[Case Study] Phân tích chart thực tế với cơ hội giao dịch theo mô hình pullback một chân sóng

[Case Study] Phân tích chart thực tế với cơ hội giao dịch theo mô hình pullback một chân sóng

[Case Study] Phân tích chart thực tế với cơ hội giao dịch theo mô hình pullback một chân sóng

Khánh Trình

Active Member
1,439
8,621
Trong một xu hướng lúc nào cũng có một đợt giá pullback, và đợt pullback sẽ dần lớn hơn mỗi khi xu hướng di chuyển ra xa. Nghĩa là, nếu bạn thấy đợt sóng hồi đầu tiên (first pullback) xuất hiện, nó thường nằm ở đầu xu hướng nhiều hơn là ở cuối xu hướng. Pullback với mô hình 2 chân sóng lại thường xuất hiện ở cuối xu hướng. Cho đến khi chân sóng thứ 2 thất bại trong việc giúp thị trường quay trở lại xu hướng cũ, giá bắt đầu chuyển sang giai đoạn thị trường sideway hay thậm chí đảo chiều.

Tuy nhiên, cho đến khi thị trường đảo chiều, thị trường tối thiểu cần phải tìm đến vùng đỉnh hay đáy cũ và hình thành thêm một vùng đỉnh đáy nữa trước khi nó đảo chiều thực sự. Trong ví dụ chart dưới đây, bạn sẽ thấy rõ hành vi giá này.

case-study-phan-tich-chart-thuc-te-voi-giao-dich-theo-mo-hinh-pullback-mot-chan-song-traderviet.png

Ở chart này, tại nến số 3 giá đã có đợt hồi giá đầu tiên (first pullback) hình thành trong 2 nến, kể từ vùng đáy tại cây nến số 2. Đây cũng là thời điểm đảo chiều đầu tiên từ vùng giá cao nhất của chart phiên giao dịch hôm trước đó.

Cây nến số 4 là khu vực giá phá vỡ đường trend line và đường EMA trên chart, giá chỉ vừa chạm đường EMA đã bị đẩy trở lại xu hướng giảm cũ.

Cây nến số 5 là lần thứ 2 giá chạm đến đường EMA. Tại thời điểm này, thị trường có 2 lần đóng cửa bên trên đường EMA (một lần là của cây nến trend bar tăng, lần sau đó là của nến doji). Nhưng sau đó, xu hướng vẫn tiếp tục quay trở lại và hình thành đáy mới. EMA 20 vẫn là một vùng rất vững cho Trader vào lệnh bán theo xu hướng giảm.

Nến số 8 phá đường trend line chính của xu hướng giảm và hình thành mô hình EMA Gap Bar (nến với đáy nến nằm bên trên đường EMA). Mô hình EMA Gap Bar đầu tiên thường sẽ kéo theo một đợt thị trường chạm đến vùng đáy của xu hướng cũ, nhưng thỉnh thoảng bạn cũng sẽ tìm được cơ hội vào lệnh lần 2 sau mô hình này.

Cú phá vỡ của giá khi đâm xuyên qua đường trend line chính của xu hướng giảm có thể được tính là chân sóng đẩy đầu tiên của xu hướng mới, nhưng thường bạn nên chờ cho giá chạm và kiểm tra vùng đáy của xu hướng giảm cũ trước khi vào lệnh theo xu hướng mới. Giá lúc này có thể tạo ra hành vi kiểm tra khu vực đáy hoặc tạo một breakout failure (phá ngưỡng giả, phá đáy giả) trước khi đảo chiều hẳn sang xu hướng mới.

Thị trường lúc này đã hình thành mô hình 2 đáy kèm theo mô hình cờ đuôi nheo tại khu vực nến số 7nến số 9. Nến số 9 chạm đúng bên dưới đáy nến số 7, quét stop loss bên dưới khu vực này nhưng không thể tạo thêm đáy mới. Giá hình thành nến pinbar và đảo chiều thành xu hướng tăng cho đến phiên giao dịch hôm sau.

Các bạn thắc mắc về case study này hãy comment bên dưới nhé.

Xem thêm

>> Al Brooks định nghĩa về trend - bàn về các khái niệm leg, pullback trong một xu hướng

>> Price Action Al Brooks - giao dịch với mô hình một chân sóng (first pullback trading)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Đọc là hiểu, trình độ sư phạm của bác Trình đã nâng lên tầm cao mới. :D Nói chứ đã bắt đầu hình dung rồi đó nha
 
Nến số 8 phá đường trend line chính của xu hướng giảm và hình thành mô hình EMA Gap Bar (nến với đáy nến nằm bên trên đường EMA).
--> nến với đỉnh nến nằm bên trên đường EMA phải ko thớt?
 
bạn Khánh Trình xem lại chỗ Bar gap số 8 là đỉnh hay đáy nến phà trendline nhé, thank bạn
 
Ko biết bác Khánh trình có group thảo luận riêng về PA ko nhỉ? Các bài viết của bác chi tiết và đơn giản dễ hiểu thế này chứng tỏ bác cũng đã nghiên cứu lâu về phương pháp PA. Mong được làm quen và trao đổi về PA với bác. Thanks
 
Nến số 8 phá đường trend line chính của xu hướng giảm và hình thành mô hình EMA Gap Bar (nến với đáy nến nằm bên trên đường ema).
--> nến với đỉnh nến nằm bên trên đường ema phải ko thớt?
chỗ này có thể gây nhầm lẫn. EMA Gap bar là cây nến xuất hiện khoảng trống so với đường EMA, bạn nghĩ là dùng đỉnh hay dùng đáy :)
bạn Khánh Trình xem lại chỗ Bar gap số 8 là đỉnh hay đáy nến phà trendline nhé, thank bạn
chính xác là đã phá trendline, sau đó giá retest.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 0 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 0 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 461 Xem / 21 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 264 Xem / 8 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,009 Xem / 40 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,778 Xem / 78 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,639 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 208 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên