[Quản lý rủi ro] Nếu biết 9 cách này, tài khoản của bạn ‘’khó’’ cháy! - Phần 1

[Quản lý rủi ro] Nếu biết 9 cách này, tài khoản của bạn ‘’khó’’ cháy! - Phần 1

[Quản lý rủi ro] Nếu biết 9 cách này, tài khoản của bạn ‘’khó’’ cháy! - Phần 1

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,302
Quản lý rủi ro thường được xếp vào hàng cuối cùng trong danh sách ưu tiên của hầu hết các trader hiện nay. Thông thường các trader luôn tập trung tìm ra một indicator tốt hơn hoặc là điểm vào lệnh chính xác hơn hoặc suốt ngày chỉ lo lắng về stop hunting và tìm các chén thánh - làm sao để 1 bước lên mây.

Tuy nhiên, nếu không có kiến thức đúng đắn về quản lý rủi ro, thì lợi nhuận vẫn là một khái niệm xa xỉ với chúng ta. Một trader cần phải hiểu cách quản lý rủi ro, khối lượng giao dịch, tin tưởng vào quyết định của mình và vào lệnh chính xác nếu muốn trở thành một trader có lợi nhuận và chuyên nghiệp.

984980926-Paul-Tudor-Jones.jpg


Dưới đây là 9 cách giúp bạn cải thiện ngay lập tức việc quản lý rủi ro và tránh những vấn đề phổ biến nhất làm cho trader bị mất tiền. Nó mới nhưng không hề mới. Không mới vì chúng ta đã nghe bên tai ra rả hàng ngày. Mới vì ít ai nhận ra nó trong quá trình giao dịch của mình.

1. Đặt lệnh theo tỷ lệ Reward : Risk nhất định

Khi bạn phát hiện điểm vào lệnh, hãy nghĩ đến nơi bạn đặt take profit và stop loss. Khi bạn xác định được mức giá hợp lý để chốt lời hay cắt lỗ, hãy đo tỷ lệ reward : risk. Nếu nó không phù hợp với tỷ lệ bạn đặt ra trước đó thì không nên vào lệnh. Đừng cố gắng mở rộng take profit và thu hẹp stop loss để đạt mức thưởng cao hơn tỷ lệ mà bạn đã đặt ra trước đó.

Tỷ lệ reward của trader thì không chắc chắn nhưng luôn có tiềm năng. Còn rủi ro thì trader có thể kiểm soát được!

Hầu hết các trader thì làm theo cách ngược lại, họ đưa ra một tỷ lệ take profit và stop loss ngẫu nhiên cho từng lệnh mà không theo một tỷ nhất định nào.

Để có cách đặt tỷ lệ Reward : Risk đúng, anh em trader có thể tham khảo bài viết Cách sử dụng RRR trong giao dịch Forex một cách khôn ngoan - Hồi 1Hồi 2.

2. Vấn đề về trailing Stop

Di chuyển stop loss đến điểm vào lệnh và tạo ra một trade không có rủi ro là một việc là một con dao hai lưỡi nếu như chúng ta không biết cách sử dụng nó. Tại sao vậy?

Nó tốt vì chúng ta có thể bảo toàn lợi nhuận, kê gối đi ngủ mà không lo các vấn đề news, thiên nga đen, big boys,… Mặt khác, nếu có một chiến lược phù hợp với tính năng của trailing stop thì nó chính là công cụ mạnh mẽ trong khâu quản lý rủi ro của chúng ta. Một trong những chiến lược sử dụng cách dời stoploss đã được tôi chia sẻ gần đây là Chiến lược Price Breaks Through gồm 3 hồi: Hồi 1, Hồi 2Hồi 3.

Còn nếu chúng ta áp dụng một cách vô tội vạ, chiến lược break - even thường dẫn đến một loạt vấn đề.

breakeven.png


Đặc biệt nếu bạn đang trade dựa trên phân tích kỹ thuật chung như hỗ trợ/ kháng cự, mô hình giá, đỉnh đáy, đường MA,... điểm vào lệnh của bạn thường rất rõ ràng và cũng có rất nhiều trader sẽ có điểm vào lệnh tương tự bạn. Tất nhiên, các chuyên gia biết điều đó và bạn thường thấy rằng giá trở lại đúng ngay stop loss và sau đó quay lại hướng ban đầu. Một điểm dừng lỗ huề vốn có khả năng sẽ cắt đi lợi nhuận của bạn nếu bạn di chuyển stop loss quá sớm.

3. Không bao giờ sử dụng khoảng cách stop loss cố định

Nhiều chiến lược giao dịch cho rằng bạn phải luôn sử dụng số pips cố đinh đối với điểm cắt lỗ và chốt lời bất kể giao dịch nào. Cách giao dịch này đã hoàn toàn quên đi sự biến động của giá cả.

Thật chất, sự biến động của giá liên tục thay đổi, và do đó nó di chuyển và thay đổi mọi lúc. Trong thời điểm biến động cao hơn, bạn nên đặt stop loss và take profit rộng hơn để tránh cắt lỗ sớm và tối đa hóa lợi nhuận khi giá dao động nhiều hơn. Và trong những khoảng thời điểm biến động thấp, take profit và stop loss nên được đặt gần hơn và đừng nên quá lạc quan.

Thứ hai, giao dịch với khoảng cách cố định không cho phép bạn chọn mức giá hợp lý và nó cũng làm mất đi sự linh hoạt bạn cần phải có. Hãy để ý các mức giá và các rào cản quan trọng như số tròn, MA có số kỳ lớn, mức Fibonacci hoặc chỉ cần hỗ trợkháng cự.

Stoploss.png


4. Luôn luôn so sánh tỷ lệ Winrate và Reward : Risk cùng nhau

Rất nhiều trader cho rằng tỷ lệ Winrate là vô dụng, nhưng trader dã bỏ lỡ một điểm rất quan trọng. Trong khi quan sát Winrate một mình sẽ không cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc có giá trị, kết hợp tỷ lệ Winrate và Reward : Risk có thể được xem như là bộ đôi thần thánh trong giao dịch.

Rất quan trọng để bạn hiểu rằng hoặc là bạn phải có một tỷ lệ Winrate cực kỳ cao, hoặc là bạn phải chèo chống công việc giao dịch của mình trong khoảng thời gian rất dài để có được lợi nhuận. Ví dụ như một hệ thống có tỷ lệ Winrate là 40% (đây là mức trung bình của một trader chuyên nghiệp) đòi hỏi một tỷ lệ risk – reward 1.6 để có lợi nhuận.

Cố gắng để đạt được một tỷ lệ Winrate cao hoặc tin tưởng rằng bạn sẽ chèo chống giao dịch của mình trong khoảng thời gian dài sẽ tạo ra những kỳ vọng quá mức và sau đó dẫn đến các phán đoán sai lầm và cuối cùng là những kỷ luật và quy tắc trong phương pháp giao dịch đều bị trader bỏ quên.

RRR_winrate.png

5. Không nên đặt mục tiêu hàng ngày

Nhiều trader sẽ đặt các mục tiêu thực hiện hàng ngày hoặc hàng tuần. Điều này là rất nguy hiểm và bạn phải dừng suy nghĩ về lợi nhuận hàng ngày hoặc hàng tuần. Đặt mục tiêu hàng ngày tạo ra rất nhiều áp lực và thường làm bạn suy nghĩ luôn cần phải giao dịch dù tình hình thị trường như thế nào. Để khắc phục vấn đề này, có một số ý tưởng về cách làm thế nào để đặt mục tiêu giao dịch đúng cách:

+ Ngắn hạn (hàng ngày và hàng tuần): Tập trung vào những giao dịch khả thi nhất và theo dõi xem bạn có thực hiện theo các quy tắc / kế hoạch của mình.

+ Trung hạn (hàng tuần và hàng tháng): Theo dõi các giao dịch hàng ngày một cách chuyên nghiệp, tuân theo các quy tắc mà bạn đã đặt ra về tỷ lệ reward - risk và winrate, ghi chép, đánh giá giao dịch của bạn và nên rút ra các bài học sau mỗi lần chinh chiến.

+ Dài hạn (hàng năm): xem lại các giao dịch của bạn, tập trung vào việc bạn đã thực hiện các giao dịch của bạn như thế nào để biết được trình độ của chính mình. Tìm điểm yếu trong giao dịch của mình và điều chỉnh cho phù hợp. Điều này chắc chắn sẽ làm cho tài khoản bạn tăng bền vững.

Vẫn còn đó 4 phương pháp nữa để tích hợp vào hệ thống giao dịch của bạn. Các bạn tiếp tục theo dõi vào phần sau nhé.

Xem thêm:

>> [Quản lý rủi ro] Cách sử dụng RRR trong giao dịch Forex một cách khôn ngoan - Hồi 1

>> [Quản lý rủi ro] Risk Of Ruin - Ngưỡng cửa tử thần trong thế giới trading - Hồi 1


 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Theo mình Tk 100 USD chỉ nên đánh 0.01
Tp 25pips Sl 50 pips nếu bị đá SL thì mất 50% vốn ko cháy tk đc hehe
 
Theo mình Tk 100 USD chỉ nên đánh 0.01
Tp 25pips Sl 50 pips nếu bị đá SL thì mất 50% vốn ko cháy tk đc hehe
ban trade vay la dung duong roi do, don bay thap vay khi trade rat thoai mai, toi trade kieu nay va tham chi ko set stoploss luon, stoploss bang tay neu theo doi tin thay thi truong co kha nang bien dong lon, tp:50 pips, cu tuong trade vay tai khoan grow cham nhung ket qua lai rat bat ngo, rat nhanh.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,479 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,522 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 362 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 332 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên