Xác định đúng điểm chốt lời trên chart bằng các đường kháng cự hỗ trợ

Xác định đúng điểm chốt lời trên chart bằng các đường kháng cự hỗ trợ

Xác định đúng điểm chốt lời trên chart bằng các đường kháng cự hỗ trợ

Khánh Trình

Active Member
1,350
8,618
Theo kinh nghiệm cá nhân của mình, để có điểm chốt lời hiệu quả nhất bạn nên xác định điểm thoát lệnh bằng các dữ liệu từ thị trường. Điều này có nghĩa là đối với mỗi lệnh giao dịch, bạn cần xác định được cấu trúc thị trường, độ biến động của giá, các thông tin khác hỗ trợ cho ý tưởng của bạn rằng giá có thể di chuyển đến một mức nhất định nào đó. Toàn bộ quá trình này đều chỉ sử dụng chart trơn đơn thuần, không liên quan đến bất kì indicator nào.

Các yếu tố cần xác định để có điểm chốt lời hiệu quả


Điểm chốt lời mà bạn vừa xác định cần thỏa mãn những điều kiện sau:
  • Mức chốt lời đó phải là khu vực mà nhiều khả năng giá sẽ chạm đến (dựa vào việc phân tích về thị trường từ ban đầu).
  • Mức chốt lời đó thỏa mãn tỉ lệ lời lỗ tối thiểu. Một lệnh giao dịch trông có vẻ tốt, nhưng nếu có một khu vực hỗ trợ lớn gần đó khiến cho việc đặt điểm chốt lời của bạn chỉ đạt tỉ lệ lời lỗ 0.5 thì lệnh giao dịch đó cũng không đáng để bạn trade (lợi nhuận không đáng kể so với thua lỗ bạn sẽ nhận).

Ví dụ minh họa cho cách đặt điểm chốt lời hiệu quả


Chúng ta sẽ giải thích cách đặt điểm chốt lời thông qua ví dụ trong chart dưới đây:
xac-dinh-dung-diem-chot-loi-tren-chart-bang-cac-duong-khang-cu-ho-tro-traderviet.png


Dữ kiện đầu tiên: mức chốt lời phải là khu vực mà nhiều khả năng giá sẽ chạm đến:

Bây giờ, ta sẽ đi tìm đường kháng cự hỗ trợ trên chart. Nhiều Trader cho rằng kháng cự hỗ trợ nên là một vùng hơn là một mức giá chính xác nào đó. Điều này cũng có phần đúng vì thực tế thị trường hiếm khi có sự chính xác tuyệt đối.

Một vấn đề nữa, khi bạn kẻ các khu vực kháng cự hỗ trợ trên chart không có nghĩa là giá thị trường sẽ quay lại đúng mức giá đó. Xác định khả năng đi của giá là nhiệm vụ của điểm vào lệnh, còn thoát lệnh là công việc bạn xác định những khu vực “tiềm năng” giá sẽ đến và test lại vùng đó. Chúng ta sẽ làm việc này dựa trên sự tin tưởng vào hành vi thường gặp của thị trường là giá sẽ thường xuyên quay lại test (chạm) các đường kháng cự hỗ trợ cũ trên chart.

xac-dinh-dung-diem-chot-loi-tren-chart-bang-cac-duong-khang-cu-ho-tro-traderviet-1.png


Đối với lệnh mua, bạn sẽ đặt điểm chốt lời bên dưới khu vực kháng cự. Ngược lại, đối với lệnh bán, bạn sẽ đặt điểm chốt lời bên trên khu vực hỗ trợ. Chúng ta làm việc này để đề phòng trường hợp khả năng giá không đâm xuyên được vùng kháng cự hỗ trợ ta vừa xác định (vì khả năng giá đi xuyên qua khu vực này sẽ thấp hơn là khả năng giá sẽ chạm tới kháng cự hỗ trợ). Điều này cũng giải thích tại sao bạn đặt điểm chốt lời, nhưng giá không thể chạm tới? Bạn hãy để ý xem mình có bỏ sót một khu vực kháng cự hỗ trợ nào "chắn" trước vùng giá mà bạn đặt điểm chốt lời không? Hãy để ý đến dữ kiện này nhé.

Một điểm cần chú ý khác, khi vào lệnh bán, bạn nên cộng thêm một vài pips cho điểm chốt lời của bạn gần đường hỗ trợ. Khi bạn vào lệnh bán, bạn chỉ thoát lệnh khi giá Ask chạm đến điểm chốt lời, việc cộng thêm một vài pip (tương ứng với mức spread hiện tại của thị trường) sẽ phản ánh đúng với tình hình thực tế hơn so với cách đặt chốt lời theo lý thuyết.

xac-dinh-dung-diem-chot-loi-tren-chart-bang-cac-duong-khang-cu-ho-tro-traderviet-2.png

Dữ kiện thứ hai: mức chốt lời đó thỏa mãn tỉ lệ lời lỗ tối thiểu:

Giả sử bạn tìm được một điểm vào lệnh bán như trên chart. Bạn xác định được 3 khu vực hỗ trợ tiếp theo. Các mức hỗ trợ này đều thỏa mãn tỉ lệ lời lỗ mà chúng ta quy định từ trước (tối thiểu phải hơn 1:1 tỉ lệ risk:reward). Cụ thể, mức hỗ trợ đầu tiên (first take profit) đã có mức lợi nhuận gấp đôi so với mức stop loss bạn sẽ đặt (bên trên cây nến pinbar).

Hãy để ý đến những yếu tố này khi bạn đặt điểm chốt lời nhé.

Like và comment nếu bạn thấy bài viết giúp ích.

Xem thêm:

>> Cách "đi tiền" hiệu quả: chốt lời cố định hay dùng trailing stop

>> Xác định đúng điểm chốt lời trên chart bằng các đường kháng cự hỗ trợ

>> Phương pháp Vào lệnh hay Thoát lệnh quan trọng hơn trong trading?


Tham khảo SML
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
"Một điểm cần chú ý khác, khi vào lệnh bán, bạn nên cộng thêm một vài pips cho điểm chốt lời của bạn gần đường hỗ trợ. Khi bạn vào lệnh bán, bạn chỉ thoát lệnh khi giá Ask chạm đến điểm chốt lời, việc cộng thêm một vài pip (tương ứng với mức spread hiện tại của thị trường) sẽ phản ánh đúng với tình hình thực tế hơn so với cách đặt chốt lời theo lý thuyết."
Cái này mình chưa hiểu lắm, bạn giải thích giúp mình nhé.
 
Cái này mình chưa hiểu lắm, bạn giải thích giúp mình nhé.
giá ask nằm trên giá bid từ 1-2 pips, nên khi giá chạm tới hỗ trợ thì giá bid chạm trước. Bid phải vượt qua hỗ trợ thì giá ask mới chạm hỗ trợ => bạn đặt chốt lời lên trên một chút để giá ask khớp nhằm trừ hao.
 
giá ask nằm trên giá bid từ 1-2 pips, nên khi giá chạm tới hỗ trợ thì giá bid chạm trước. Bid phải vượt qua hỗ trợ thì giá ask mới chạm hỗ trợ => bạn đặt chốt lời lên trên một chút để giá ask khớp nhằm trừ hao.
thank bạn!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 53 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 180 Xem / 11 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 467 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,553 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 446 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên