay fair price chứ không phải là hệ thống giao dịch.

Nó chỉ đưa cho ta các vùng giá trên biểu đồ cần phải lưu ý, thay vì volume tập trung vào khối lượng giao dịch trên 1 bar thì MP cho ta thấy khối lượng giao dịch tại giá. Và khi quan sát các VPOC, VH, VL ta thấy được những gì trong đó.

Nói chung thiết nghĩ chủ topic nên thêm cái dòng MP là 1 cái hỗ trợ to tướng cho nhiều người đọc hơn vì hiện tại các trader đa phần vẫn nghĩ là đang giới thiệu về 1 hệ thống vào lệnh hay exit.

Mình không xài TPO nhưng xài VP, vì bản chất nó là hỗ trợ nên mỗi người 1 cách trade khác nhau

Lấy ví dụ 1 người bên ff khá nổi tiếng là trader dale chỉ trade 10 pip bằng cách xài VP và PA có tỉ lệ win hơn 70%, có tháng 100%.

Hoặc như ông future71 cực nổi tiếng lại có cách vận dụng riêng kết hợp VP+order flow.

Có người xài S&D, người thì dùng tìm vùng trade zone.. v...v
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 853 Xem / 49 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 184 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 232 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên