Quản lý vốn theo chiến lược cắt lệnh từng phần, có hiệu quả như bạn nghĩ?

Quản lý vốn theo chiến lược cắt lệnh từng phần, có hiệu quả như bạn nghĩ?

Quản lý vốn theo chiến lược cắt lệnh từng phần, có hiệu quả như bạn nghĩ?

PepePips

Active Member
582
5,327

Chốt lệnh từng phần - bạn đã biết về nó?


Khi một Trader quyết định vào lệnh, thường là anh ta sẽ có một mục tiêu lợi nhuận cụ thể ngay từ đầu (trừ khi anh ta muốn thả trôi TP để chờ đợi thiên nga đen).

Thông thường khi mục tiêu đó cũng chính là mức TP mà Trader dùng để chốt toàn bộ lệnh giao dịch của mình. Nhưng cũng có đôi khi, Trader đặt ra nhiều mục tiêu lợi nhuận cho một lệnh giao dịch và chốt lệnh từng phần với mỗi mục tiêu mà giá đến được. Đây được gọi là phương pháp cắt lệnh từng phần - partial profit taking mà nhiều Trader hay sử dụng.

quan-ly-von-theo-chien-luoc-cat-lenh-tung-phan-co-hieu-qua-traderviet-1.png

Dưới đây là một ví dụ đơn giản về phương pháp cắt lệnh từng phần. Một Trader mua 1 lot EUR / USD ở mức 1.3330 và đặt mức stoploss là 1.3300, và TP ở 1.3400. Sau đó, anh ta dự định sẽ đóng một nửa lệnh khi tỷ giá đạt đến 1.3365 và di chuyển stop loss đến mức hòa vốn - breakeven tại 1.3330.

Bằng cách này, khi EUR / USD đạt đến mức 1.3365, Trader đóng một nửa lệnh là 0.5 lot với 35 pip lợi nhuận (17,50 đô la) và có một giao dịch không rủi ro (risk free), với cơ hội để kiếm thêm 35,00 đô la lợi nhuận nữa.

Nếu giá sau đó quay trở lại mức 1.3330 thì điểm stop loss mới sẽ được kích hoạt và tổng lợi nhuận của Trader là 17,50 USD. Nếu giá đi đến 1,3400, lợi nhuận thu được trên phần còn lại 0,5 sẽ được kích hoạt và tổng lời cho lệnh này sẽ là $ 52,50.

Nếu Trader không sử dụng phương pháp cắt lệnh từng phần sẽ có 2 trường hợp xảy ra với lệnh giao dịch này: lỗ 30 đô la hoặc lợi nhuận 70 đô la. Đó chỉ là một ví dụ - thực tế việc chốt lệnh thành từng phần còn có thể phức tạp hơn với nhiều mức chốt lời khác nhau.

Vậy kỹ thuật chốt lệnh từng phần là một phương pháp khả thi trong phân tích kỹ thuật? Phương pháp này có cải thiện kết quả giao dịch không? Nó có cung cấp thêm lợi thế nào cho anh em Trader? Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này trong cácbài viết liên quan đến quản lý lệnh.

Một số Trader cổ súy cho phương pháp này, số khác thì cho nó cực kỳ nguy hiểm. Trong bài này, mình sẽ giúp anh em hiểu rõ về sự khác biệt của phương pháp này so với các phương pháp chốt lệnh thông thường, và xem thử có nên dùng nó hay không.

Thị trường ngẫu nhiên


Giả sử ta có một ví dụ thị trường có tính ngẫu nhiên, nghĩa là khả năng giá di chuyển theo 2 hướng lên hay xuống đều có xác suất như nhau. Kịch bản giao dịch với trường hợp như vậy sẽ thể hiện trong hình dưới đây:

quan-ly-von-theo-chien-luoc-cat-lenh-tung-phan-co-hieu-qua-traderviet.png

Với trường hợp này, nếu bạn sử dụng phương pháp chốt lời thông thường (nghĩa là cứ để giá chạm đến TP hoặc SL), điều đó có nghĩa là bạn sẽ có 50% cơ hội giá sẽ đi đến điểm B và 50% cơ hội giá đi đến điểm D. Trong trường hợp này, hệ số kỳ vọng E của bạn sẽ là 0,00 USD ( 20 x 0,5 + (-20) x 0,5 = 0 ). Bạn không kiếm ra tiền trong dài hạn.

Bây giờ, nếu bạn sử dụng phương pháp chốt lời từng phần với một nửa mục tiêu lợi nhuận chốt tại A, chúng ta có các trường hợp sau:
  1. Cơ hội để giá đạt đến mức A cao gấp đôi so với từ mức A đến mức D - tức là 66% so với 33%. Điều đó dẫn đến kỳ vọng thắng trung bình sẽ là -3,33 USD ( 5 x 0,66 + (-20) x 0,33 = -3,33. Chú ý lúc này ta vẫn còn một lệnh chưa đóng nhé.
  2. Nếu giá đạt đến mức A, bây giờ bạn phải tính toán xác suất đạt đến mức B hoặc quay trở lại mức không - điểm vào lệnh (và tất nhiên chúng ta cũng di chuyển SL lên điểm hòa vốn). Xác suất đạt được mức B từ mức A tương đương với khi giá quay lại mức không đạt mức zero (50%). Như vậy, hệ số kỳ vọng trong trường hợp này là 3,33 USD ( (10 × 0,5 + 0,5 x 0,5) x 0,66 = 3,33 )
  3. Kết quả của hệ số kỳ vọng của phương pháp chốt lời một phần là $ 3,33 + $ 3,33 = $ 0,00 - nó không khác gì so với phương pháp đặt TP và SL thông thường của chúng ta.
Như vậy nếu trong thị trường có tính ngẫu nhiên hoặc bạn có một hệ thống giao dịch mà xác suất 50-50 thì phương pháp cắt lệnh từng phần chẳng tạo ra ưu thế gì cho bạn ngoài tâm lý ổn định nếu bạn chốt bớt một phần lợi nhuận.

Chú ý: vẫn còn một trường hợp nữa mà chúng ta vẫn chưa giải quyết đó là với hệ thống có tỉ lệ thắng cao hơn thì sẽ như thế nào, nhưng chắc cáo lỗi với bạn là để hôm sau mình sẽ post tiếp nhé, hứa hẹn sẽ chứng minh triệt để phương pháp cắt lệnh này không hề tốt như bạn nghĩ.

Nếu anh em quan tâm, comment giúp mình cho topic thêm sôi động.

Cảm ơn anh em. :D

Xem thêm

>> Scale Out - phương pháp cắt lệnh từng phần trong Trading

>> Thoát lệnh cũng là cả một nghệ thuật - chiến lược quản lý lệnh theo nến đóng cửa


Theo EarnForex
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
thế có cắt lỗ từng phần không bác ? chứ vừa vào entry mà nó không lên mà phọt xuống thì lỗ toàn phần luôn rồi, đánh với tỷ lệ R:R theo thời gian dài thì lỗ sặc gạch :confused:
 
thế có cắt lỗ từng phần không bác ? chứ vừa vào entry mà nó không lên mà phọt xuống thì lỗ toàn phần luôn rồi, đánh với tỷ lệ R:R theo thời gian dài thì lỗ sặc gạch :confused:

Chuẩn luôn bác :)) vô lệnh 2 part, TP được part 1, part thả rông thì không nói làm gì, dính luôn SL 2 part mới khổ :)))
 

Chốt lệnh từng phần - bạn đã biết về nó?



  1. Cơ hội để giá đạt đến mức A cao gấp đôi so với từ mức A đến mức D - tức là 66% so với 33%. Điều đó dẫn đến kỳ vọng thắng trung bình sẽ là -3,33 USD ( 5 x 0,66 + (-20) x 0,33 = -3,33. Chú ý lúc này ta vẫn còn một lệnh chưa đóng nhé.
Chỗ này mình thấy thực sự không ổn lắm, vì nếu lập luận như vậy thì có nghĩa là xác suất xảy ra như nhau tại mọi mức giá. Điều này trái với quy luật cũng cầu, khi giá càng lên cao thì lực cung bán càng lớn, nên để giá đạt mức cao thường là rất khó và ngược lại khi giá càng xuống thấp thì lực mua vào càng nhiều nên để giá đạt mức giá thấp cũng rất khó. Bằng chứng là trên chart, thì những điểm hình thành đỉnh và đáy là rất ít trong một giai đoạn.
 
Chỗ này mình thấy thực sự không ổn lắm, vì nếu lập luận như vậy thì có nghĩa là xác suất xảy ra như nhau tại mọi mức giá. Điều này trái với quy luật cũng cầu, khi giá càng lên cao thì lực cung bán càng lớn, nên để giá đạt mức cao thường là rất khó và ngược lại khi giá càng xuống thấp thì lực mua vào càng nhiều nên để giá đạt mức giá thấp cũng rất khó. Bằng chứng là trên chart, thì những điểm hình thành đỉnh và đáy là rất ít trong một giai đoạn.
mình cũng đồng ý, lập luận kiểu này không đúng với thực tế. Hơn nữa, khi dùng cắt lệnh từng phần 2 lệnh có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, lệnh đầu giúp ổn định tâm lý, lệnh còn lại mới giúp trailing theo giá đi xa. Nếu so bì lợi nhuận, chắc chắn để 1 TP lúc nào cũng cao hơn.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,117 Xem / 84 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 270 Xem / 26 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 16 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên