[LiveTrade] Hành trình huyền thoại

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

[LiveTrade] Hành trình huyền thoại

[LiveTrade] Hành trình huyền thoại
Chiều chủ nhật mát trời, ngồi chill bên cửa sổ khiến tôi cảm thấy thật nhẹ nhàng. Ngồi chill miên man với những câu chuyện không đầu cuối, thì một ý niệm lại đưa tôi trở lại với topic này.


Tôi bắt đầu topic này dựa trên một số nguyên do.


Tôi là một người làm IT, đời tôi học và làm cũng giống như mọi người. Đi lên từ hai bàn tay trắng, bươn trải vào đời không tránh khỏi khó khăn. Bản thân tôi cũng xuống nọ lên kia vài lần. Đã đi vòng quanh, làm thuê cho thiên hạ nửa vòng trái đất. Tôi thấm cái nỗi cơ cực chìm nổi đó như thế nào.

Ngày xưa khi còn đi học công nghệ thông tin, và cả sau này đi làm rồi, tôi vẫn luôn phải học. Nếu bạn biết về nghề IT, bạn sẽ biết rằng nghề này không bao giờ ngừng học, vì công nghệ mới sinh ra hàng giờ. Vì lẽ đó, cho dù tôi có đi làm hơn 10 năm rồi, về cơ bản mà nói, tôi vẫn đang học. Làm thì ít mà học thì nhiều. Mỗi lần làm là một lần học, ngộ ra nhiều điều. Nếu trong cộng đồng IT thế giới, không có những người sẵn sàng chia sẻ, có lẽ tôi đã không thể học tập và phát triển được như ngày hôm nay.

Từ thực tế cuộc sống và công việc, tôi cảm nhận rất rõ ràng giá trị của việc chia sẻ. Với riêng cá nhân tôi mà nói, nó còn là một trách nhiệm trả ơn lại cuộc đời. Bởi tôi đã được thụ hưởng rất nhiều.

Chia sẻ là câu chuyện win-win. Người chia sẻ cũng win mà người đọc cũng win. Một xã hội văn minh cần có những điều này. Chia sẻ, không vì mục đích vụ lợi cá nhân nào, chỉ đơn giản là một hành động thể hiện sự biết ơn. Chúng ta đã sống và được thụ hưởng quá nhiều rồi.

Trading, có lẽ là bộ môn dễ nhất và khó nhất. Nó không đơn giản là một công việc, nó là một khoa học, cũng là một nghệ thuật, một lối sống, một phương pháp làm việc. Không ai trên đời có khả năng chốt vuông điều gì trong thế giới của trading. Market vận hành theo cách của nó. Điều chúng ta cần làm, là hiểu cuộc chơi, hiểu mình và control chính bản thân mình. Đến một ngưỡng nào đó, bạn chắc chắn sẽ hiểu ra rằng: Trading chính là cuộc sống, theo một cách tinh khiết nhất từng tồn tại. Bạn có thể là bất cứ ai tại đây:

một con bạc
một nhà đầu tư
một nhà giao dịch
một tay đầu cơ
một nhà khoa học
một thày bói
một thiền nhân
anything
anyone


Ai cũng có thể thắng, theo cách riêng của mỗi người.


Tôi viết series này với mong muốn chia sẻ câu chuyện của tôi như một ví dụ, từ một người đã có thời gian làm việc chuyên nghiệp, khoa học, chuyên sâu. Để các bạn, những người không có điều kiện làm việc như tôi đã làm, có thể kế thừa tất cả những giá trị nghiên cứu này miễn phí, mà không phải tốn tiền hay thời gian làm lại. Bạn quan sát con đường tôi đi, lắng nghe những gì tôi nghĩ, nhìn kết quả tôi làm... qua đó bạn sẽ như được xem một thước phim, đọc một cuốn truyện, trải nghiệm thêm được một hành trình thực tế, từ đó rút tỉa lấy những điều có giá trị với mình. Đó là cách tốt nhất mà tôi biết, để giúp việc chia sẻ được thuận tiện và dễ tiếp thu hơn.


Tuy nhiên, vì N nguyên do, mà cách trình bày nội dung của tôi vẫn không thể đáp ứng được một nhóm người đọc. Sau một hồi suy nghĩ, tôi phát hiện ra đây là điểm yếu của tôi, chứ không phải là của nhóm người đọc đó.


Tôi không thể viết ra cái gì đó mà tất cả mọi người đều thích nó. Cũng như trong đời, tôi có người thích, người ghét chứ làm gì có ai sống mà không ai ghét. Việc ghét hay thích này vốn dĩ là một lẽ tự nhiên. Còn tôi thì lại một lần nữa mắc lỗi trong việc xử lý những điều này. Đây là vấn đề của tôi chứ không phải của họ nữa. Bạn thấy đấy, tôi vẫn cần phải rèn luyện thêm nhiều.


Sau một hồi chill bên cửa sổ, cảnh đẹp và lòng thư thái hơn, tôi thấy mình sẽ rất có lỗi với bản thân tôi, và có lỗi với những bạn đọc đã dành thời gian theo dõi series này một cách nghiêm túc. Tôi không thể bỏ dở việc mà mình đã bắt đầu, đó không phải là lối làm việc của tôi. Tôi chân thành xin lỗi các bạn vì đã chưa suy xét kỹ đến điều này lúc trước.

Comment này thông báo rằng: Tôi sẽ tiếp tục viết tiếp series này. Nếu bạn vẫn còn quan tâm, hãy để lại comment nhé.

P/S: Tôi đang chuẩn bị một tài khoản real để làm minh họa cho series này. Khi mọi thứ xong xuôi, tôi sẽ có cập nhật tại đây. Series này sẽ tiếp diễn với những bài thực chiến trên tài khoản real. Cá nhân tôi cũng ủng hộ điều này. Tài khoản demo khiến tôi cũng không có hứng thú lắm.

Chúc bạn một cuối tuần có nhiều sức khỏe và niềm vui bên gia đình. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.
quá đỉnh luôn bác ơi, chào mừng bác quay trở lại để các anh chị em bô lão trên diễn đàn lại có chủ đề để bàn luận
 
Chia sẻ bên lề

Trong thời gian chờ ra bài mới, tôi có một EA đơn giản muốn chia sẻ tại đây để các bạn cùng vọc nhé. EA này có tên là BSR_SPA.

BSR
= BUY SELL RANDOM
SPA = Statistics + Probability + Analysis = Thống kê + Xác suất + Phân tích

Từ xưa đến giờ, rất nhiều trader từng bàn tán về cái gọi là tung xu vào lệnh. Hôm nay, tôi chia sẻ tại đây một EA có chức năng tung xu vào lệnh để giúp việc khảo sát điều này được dễ dàng hơn.

EA này tôi từng làm ra với mục đích khảo sát về tính ngẫu nhiên trong giao dịch. Trong nhiều năm nghiên cứu, tôi đã làm rất, rất nhiều các thể loại EA khác nhau. EA này tuy là một EA vô cùng đơn giản, nhưng nó lại giúp tôi rất nhiều trong hoạt động khảo sát tính chất ngẫu nhiên của thị trường, từ đó tìm kiếm những đặc tính có lợi để xây dựng chiến lược giao dịch của mình.

Bạn có thể sử dụng EA này trên mọi cặp tiền và mọi khung thời gian. EA này có một số thông số cấu hình đơn giản, tôi có ghi chú ý nghĩa của các thông số này để bạn dễ sử dụng hơn:

inputs.png


Sau khi chạy thử 10 lần backtest liên tiếp, trên cặp tiền EURUSD, tôi thu được kết quả test như sau:

eurusd_2016_2018_100_100_random_no_trailing_stop_10backtests.png


Như bạn thấy, kết quả backtest trông cũng thú vị phải không. Mặc dù là random vào lệnh, nhưng cũng có lúc thắng lúc thua đấy chứ.

Bạn có thể tự chạy EA này với các thông số được tinh chỉnh theo ý bạn.

Gợi ý: Nếu sau khi chạy backtest, bạn lọc ra tất cả những lệnh thắng, rồi quay trở lại thời điểm mà các lệnh đó được mở, soi xét lại các giá trị, chỉ số... rất có thể bạn sẽ tìm ra điều gì đó có ích.

Chúc bạn một buổi tối an lành. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.

P/S: Nếu có khó khăn gì khi chạy EA này, bạn hãy để lại comment nhé, tôi sẽ hỗ trợ nếu cần thiết.
 

Đính kèm

  • backtests.zip
    873.7 KB · Xem: 13
  • BSR_SPA.zip
    122.2 KB · Xem: 15
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin lỗi các bạn, phiên bản EA phía trên tôi upload nhầm bản đang code dở, có add Comment lên trên chart nên có hiệu ứng giật giật.

Đây là bản chuẩn được update, bạn download bản này chạy tốt hơn nhé.

Chia sẻ thêm một trick nữa:

Tôi thường sử dụng EA này, chạy backtest ở chế độ đồ họa, để tốc độ hơi nhanh - nhưng không nhanh quá - đủ để nhìn rõ.

Tôi không làm gì cả, chỉ ngồi xem như vậy. Một con EA chạy với chế độ Random. Trong nhiều năm, tôi duy trì việc này hàng ngày. Có ngày ít, có ngày nhiều, nhưng việc này đối với tôi có một sự thú vị và lôi cuốn rất lớn.

Đây là cách mà tôi sử dụng EA này. Hi vọng bạn sẽ tìm thấy điểm gì đó hữu dụng từ nó.
 

Đính kèm

  • BSR_SPA_updated.zip
    121.8 KB · Xem: 39
Việc thực nghiệm quá trình giao dịch ngẫu nhiên là một công việc vô cùng thú vị và mình đã lập đi lập lại công việc này vô số lần. Nó không chỉ tạo ra cảm giác thú vị về việc giao dịch phi lý (phi logic) mà còn giúp mình rút ra rất nhiều điều:
1. Trong trading không hề tồn tại cái gọi là ngẫu nhiên. Việc chạy hàm random hay việc tung đồng xu để quyết định vào và thoát lệnh đều là hành động có chủ đích, dù kết quả của hàm random hay đồng xu ra sấp ngửa đều là kết quả của hành vi tìm kiếm điểm vào ra thị trường, chưa kể hàm random là do thuật toán logic tạo thành.
2. Thị trường duy trì được sự cân bằng là nhờ sự tồn tại cùng lúc của nhiều thành phần tham gia kiến tạo nên nó, chỉ cần thiếu hụt của 1 bên nào đó thì sự cân bằng sẽ lập tức bị phá vỡ. Đó là khi hàm random chỉ thực thi duy nhất 1 hành động và bỏ qua tất cả hành động còn lại trong kết quả, ví dụ như chỉ thực thi việc mua vào.
3. Thứ thực sự chi phối biểu đồ chính là thời gian, thời gian chi phối thời điểm quyết định hành vi tung đồng xu xảy ra, thời gian chi phối thời điểm hàm random được thực thi.
=== Vài chia sẻ của cá nhân, chúc anh em ngày mới trading thuận lợi ===
 
Việc thực nghiệm quá trình giao dịch ngẫu nhiên là một công việc vô cùng thú vị và mình đã lập đi lập lại công việc này vô số lần. Nó không chỉ tạo ra cảm giác thú vị về việc giao dịch phi lý (phi logic) mà còn giúp mình rút ra rất nhiều điều:
1. Trong trading không hề tồn tại cái gọi là ngẫu nhiên. Việc chạy hàm random hay việc tung đồng xu để quyết định vào và thoát lệnh đều là hành động có chủ đích, dù kết quả của hàm random hay đồng xu ra sấp ngửa đều là kết quả của hành vi tìm kiếm điểm vào ra thị trường, chưa kể hàm random là do thuật toán logic tạo thành.
2. Thị trường duy trì được sự cân bằng là nhờ sự tồn tại cùng lúc của nhiều thành phần tham gia kiến tạo nên nó, chỉ cần thiếu hụt của 1 bên nào đó thì sự cân bằng sẽ lập tức bị phá vỡ. Đó là khi hàm random chỉ thực thi duy nhất 1 hành động và bỏ qua tất cả hành động còn lại trong kết quả, ví dụ như chỉ thực thi việc mua vào.
3. Thứ thực sự chi phối biểu đồ chính là thời gian, thời gian chi phối thời điểm quyết định hành vi tung đồng xu xảy ra, thời gian chi phối thời điểm hàm random được thực thi.
=== Vài chia sẻ của cá nhân, chúc anh em ngày mới trading thuận lợi ===
3 cái bác nói đâu cần phải thực nghiệm trade ngẫu nhiên mới biết nhỉ:

1. Ai còn trading là còn tin thị trường không ngẫu nhiên
2. Thị trường cũng giống cái chợ đương nhiên có nhiều thành phần
3. chuyện thời điểm quan trọng là hiển nhiên

Sorry nếu hiểu sai ý bác vì bác viết cũng mập mờ khó hiểu quá. Em đang tự hỏi có phải các bác đang thần thánh hóa và huyền bí hóa chuyện giao dịch hay chạy EA ngẫu nhiên không nhỉ.
 
3 cái bác nói đâu cần phải thực nghiệm trade ngẫu nhiên mới biết nhỉ:

1. Ai còn trading là còn tin thị trường không ngẫu nhiên
2. Thị trường cũng giống cái chợ đương nhiên có nhiều thành phần
3. chuyện thời điểm quan trọng là hiển nhiên

Sorry nếu hiểu sai ý bác vì bác viết cũng mập mờ khó hiểu quá. Em đang tự hỏi có phải các bác đang thần thánh hóa và huyền bí hóa chuyện giao dịch hay chạy EA ngẫu nhiên không nhỉ.
Những điều trên là những điều mình đã từng vướng mắc, từng suy nghĩ, từng thực hiện và đã từng rút ra, mình không dùng EA của bạn chủ topic, và cũng không hiểu dụng ý của bạn ấy. Sự nhận thức cùng 1 vấn đề của từng người là khác nhau, bằng những con đường khác nhau, vì vô tình thấy chủ topic chia sẻ con EA ngẫu nhiên trên nên mình chia sẻ lại những điều mình đã rút ra cũng qua con đường thực nghiệm sự ngẫu nhiên. Những điều này có thể rất đơn giản với bạn, nhưng với cá nhân mình thì trước khi rút ra được những điều bên trên nó là những vướng mắc mình đã suy nghĩ và cần được giải đáp trước khi có những bước phát triển tiếp theo về việc xây dựng hệ thống phù hợp cho bản thân mình. Thân.
 
m đã đọc cái thớt này từ đầu đến giờ và chẳng biết cmt gì nhiều thêm..chỉ chấm <.> 1 cái..và mua sẵn 1 hộp càfe...cảm ơn all
 
Chia sẻ bên lề.

Ví dụ: Thử áp dụng chuyển thức số 1 vào một cú trade.

Đây là biểu đồ của XAUUSD hiện tại. Timeframe là H4.

xau_1.png


Theo chuyển thức số 1, bạn có thể ngay lập tức vào 1 cặp lệnh buy/sell tại ngay vị trí giá hiện tại. Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta làm gì tiếp theo, sau khi vào cặp lệnh buy/sell đó?

Trả lời: Chúng ta không làm gì cả ngoài ngồi chờ.

xau_2.png


Với cá nhân tôi, trong trường hợp này, tôi sẽ chờ diễn biến tiếp theo của thị trường.

Ở thời điểm hiện tại, tôi không có cách nào để biết thị trường sẽ biến ra sao, vì vậy, tại đây, tôi không có cơ sở nào để vào lệnh buy, hay lệnh sell. Những gì tôi có thể làm đó là vào 1 cặp lệnh cùng lúc, trả phí giao dịch, sau đó ngồi chờ.

Tôi sẽ chờ xem giá có tiếp cận đến những đường kẻ xanh và đường kẻ màu cam hay không? Nó tiếp cận đến đó theo cách nào, với tốc độ nào, khối lượng ra sao, thời gian bao lâu...

Khi giá di chuyển và tiếp cận đến 1 trong những đường kẻ kia, tôi quan sát và đối chiếu nó với những phân tích và nhận định của mình. Lúc đó, nếu các chỉ số ủng hộ cho tôi thoát lệnh, tôi sẽ thoát 1 lệnh.

Câu chuyện bây giờ mới bắt đầu. Thực chất, tôi không chỉ thoát 1 lệnh tại đây, mà ngay lập tức tôi sẽ vào thêm 1 lệnh nữa, với khối lượng lớn hơn rất nhiều, có thể là gấp 3, gấp 5, gấp 10. Đây mới là lệnh mà tôi thực sự muốn vào. Và vì tôi đã chờ đợi nó, chuẩn bị cho nó, nên tất nhiên tôi sẽ không chỉ dừng lại ở con số 1-2% rủi ro.

Thị trường này không ngẫu nhiên, nó có cấu trúc. Và thật ra cấu trúc của nó còn hiển hiện rất rõ ràng: Lên và xuống, xuống và lên. Chỉ có như vậy thôi, luôn luôn là như vậy. Muốn lên thì phải xuống, muốn xuống thì phải lên, market beats không thể nào khác.

Nói vậy không có nghĩa là dễ. Thực tế, bạn sẽ dự đoán sai nhiều lần trước khi đúng. Những căn cứ mà chúng ta dựa vào, chỉ luôn mang tính tham khảo, chứ không bao giờ có thể khẳng định. Bạn cần tập luyện phương pháp của mình thật nhiều, thực hiện nhiều khảo sát, backtest, đánh giá đúng các giới hạn, xây dựng một chiến lược quản trị vốn tương ứng với hiệu suất đó. Và quan trọng nhất, hãy giữ nguyên tắc, đừng phá luật.

Trong trường hợp bạn không tìm được thời điểm nào hợp lý và có lợi để thoát lệnh, bạn có thể cắt cả 2 lệnh cùng lúc và rời khỏi thị trường. Cùng lắm chỉ mất một ít chi phí com/spread và phí swap, nhưng đổi lại bạn có cho mình được một tâm thế chủ động hoàn toàn.

Bạn biết mình chờ đợi điều gì, bạn có thời gian để chuẩn bị cho nó, bạn có kịch bản để ứng phó với những điều xảy ra ngoài dự liệu. Chuyển thức số 1 tuy đơn giản, nhưng giá trị nó mang lại là không nhỏ.

Bạn đã thử áp dụng nó chưa? Nếu chưa thì bạn thử áp dụng một lần xem sao, biết đâu bạn lại thấy nó hay ho và thú vị thì sao.
 
Chia sẻ bên lề.

Ví dụ: Thử áp dụng chuyển thức số 1 vào một cú trade.

Đây là biểu đồ của XAUUSD hiện tại. Timeframe là H4.

View attachment 202094

Theo chuyển thức số 1, bạn có thể ngay lập tức vào 1 cặp lệnh buy/sell tại ngay vị trí giá hiện tại. Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta làm gì tiếp theo, sau khi vào cặp lệnh buy/sell đó?

Trả lời: Chúng ta không làm gì cả ngoài ngồi chờ.

View attachment 202095

Với cá nhân tôi, trong trường hợp này, tôi sẽ chờ diễn biến tiếp theo của thị trường.

Ở thời điểm hiện tại, tôi không có cách nào để biết thị trường sẽ biến ra sao, vì vậy, tại đây, tôi không có cơ sở nào để vào lệnh buy, hay lệnh sell. Những gì tôi có thể làm đó là vào 1 cặp lệnh cùng lúc, trả phí giao dịch, sau đó ngồi chờ.

Tôi sẽ chờ xem giá có tiếp cận đến những đường kẻ xanh và đường kẻ màu cam hay không? Nó tiếp cận đến đó theo cách nào, với tốc độ nào, khối lượng ra sao, thời gian bao lâu...

Khi giá di chuyển và tiếp cận đến 1 trong những đường kẻ kia, tôi quan sát và đối chiếu nó với những phân tích và nhận định của mình. Lúc đó, nếu các chỉ số ủng hộ cho tôi thoát lệnh, tôi sẽ thoát 1 lệnh.

Câu chuyện bây giờ mới bắt đầu. Thực chất, tôi không chỉ thoát 1 lệnh tại đây, mà ngay lập tức tôi sẽ vào thêm 1 lệnh nữa, với khối lượng lớn hơn rất nhiều, có thể là gấp 3, gấp 5, gấp 10. Đây mới là lệnh mà tôi thực sự muốn vào. Và vì tôi đã chờ đợi nó, chuẩn bị cho nó, nên tất nhiên tôi sẽ không chỉ dừng lại ở con số 1-2% rủi ro.

Thị trường này không ngẫu nhiên, nó có cấu trúc. Và thật ra cấu trúc của nó còn hiển hiện rất rõ ràng: Lên và xuống, xuống và lên. Chỉ có như vậy thôi, luôn luôn là như vậy. Muốn lên thì phải xuống, muốn xuống thì phải lên, market beats không thể nào khác.

Nói vậy không có nghĩa là dễ. Thực tế, bạn sẽ dự đoán sai nhiều lần trước khi đúng. Những căn cứ mà chúng ta dựa vào, chỉ luôn mang tính tham khảo, chứ không bao giờ có thể khẳng định. Bạn cần tập luyện phương pháp của mình thật nhiều, thực hiện nhiều khảo sát, backtest, đánh giá đúng các giới hạn, xây dựng một chiến lược quản trị vốn tương ứng với hiệu suất đó. Và quan trọng nhất, hãy giữ nguyên tắc, đừng phá luật.

Trong trường hợp bạn không tìm được thời điểm nào hợp lý và có lợi để thoát lệnh, bạn có thể cắt cả 2 lệnh cùng lúc và rời khỏi thị trường. Cùng lắm chỉ mất một ít chi phí com/spread và phí swap, nhưng đổi lại bạn có cho mình được một tâm thế chủ động hoàn toàn.

Bạn biết mình chờ đợi điều gì, bạn có thời gian để chuẩn bị cho nó, bạn có kịch bản để ứng phó với những điều xảy ra ngoài dự liệu. Chuyển thức số 1 tuy đơn giản, nhưng giá trị nó mang lại là không nhỏ.

Bạn đã thử áp dụng nó chưa? Nếu chưa thì bạn thử áp dụng một lần xem sao, biết đâu bạn lại thấy nó hay ho và thú vị thì sao.
Cảm ơn bác vì đã tiếp tục chia sẻ.
Em có thắc mắc là liệu có nhất thiết phải vào cả 2 lệnh cùng lúc để có một tâm thế chủ động, để không phải tốn phí com/spread. Vì theo em biết có những người dù không biết buy/sell hướng nào nhưng họ hoàn toàn chủ động chờ đến khi giá có động thái tốt hơn.
Theo em hiểu cách của bác là ép buộc mình phải để tâm đến thị trường vì đang có lệnh cầm.
 
Theo chuyển thức số 1, bạn có thể ngay lập tức vào 1 cặp lệnh buy/sell tại ngay vị trí giá hiện tại. Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta làm gì tiếp theo, sau khi vào cặp lệnh buy/sell đó?

Trả lời: Chúng ta không làm gì cả ngoài ngồi chờ.

Với cá nhân tôi, trong trường hợp này, tôi sẽ chờ diễn biến tiếp theo của thị trường.

Ở thời điểm hiện tại, tôi không có cách nào để biết thị trường sẽ biến ra sao, vì vậy, tại đây, tôi không có cơ sở nào để vào lệnh buy, hay lệnh sell. Những gì tôi có thể làm đó là vào 1 cặp lệnh cùng lúc, trả phí giao dịch, sau đó ngồi chờ.

Tôi sẽ chờ xem giá có tiếp cận đến những đường kẻ xanh và đường kẻ màu cam hay không? Nó tiếp cận đến đó theo cách nào, với tốc độ nào, khối lượng ra sao, thời gian bao lâu...

Nếu như chỉ là chờ để xác nhận mấy cái anh vừa nói thì anh chỉ cần quan sát biểu đồ thôi cần gì phải vào 1 cặp lệnh buy/sell cùng lúc?
 
Cảm ơn bác vì đã tiếp tục chia sẻ.
Em có thắc mắc là liệu có nhất thiết phải vào cả 2 lệnh cùng lúc để có một tâm thế chủ động, để không phải tốn phí com/spread. Vì theo em biết có những người dù không biết buy/sell hướng nào nhưng họ hoàn toàn chủ động chờ đến khi giá có động thái tốt hơn.
Theo em hiểu cách của bác là ép buộc mình phải để tâm đến thị trường vì đang có lệnh cầm.

Nếu như chỉ là chờ để xác nhận mấy cái anh vừa nói thì anh chỉ cần quan sát biểu đồ thôi cần gì phải vào 1 cặp lệnh buy/sell cùng lúc?

Hai câu hỏi của hai bạn rất hay, và rất đúng.

Về lý thuyết thì đúng là như vậy. Chúng ta có thể hoàn toàn không cần vào 2 lệnh, mà chỉ đơn giản ngồi chờ và vào 1 lệnh là được rồi.

Tuy nhiên, thực tế không giống như lý thuyết.

Chúng ta không có thời gian để kè kè bên máy tính, trông cái màn hình và giám sát từng động tĩnh của Market. Cho dù có thời gian đi nữa, thì đó là việc không nên làm, vì vừa tốn sức khỏe, mà lại không đem lại tác dụng nhiều.

Hơn nữa, trading là một game. Bạn chỉ có thể là player khi bạn bấm nút play. Chừng nào còn ngồi ngoài xem, và nghĩ rằng mình có thể ung dung ngồi đó, chờ đến lúc đẹp để vào. Trong thực tế, chẳng có lúc đẹp nào cả. Vì lúc đẹp nó đến, bạn lại muốn chờ thêm 1 cái đẹp hơn.

Bấm nút start, bước chân vào game, để tạo một sự kết nối. Nó giúp bạn ý thức rằng bạn đang trong cuộc chơi. Đây là cuộc làm ăn kinh doanh, không phải là ít hay nhiều, mà bạn cần nhập hồn mình vào nó. Để làm việc đó, bạn cần tạo ra một sự kết nối đầu tiên.

Khi vào cặp lệnh cùng lúc, nó khác với việc vào 1 lệnh đơn nhiều lắm. Trading là câu chuyện của kiểm soát và kế hoạch. Kiểm soát và thực thi kế hoạch càng tốt bao nhiêu, thì sẽ càng hạn chế được ảnh hưởng của cảm xúc và tâm lý bấy nhiêu.

Tâm thế chủ động là yếu tố đầu tiên cần thiết, để giúp bạn luôn khách quan, nhẹ nhàng, thoải mái làm chủ cuộc chơi của mình. Từ đó, bạn mới có thể tin tưởng và duy trì kế hoạch của mình trong dài hạn. Đó là cách làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả mà ai cũng có thể áp dụng ngay chỉ bằng những việc rất đơn giản thế này.
 
ẢO ẢNH 02: RISK:REWARD RATIO

Đây là thứ ngớ ngẩn nhất tôi từng nghe thấy trong đời. Bởi theo hệ tư duy của tôi, cái gì cũng có giá của nó, ý tôi là: một cái giá tương xứng.

Suy nghĩ về việc bỏ ra 1 mà lấy 2, lấy 3 là suy nghĩ của những người điên, những kẻ hoang tưởng do may mắn vài lần mà tin rằng đó là vĩnh cửu. Khi bạn không thể thắng nổi ở hệ số 1:1, nói về cái 1:2 là vô nghĩa..

Cái nhìn ổn , tuyên nhiên về phần R:R thì mình k chắc lắm. thực ra 1 năm nay mình đánh winrate chỉ ở mức 40-45% nhưng tháng nào cũng lãi trung bình 20-30%. tk bé thôi. nhưng với thời gian 8 tháng liên tục thì mình nghĩ là R:R quan trọng
 
ách nào để biết thị trường sẽ biến ra sao, vì vậy, tại đây, tôi không có cơ sở nào để vào lệnh buy, hay lệnh sell. Những gì tôi có thể làm đó là vào 1 cặp lệnh cùng lúc, trả phí
Chia sẻ bên lề.

Ví dụ: Thử áp dụng chuyển thức số 1 vào một cú trade.

Đây là biểu đồ của XAUUSD hiện tại. Timeframe là H4.

View attachment 202094

Theo chuyển thức số 1, bạn có thể ngay lập tức vào 1 cặp lệnh buy/sell tại ngay vị trí giá hiện tại. Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta làm gì tiếp theo, sau khi vào cặp lệnh buy/sell đó?

Trả lời: Chúng ta không làm gì cả ngoài ngồi chờ.

View attachment 202095

Với cá nhân tôi, trong trường hợp này, tôi sẽ chờ diễn biến tiếp theo của thị trường.

Ở thời điểm hiện tại, tôi không có cách nào để biết thị trường sẽ biến ra sao, vì vậy, tại đây, tôi không có cơ sở nào để vào lệnh buy, hay lệnh sell. Những gì tôi có thể làm đó là vào 1 cặp lệnh cùng lúc, trả phí giao dịch, sau đó ngồi chờ.

Tôi sẽ chờ xem giá có tiếp cận đến những đường kẻ xanh và đường kẻ màu cam hay không? Nó tiếp cận đến đó theo cách nào, với tốc độ nào, khối lượng ra sao, thời gian bao lâu...

Khi giá di chuyển và tiếp cận đến 1 trong những đường kẻ kia, tôi quan sát và đối chiếu nó với những phân tích và nhận định của mình. Lúc đó, nếu các chỉ số ủng hộ cho tôi thoát lệnh, tôi sẽ thoát 1 lệnh.

Câu chuyện bây giờ mới bắt đầu. Thực chất, tôi không chỉ thoát 1 lệnh tại đây, mà ngay lập tức tôi sẽ vào thêm 1 lệnh nữa, với khối lượng lớn hơn rất nhiều, có thể là gấp 3, gấp 5, gấp 10. Đây mới là lệnh mà tôi thực sự muốn vào. Và vì tôi đã chờ đợi nó, chuẩn bị cho nó, nên tất nhiên tôi sẽ không chỉ dừng lại ở con số 1-2% rủi ro.

Thị trường này không ngẫu nhiên, nó có cấu trúc. Và thật ra cấu trúc của nó còn hiển hiện rất rõ ràng: Lên và xuống, xuống và lên. Chỉ có như vậy thôi, luôn luôn là như vậy. Muốn lên thì phải xuống, muốn xuống thì phải lên, market beats không thể nào khác.

Nói vậy không có nghĩa là dễ. Thực tế, bạn sẽ dự đoán sai nhiều lần trước khi đúng. Những căn cứ mà chúng ta dựa vào, chỉ luôn mang tính tham khảo, chứ không bao giờ có thể khẳng định. Bạn cần tập luyện phương pháp của mình thật nhiều, thực hiện nhiều khảo sát, backtest, đánh giá đúng các giới hạn, xây dựng một chiến lược quản trị vốn tương ứng với hiệu suất đó. Và quan trọng nhất, hãy giữ nguyên tắc, đừng phá luật.

Trong trường hợp bạn không tìm được thời điểm nào hợp lý và có lợi để thoát lệnh, bạn có thể cắt cả 2 lệnh cùng lúc và rời khỏi thị trường. Cùng lắm chỉ mất một ít chi phí com/spread và phí swap, nhưng đổi lại bạn có cho mình được một tâm thế chủ động hoàn toàn.

Bạn biết mình chờ đợi điều gì, bạn có thời gian để chuẩn bị cho nó, bạn có kịch bản để ứng phó với những điều xảy ra ngoài dự liệu. Chuyển thức số 1 tuy đơn giản, nhưng giá trị nó mang lại là không nhỏ.

Bạn đã thử áp dụng nó chưa? Nếu chưa thì bạn thử áp dụng một lần xem sao, biết đâu bạn lại thấy nó hay ho và thú vị thì sao.

Cám ơn bác đã tiếp tục chia sẻ. Em thấy cách này cũng hay. Cái này giống như ngồi ở nhà thì làm việc cũng được nhưng bỏ 30k ra quán cà phê ngồi làm việc thì tốt hơn mặc dù bối cảnh xung quanh chả liên quan gì tới công việc của mình. Em sẽ thử cách này coi sao.

Tuy vậy em thắc mắc là mình làm như thế này lâu thì có bị kiểu lờn thuốc không, kiểu lúc đó vào lệnh buy/sell cùng lúc nhưng cảm giác của mình cũng giống như mình chưa vào lệnh.
 
Hai câu hỏi của hai bạn rất hay, và rất đúng.

Về lý thuyết thì đúng là như vậy. Chúng ta có thể hoàn toàn không cần vào 2 lệnh, mà chỉ đơn giản ngồi chờ và vào 1 lệnh là được rồi.

Tuy nhiên, thực tế không giống như lý thuyết.

Chúng ta không có thời gian để kè kè bên máy tính, trông cái màn hình và giám sát từng động tĩnh của Market. Cho dù có thời gian đi nữa, thì đó là việc không nên làm, vì vừa tốn sức khỏe, mà lại không đem lại tác dụng nhiều.

Hơn nữa, trading là một game. Bạn chỉ có thể là player khi bạn bấm nút play. Chừng nào còn ngồi ngoài xem, và nghĩ rằng mình có thể ung dung ngồi đó, chờ đến lúc đẹp để vào. Trong thực tế, chẳng có lúc đẹp nào cả. Vì lúc đẹp nó đến, bạn lại muốn chờ thêm 1 cái đẹp hơn.

Bấm nút start, bước chân vào game, để tạo một sự kết nối. Nó giúp bạn ý thức rằng bạn đang trong cuộc chơi. Đây là cuộc làm ăn kinh doanh, không phải là ít hay nhiều, mà bạn cần nhập hồn mình vào nó. Để làm việc đó, bạn cần tạo ra một sự kết nối đầu tiên.

Khi vào cặp lệnh cùng lúc, nó khác với việc vào 1 lệnh đơn nhiều lắm. Trading là câu chuyện của kiểm soát và kế hoạch. Kiểm soát và thực thi kế hoạch càng tốt bao nhiêu, thì sẽ càng hạn chế được ảnh hưởng của cảm xúc và tâm lý bấy nhiêu.

Tâm thế chủ động là yếu tố đầu tiên cần thiết, để giúp bạn luôn khách quan, nhẹ nhàng, thoải mái làm chủ cuộc chơi của mình. Từ đó, bạn mới có thể tin tưởng và duy trì kế hoạch của mình trong dài hạn. Đó là cách làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả mà ai cũng có thể áp dụng ngay chỉ bằng những việc rất đơn giản thế này.
Vẫn chưa thuyết phục bác à, vì bác đang làm cuộc chơi khó khăn hơn. Vì sao? vì bác đang vi pham nguyên tắc quản trị rủi ro, mục tiêu đầu tiên của quản trị rủi ro là ko để mất vốn vì thua lỗ, điều này đã rất khó đối với trader rồi giờ bác còn làm mất thêm rất nhiều vốn cho phí giao dịch nữa. cách vào lệnh của bác sẽ vô tình làm tăng tỷ lệ lỗ lên, vì nếu lệnh đó hoạt động theo kịch bản của bác thì nó sẽ xảy ra 2 trường hợp lãi hoặc lỗ, còn trong trường hợp lệnh đó ko đi theo kịch bản nào của bác thì bác thoát 2 lệnh buy/sell cùng lúc đó, lúc này lệnh này sẽ vẫn là lệnh lỗ (lỗ phí giao dịch), nếu số lệnh lỗ phí này đủ lớn trong quãng đời giao dịch thì số vốn mất đi ko nhỏ đâu

Một vấn đề khác mâu thuẫn nữa là bác đang đề cao việc kiểm soát và thực thi kế hoạch càng tốt bao nhiêu, thì sẽ càng hạn chế được ảnh hưởng của cảm xúc và tâm lý bấy nhiêu, trong khi lần trước bác lại xem tâm lý trong trading là vấn đề không quan trọng, bác bảo nó chỉ là 1 ảo ảnh nhưng bây giờ bác đang tự rơi vào ảo ảnh của mình.

Vấn đề vào 1 lệnh buy/sell cùng lúc nó ko cho ta tăng thêm 1 cái lợi thế gì về dài hạn của hệ thống cả, nó chỉ đem lại cho ta 1 vị thế chủ động hơn trong cuộc chơi này mà thôi, nó là vấn đề của bản thân trader không phải vấn đề của cuộc chơi này. Vì sao? vì việc ko tập trung ko kỷ luật là xuất phát từ bản thân trader, Tuy nhiên hầu hết trader họ đang giao dịch mà ko cần giữ vị thế thì mới giao dịch trơn tru được, rất nhiều trader thành công kiếm dc tiền và kiếm dc rất nhiều tiền hiện tại đều ko cần phải giữ một vị thế để theo dõi mà họ vẫn có thể đứng ngoài để phân tích khách quan được và họ vẫn giao dịch trơn tru được, Vì vậy tôi chưa thấy được cái đặc biệt hay ho của chuyển thức số 1 bác à, nếu có nó chỉ tốt cho bác hoặc số ít người nào đó thôi

Một lệnh Buy/sell có chăng nó cũng chỉ là 1 đường kẻ ngang trên chart mà thôi, tôi có thể chọn dùng 1 đường kẻ ngang làm mốc và quan sát theo dõi lệnh chạy lên chạy xuống dựa trên mốc đường kẻ ngang đó thay vì vào lệnh Buy/sell để mất phí, còn muốn ko phải xem chart nhiều có thể viết lệnh cảnh báo dựa trên điểm quan sát hiện tại nào đó, có rất nhiều cách thay thế ko cần phải vào 1 lệnh buy/sell làm chi cho mất phí, còn nếu ko có thuyết phục tâm lý tập trung vào nó dc thì mới nên sử dụng cách này nhưng với điều kiện cách vào lệnh này có thể giúp kiếm dc tiền mà ko phải mất thêm vốn vì phí giao dịch.
 
trong khi lần trước bác lại xem tâm lý trong trading là vấn đề không quan trọng, bác bảo nó chỉ là 1 ảo ảnh nhưng bây giờ bác đang tự rơi vào ảo ảnh của mình.

Đúng mà bạn. Trong trading thì tâm lý không quan trọng. Tâm lý chỉ quan trọng ngoài trading thôi. Trading không là cuộc chơi của tâm lý. Chuyển thức số 1 giúp loại bỏ vấn đề tâm lý, để đưa trader dần bước vào một ngữ cảnh phải đưa ra những xử lý có tính kế hoạch hơn.

Vấn đề vào 1 lệnh buy/sell cùng lúc nó ko cho ta tăng thêm 1 cái lợi thế gì về dài hạn của hệ thống cả, nó chỉ đem lại cho ta 1 vị thế chủ động hơn trong cuộc chơi này mà thôi, nó là vấn đề của bản thân trader không phải vấn đề của cuộc chơi này. Vì sao? vì việc ko tập trung ko kỷ luật là xuất phát từ bản thân trader

Bạn nói ý này rất đúng rồi. Cái khác nhau ở đây là quan niệm của chúng ta. Cá nhân tôi, như các phần chia sẻ khác đã trình bày, đó là tôi chú trọng vào trader-con người. Quan niệm của tôi luôn thống nhất rằng: Trader là trung tâm. Vì vậy, sự chủ động ở đây, có thể bạn không cho nó là một lợi thế, nhưng tôi lại cho nó là lợi thế duy nhất và lớn nhất của trader trong thế giới trading này. Chỉ cần, và chỉ khi nắm được lợi thế này, trader mới có thể tiến thêm bước tiến tiếp theo.

Một lệnh Buy/sell có chăng nó cũng chỉ là 1 đường kẻ ngang trên chart mà thôi, tôi có thể chọn dùng 1 đường kẻ ngang làm mốc và quan sát theo dõi lệnh chạy lên chạy xuống dựa trên mốc đường kẻ ngang đó thay vì vào lệnh Buy/sell để mất phí, còn muốn ko phải xem chart nhiều có thể viết lệnh cảnh báo dựa trên điểm quan sát hiện tại nào đó, có rất nhiều cách thay thế ko cần phải vào 1 lệnh buy/sell làm chi cho mất phí, còn nếu ko có thuyết phục tâm lý tập trung vào nó dc thì mới nên sử dụng cách này nhưng với điều kiện cách vào lệnh này có thể giúp kiếm dc tiền mà ko phải mất thêm vốn vì phí giao dịch.

Còn một dụng ý nữa từ chuyển thức số 1 mà tôi chưa trình bày hết. Không phải là tôi dấu, mà vì tôi thấy chưa đến lúc hợp lý để trình bày về nó. Trong nội dung của các bài viết sau, tôi sẽ tìm thời điểm để trình bày nốt về cái này. Hiện tại, tôi chỉ có một lưu ý nhỏ cho bạn: Đừng để sự đơn giản của chuyển thức số 1 qua mặt bạn. Có thể ẩn sau sự đơn giản đó còn nhiều điều thú vị nữa mà bạn chưa khám phá ra thôi.
 
Đúng mà bạn. Trong trading thì tâm lý không quan trọng. Tâm lý chỉ quan trọng ngoài trading thôi. Trading không là cuộc chơi của tâm lý. Chuyển thức số 1 giúp loại bỏ vấn đề tâm lý, để đưa trader dần bước vào một ngữ cảnh phải đưa ra những xử lý có tính kế hoạch hơn.
Tâm lý là 1 phần của trading thì ko thể đứng ngoài việc trading dc bác, còn nếu như bác chấp nhận Tâm lý đứng ngoài trading thì nó ko có liên quan gì đến trading cả vì thể bác còn quan tâm nó làm gì? Một cái khác nữa bác bảo Trong trading thì tâm lý không quan trọng là đúng, nhưng số đông lại ko nghĩ vậy, đây là vấn đề quan điểm cá nhân ko có đúng sai nên việc bác bác bỏ quan điểm của cả số đông người là ko hợp lý, ko có logic và cũng ko chứng mình được.

Bạn nói ý này rất đúng rồi. Cái khác nhau ở đây là quan niệm của chúng ta. Cá nhân tôi, như các phần chia sẻ khác đã trình bày, đó là tôi chú trọng vào trader-con người. Quan niệm của tôi luôn thống nhất rằng: Trader là trung tâm. Vì vậy, sự chủ động ở đây, có thể bạn không cho nó là một lợi thế, nhưng tôi lại cho nó là lợi thế duy nhất và lớn nhất của trader trong thế giới trading này. Chỉ cần, và chỉ khi nắm được lợi thế này, trader mới có thể tiến thêm bước tiến tiếp theo.
Bác cũng công nhận nó là quan điểm cá nhân đúng ko, đây là tư tưởng và phong cách trade của bác và nó đặc trưng của mỗi người nên ko thể dùng tư tưởng của mình để bác bỏ tư tưởng của người khác được. Nó có thể đúng với bạn nhưng chưa chắc đúng cho người khác và đúng cho số đông được, và ngược lại cũng thế
 
Tâm lý là 1 phần của trading thì ko thể đứng ngoài việc trading dc bác, còn nếu như bác chấp nhận Tâm lý đứng ngoài trading thì nó ko có liên quan gì đến trading cả vì thể bác còn quan tâm nó làm gì?

Tôi có quan tâm nó đâu. Tôi đang viết 1 series mà nội dung của nó là chia sẻ về một quá trình. Từ lúc nhìn nhận về tâm lý, đến lúc loại bỏ nó là nằm trong quá trình đó. Khi viết thì tôi cần có thứ tự. Còn thời điểm này, tôi đã không còn quan tâm đến vấn đề tâm lý trong trading từ lâu rồi.

Một cái khác nữa bác bảo Trong trading thì tâm lý không quan trọng là đúng, nhưng số đông lại ko nghĩ vậy, đây là vấn đề quan điểm cá nhân ko có đúng sai nên việc bác bác bỏ quan điểm của cả số đông người là ko hợp lý, ko có logic và cũng ko chứng mình được.

Tôi thấy là số đông thường ít khi đúng, nhất là trong trading, nên cơ bản là số đông nghĩ gì tôi không để tâm lắm. Tôi chỉ quan tâm mình cảm thấy gì, mình nghĩ gì thôi.

Về việc bác bỏ quan điểm của những người khác, tôi xin nói rõ luôn là: Tôi luôn làm vậy và sẽ luôn làm vậy.

Để tự học và tự tư duy, đây là việc bắt buộc phải làm. Sau quá trình bác bỏ, tiếp thu liên tục, nó mới hình thành nên giá trị và kinh nghiệm cuối. Sản phẩm của việc bác bỏ đó, là một kết quả tốt. Vì nếu bạn đúng, bạn có thêm tự tin. Nếu bạn sai, bạn sẽ biết như thế nào là đúng. Nếu không bác bỏ, thì vĩnh viên không có cơ hội tự phản biện, tự đấu tranh, tự khai phá, chỉ luôn thụ động nghe theo người khác, tự vứt bỏ giá trị của bản thân. Trong khi, đây là những yếu tố cần được luyện tập nhiều trong trading.

Trong thực tế, bạn không những phải bác bỏ những quan điểm của người khác, mà có lúc, bạn còn phải tự bác bỏ quan điểm của chính mình nữa cơ.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,623 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,507 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 372 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 390 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên