Những thách thức của trường phái phân tích kỹ thuật

Những thách thức của trường phái phân tích kỹ thuật

Những thách thức của trường phái phân tích kỹ thuật

Khánh Trình

Active Member
1,350
8,618
Chuỗi series bài về mặt tối của phân tích kỹ thuật hy vọng đã giúp anh em hiểu rõ về những nhược điểm của phân tích kỹ thuật cổ điển. Series bài này sẽ giải thích vì sao phần lớn các công cụ phân tích kỹ thuật là sai lầm, cuối series mình sẽ chia sẻ một số công cụ mà Adam đã test và chứng minh rằng về dài hạn chúng không mang lại kết quả tích cực nào cho tài khoản giao dịch của bạn.

Sau series là một số mô hình mà Adam cho rằng nó đúng về dài hạn. Hy vọng chuỗi bài viết sẽ cung cấp cho các bạn một góc nhìn mới và sâu hơn nữa về các công cụ mà anh em Trader sử dụng.

Mở đầu


Khi tôi nói chuyện với các chuyên gia phân tích kỹ thuật, họ thường từ chối công trình nghiên cứu của tôi và cho rằng tôi đã tập trung quá nhiều vào số liệu thống kê, thay vì “chỉ cần làm cho nó hoạt động, thế là đủ rồi”. Trong một thời gian dài, trường phái phân tích kỹ thuật bị lâm vào một thời kỳ mà tôi nghĩ là tăm tối vì nó hoạt động dựa trên niềm tin nhiều hơn là có một con số thống kê mang tính xác thực. Bản thân các công cụ phân tích kỹ thuật cũng rất khó để chứng minh, ví dụ như các mô hình giá. Nếu mỗi người có một cách nhìn về mô hình thì làm sao để xây dựng một chuỗi các điều kiện phục vụ cho việc backtest đây.

Phân tích kỹ thuật là gì?


Tôi quyết định trùy tìm lại nguồn gốc của trường phái phân tích kỹ thuật và mục đích khi sử dụng các công cụ của trường phái này. Đây là một trích đoạn từ quyển sách cổ điển về phân tích kỹ thuật của 2 tác giả Edwards và Magee.

Thuật ngữ "kỹ thuật", trong ứng dụng của nó đối với thị trường chứng khoán, có một ý nghĩa rất đặc biệt, khác với định nghĩa từ điển thông thường của nó. Nó đề cập đến các nghiên cứu về hành động của thị trường và khác hoàn toàn với việc phân tích các sản phẩm mà thị trường đó đang giải quyết. Phân tích kỹ thuật là khoa học về việc ghi lại, mô tả dưới dạng đồ hoạ các lịch sử giao dịch thực tế (như sự thay đổi về giá, khối lượng giao dịch, vv) ... và sau đó suy luận từ các dữ liệu lịch sử để xác định xu hướng trong tương lai.

nhung-thach-thuc-cua-phan-tich-ky-thuat-traderviet.jpg

Và ở đây, tôi tin rằng chúng ta đã hiểu được mục đích chính của phân tích kỹ thuật cổ điển: nó là quá trình phân tích và nhận biết các mô hình trên thị trường bằng thị giác. Chúng ta nhìn vào các mô hình trên chart và cố gắng dự đoán hướng đi tương lai của thị trường dựa trên những hình ảnh đó. Nếu chúng ta chấp nhận định nghĩa đó (mà sự thực là những ai dùng phân tích kỹ thuật đều mặc nhiên chấp nhận) thì phân tích kỹ thuật hầu như không thể kiểm định và tồn tại tính chủ quan cao.

Mọi người có thể nhìn vào cùng một biểu đồ giá và rút ra những kết luận khác nhau, và ta cũng không thể nói ai đúng hay ai sai? Mặc dù bạn có thể tạo một lịch sử theo dõi các mô hình cụ thể và trong dài hạn nhưng đó cũng không phải là phương pháp thực tế, bạn không thể kiểm định niềm tin. Tôi không chấp nhận được điều này và tôi thực sự rất sốc khi hiểu mọi người vẫn đang tiếp tục làm việc đó thường xuyên (kiểm định liên tục).

Trong cuốn sách mà tôi viết, tôi đã định nghĩa lại về phân tích kỹ thuật. Tôi cho rằng mục tiêu của phân tích kỹ thuật là việc ra quyết định dựa trên những thông tin về chuyển động thị trường (có thể đó là sự thay đổi trong volume thị trường, thay đổi trong hành vi giá hoặc thay đổi trong các indicator...). Với định nghĩa này, Trader cần quan sát sự thay đổi thay vì một mô hình cố định về thị trường và tôi nghĩa đây mới là mục tiêu đúng hơn của phân tích kỹ thuật.

P/s: bài viết này mang tính chủ quan của mình sau khi tìm hiểu về các phương pháp giao dịch của tác giả. Ở đây, tác giả Adam cho rằng mình đã định nghĩa lại phân tích kỹ thuật nhưng theo mình đây là việc làm mới lại định nghĩa.

Thay vì xem phân tích kỹ thuật là công việc xác định các mô hình lặp lại và giao dịch dựa trên mô hình, giờ đây Adam cho rằng phân tích kỹ thuật tập trung vào việc quan sát sự thay đổi của thị trường.

Xem thêm

>> Mặt tối của phân tích kỹ thuật - Hồi 2

>> Mặt tối của phân tích kỹ thuật - Hồi 3


Nguồn AdamHGrimes
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
sau nhiều lần quan sát thì e thấy bất cứ pp , indicator hay là price action đều hiệu quả nếu số đông trader dùng đến nó , còn ngược lại nếu số ít trader dùng đến thì rõ ràng điểm vào/ra sẽ thay đổi
VD : 100% là tổng trader trên TG , có 80% dùng pp PA + S/D và 20% dùng indicator như RSI chẳng hạn , thì điểm mà giá bị đẩy lên chính là vủng Demand và giảm xuống chính là vùng supply chứ ko phải là vùng quá bán hay vùng quá mua ... vì thế khi nói indicator "vô dụng" là lúc 80% trader đang dùng pp khác với pp của mình , cho nên nhiều ng có kinh nghiệm nhiều năm trong thế giới FX này thường bảo là "thường xuyên backtest pp của mình" ...cũng có ng từng nói , 1 pp có thể áp dụng tốt trong tuần này , nhưng chưa chắc tuần sau pp đó sẽ tiếp tục tạo được lợi nhuận ... theo e nếu muốn 1 pp "trường kỳ" thì chính là "dùng tất cả" , nhận định theo nhiều cách , nhiều pp , nhiều indicator , xem xét "kịch bản" nào sẽ xảy ra , Ichikumo hay EMA , mô hình giá hay S/D ... tuy nhiên cái cơ bản nhất chính là các mô hình price action , đại đa số trader đều biết đến PA như 1 cách đọc tâm lý thị trường , nên khi xuất hiện mô hình PA họ thường trade theo mô hình , nhưng nói vậy ko phải PA là "chén thánh" PA là dấu hiệu , là signal cho trader , còn việc signal đó nằm ở đâu , vị trí nào của trend mới là vấn đề ... VD như 1 trend giảm khi xuất hiện mô hình giảm thì ít nhất nó phải nằm gần hoặc dưới EMA hoặc gần vùng supply hay khi RSI cho tín hiệu quá mua ... do PA nằm sai vị trí nên mói có cái cái gọi là False Break , Fakey ... cmt dài dòng như 1 bài viết vậy nhưng tóm gọn lại ý chính thì vỏn vẹn trong câu "1 cây làm chẳng nên non" ... nếu kết hợp nhiều pp hay chỉ báo thì mới nhìn hết đc toàn cảnh của Markets ^^~
còn nhiều yếu tố khác để kiếm đc lợi nhuận nhưng ko liên quan đến bài viết nên e ko nêu , A/C nào thấy thiếu hay sai xin góp ý nhiệt tình , gạch ống hay đá 4/6 gì e xin nhận hết ^^!!!
 
thế bác cho em hỏi ông này ổng có ý kiến về sóng elliot không hở bác Khánh Trình
 
sau nhiều lần quan sát thì e thấy bất cứ pp , indicator hay là price action đều hiệu quả nếu số đông Trader dùng đến nó , còn ngược lại nếu số ít Trader dùng đến thì rõ ràng điểm vào/ra sẽ thay đổi
không bạn à, nếu tất cả mọi người đều vào lệnh cùng 1 mức giá thì giá sẽ không chạy nữa. Và cũng đừng thần thánh PA quá, nó cũng chỉ là 1 công cụ để bạn hiểu thị trường thôi.
 
nếu tất cả mọi người đều vào lệnh cùng 1 mức giá thì giá sẽ không chạy nữa
tks a !! Nhưng khúc này e hơi ko hiểu ??? giả sử nếu tất cả cùng vào lệnh Sell ở 1 mức giá thì nó chẳng phải là 1 mức giá đc xem như vùng Cung sao ? khi đó giá giảm xuống và khi tất cả cùng thoát lệnh thì giá lại đi ngược lên ... đây chỉ là giả sử chứ thị trường mà như vậy chắc hài lắm ^^~ ... vì theo những gì e đọc hiểu thì Markets là 1 cuộc thi giữa bên bán và bên mua , bên nào đông giá nghiêng theo bên đó , giả sử thị trường đang có 100 lệnh Sell và 100 lệnh Buy , trường hợp 1 lệnh buy đc đóng thì khi đó giá sẽ bị giảm xuống vì hiện tại lệnh Sell ko tăng , vẫn 100 , nhưng lệnh Buy giảm còn 99 thì đương nhiên bên cung nhiều hơn bên cầu , giá phải giảm thôi ... trường hợp tất cả cùng vào lệnh mà 100 ng mua 100 ng bán thì giá mới đứng yên ... với cả e ko thần thánh PA , e có tô đậm chỗ "ko phải PA là chén thánh , nó chỉ là signal , là dấu hiệu , là để đọc hiểu tâm lý thị trường"
 
chưa thấy ổng ý kiến gì về món này, mà elliott mình không biết test kiểu gì.
em rất thích elliot vì con số 5 em thấy nó xuất hiện rất nhieuf trong TA, kể cả về các chu kỳ cảm xúc cũng thế. Bác có biết cuốn nào viết về elliot hay không? chỉ dùm em cái. Nhiều cuốn viết mông lung, mà khó xác định sóng quá bác ạ. Em thank bác nha!
 
tks a !! Nhưng khúc này e hơi ko hiểu ??? giả sử nếu tất cả cùng vào lệnh Sell ở 1 mức giá thì nó chẳng phải là 1 mức giá đc xem như vùng Cung sao ? khi đó giá giảm xuống và khi tất cả cùng thoát lệnh thì giá lại đi ngược lên ... đây chỉ là giả sử chứ thị trường mà như vậy chắc hài lắm ^^~ ... vì theo những gì e đọc hiểu thì Markets là 1 cuộc thi giữa bên bán và bên mua , bên nào đông giá nghiêng theo bên đó , giả sử thị trường đang có 100 lệnh Sell và 100 lệnh Buy , trường hợp 1 lệnh buy đc đóng thì khi đó giá sẽ bị giảm xuống vì hiện tại lệnh Sell ko tăng , vẫn 100 , nhưng lệnh Buy giảm còn 99 thì đương nhiên bên cung nhiều hơn bên cầu , giá phải giảm thôi ... trường hợp tất cả cùng vào lệnh mà 100 ng mua 100 ng bán thì giá mới đứng yên ... với cả e ko thần thánh PA , e có tô đậm chỗ "ko phải PA là chén thánh , nó chỉ là signal , là dấu hiệu , là để đọc hiểu tâm lý thị trường"
chà, bạn nên đọc thêm về order flow để hiểu rõ hơn vì bạn nhầm lẫn nhiều đấy. thị trường di chuyển vì có thêm người mua mới hoặc người bán mới, chứ không phải vì người mua hay người bán nhiều hơn ở thời điểm hiện tại.
 
Trên forum có 2 bài về orderflow

tiếng việt mình viết, không được đầy đủ lắm: https://traderviet.org/threads/su-dung-order-flow-va-cach-du-doan-vung-cac-tay-to-dat-lenh.2892/

tiếng anh của bác BIBO, có share sách: https://traderviet.org/threads/chieu-bat-bai-bon-tay-to.2077/

Happy Reading!
nhân tiện bác Khánh Trình giới thiệu cho em một cuốn sách về elliot hay hay nhé, em cảm ơn bác nha
 
sau nhiều lần quan sát thì e thấy bất cứ pp , indicator hay là price action đều hiệu quả nếu số đông trader dùng đến nó , còn ngược lại nếu số ít trader dùng đến thì rõ ràng điểm vào/ra sẽ thay đổi
VD : 100% là tổng trader trên TG , có 80% dùng pp PA + S/D và 20% dùng indicator như RSI chẳng hạn , thì điểm mà giá bị đẩy lên chính là vủng Demand và giảm xuống chính là vùng supply chứ ko phải là vùng quá bán hay vùng quá mua ... vì thế khi nói indicator "vô dụng" là lúc 80% trader đang dùng pp khác với pp của mình , cho nên nhiều ng có kinh nghiệm nhiều năm trong thế giới FX này thường bảo là "thường xuyên backtest pp của mình" ...cũng có ng từng nói , 1 pp có thể áp dụng tốt trong tuần này , nhưng chưa chắc tuần sau pp đó sẽ tiếp tục tạo được lợi nhuận ... theo e nếu muốn 1 pp "trường kỳ" thì chính là "dùng tất cả" , nhận định theo nhiều cách , nhiều pp , nhiều indicator , xem xét "kịch bản" nào sẽ xảy ra , Ichikumo hay EMA , mô hình giá hay S/D ... tuy nhiên cái cơ bản nhất chính là các mô hình price action , đại đa số trader đều biết đến PA như 1 cách đọc tâm lý thị trường , nên khi xuất hiện mô hình PA họ thường trade theo mô hình , nhưng nói vậy ko phải PA là "chén thánh" PA là dấu hiệu , là signal cho trader , còn việc signal đó nằm ở đâu , vị trí nào của trend mới là vấn đề ... VD như 1 trend giảm khi xuất hiện mô hình giảm thì ít nhất nó phải nằm gần hoặc dưới EMA hoặc gần vùng supply hay khi RSI cho tín hiệu quá mua ... do PA nằm sai vị trí nên mói có cái cái gọi là False Break , Fakey ... cmt dài dòng như 1 bài viết vậy nhưng tóm gọn lại ý chính thì vỏn vẹn trong câu "1 cây làm chẳng nên non" ... nếu kết hợp nhiều pp hay chỉ báo thì mới nhìn hết đc toàn cảnh của Markets ^^~
còn nhiều yếu tố khác để kiếm đc lợi nhuận nhưng ko liên quan đến bài viết nên e ko nêu , A/C nào thấy thiếu hay sai xin góp ý nhiệt tình , gạch ống hay đá 4/6 gì e xin nhận hết ^^!!!
Mình xin có vài ý kiến cá nhân như sau:

1. Bạn chỉ có thể kiếm được tiền (hoặc ngược lại, mất tiền) khi có người khác làm ngược lại với bạn. Tiền không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi mà chỉ chảy từ túi người này sang túi người khác. Chưa kể tiền phải chi cho vận hành hệ thống (các sàn giao dịch, các ngân hàng, vv...). Cho nên khuyên bạn 1 câu, nếu bạn muốn kiếm được tiền thì đừng tìm cái indicator, EA hay cách PTKT nào mà đại đa số đều dùng theo 1 cách giống nhau. Hãy tìm 1 thứ chưa có hoặc ít người biết. Nếu là thứ nhiều người biết thì phải tìm cách vận dụng chúng khác với mọi người. Điểm mấu chốt là sự khác biệt, thứ của riêng bạn.

2. Đừng cố gắng ôm nhiều nhiều chỉ báo, nhiều phương pháp. Nó không giúp giải quyết vấn đề gì cả. "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa". Cố gắng giỏi 1-2 thứ thôi. Nắm vững nó, hiểu biết sâu về nó, tìm cách vận dụng nó 1 cách hiệu quả, bạn sẽ kiếm được tiền. Cố gắng vận dụng nhiều phương pháp, nhiều chỉ báo,... mà không thực sự hiểu sâu về chúng, không biết cách kết hợp chúng lại thì chỉ có 1 kết cục thôi: cháy tài khoản. Và tin mình đi, một khi nhiều phương pháp, chỉ báo (vận dụng giản đơn) cho ra cùng 1 đáp số, bạn theo phương án đó, đó sẽ là lúc bạn sẽ mất sạch tiền.

3. Một trong những điều kiện cần để tìm ra cách trade thành công dựa trên PTKT phù hợp với bạn là bạn cần phải backtest nó 1 cách đúng đắn. Theo kinh nghiệm của 1 coder chuyên cung cấp dịch vụ viết MT4 Indicator/EA (từ loại 10$ cho đến loại ~10000$), hầu hết khách hàng không có 1 phương pháp backtest đúng đắn.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 180 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 53 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 467 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,553 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 446 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên