[LiveTrade] Hành trình huyền thoại

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

[LiveTrade] Hành trình huyền thoại

[LiveTrade] Hành trình huyền thoại

PHẦN 4: ĐÒN BẨY & KÝ QUỸ


Không chỉ là một khái niệm trung tâm, một công cụ quan trọng bậc nhất trong thế giới trading, đòn bẩy còn là một món quà, một kỳ quan đẹp đẽ mà trader may mắn có được khi tham gia giao dịch trên thị trường tài chính.

Đối với một retail trader mà nói, không phải số tiền vài nghìn usd trong tài khoản ngân hàng của anh ta, mà đòn bẩy, mới chính là nguồn sống căn cơ lâu dài. Có rất nhiều trader đã phải trả giá đắt vì thiếu kiến thức nền tảng, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến đòn bẩy. Đó thực sự là một điều đáng tiếc. Hiểu biết đúng đắn về đòn bẩy không những giúp bạn nâng cao khả năng kiểm soát và quản trị rủi ro, quản trị tiền vốn, nó còn có nhiều ý nghĩa hơn thế.

Sử dụng đòn bẩy là một hoạt động bao gồm cả hai yếu tố khoa học và nghệ thuật. Nếu được vận dụng tốt, đây sẽ là căn cơ giúp bạn xây dựng nên những hệ thống giao dịch có hiệu quả tuyệt vời. Nghe có chút hấp dẫn phải không? Trong nội dung bài viết này, tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về các khái niệm sau đây:
  • Leverage - Đòn bẩy
  • Margin - Tiền ký quỹ
  • Free Margin - Dư ký quỹ
  • Margin Call - Lệnh gọi bổ sung ký quỹ
  • Stop Out - Cơ chế tự vệ của broker
Không để bạn phải đợi lâu thêm nữa, chúng ta bắt đầu thôi.


Leverage - Đòn bẩy


Sau khi liên hệ và mở tài khoản thành công tại một nhà môi giới (broker), bạn gom hết số tiền tiết kiệm 100 usd của mình và thực hiện deposit với tốc độ ánh sáng, sẵn sàng chiến đấu và gây dựng một sự nghiệp huy hoàng. Không chần chừ, bạn thực hiện ngay một lệnh giao dịch đầu tiên. Nhưng có sự cố xảy ra: Giao dịch của bạn không thực hiện được, đơn giản là bạn không có đủ tiền.

Nhà môi giới ngay lập tức thông báo cho bạn thông tin này, và gợi ý cho bạn một hướng xử lý vấn đề, đó là sử dụng dịch vụ đòn bẩy. Bạn vẫn chỉ có 100 usd như ban đầu, nhưng nếu sử dụng dịch vụ đòn bẩy, bạn sẽ có cơ hội được nhà môi giới cho vay thêm tiền.

Tại sao 100 usd lại không đủ tiền để giao dịch?

Tại vì một khối lượng giao dịch tiêu chuẩn trên thị trường này thường đòi hỏi số tiền khoảng 100.000 usd, chứ không phải là 100 usd. Người ta gọi số tiền 100.000 usd này là một "khối lượng giao dịch tiêu chuẩn". Có một khái niệm ngắn gọn hơn được sử dụng thay thế, đó là Lot.
  • Rất đơn giản: 1 lot tương đương 100.000

Một số nhà môi giới vì mục đích muốn có nhiều khách hàng hơn, họ phục vụ cả những khách hàng giao dịch với số tiền cá nhân rất nhỏ. Đối với những nhà môi giới này, khối lượng giao dịch tiêu chuẩn có thể không cần yêu cầu là đủ 100k(1 lot). Họ cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn da dạng:
  • 1 lot tiêu chuẩn = 100k.
  • 1 mini lot = 1/10 lot = 0.1 lot = 10k
  • 1 micro lot = 1/100 lot = 0.01 lot = 1k
  • 1 nano lot = 1/1000 lot = 0.001 lot = 100

Nhờ có cơ chế linh hoạt như thế này mà những khách hàng có ít tiền, chỉ bằng một phần mười, thậm chí là một phần trăm, một phần nghìn so với khối lượng 100k(1 lot) tiêu chuẩn vẫn có thể giao dịch được.


Thế tại sao nhà môi giới lại cho bạn vay tiền? Trong khi mẹ bạn thì không?

Đây là một câu hỏi thú vị. Đến người thân, anh chị em ở nhà, bạn thuyết phục khô cả cổ còn chưa có ai đưa tiền cho bạn trade. Vậy mà một anh broker ở tận đâu, còn chưa từng gặp mặt lại đồng ý cho bạn vay tiền. Thậm chí, họ cho bạn vay rất nhiều tiền. Tại sao?

Tại vì broker cần bạn.

Nếu bạn không trade, broker không có khách hàng, vậy broker sẽ không có lợi nhuận và sẽ phá sản. Cho bạn vay tiền là cách duy nhất để broker có bạn là khách hàng, là cách duy nhất để broker sống sót.

Bạn cũng cần dựa vào broker để tận dụng sự hỗ trợ này. Đây là mối quan hệ cộng sinh hai bên cùng có lợi. Bạn không có broker thì không thể trade. Broker muốn sống thì phải tìm cách để bạn trade. Cách của broker là cho bạn vay tiền thông qua một cơ chế gọi là đòn bẩy. Vì thế tôi nói, không chỉ là một công cụ, đòn bẩy còn là một món quà.

Vậy cơ chế đòn bẩy này thực sự hoạt động như thế nào? Nó có ngon lành như vẻ ngoài của nó?
  • Có.
  • Và không.

là hiển nhiên bởi những luận điểm phía trên đã chứng minh điều đó. Không có đòn bẩy thì bạn không thể trade, vì thế, đòn bẩy có ý nghĩa sống còn.

Không bởi vì sử dụng đòn bẩy là một dạng quyền lợi, nhưng cũng là một loại ràng buộc, thậm chí là một ràng buộc chết người.

Nhà môi giới không dễ dàng cho bạn vay tiền gấp hàng trăm lần số tiền bạn đặt cọc với họ. Ngược lại, khi bạn sử dụng một mức đòn bẩy siêu cao thì khả năng bạn sẽ phải đối diện với một rủi ro lớn là điều khó tránh khỏi. Đòn bẩy siêu cao là một cái bẫy, trừ khi bạn hiểu rõ mục đích của mình là gì và có đầy đủ kinh nghiệm, kỹ năng vận dụng nó. Nếu mới bắt đầu trading, bạn nên sử dụng mức đòn bẩy phổ biến là 100 hoặc 200.

  • Bạn có một khoản tiền vốn, tạm gọi là X.
  • Bạn sử dụng dịch vụ vay tiền từ nhà môi giới thông qua công cụ đòn bẩy có mức là 100.
  • Nhà môi giới sẽ căn cứ trên số vốn X của bạn, tính nó là 1 phần. Sau đó, nhà môi giới sẽ cho bạn vay số tiền bằng 99 lần số tiền X của bạn, để cộng tổng lại bạn có cả tiền vốn và tiền vay đủ 100 phần.
Ví dụ: Nếu số vốn X của bạn là 1000 usd, đòn bẩy bạn chọn mức 100, số tiền nhà môi giới sẽ cho bạn vay trên mức đòn bẩy này là 99 lần của 1000 usd, tức là 99.000 usd. Bạn không đọc nhầm đâu. Đặt cọc một khoản tiền X, và nhà môi giới cho vay gấp 99 lần số tiền đặt cọc. Đây là ý nghĩa của đòn bẩy 100. Nếu điều này chưa đủ sự điên rồ, bạn nên biết rằng một số nhà môi giới còn cung cấp mức đòn bẩy lên đến 2000. Bạn được cho vay gấp 1999 lần số tiền vốn mà bạn có.
  • What the hell?! Làm sao điều này có thể xảy ra?
  • Nếu chẳng may bạn thua hết sạch tiền thì sao?
  • Số tiền nhà môi giới cho bạn vay sẽ phải xử lý thế nào? Bạn có phải đền số tiền đó không?
May mắn là không, bạn yên tâm nhé. Vì broker sẽ không để cho chuyện này xảy ra.



Margin - Tiền ký quỹ - Khoản tiền đặt cọc cho vị thế giao dịch


Bất cứ khi nào bạn thực hiện mở một vị thế giao dịch, broker sẽ tính toán số tiền bạn phải đặt cọc cho vị thế đó là bao nhiêu, dựa trên mức đòn bẩy và công cụ tài chính mà bạn đã lựa chọn. Quy trình cơ bản diễn ra như sau:
  • Bước 1: Kiểm tra mức đòn bẩy mà tài khoản của bạn đang sử dụng là bao nhiêu, công cụ tài chính bạn muốn giao dịch là gì?
  • Bước 2: Kiểm tra mức dư ký quỹ (Free margin) xem tài khoản của bạn có còn đủ tiền để mở vị thế mới hay không
  • Bước 3: Nếu tài khoản của bạn còn đủ hoặc thừa tiền ký quỹ cho vị thế bạn muốn mở, (Free margin >= số tiền yêu cầu đặt cọc cho vị thế), lệnh sẽ được mở.
  • Bước 4: Số tiền phải đặt cọc cho lệnh được tính toán, gọi là Required Margin. Số tiền này coi như đã bị block và không thể sử dụng để mở các vị thế khác.
  • Bước 5: Cập nhật lại tình trạng tài khoản và các chỉ số khác liên quan


Free Margin - Dư ký quỹ


Là số tiền còn dư trên tài khoản của bạn mà có thể sử dụng để mở thêm vị thế giao dịch mới. Khi đã mở nhiều vị thế giao dịch, số tiền free margin trên tài khoản của bạn sẽ hết, lúc này bạn sẽ không thể mở thêm vị thế mới nữa.


Mặc dù nhà môi giới cho bạn vay đến 99 lần số tiền bạn đặt cọc(trong trường hợp đòn bẩy 100), nhưng điều này không gây nguy hiểm cho broker. Ngược lại, nó gây nguy hiểm cho chính trader. Trên danh nghĩa, broker như một người anh em, một người đồng chí chung đường. Người anh em đã cho ta mượn tiền để trade, thật đáng trân trọng làm sao. Tuy nhiên, đó là khi bạn giỏi và trade thắng. Còn khi mà bạn lỡ trade thua, mọi chuyện sẽ khác. Broker sẽ ngay lập tức trở mặt với bạn còn nhanh hơn tốc độ trở mặt của người yêu cũ.

Bất cứ khi nào bạn thua lỗ, chỉ một khoản nhỏ bằng một nửa, hay thậm chỉ là một phần tư của 1000 usd (số tiền bạn đã đặt cọc, tương đương với 500 usd hay 250 usd), broker sẽ trở mặt rút hết tiền của họ về, số tiền mà họ đã cho bạn vay theo thỏa thuận đòn bẩy. Bạn lúc này bị lâm vào cảnh chơ vơ với 500 usd còn sót lại, không nơi nương tựa.

Bởi vì lúc trước, nhờ có sự hậu thuẫn và dòng tiền lớn từ broker hỗ trợ mà bạn đã mở và duy trì được vị thế với khối lượng lớn. Nhưng bây giờ khi bạn sai lầm, broker rút tiền của họ về để tránh tổn thất cho chính họ, số tiền bạn còn lại chẳng đáng là bao, trong khi khối lượng đã vào là không nhỏ. Bạn thậm chí còn chưa kịp nhận diện được thảm họa đang tới thì mọi thứ đã kết thúc.

Nếu các lệnh giao dịch của bạn đang thắng và có lợi nhuận, mọi chuyện sẽ tốt đẹp và không có vấn đề gì, bạn thoát lệnh khi đạt target và sẽ thu được một khoản lợi nhuận ngon lành.

Nếu các lệnh giao dịch của bạn đang thua lỗ, và khi tổng số tiền thua lỗ của các lệnh hiện tại vượt quá 50% số tiền bạn đặt cọc với nhà môi giới(vốn đặt cọc 1000 usd, tổng thua lỗ hiện tại đang 500 usd), báo động sẽ được bật.



Margin Call - Báo động lệnh gọi ký quỹ


Đây là biện pháp mà broker sử dụng để bảo vệ họ khỏi chịu tổn thất với khoản vay mà họ cho bạn vay.

Khi bạn thua lỗ ở một mức nhất định nào đó, âm vào số tiền vốn bạn đã đặt cọc, một khoảng 25%, 50%, hay 75% (tùy quy định tại mỗi nhà môi giới), thì broker sẽ thực hiện lệnh Margin call. Đây là lời gọi yêu cầu bổ sung thêm tiền ký quỹ vì vị thế của bạn hiện tại đang thua lỗ và Free margin trên tài khoản cũng đã hết.

Sau khi broker phát lệnh Margin call, về lý thuyết sẽ có một khoảng thời gian chờ để trader nạp vốn bổ sung. Tuy nhiên đó là thời kỳ mà thông tin còn di chuyển bằng xe ngựa. Ngày nay, thông tin di chuyển bằng cáp quang, vì thế thời gian chờ này là rất ngắn, gần như không có. Stop Out sẽ vào việc ngay sau khi có lệnh gọi Margin call nếu không có vốn bổ sung. Bắt đầu từ những vị thế đang có thua lỗ lớn nhất, dần dần, từng cái một, cho đến khi tài khoản của bạn giảm bớt thua lỗ, thu hồi lại được số tiền margin và trở lại trạng thái bình thường. Hoặc đen hơn là bạn đã cháy. Một số mức margin call phổ biến là 50% và 75%. Để phòng ngừa dính phải Stop Out, bạn cần theo dõi diễn biến tài khoản và chuẩn bị nguồn vốn bổ sung sẵn sàng, kịp thời trước khi bị gọi Margin Call. Tuy nhiên đây chỉ là một giải pháp tình thế. Bởi một khi đã bị gọi Margin Call, gần như chắc chắn game end rồi.

Giải pháp tốt hơn cho vấn đề này, đó là bạn cần hiểu mối quan hệ giữa đòn bẩy với ký quỹ, dư ký quỹ và lệnh gọi margin call, stop out. Bởi vì đòn bẩy là khái niệm trung tâm, theo một cách trực tiếp và gián tiếp nó ảnh hưởng tới tất cả những chỉ số còn lại. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến margin, bởi vì số tiền margin mà bạn phải đặt cọc cho một vị thế, được tính toán dựa trên mức đòn bẩy.

  • Margin lại ảnh hưởng trực tiếp đến Free Margin
  • Free Margin lại ảnh hưởng trực tiếp đến Margin Call
  • Margin Call lại ảnh hưởng trực tiếp tới Stop Out
  • Stop Out là một trong những điều kiện gây thua lỗ lớn hoặc cháy tài khoản.

Như vậy, qua bài viết này bạn đã phần nào nắm thêm chút thông tin về khái niệm Đòn bẩy và Kí quỹ cũng như các khái niệm có liên quan là Margin call và Stop Out. Quả thực khi viết về những khái niệm này, tôi cảm thấy khá khó khăn bởi đây là những khái niệm khó diễn giải và có mối liên quan chằng chịt với nhau. Vì vậy, có thể nội dung của bài viết sẽ có chỗ sai sót và nhầm lẫn, mong các bạn bỏ qua và góp ý cho tôi để tôi chỉnh sửa và cập nhật nhé.


Đây là một bài viết khá dài và để cập đến một loạt các khái niệm căn bản nhưng quan trọng. Tôi chân thành gửi đến bạn một lời khuyên là hãy dành thời gian để nghiên cứu, cố gắng nắm thật vững những khái niệm này. Điều này vô cùng cần thiết và quan trọng để giúp bạn kiểm soát hoạt động trading của mình được tốt hơn.

Hẹn gặp lại trong bài viết tiếp theo. Chúc bạn một ngày vui khỏe và tốt lành.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
PHẦN 4: ĐÒN BẨY & KÝ QUỸ

Không chỉ là một khái niệm trung tâm, một công cụ quan trọng bậc nhất trong thế giới trading, đòn bẩy còn là một món quà, một kỳ quan đẹp đẽ mà trader may mắn có được khi tham gia giao dịch trên thị trường tài chính.

Đối với một retail trader mà nói, không phải số tiền vài nghìn usd trong tài khoản ngân hàng của anh ta, mà đòn bẩy, mới chính là nguồn sống căn cơ lâu dài. Có rất nhiều trader đã phải trả giá đắt vì thiếu kiến thức nền tảng, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến đòn bẩy. Đó thực sự là một điều đáng tiếc. Hiểu biết đúng đắn về đòn bẩy không những giúp bạn nâng cao khả năng kiểm soát và quản trị rủi ro, quản trị tiền vốn, nó còn có nhiều ý nghĩa hơn thế.

Sử dụng đòn bẩy là một hoạt động bao gồm cả hai yếu tố khoa học và nghệ thuật. Nếu được vận dụng tốt, đây sẽ là căn cơ giúp bạn xây dựng nên những hệ thống giao dịch có hiệu quả tuyệt vời. Nghe có chút hấp dẫn phải không? Trong nội dung bài viết này, tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về các khái niệm sau đây:
  • Leverage - Đòn bẩy
  • Margin - Tiền ký quỹ
  • Free Margin - Dư ký quỹ
  • Margin Call - Lệnh gọi bổ sung ký quỹ
  • Stop Out - Cơ chế tự vệ của broker
Không để bạn phải đợi lâu thêm nữa, chúng ta bắt đầu thôi.


Leverage - Đòn bẩy


Sau khi liên hệ và mở tài khoản thành công tại một nhà môi giới (broker), bạn gom hết số tiền tiết kiệm 100 usd của mình và thực hiện deposit với tốc độ ánh sáng, sẵn sàng chiến đấu và gây dựng một sự nghiệp huy hoàng. Không chần chừ, bạn thực hiện ngay một lệnh giao dịch đầu tiên. Nhưng có sự cố xảy ra: Giao dịch của bạn không thực hiện được, đơn giản là bạn không có đủ tiền.

Nhà môi giới ngay lập tức thông báo cho bạn thông tin này, và gợi ý cho bạn một hướng xử lý vấn đề, đó là sử dụng dịch vụ đòn bẩy. Bạn vẫn chỉ có 100 usd như ban đầu, nhưng nếu sử dụng dịch vụ đòn bẩy, bạn sẽ có cơ hội được nhà môi giới cho vay thêm tiền.

Tại sao 100 usd lại không đủ tiền để giao dịch?

Tại vì một khối lượng giao dịch tiêu chuẩn trên thị trường này thường đòi hỏi số tiền khoảng 100.000 usd, chứ không phải là 100 usd. Người ta gọi số tiền 100.000 usd này là một "khối lượng giao dịch tiêu chuẩn". Có một khái niệm ngắn gọn hơn được sử dụng thay thế, đó là Lot.
  • Rất đơn giản: 1 lot tương đương 100.000

Một số nhà môi giới vì mục đích muốn có nhiều khách hàng hơn, họ phục vụ cả những khách hàng giao dịch với số tiền cá nhân rất nhỏ. Đối với những nhà môi giới này, khối lượng giao dịch tiêu chuẩn có thể không cần yêu cầu là đủ 100k(1 lot). Họ cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn da dạng:
  • 1 lot tiêu chuẩn = 100k.
  • 1 mini lot = 1/10 lot = 0.1 lot = 10k
  • 1 micro lot = 1/100 lot = 0.01 lot = 1k
  • 1 nano lot = 1/1000 lot = 0.001 lot = 100

Nhờ có cơ chế linh hoạt như thế này mà những khách hàng có ít tiền, chỉ bằng một phần mười, thậm chí là một phần trăm, một phần nghìn so với khối lượng 100k(1 lot) tiêu chuẩn vẫn có thể giao dịch được.


Thế tại sao nhà môi giới lại cho bạn vay tiền? Trong khi mẹ bạn thì không?

Đây là một câu hỏi thú vị. Đến người thân, anh chị em ở nhà, bạn thuyết phục khô cả cổ còn chưa có ai đưa tiền cho bạn trade. Vậy mà một anh broker ở tận đâu, còn chưa từng gặp mặt lại đồng ý cho bạn vay tiền. Thậm chí, họ cho bạn vay rất nhiều tiền. Tại sao?

Tại vì broker cần bạn.

Nếu bạn không trade, broker không có khách hàng, vậy broker sẽ không có lợi nhuận và sẽ phá sản. Cho bạn vay tiền là cách duy nhất để broker có bạn là khách hàng, là cách duy nhất để broker sống sót.

Bạn cũng cần dựa vào broker để tận dụng sự hỗ trợ này. Đây là mối quan hệ cộng sinh hai bên cùng có lợi. Bạn không có broker thì không thể trade. Broker muốn sống thì phải tìm cách để bạn trade. Cách của broker là cho bạn vay tiền thông qua một cơ chế gọi là đòn bẩy. Vì thế tôi nói, không chỉ là một công cụ, đòn bẩy còn là một món quà.

Vậy cơ chế đòn bẩy này thực sự hoạt động như thế nào? Nó có ngon lành như vẻ ngoài của nó?
  • Có.
  • Và không.

là hiển nhiên bởi những luận điểm phía trên đã chứng minh điều đó. Không có đòn bẩy thì bạn không thể trade, vì thế, đòn bẩy có ý nghĩa sống còn.

Không bởi vì sử dụng đòn bẩy là một dạng quyền lợi, nhưng cũng là một loại ràng buộc, thậm chí là một ràng buộc chết người.

Nhà môi giới không dễ dàng cho bạn vay tiền gấp hàng trăm lần số tiền bạn đặt cọc với họ. Ngược lại, khi bạn sử dụng một mức đòn bẩy siêu cao thì khả năng bạn sẽ phải đối diện với một rủi ro lớn là điều khó tránh khỏi. Đòn bẩy siêu cao là một cái bẫy, trừ khi bạn hiểu rõ mục đích của mình là gì và có đầy đủ kinh nghiệm, kỹ năng vận dụng nó. Nếu mới bắt đầu trading, bạn nên sử dụng mức đòn bẩy phổ biến là 100 hoặc 200.

  • Bạn có một khoản tiền vốn, tạm gọi là X.
  • Bạn sử dụng dịch vụ vay tiền từ nhà môi giới thông qua công cụ đòn bẩy có mức là 100.
  • Nhà môi giới sẽ căn cứ trên số vốn X của bạn, tính nó là 1 phần. Sau đó, nhà môi giới sẽ cho bạn vay số tiền bằng 99 lần số tiền X của bạn, để cộng tổng lại bạn có cả tiền vốn và tiền vay đủ 100 phần.
Ví dụ: Nếu số vốn X của bạn là 1000 usd, đòn bẩy bạn chọn mức 100, số tiền nhà môi giới sẽ cho bạn vay trên mức đòn bẩy này là 99 lần của 1000 usd, tức là 99.000 usd. Bạn không đọc nhầm đâu. Đặt cọc một khoản tiền X, và nhà môi giới cho vay gấp 99 lần số tiền đặt cọc. Đây là ý nghĩa của đòn bẩy 100. Nếu điều này chưa đủ sự điên rồ, bạn nên biết rằng một số nhà môi giới còn cung cấp mức đòn bẩy lên đến 2000. Bạn được cho vay gấp 1999 lần số tiền vốn mà bạn có.
  • What the hell?! Làm sao điều này có thể xảy ra?
  • Nếu chẳng may bạn thua hết sạch tiền thì sao?
  • Số tiền nhà môi giới cho bạn vay sẽ phải xử lý thế nào? Bạn có phải đền số tiền đó không?
May mắn là không, bạn yên tâm nhé. Vì broker sẽ không để cho chuyện này xảy ra.



Margin - Tiền ký quỹ - Khoản tiền đặt cọc cho vị thế giao dịch


Bất cứ khi nào bạn thực hiện mở một vị thế giao dịch, broker sẽ tính toán số tiền bạn phải đặt cọc cho vị thế đó là bao nhiêu, dựa trên mức đòn bẩy và công cụ tài chính mà bạn đã lựa chọn. Quy trình cơ bản diễn ra như sau:
  • Bước 1: Kiểm tra mức đòn bẩy mà tài khoản của bạn đang sử dụng là bao nhiêu, công cụ tài chính bạn muốn giao dịch là gì?
  • Bước 2: Kiểm tra mức dư ký quỹ (Free margin) xem tài khoản của bạn có còn đủ tiền để mở vị thế mới hay không
  • Bước 3: Nếu tài khoản của bạn còn đủ hoặc thừa tiền ký quỹ cho vị thế bạn muốn mở, (Free margin >= số tiền yêu cầu đặt cọc cho vị thế), lệnh sẽ được mở.
  • Bước 4: Số tiền phải đặt cọc cho lệnh được tính toán, gọi là Required Margin. Số tiền này coi như đã bị block và không thể sử dụng để mở các vị thế khác.
  • Bước 5: Cập nhật lại tình trạng tài khoản và các chỉ số khác liên quan


Free Margin - Dư ký quỹ


Là số tiền còn dư trên tài khoản của bạn mà có thể sử dụng để mở thêm vị thế giao dịch mới. Khi đã mở nhiều vị thế giao dịch, số tiền free margin trên tài khoản của bạn sẽ hết, lúc này bạn sẽ không thể mở thêm vị thế mới nữa.


Mặc dù nhà môi giới cho bạn vay đến 99 lần số tiền bạn đặt cọc(trong trường hợp đòn bẩy 100), nhưng điều này không gây nguy hiểm cho broker. Ngược lại, nó gây nguy hiểm cho chính trader. Trên danh nghĩa, broker như một người anh em, một người đồng chí chung đường. Người anh em đã cho ta mượn tiền để trade, thật đáng trân trọng làm sao. Tuy nhiên, đó là khi bạn giỏi và trade thắng. Còn khi mà bạn lỡ trade thua, mọi chuyện sẽ khác. Broker sẽ ngay lập tức trở mặt với bạn còn nhanh hơn tốc độ trở mặt của người yêu cũ.

Bất cứ khi nào bạn thua lỗ, chỉ một khoản nhỏ bằng một nửa, hay thậm chỉ là một phần tư của 1000 usd (số tiền bạn đã đặt cọc, tương đương với 500 usd hay 250 usd), broker sẽ trở mặt rút hết tiền của họ về, số tiền mà họ đã cho bạn vay theo thỏa thuận đòn bẩy. Bạn lúc này bị lâm vào cảnh chơ vơ với 500 usd còn sót lại, không nơi nương tựa.

Bởi vì lúc trước, nhờ có sự hậu thuẫn và dòng tiền lớn từ broker hỗ trợ mà bạn đã mở và duy trì được vị thế với khối lượng lớn. Nhưng bây giờ khi bạn sai lầm, broker rút tiền của họ về để tránh tổn thất cho chính họ, số tiền bạn còn lại chẳng đáng là bao, trong khi khối lượng đã vào là không nhỏ. Bạn thậm chí còn chưa kịp nhận diện được thảm họa đang tới thì mọi thứ đã kết thúc.

Nếu các lệnh giao dịch của bạn đang thắng và có lợi nhuận, mọi chuyện sẽ tốt đẹp và không có vấn đề gì, bạn thoát lệnh khi đạt target và sẽ thu được một khoản lợi nhuận ngon lành.

Nếu các lệnh giao dịch của bạn đang thua lỗ, và khi tổng số tiền thua lỗ của các lệnh hiện tại vượt quá 50% số tiền bạn đặt cọc với nhà môi giới(vốn đặt cọc 1000 usd, tổng thua lỗ hiện tại đang 500 usd), báo động sẽ được bật.



Margin Call - Báo động lệnh gọi ký quỹ


Đây là biện pháp mà broker sử dụng để bảo vệ họ khỏi chịu tổn thất với khoản vay mà họ cho bạn vay.

Khi bạn thua lỗ ở một mức nhất định nào đó, âm vào số tiền vốn bạn đã đặt cọc, một khoảng 25%, 50%, hay 75% (tùy quy định tại mỗi nhà môi giới), thì broker sẽ thực hiện lệnh Margin call. Đây là lời gọi yêu cầu bổ sung thêm tiền ký quỹ vì vị thế của bạn hiện tại đang thua lỗ và Free margin trên tài khoản cũng đã hết.

Sau khi broker phát lệnh Margin call, về lý thuyết sẽ có một khoảng thời gian chờ để trader nạp vốn bổ sung. Tuy nhiên đó là thời kỳ mà thông tin còn di chuyển bằng xe ngựa. Ngày nay, thông tin di chuyển bằng cáp quang, vì thế thời gian chờ này là rất ngắn, gần như không có. Stop Out sẽ vào việc ngay sau khi có lệnh gọi Margin call nếu không có vốn bổ sung. Bắt đầu từ những vị thế đang có thua lỗ lớn nhất, dần dần, từng cái một, cho đến khi tài khoản của bạn giảm bớt thua lỗ, thu hồi lại được số tiền margin và trở lại trạng thái bình thường. Hoặc đen hơn là bạn đã cháy. Một số mức margin call phổ biến là 50% và 75%. Để phòng ngừa dính phải Stop Out, bạn cần theo dõi diễn biến tài khoản và chuẩn bị nguồn vốn bổ sung sẵn sàng, kịp thời trước khi bị gọi Margin Call. Tuy nhiên đây chỉ là một giải pháp tình thế. Bởi một khi đã bị gọi Margin Call, gần như chắc chắn game end rồi.

Giải pháp tốt hơn cho vấn đề này, đó là bạn cần hiểu mối quan hệ giữa đòn bẩy với ký quỹ, dư ký quỹ và lệnh gọi margin call, stop out. Bởi vì đòn bẩy là khái niệm trung tâm, theo một cách trực tiếp và gián tiếp nó ảnh hưởng tới tất cả những chỉ số còn lại. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến margin, bởi vì số tiền margin mà bạn phải đặt cọc cho một vị thế, được tính toán dựa trên mức đòn bẩy.

  • Margin lại ảnh hưởng trực tiếp đến Free Margin
  • Free Margin lại ảnh hưởng trực tiếp đến Margin Call
  • Margin Call lại ảnh hưởng trực tiếp tới Stop Out
  • Stop Out là một trong những điều kiện gây thua lỗ lớn hoặc cháy tài khoản.

Như vậy, qua bài viết này bạn đã phần nào nắm thêm chút thông tin về khái niệm Đòn bẩy và Kí quỹ cũng như các khái niệm có liên quan là Margin call và Stop Out. Quả thực khi viết về những khái niệm này, tôi cảm thấy khá khó khăn bởi đây là những khái niệm khó diễn giải và có mối liên quan chằng chịt với nhau. Vì vậy, có thể nội dung của bài viết sẽ có chỗ sai sót và nhầm lẫn, mong các bạn bỏ qua và góp ý cho tôi để tôi chỉnh sửa và cập nhật nhé.


Đây là một bài viết khá dài và để cập đến một loạt các khái niệm căn bản nhưng quan trọng. Tôi chân thành gửi đến bạn một lời khuyên là hãy dành thời gian để nghiên cứu, cố gắng nắm thật vững những khái niệm này. Điều này vô cùng cần thiết và quan trọng để giúp bạn kiểm soát hoạt động trading của mình được tốt hơn.

Hẹn gặp lại trong bài viết tiếp theo. Chúc bạn một ngày vui khỏe và tốt lành.
Tuyệt
 
PHẦN 4: ĐÒN BẨY & KÝ QUỸ

Không chỉ là một khái niệm trung tâm, một công cụ quan trọng bậc nhất trong thế giới trading, đòn bẩy còn là một món quà, một kỳ quan đẹp đẽ mà trader may mắn có được khi tham gia giao dịch trên thị trường tài chính.

Đối với một retail trader mà nói, không phải số tiền vài nghìn usd trong tài khoản ngân hàng của anh ta, mà đòn bẩy, mới chính là nguồn sống căn cơ lâu dài. Có rất nhiều trader đã phải trả giá đắt vì thiếu kiến thức nền tảng, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến đòn bẩy. Đó thực sự là một điều đáng tiếc. Hiểu biết đúng đắn về đòn bẩy không những giúp bạn nâng cao khả năng kiểm soát và quản trị rủi ro, quản trị tiền vốn, nó còn có nhiều ý nghĩa hơn thế.

Sử dụng đòn bẩy là một hoạt động bao gồm cả hai yếu tố khoa học và nghệ thuật. Nếu được vận dụng tốt, đây sẽ là căn cơ giúp bạn xây dựng nên những hệ thống giao dịch có hiệu quả tuyệt vời. Nghe có chút hấp dẫn phải không? Trong nội dung bài viết này, tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về các khái niệm sau đây:
  • Leverage - Đòn bẩy
  • Margin - Tiền ký quỹ
  • Free Margin - Dư ký quỹ
  • Margin Call - Lệnh gọi bổ sung ký quỹ
  • Stop Out - Cơ chế tự vệ của broker
Không để bạn phải đợi lâu thêm nữa, chúng ta bắt đầu thôi.


Leverage - Đòn bẩy


Sau khi liên hệ và mở tài khoản thành công tại một nhà môi giới (broker), bạn gom hết số tiền tiết kiệm 100 usd của mình và thực hiện deposit với tốc độ ánh sáng, sẵn sàng chiến đấu và gây dựng một sự nghiệp huy hoàng. Không chần chừ, bạn thực hiện ngay một lệnh giao dịch đầu tiên. Nhưng có sự cố xảy ra: Giao dịch của bạn không thực hiện được, đơn giản là bạn không có đủ tiền.

Nhà môi giới ngay lập tức thông báo cho bạn thông tin này, và gợi ý cho bạn một hướng xử lý vấn đề, đó là sử dụng dịch vụ đòn bẩy. Bạn vẫn chỉ có 100 usd như ban đầu, nhưng nếu sử dụng dịch vụ đòn bẩy, bạn sẽ có cơ hội được nhà môi giới cho vay thêm tiền.

Tại sao 100 usd lại không đủ tiền để giao dịch?

Tại vì một khối lượng giao dịch tiêu chuẩn trên thị trường này thường đòi hỏi số tiền khoảng 100.000 usd, chứ không phải là 100 usd. Người ta gọi số tiền 100.000 usd này là một "khối lượng giao dịch tiêu chuẩn". Có một khái niệm ngắn gọn hơn được sử dụng thay thế, đó là Lot.
  • Rất đơn giản: 1 lot tương đương 100.000

Một số nhà môi giới vì mục đích muốn có nhiều khách hàng hơn, họ phục vụ cả những khách hàng giao dịch với số tiền cá nhân rất nhỏ. Đối với những nhà môi giới này, khối lượng giao dịch tiêu chuẩn có thể không cần yêu cầu là đủ 100k(1 lot). Họ cung cấp cho bạn nhiều lựa chọn da dạng:
  • 1 lot tiêu chuẩn = 100k.
  • 1 mini lot = 1/10 lot = 0.1 lot = 10k
  • 1 micro lot = 1/100 lot = 0.01 lot = 1k
  • 1 nano lot = 1/1000 lot = 0.001 lot = 100

Nhờ có cơ chế linh hoạt như thế này mà những khách hàng có ít tiền, chỉ bằng một phần mười, thậm chí là một phần trăm, một phần nghìn so với khối lượng 100k(1 lot) tiêu chuẩn vẫn có thể giao dịch được.


Thế tại sao nhà môi giới lại cho bạn vay tiền? Trong khi mẹ bạn thì không?

Đây là một câu hỏi thú vị. Đến người thân, anh chị em ở nhà, bạn thuyết phục khô cả cổ còn chưa có ai đưa tiền cho bạn trade. Vậy mà một anh broker ở tận đâu, còn chưa từng gặp mặt lại đồng ý cho bạn vay tiền. Thậm chí, họ cho bạn vay rất nhiều tiền. Tại sao?

Tại vì broker cần bạn.

Nếu bạn không trade, broker không có khách hàng, vậy broker sẽ không có lợi nhuận và sẽ phá sản. Cho bạn vay tiền là cách duy nhất để broker có bạn là khách hàng, là cách duy nhất để broker sống sót.

Bạn cũng cần dựa vào broker để tận dụng sự hỗ trợ này. Đây là mối quan hệ cộng sinh hai bên cùng có lợi. Bạn không có broker thì không thể trade. Broker muốn sống thì phải tìm cách để bạn trade. Cách của broker là cho bạn vay tiền thông qua một cơ chế gọi là đòn bẩy. Vì thế tôi nói, không chỉ là một công cụ, đòn bẩy còn là một món quà.

Vậy cơ chế đòn bẩy này thực sự hoạt động như thế nào? Nó có ngon lành như vẻ ngoài của nó?
  • Có.
  • Và không.

là hiển nhiên bởi những luận điểm phía trên đã chứng minh điều đó. Không có đòn bẩy thì bạn không thể trade, vì thế, đòn bẩy có ý nghĩa sống còn.

Không bởi vì sử dụng đòn bẩy là một dạng quyền lợi, nhưng cũng là một loại ràng buộc, thậm chí là một ràng buộc chết người.

Nhà môi giới không dễ dàng cho bạn vay tiền gấp hàng trăm lần số tiền bạn đặt cọc với họ. Ngược lại, khi bạn sử dụng một mức đòn bẩy siêu cao thì khả năng bạn sẽ phải đối diện với một rủi ro lớn là điều khó tránh khỏi. Đòn bẩy siêu cao là một cái bẫy, trừ khi bạn hiểu rõ mục đích của mình là gì và có đầy đủ kinh nghiệm, kỹ năng vận dụng nó. Nếu mới bắt đầu trading, bạn nên sử dụng mức đòn bẩy phổ biến là 100 hoặc 200.

  • Bạn có một khoản tiền vốn, tạm gọi là X.
  • Bạn sử dụng dịch vụ vay tiền từ nhà môi giới thông qua công cụ đòn bẩy có mức là 100.
  • Nhà môi giới sẽ căn cứ trên số vốn X của bạn, tính nó là 1 phần. Sau đó, nhà môi giới sẽ cho bạn vay số tiền bằng 99 lần số tiền X của bạn, để cộng tổng lại bạn có cả tiền vốn và tiền vay đủ 100 phần.
Ví dụ: Nếu số vốn X của bạn là 1000 usd, đòn bẩy bạn chọn mức 100, số tiền nhà môi giới sẽ cho bạn vay trên mức đòn bẩy này là 99 lần của 1000 usd, tức là 99.000 usd. Bạn không đọc nhầm đâu. Đặt cọc một khoản tiền X, và nhà môi giới cho vay gấp 99 lần số tiền đặt cọc. Đây là ý nghĩa của đòn bẩy 100. Nếu điều này chưa đủ sự điên rồ, bạn nên biết rằng một số nhà môi giới còn cung cấp mức đòn bẩy lên đến 2000. Bạn được cho vay gấp 1999 lần số tiền vốn mà bạn có.
  • What the hell?! Làm sao điều này có thể xảy ra?
  • Nếu chẳng may bạn thua hết sạch tiền thì sao?
  • Số tiền nhà môi giới cho bạn vay sẽ phải xử lý thế nào? Bạn có phải đền số tiền đó không?
May mắn là không, bạn yên tâm nhé. Vì broker sẽ không để cho chuyện này xảy ra.



Margin - Tiền ký quỹ - Khoản tiền đặt cọc cho vị thế giao dịch


Bất cứ khi nào bạn thực hiện mở một vị thế giao dịch, broker sẽ tính toán số tiền bạn phải đặt cọc cho vị thế đó là bao nhiêu, dựa trên mức đòn bẩy và công cụ tài chính mà bạn đã lựa chọn. Quy trình cơ bản diễn ra như sau:
  • Bước 1: Kiểm tra mức đòn bẩy mà tài khoản của bạn đang sử dụng là bao nhiêu, công cụ tài chính bạn muốn giao dịch là gì?
  • Bước 2: Kiểm tra mức dư ký quỹ (Free margin) xem tài khoản của bạn có còn đủ tiền để mở vị thế mới hay không
  • Bước 3: Nếu tài khoản của bạn còn đủ hoặc thừa tiền ký quỹ cho vị thế bạn muốn mở, (Free margin >= số tiền yêu cầu đặt cọc cho vị thế), lệnh sẽ được mở.
  • Bước 4: Số tiền phải đặt cọc cho lệnh được tính toán, gọi là Required Margin. Số tiền này coi như đã bị block và không thể sử dụng để mở các vị thế khác.
  • Bước 5: Cập nhật lại tình trạng tài khoản và các chỉ số khác liên quan


Free Margin - Dư ký quỹ


Là số tiền còn dư trên tài khoản của bạn mà có thể sử dụng để mở thêm vị thế giao dịch mới. Khi đã mở nhiều vị thế giao dịch, số tiền free margin trên tài khoản của bạn sẽ hết, lúc này bạn sẽ không thể mở thêm vị thế mới nữa.


Mặc dù nhà môi giới cho bạn vay đến 99 lần số tiền bạn đặt cọc(trong trường hợp đòn bẩy 100), nhưng điều này không gây nguy hiểm cho broker. Ngược lại, nó gây nguy hiểm cho chính trader. Trên danh nghĩa, broker như một người anh em, một người đồng chí chung đường. Người anh em đã cho ta mượn tiền để trade, thật đáng trân trọng làm sao. Tuy nhiên, đó là khi bạn giỏi và trade thắng. Còn khi mà bạn lỡ trade thua, mọi chuyện sẽ khác. Broker sẽ ngay lập tức trở mặt với bạn còn nhanh hơn tốc độ trở mặt của người yêu cũ.

Bất cứ khi nào bạn thua lỗ, chỉ một khoản nhỏ bằng một nửa, hay thậm chỉ là một phần tư của 1000 usd (số tiền bạn đã đặt cọc, tương đương với 500 usd hay 250 usd), broker sẽ trở mặt rút hết tiền của họ về, số tiền mà họ đã cho bạn vay theo thỏa thuận đòn bẩy. Bạn lúc này bị lâm vào cảnh chơ vơ với 500 usd còn sót lại, không nơi nương tựa.

Bởi vì lúc trước, nhờ có sự hậu thuẫn và dòng tiền lớn từ broker hỗ trợ mà bạn đã mở và duy trì được vị thế với khối lượng lớn. Nhưng bây giờ khi bạn sai lầm, broker rút tiền của họ về để tránh tổn thất cho chính họ, số tiền bạn còn lại chẳng đáng là bao, trong khi khối lượng đã vào là không nhỏ. Bạn thậm chí còn chưa kịp nhận diện được thảm họa đang tới thì mọi thứ đã kết thúc.

Nếu các lệnh giao dịch của bạn đang thắng và có lợi nhuận, mọi chuyện sẽ tốt đẹp và không có vấn đề gì, bạn thoát lệnh khi đạt target và sẽ thu được một khoản lợi nhuận ngon lành.

Nếu các lệnh giao dịch của bạn đang thua lỗ, và khi tổng số tiền thua lỗ của các lệnh hiện tại vượt quá 50% số tiền bạn đặt cọc với nhà môi giới(vốn đặt cọc 1000 usd, tổng thua lỗ hiện tại đang 500 usd), báo động sẽ được bật.



Margin Call - Báo động lệnh gọi ký quỹ


Đây là biện pháp mà broker sử dụng để bảo vệ họ khỏi chịu tổn thất với khoản vay mà họ cho bạn vay.

Khi bạn thua lỗ ở một mức nhất định nào đó, âm vào số tiền vốn bạn đã đặt cọc, một khoảng 25%, 50%, hay 75% (tùy quy định tại mỗi nhà môi giới), thì broker sẽ thực hiện lệnh Margin call. Đây là lời gọi yêu cầu bổ sung thêm tiền ký quỹ vì vị thế của bạn hiện tại đang thua lỗ và Free margin trên tài khoản cũng đã hết.

Sau khi broker phát lệnh Margin call, về lý thuyết sẽ có một khoảng thời gian chờ để trader nạp vốn bổ sung. Tuy nhiên đó là thời kỳ mà thông tin còn di chuyển bằng xe ngựa. Ngày nay, thông tin di chuyển bằng cáp quang, vì thế thời gian chờ này là rất ngắn, gần như không có. Stop Out sẽ vào việc ngay sau khi có lệnh gọi Margin call nếu không có vốn bổ sung. Bắt đầu từ những vị thế đang có thua lỗ lớn nhất, dần dần, từng cái một, cho đến khi tài khoản của bạn giảm bớt thua lỗ, thu hồi lại được số tiền margin và trở lại trạng thái bình thường. Hoặc đen hơn là bạn đã cháy. Một số mức margin call phổ biến là 50% và 75%. Để phòng ngừa dính phải Stop Out, bạn cần theo dõi diễn biến tài khoản và chuẩn bị nguồn vốn bổ sung sẵn sàng, kịp thời trước khi bị gọi Margin Call. Tuy nhiên đây chỉ là một giải pháp tình thế. Bởi một khi đã bị gọi Margin Call, gần như chắc chắn game end rồi.

Giải pháp tốt hơn cho vấn đề này, đó là bạn cần hiểu mối quan hệ giữa đòn bẩy với ký quỹ, dư ký quỹ và lệnh gọi margin call, stop out. Bởi vì đòn bẩy là khái niệm trung tâm, theo một cách trực tiếp và gián tiếp nó ảnh hưởng tới tất cả những chỉ số còn lại. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến margin, bởi vì số tiền margin mà bạn phải đặt cọc cho một vị thế, được tính toán dựa trên mức đòn bẩy.

  • Margin lại ảnh hưởng trực tiếp đến Free Margin
  • Free Margin lại ảnh hưởng trực tiếp đến Margin Call
  • Margin Call lại ảnh hưởng trực tiếp tới Stop Out
  • Stop Out là một trong những điều kiện gây thua lỗ lớn hoặc cháy tài khoản.

Như vậy, qua bài viết này bạn đã phần nào nắm thêm chút thông tin về khái niệm Đòn bẩy và Kí quỹ cũng như các khái niệm có liên quan là Margin call và Stop Out. Quả thực khi viết về những khái niệm này, tôi cảm thấy khá khó khăn bởi đây là những khái niệm khó diễn giải và có mối liên quan chằng chịt với nhau. Vì vậy, có thể nội dung của bài viết sẽ có chỗ sai sót và nhầm lẫn, mong các bạn bỏ qua và góp ý cho tôi để tôi chỉnh sửa và cập nhật nhé.


Đây là một bài viết khá dài và để cập đến một loạt các khái niệm căn bản nhưng quan trọng. Tôi chân thành gửi đến bạn một lời khuyên là hãy dành thời gian để nghiên cứu, cố gắng nắm thật vững những khái niệm này. Điều này vô cùng cần thiết và quan trọng để giúp bạn kiểm soát hoạt động trading của mình được tốt hơn.

Hẹn gặp lại trong bài viết tiếp theo. Chúc bạn một ngày vui khỏe và tốt lành.
Bác nói live trade mà cứ lý thuyết lao hết cả tuần chưa có phát live trade nào thì dẹp đi bác ạ.
 
Bác nói live trade mà cứ lý thuyết lao hết cả tuần chưa có phát live trade nào thì dẹp đi bác ạ.
Bạn không đọc từ bài viết đầu tiên à? Muốn nấu cơm mà không cho gạo vào nồi thì nấu bằng nước lã à. Bác ấy chia sẻ tâm huyết như thế bạn còn đòi hỏi cái "3 chấm" gì ở đây?
 
tuy đối với mình chẳng thấy được gì nhưng với trader mới thì những bài này rất đủ cho các bạn mới làm quen thị trường.
 
Thân gửi các anh em, bạn bè theo dõi loạt bài này:

Tôi chân thành cảm ơn tất cả mọi người vì đã theo dõi và ủng hộ loạt bài này. Mong các bạn tiếp tục theo dõi và ủng hộ nhé. Nếu thấy nội dung này có ý nghĩa, bạn hãy chia sẻ cho những người khác cùng đọc. Tôi thường ít khi like hay trả lời lại những comment của các bạn, không phải vì tôi không muốn, mà vì tôi muốn like và trả lời tất cả.

Xin cảm ơn tất cả mọi người.

Lý do tôi viết loạt bài này rất đơn giản. Tôi là một người làm IT, một programmer chân chính. Cả cuộc đời và sự nghiệp của tôi luôn học tập kiến thức được chia sẻ từ những người khác, những anh em bạn bè trong nghề, những người đi trước. Việc học tập và chia sẻ vốn là một điều tự nhiên trong cuộc đời của tôi/chúng tôi. Việc chia sẻ cũng mang lại niềm vui, và nó cũng là một cách để tôi ghi nhớ lại những kiến thức của mình.

Tôi không có mục đích gì ngoài việc viết ra những kinh nghiệm của mình, thông qua đó có thể giúp cho những anh em trader mới vào nghề, hoặc những người đã trading lâu rồi nhưng còn lạc lối, chưa tìm được phương pháp tốt hay chưa biết cách xây dựng một phương pháp giao dịch hiệu quả. Cuộc đời trader chắc hẳn ai cũng sẽ trải qua những giai đoạn như thế này, vấp ngã, thua lỗ, mất mát rất nhiều trước khi kịp đến được thành công.

Mong muốn lớn nhất của tôi là loạt bài này có thể giúp cho các bạn phần nào, đỡ mất thời gian và đỡ thiệt hại, đỡ lạc lối hơn. Có thể qua đây để tự mình chắt lọc, từ đó phát triển một phương pháp giao dịch phù hợp với bản thân mình. Series LiveTrade này sẽ còn khá dài, tất nhiên rồi, cuộc hành trình của chúng ta còn nhiều thú vị mà. Mọi thứ mới chỉ bắt đầu.

Chúc bạn luôn vui khỏe, và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.
 
Thân gửi các anh em, bạn bè theo dõi loạt bài này:

Tôi chân thành cảm ơn tất cả mọi người vì đã theo dõi và ủng hộ loạt bài này. Mong các bạn tiếp tục theo dõi và ủng hộ nhé. Nếu thấy nội dung này có ý nghĩa, bạn hãy chia sẻ cho những người khác cùng đọc. Tôi thường ít khi like hay trả lời lại những comment của các bạn, không phải vì tôi không muốn, mà vì tôi muốn like và trả lời tất cả.

Xin cảm ơn tất cả mọi người.

Lý do tôi viết loạt bài này rất đơn giản. Tôi là một người làm IT, một programmer chân chính. Cả cuộc đời và sự nghiệp của tôi luôn học tập kiến thức được chia sẻ từ những người khác, những anh em bạn bè trong nghề, những người đi trước. Việc học tập và chia sẻ vốn là một điều tự nhiên trong cuộc đời của tôi/chúng tôi. Việc chia sẻ cũng mang lại niềm vui, và nó cũng là một cách để tôi ghi nhớ lại những kiến thức của mình.

Tôi không có mục đích gì ngoài việc viết ra những kinh nghiệm của mình, thông qua đó có thể giúp cho những anh em trader mới vào nghề, hoặc những người đã trading lâu rồi nhưng còn lạc lối, chưa tìm được phương pháp tốt hay chưa biết cách xây dựng một phương pháp giao dịch hiệu quả. Cuộc đời trader chắc hẳn ai cũng sẽ trải qua những giai đoạn như thế này, vấp ngã, thua lỗ, mất mát rất nhiều trước khi kịp đến được thành công.

Mong muốn lớn nhất của tôi là loạt bài này có thể giúp cho các bạn phần nào, đỡ mất thời gian và đỡ thiệt hại, đỡ lạc lối hơn. Có thể qua đây để tự mình chắt lọc, từ đó phát triển một phương pháp giao dịch phù hợp với bản thân mình. Series LiveTrade này sẽ còn khá dài, tất nhiên rồi, cuộc hành trình của chúng ta còn nhiều thú vị mà. Mọi thứ mới chỉ bắt đầu.

Chúc bạn luôn vui khỏe, và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.
Chúc bác mạnh khỏe để ra các post tiếp theo nhé
 
Lối viết đơn giản , nội dung tóm tắt , cô đọng , chỉ trình bày nội dung chính , đọc dễ hiểu . Rất hay !
 
Có mỗi cái kiên trì để theo dõi 1 số ae còn k làm được thì khó thành quá! Hành trình bác ấy muốn dẫn dắt là từ hiểu những cái cơ bản, cốt lõi sau đó mới vào thực hành " thực chiến". Mời bác cứ tiếp tục! Cần những người tâm huyết như bác! Chúng tôi k cần kèo nên những ai cần kèo thì k hợp.
 
PHẦN 5: PHƯƠNG TRÌNH CHÉN THÁNH

Qua bốn bài viết khởi động vừa rồi, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và ôn tập lại những khái niệm căn bản khởi đầu cho công việc trading. Tuy rằng đây là những kiến thức rất căn bản và có phần đã trở nên quen thuộc cũ kỹ, nhưng chúng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động giao dịch này. Theo thời gian, các trader có xu hướng rời xa và quên dần các kiến thức nền tảng mà chỉ chú tâm tìm kiếm các bí kíp hoặc các hệ thống trading có hiệu quả sinh lời thật cao, thật nhanh. Lợi nhuận dường như là điều được các trader quan tâm nhất, và chỉ duy nhất lợi nhuận mà thôi. Đây chính là sai lầm nghiêm trọng của một trader, bởi vì:


Bất cứ khi nào nghĩ đến lợi nhuận, đó chính là lúc trader thua lỗ.


Lý do phần lớn trader thua lỗ là bởi vì tất cả họ đều nghĩ về lợi nhuận. Họ trade vì tiền lời và mãi mãi không bao giờ chiến thắng. Càng cố trade để kiếm tiền, kết quả lại càng thua lỗ thêm.

Bạn đã bắt đầu nghi ngờ về trạng thái tâm thần của gã viết bài chưa? Nếu chưa thì bạn cũng yên tâm, nội dung của bài viết này sẽ đưa đến bạn thêm những phát biểu tâm thần khác nữa. Trà, cafe hay sinh tố, hãy chuẩn bị món đồ uống mà bạn thích, bởi vì đây sẽ là một bài viết khá chill. Ok let's go.



Trong trò chơi trading, trader là thánh, vốn dĩ không thể thua.


Ahihi, ngạc nhiên chưa?!

Đổ lỗi cho nhà môi giới chơi khăm chơi đểu, đổ lỗi cho nhà môi giới cố tình om lệnh làm giá, đổ lỗi cho cá mập săn SL, đổ lỗi cho thị trường, đổ lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho cả thế giới, ngoài mình. Đó là biểu hiện của những tay cờ bạc xanh non sẽ cầm chắc thất bại. Trader chuyên nghiệp không bao giờ như thế.

Trader chuyên nghiệp chịu trách nhiệm với mọi quyết định và kết quả giao dịch của mình.

Trader chuyên nghiệp không bao giờ đổ lỗi cho bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì, thị trường hay cá mập. Trader chuyên nghiệp nhận lỗi sai của mình, học hỏi từ đó và xử lý nó tốt hơn ở những lần sau.

Trader chuyên nghiệp không sợ stoploss, không sợ chuỗi lệnh thua lỗ dài, không sợ cháy tài khoản. Trader chuyên nghiệp sử dụng stoploss, sử dụng chuỗi thua lỗ, sử dụng việc cháy tài khoản làm tư liệu nghiên cứu và thực hành thực tế, học tập từ đó, rút tỉa từ đó, trưởng thành từ đó.

Trader chuyên nghiệp xây dựng chiến lược giao dịch của mình, kiểm nghiệm nó, thực hành nó, chắt lọc và áp dụng những nghiên cứu đã được kiểm nghiệm là có lợi thế vào công việc. Duy trì kỷ luật và các quy tắc đến cùng.

Trader chuyên nghiệp hiểu rằng bản thân anh ta là người làm chủ cuộc chơi. Anh ta chơi khi nào anh ta muốn. Không có bất kỳ ai, nhà thanh khoản hay nhà môi giới nào có thể ép buộc trader phải giao dịch để rồi nhận lấy thua lỗ. Giao dịch hay không, hoàn toàn là lựa chọn và quyết định của trader. Vì thế, trong cuộc chơi này, trader mới là ông chủ của tất cả. Đã đến lúc bạn cần xác định lại cho đúng vị trí của mình trong cuộc chơi. Đây là điều quan trọng nhất để bạn thành công trong thế giới trading này.

Không phải nhà thanh khoản
Không phải nhà môi giới
Không phải đám cá mập
Không phải bất kỳ ai
Trong cuộc trading này
Bạn chính là ông chủ
Bạn là thánh.


Và vì bạn là thánh, bạn thích cái chén màu gì?



MACD, SMA EMA, AMA, RSI, MFI, STDev, Bollinger Bands, Ichimoku... vân vân và vân mây những indicator từ nổi tiếng được tích hợp sẵn trong các nền tảng, đến những indicator được mua bán, chia sẻ rất nhiều trên mạng...

Bạn đã thử qua bao nhiêu cái rồi?

Và đã bao giờ bạn tự hỏi mình: Liệu có một ai đó đã thành công với cách trading đó chưa? Họ đang ở đâu? Họ có thực sự tồn tại?

Hay là một con robot trading đỉnh cao nào đó, có giá bán nhiều nghìn đô la Mỹ trên marketplace, những tài khoản bán tín hiệu với lịch sử đẹp long lanh trên MQL5, MyFxbook.. sẽ giúp được bạn?


Hay là một người anh người chị chuyên gia tốt bụng nào đó, hào hiệp giang tay hỗ trợ hay cứu giúp bạn trong lúc khó khăn, cứu tài khoản cho bạn khi bạn sắp cháy, cho bạn những tín hiệu giao dịch đảm bảo ăn tiền...


Tỉnh lại đi bạn tôi ơi, tỉnh lại! Đừng lang thang mộng du thêm nữa. Trading thực sự là một công việc thú vị, và nó không hề khó như bạn nghĩ. Thực ra, trading là một công việc dễ nhất trên đời. Với một điều kiện là bạn phải làm đúng. Bạn phải làm đúng việc cần làm.



Mục tiêu của trading không phải là lợi nhuận.


Mà là duy trì một phương pháp giao dịch nhất quán và giữ kỷ luật đến cùng.

Lợi nhuận chỉ là một tiêu chí để đánh giá hiệu suất giao dịch, nó không phải là tất cả. Thậm chí, lợi nhuận là yếu tố nên gạt ra khỏi đầu hoàn toàn trong quá trình giao dịch nếu bạn muốn thành công. Vì sao ư? Bởi vì bạn không bao giờ có đủ tiền cho lòng tham và nỗi sợ hãi.


Nếu cứ chăm chăm nhìn vào chỉ số profit đang biến động, con số âm dương xanh đỏ lên xuống liên hồi đó, sẽ khuấy động một bể tham lam sợ hãi khôn cùng. Chẳng có số tiền nào đủ theo bạn trong cuộc chạy trốn đó. Bạn tự nghiền nát tâm trạng và cảm xúc của bản thân bởi những biến động vô thường của thị trường. Bạn lạc mất kế hoạch, bạn rơi mất kỷ luật, bạn đánh mất phương hướng, và bạn đưa ra những quyết định sai lầm. Con đường nhanh nhất để thua lỗ là ngồi bên máy tính cả ngày, dán mắt vào màn hình và không ngừng phân tích, giao dịch.



Phương trình Chén thánh



Chúng ta hãy cùng xem xét lại bản chất của việc trading như sau. Trong trò chơi này, có sáu yếu tố chính:
  • Sự biến động của thị trường
  • Thời điểm giao dịch
  • Khối lượng giao dịch
  • Loại lệnh giao dịch
  • Công cụ tài chính
  • Thời điểm thoát lệnh

Trong sáu yếu tố kể trên, chỉ có duy nhất một yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của trader. Toàn bộ 5 yếu tố còn lại đều hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của trader.

Xét về lợi thế chủ động, trader mặc định chiếm 5/6 yếu tố. Điều thú vị ở đây là, với yếu tố còn lại mà trader không có lợi thế, thì nhà môi giới cũng không có lợi thế, không một ai có lợi thế ở yếu tố này. Không có ai có thể đoán trước được diễn biến tiếp theo của thị trường sẽ thế nào, cả bạn và broker đều không, nhà thanh khoản cũng không. Vì vậy, trong tổng cộng sáu yếu tố, bạn hoàn toàn nắm phần chủ động trong 5 yếu tố, và 1 yếu tố thì hòa. Đây là lý do mà tôi nói rằng trong thế giới trading này, trader vốn dĩ đã ở vị thế của người chiến thắng.


chen-thanh-formula.png



Câu hỏi sai lầm nhất mà các trader hay hỏi là: Có phải chén thánh không? Chén thánh ở đâu?

Bởi lẽ chén thánh vốn dĩ ở ngay đây, đã ở đây từ rất lâu rồi. Chỉ là câu hỏi từng đặt ra không đúng.

Câu hỏi đúng phải là: Chén thánh đây rồi, sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả?


Giống như thanh Katana của người võ sĩ đạo, chẳng có chiến binh Samurai nào được gọi là Samurai vì họ đeo kiếm Katana. Họ là Samurai bởi linh hồn cốt cách bên trong họ, bởi họ đã tu tập rất nhiều, với cây kiếm thánh huyền thoại. Kim cương xịn vẫn phải mài cắt tỉ mỉ mới long lanh. Bảo kiếm hay phải qua tay người cao thủ. Chén thánh trên tay rồi, bạn cần phải học cách để dùng. Nói suông thì đơn giản quá, vì thế đây mới là loạt bài viết LiveTrade. Tôi ở đây để cùng với bạn, chúng ta sẽ đi một cuộc hành trình đặc biệt diệu kỳ. Không phải là chuyến hành trình đi tìm miền đất hứa, mà là một chuyến trở về. Bạn sẽ thay đổi con đường trading của mình mãi mãi.


Bài viết số 5 này đã kết thúc những phần lý thuyết cần thiết rồi, bạn đừng ngạc nhiên nhé. Trading không có nhiều lý thuyết phức tạp nào đâu. Không phải là các bí kíp xài indicator với bộ thông số bí mật nào đó, cũng chẳng phải là một con EA bất bại, càng không bao giờ là một bí kíp bí hiểm của chư vị đạo sĩ pháp sư. Lý thuyết sóng Elliot, hay công thức quản lý vốn Kelly, hay những đám mây Ichimoku rực màu hi vọng.... hãy quên hết đi. Chúng ta sẽ trở lại với bọn chúng sau, khi mà bạn hiểu rõ vì sao bạn cần dùng nó, và dùng nó vào mục đích gì. Tất cả những gì bạn cần quan tâm trong thế giới trading này chỉ có 1 thứ: Quản trị rủi ro. Ngoài ra, không còn gì khác.


Từ bài viết sau, chúng ta sẽ chuyển tiếp vào giai đoạn thực chiến. Tôi sẽ tiếp tục đưa vào những phần lý thuyết nho nhỏ trong mỗi buổi thực chiến này, đan xen giữa lý thuyết với các phần thực hành có liên quan. Hi vọng là bạn vẫn còn đủ sự kiên nhẫn và lòng tin để tiếp tục đi hết cuộc hành trình dữ dội và thú vị này.

Chúc bạn một ngày vui khỏe và tốt lành. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hãy xem MT4 như là một GAME ĐIỆN TỬ mô hình hóa biến động giá của các cặp tiền trong TTFX và mỗi TRADER là một người chơi . MT4 cho phép người chơi TỰ DO đưa ra các CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH ( CLGD ) , tự thử nghiệm , tự chơi , tự chịu trách nhiệm còn MT4 trợ giúp đánh giá các kết quả của CLGD để người chơi rút kinh nghiệm và tự mình hoàn thiện các CLGD đó . Đổ lỗi cho các nhân tố bên ngoài tác động vào cuộc chơi của mình là một sai lầm của các TRADER !
 
Q. VŨ viết "
Tất cả những gì bạn cần quan tâm trong thế giới trading này chỉ có 1 thứ: Quản trị rủi ro. Ngoài ra, không còn gì khác.
"
Tôi vẫn " kết " với Qui tắc 3 M " Mindset , Method and Money Management " : một Tư duy đổi mới và sáng tạo ; tạo ra một hệ thống giao dịch ( HTGD ) khách quan , đơn giản , hiệu quả cho phép xác định lợi thế giao dich ( LTGD ) , chiến lược giao dịch ( CLGD ) và qui tắc giao dịch ( QTGD ) rõ ràng ; và cuối cùng : một qui tắc quản lí vốn và rủi ro ( QTQLV&RR ) có tinh tới đòn bẩy tài chính cao ( ưu thế tuyệt đối của TTFX ! )
 
"
Tôi vẫn " kết " với Qui tắc 3 M " Mindset , Method and Money Management " : một Tư duy đổi mới và sáng tạo ; tạo ra một hệ thống giao dịch ( HTGD ) khách quan , đơn giản , hiệu quả cho phép xác định lợi thế giao dich ( LTGD ) , chiến lược giao dịch ( CLGD ) và qui tắc giao dịch ( QTGD ) rõ ràng ; và cuối cùng : một qui tắc quản lí vốn và rủi ro ( QTQLV&RR ) có tinh tới đòn bẩy tài chính cao ( ưu thế tuyệt đối của TTFX ! )

Cảm ơn anh đã theo dõi và ủng hộ. Đây chính xác là điều em đang hướng tới. Mong anh tiếp tục theo dõi và tham gia thảo luận. Em chúc anh sức khỏe và thành công.
 
Anh già có quá nhiều lợi thế kỹ sư IT + poker 12 năm...đồng quan điểm với nhau khá nhiều đấy có điều là anh già tìm ra trước thôi:D
trailing_stop-png.32299

screenshot_1608220266.png
 
Đang phân vân khi nào chủ thớt chính thức đủ tự tin và quan trọng hơn là phải mở lại topic "Tôi Là Trader " như cách đây mấy năm
Anh già có quá nhiều lợi thế kỹ sư IT + poker 12 năm...đồng quan điểm với nhau khá nhiều đấy có điều là anh già tìm ra trước thôi:D
trailing_stop-png.32299

View attachment 183362
Đồ thị EU mà lạ thế bác lệnh live hay hoài niệm thế
 
@Quang Vu : TK test bác chơi ảnh chụp làm anh em vốn lười phải gõ lại rồi mà bác còn không cho cái server của tk test nữa. :D
 

PHẦN 6: GIỚI THIỆU CHỈ BÁO ZIGZAG

Được hỗ trợ sẵn trong nền tảng MetaTrader 4/5, chỉ báo ZigZag có thể đã trở nên quen thuộc với những trader ưa thích lý thuyết sóng Elliott và những trader giao dịch theo cung cầu. Với một biểu hiện khá đơn giản, có lẽ vì thế mà ZigZag không được chú ý nhiều, chỉ báo này dường như bị bỏ quên trong hòm đồ cũ kỹ. Tuy nhiên, sự thật thì ZigZag là một trong những chỉ báo cực kỳ hữu dụng và hiệu quả trong phân tích kỹ thuật.

Không chỉ được ứng dụng để giao dịch với sóng Elliott, chỉ báo này còn hoạt động hiệu quả trong nhiều ngữ cảnh thị trường, phù hợp với nhiều loại hình và phong cách trading khác nhau, có thể sử dụng trên mọi khung thời gian. Với kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu và đã nghiên cứu qua gần hết các chỉ báo tích hợp trong nền tảng MetaTrader 5, tôi đánh giá đây là một chỉ báo cực kỳ mạnh mẽ, xứng đáng xếp hạng nằm trong thập đại danh “chỉ báo”. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu và khám phá những đặc điểm kỹ thuật của công cụ chỉ báo thú vị này. Ok, bắt đầu thôi.

Trước hết, bạn hãy mở phần mềm MetaTrader lên và insert chỉ báo ZigZag. Trên phần mềm MetaTrader 5, bạn sẽ tìm thấy chỉ báo ZigZag theo đường dẫn sau:


Insert -> Indicators -> Custom -> ZigZag


zz-inputs_sBESWjm.png



Hãy sử dụng tham số mặc định cho lần khởi tạo đầu tiên. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết các thông số cấu hình này ở phần sau của bài viết. Bây giờ, sau khi gắn thành công chỉ báo lên chart, chúng ta sẽ có một thứ như thế này:


zz-red_DHmVd7W.png



Bạn có thể sử dụng một biến thể khác của chỉ báo này, nằm ngay bên dưới trong danh sách menu và có tên là ZigZagColor. Đây là một phiên bản cải tiến một chút so với ZigZag nguyên bản. Phiên bản cải tiến này hỗ trợ bạn thiết lập 2 màu sắc khác nhau cho 2 loại đường up/down. Bạn có thể chọn một trong hai phiên bản, về cơ bản không có gì khác biệt. Nếu chọn phiên bản thứ 2, bạn sẽ thấy một thứ như thế này:

zz-color_tFOUdwn.png



Trong cả 2 lựa chọn trên, cuối cùng bạn đều thấy một đường gấp khúc lên xuống liên tục, gồm những đoạn ngắn nối những điểm giá cao và điểm giá thấp với nhau. Đây chính là chỉ báo ZigZag.



ZigZag hoạt động như thế nào?


Chỉ báo ZigZag đầu tiên sẽ tính toán và xác định các điểm trên biểu đồ bất cứ khi nào giá đảo ngược theo tỷ lệ phần trăm lớn hơn một biến được chỉ định. Khi độ lệch này thỏa mãn, các đoạn thẳng sau đó được vẽ, nối các điểm này lại với nhau.

Chỉ báo này được sử dụng để giúp xác định xu hướng giá. Nó loại bỏ các biến động giá ngẫu nhiên trong giai đoan ngắn và cố gắng hiển thị các thay đổi của xu hướng trong giai đoạn dài hơn. Đường ZigZag chỉ xuất hiện khi có sự biến động của giá giữa mức dao động cao và mức dao động thấp lớn hơn một tỷ lệ phần trăm xác định, mặc định thường là 5%. Bằng cách lọc các biến động giá nhỏ, chỉ báo giúp phát hiện xu hướng trong mọi khung thời gian một cách nhanh và dễ dàng hơn.

Chỉ báo ZigZag có 3 thông số cấu hình như sau:
  • Depth: Độ sâu tìm và tính toán điểm giá cao/thấp. Đơn vị tính là số nến, giá trị mặc định là 12.
  • Deviation: Phần trăm biến động giá tối thiểu . Giá trị mặc định là 5%
  • Backstep: Khoảng cách tối thiểu tới điểm giá cao/thấp tiếp theo, thỏa mãn mức dao động Deviation. Đơn vị tính là số nến, giá trị mặc định là 3.


pasted image 0.png




Giả sử ta có 7 cây nến như hình, đánh số từ 1 đến 7. Rất dễ để quan sát thấy như sau:
  • Khoảng cách từ nến số 2 đến nến số 1 là 0, bởi vì không có nến nào nằm giữa 2 nến này.
  • Khoảng cách từ nến số 3 đến nến số 1 là 1, bời vì có một nến số 2 nằm giữa 2 nến này.
  • Khoảng cách từ nến số 4 đến nến số 1 là 2, bời vì có nến số 2 và số 3 nằm giữa 2 nến này.
  • Khoảng cách từ nến số 5 đến nến số 1 là 3, bởi vì có nến số 4, 3, và 2 nằm giữa 2 nến này.
  • Khoảng cách từ nến số 7 đến nến số 3 là 3, bởi vì có nến số 6, 5, và 4 nằm giữa 2 nến này.

Chỉ báo ZigZag sử dụng thông số backstep này để đo khoảng cách giữa các điểm giá cao và giá thấp, thỏa mãn điều kiện độ lệch Deviation.

Như ví dụ phía trên, mức giá thấp hiện diện trên cây nến số 7. Mức giá cao nhất hiện diện trên cây nến số 3. Như vậy nếu đứng ở vị trí cây nến số 7 nhìn về phía cây nến số 3, ta nói backstep từ 7 về 3 là/bằng 3 (bằng số lượng cây nến nằm ở giữa). Bạn cũng dễ dàng tính được backstep cho những cây nến bất kỳ còn lại.



ZigZag có gì hay?


Mặc dù chỉ là một đường gấp khúc tổng hợp của những đoạn thẳng nhỏ nối các điểm high/low lại với nhau, chỉ báo này cung cấp cho chúng ta khá nhiều thông tin giá trị:
  • Biên độ dao động giá trong một khoảng thời gian cụ thể
  • Biên độ dao động thời gian của một trend
  • Các mức cung/cầu, kháng cự/hỗ trợ trên tất cả các khung thời gian
  • Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các mức high/low trong các phiên giao dịch
  • Phát hiện những biến động dị thường

Qua bài viết này, tôi đã giới thiệu với bạn một chỉ báo đơn giản, mạnh mẽ và được tích hợp sẵn trong nền tảng MetaTrader, đó là chỉ báo ZigZag. Đây là một trong những chỉ báo quan trọng trong hệ thống giao dịch của tôi, cái mà tôi sẽ sử dụng trong loạt bài viết này. Để tiện cho quá trình theo dõi, bạn hãy dành chút thời gian làm quen với chỉ báo này nhé.

Chúc bạn một ngày vui khỏe và tốt lành. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.

P/S: ZigZag và Fibonacci Retracement là một sự kết hợp rất thú vị. Bạn nên dành thời gian play với chúng thử xem.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,211 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 215 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 101 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 482 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,563 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên