Chiến lược giao dịch Price Breaks Through - Hồi 3: Những thứ còn lại

Chiến lược giao dịch Price Breaks Through - Hồi 3: Những thứ còn lại

Chiến lược giao dịch Price Breaks Through - Hồi 3: Những thứ còn lại

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,302
Đây cũng là hồi cuối cùng, tôi sẽ chia sẻ những gì còn lại nhưng cũng rất quan trọng cho một chiến lược hoàn chỉnh.

BƯỚC 4: Take profit = Trailing stop

Chúng ta sẽ không đặt take profit cho chiến lược này. Chúng ta sẽ giao dịch theo cách dời stoploss cho đến khi giá chạm vào thì thôi. Đây thực chất là chiến thuật dời stoploss để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất và kiếm được lợi nhuận nhiều nhất có thể.

Do đó, bước này cũng quan trọng không kém gì những bước trên. Không chỉ vậy, có lẽ đây là bước quan trọng nhất quyết định bạn là trader thành công hay thất bại. Bạn đã từng nghe câu chuyện 2 traders cùng vào một lệnh giống nhau, nhưng kết quả lại khác nhau hoàn toàn cho dù kinh nghiệm của họ có như thế nào chưa ? Đây chính là cái gốc của vấn đề mà chúng ta cần phải đào sâu.

Chúng ta phải tìm các mức hỗ trợ - kháng cự mà giá có xác suất đảo chiều cao tại đó, đánh dấu chúng lại ngay.

RẤT QUAN TRỌNG: Nhớ rằng, mức ENTRY đầu tiên (mức mà chúng ta đã thảo luận ở hồi trước) rất quan trọng, bởi lẽ một khi giá đi qua mức này và chúng ta kiếm được một ít thì mức này là nơi để dời stoploss. Từ đó rủi ro trở thành con số 0, chúng ta chỉ việc ngồi, theo dõi và chờ đợi giá đi tiếp. (Đây là nguyên tắc cơ bản của chiến lược này)

Vậy hiện tại chúng ta làm gì? Ngồi chờ cho đến khi có cây nến nào đóng cửa xuyên qua mức ENTRY đầu tiên. Và chờ nó khớp lệnh limit đã đặt, sau đó khóa lợi nhuận lại khi có lời bằng cách dời stoploss về mức giá vào lệnh.

Chúng ta sẽ làm như vậy mỗi khi giá vượt qua mức thứ 2, thứ 3, thứ 4 hoặc bất cứ mức giá cản nào nó vượt qua. Theo cách này chúng ta sẽ giảm thiểu được rủi ro rất nhiều. Chiến thuật này vẫn tiếp tục cho đến khi giá đảo chiều.

Quay lại với đồ thị Daily của cặp AUD/CAD, chúng ta bàn luận ở hồi trước. Để ý thật kỹ nhé.

1.png



Các mức để dời stoploss bao gồm:

1/ Đỉnh - đáy của những cây nến gần nhất

2/ Các mức số tròn, ví dụ 1.00, 1,5,... (Đó là lý do tôi khuyến nghị anh em cài Indicator Round Number)

3/ HCR và LCS

4/ Các vùng PPZ rõ ràng (Price Pivot Zone)

Trước tiên, chúng ta sẽ nói về đỉnh - đáy của những cây nến gần nhất. Nó được xác định như thế nào? Từ cây nến vào lệnh, chúng ta nhìn về bên trái, đánh dấu những cái đuôi nến gần đó. Minh họa như hình bên dưới:

2.png


Đây là cái đỉnh cao nhất và gần nhất khi lệnh của chúng ta được khớp và đi lên, một khi nó có quay đầu đi xuống thì sẽ chạm mức này trước. Nếu đặt stop ở đây thì chúng ta bỏ được rủi ro.

Đây là cây nến vào lệnh. Bắt đầu khóa lợi nhuận khi giá lên tới đỉnh này.

3.png


Đây là mức stoploss đầu tiên của chúng ta. Khi giá đóng cửa trên mức này, chúng ta có thể để stoploss dưới mức này 5 - 10 pips.

4.png


Đây là những mức stoploss dự kiến được vẽ ra nếu giá đi lên cao hơn nữa. Làm một bài tập nhỏ nhé. Mở đồ thị của bạn ra và tập tìm kiếm những mức sẽ đặt được stoploss.



Còn đây là một ví dụ khác:

5.png


Giá mở cửa dưới LCS với một cái gap cũng là PBT&CB và giá retest.

BƯỚC 5: STOPLOSS BAN ĐẦU

Hãy giữ stoploss chặt chẽ. Nếu stoploss quá rộng, nó sẽ đi ngược lại với toàn bộ quy tắc của chiến lược này (HCR và LCS). Chúng ta có thể đặt stoploss tại mức PPZ gần nhất.

Xem hình bên dưới:

6.png


Stoploss đặt sau vùng màu vàng như bạn có thể thấy, nó chính là vùng PPZ. Chúng ta đặt trên vùng này 45 pips (cũng chính là độ biến động trong ngày của cặp EURUSD).
Bạn có thể thấy, giá retest là vùng PPZ màu vàng và tiếp tục đi xuống.

7.png


Stoploss có thể đặt dưới vùng màu vàng hoặc đặt dưới mức số tròn 60.00. Tùy vào bạn lựa chọn.



KHUNG THỜI GIAN

Tôi luôn luôn giao dịch trên khung Daily. Như vậy thì chúng ta có 5 ngày và 6 cặp tiền chính, trung bình tôi giao dịch 30 lệnh / tuần, tôi có thể chắc ăn 18-20 lệnh ăn, 8-9 lệnh hòa vốn và khoảng 2-3 lệnh lỗ nhỏ (vì chúng ta đặt stop rất nhỏ). Vậy là đủ.

Trade daily 30 lệnh/ tuần có thể nói là nhiều rồi đấy, vậy chúng ta cần gì phải xuống khung nhỏ hơn làm gì? Đúng không nào?

THÊM MỘT ĐIỀU NỮA

Khi backtest phương pháp này, bạn sẽ thấy một tình huống như thế này:

8.png


Oh không, dính chưởng rồi...

9.png


Lỗ nữa? Đâu có dễ ăn như tác giả nói đâu. Phương pháp này không ngon ăn rồi.

10.png


Đó không phải là lỗ. Đó là hòa vốn. Những cú lỗ như tôi nói rất hiếm, nếu bạn cứ theo quy tắc mà chơi. Bạn vẫn thắc mắc tại sao lại hòa vốn mà không phải lỗ đúng không. Đầu tiên, vẽ ra như hình bên dưới. Đường màu vàng sẽ là mức dừng lỗ đầu tiên.

11.png


12.png


Như tôi đã nói, chúng ta được gì từ mức màu vàng này. Chính là làm mất luôn rủi ro vì đã dời stoploss lên đó. Trong tình huống này, ở khung Daily bạn sẽ thấy khoảng cách từ entry đến mức màu vàng rất nhỏ, nhưng lùi về H4 và H1 bạn sẽ thấy nó là một quá trình vượt qua mức màu vàng rồi quay trở lại hit stoploss. Cứ làm như vậy cho những trường hợp tương tự nhé.



LẠI THÊM MỘT ĐIỀU NỮA

Còn một điều tí nữa thì quên mất. Khi nào một HCR và LCS còn giá trị? Đơn giản, nó vẫn còn giá trị khi giá vẫn còn "tôn trọng nó", biết đến sự tồn tại của nó. Tức là chạm vào nó rồi xuyên qua nó, restest nó. Nó hết giá trị khi giá lờ đi sự hiện diện của nó. Minh họa như hình bên dưới:

13.png


1) HCR

2) PBT&CA, retest và vào lệnh, giá được "tôn trọng" sự hiện diện và cho chúng ta 1 điểm vào lệnh đẹp.

Lưu ý vùng màu vàng. Giá không còn tôn trọng mức HCR này (cắt qua, cắt lại). Do đó không vào mức HCR này nữa. Nhưng trong vùng màu vàng này vẫn cho bạn điểm hòa vốn ngay cả khi bạn đã vào lệnh. Nên trường hợp này vẫn không lỗ.

VÍ DỤ CUỐI

Mọi thứ coi như đã xong. Tất cả những gì chia sẻ về một phương pháp mới lạ đã xong. Như mọi chiến lược khác, anh em cần phải luyện tập rất nhiều mới có thể thành thạo và tìm ra lợi điểm của chiến lược này. Hy vọng có thể giúp ích được anh em có được một phương pháp đúng đắn và phù hợp. Tôi xin kết thúc series bài viết này bằng những ví dụ cuối cùng.

14.png
15.png
16.png
17.png
18.png
19.png
20.png
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Cảm ơn thớt. Mình rất hay sử dụng chiến lược này trong giao dịch hàng tuần của mình. Hiệu quả cực kì tốt! ;)
 
Sr mình vẫn chưa hiểu đoạn ad ví dụ những trường hợp hòa vốn chứ ko phải lỗ, khi vào lệnh thì sao có thể đặt SL trong khoảng entry đến TP dc
 
Sr mình vẫn chưa hiểu đoạn ad ví dụ những trường hợp hòa vốn chứ ko phải lỗ, khi vào lệnh thì sao có thể đặt SL trong khoảng entry đến TP dc

Ở đây ngầm giả định là giá đã đi đúng hướng và chúng ta đã có lời 1 ít thì chúng ta mới xét đến việc này. Còn nếu như mới đặt lệnh chưa có lời thì đã có phần hướng dẫn đặt stoploss ban đầu.
 
Ở đây ngầm giả định là giá đã đi đúng hướng và chúng ta đã có lời 1 ít thì chúng ta mới xét đến việc này. Còn nếu như mới đặt lệnh chưa có lời thì đã có phần hướng dẫn đặt stoploss ban đầu.
Ok e đã hiểu ý pro nhưng sao bác có thể trade tới 30 lệnh/tuần vs khung daily, chắc bác trade mọi cặp tiền hay sao?
 
PP này kết hợp với đặt sl=2ATR ổn ko bạn?
Có vẻ khá nhiều so với tác giả thì phải?
 
Ok e đã hiểu ý pro nhưng sao bác có thể trade tới 30 lệnh/tuần vs khung daily, chắc bác trade mọi cặp tiền hay sao?

Như đã nói ở trên, 6 cặp tiền * 5 ngày giao dịch. Chúng ta có thể giao dịch cặp chéo để có cơ hội nhiều hơn, nhưng theo tôi 6 cặp cũng đủ để đánh rồi.
 
e thấy hệ thống này của bác khá đơn giản thậm chí còn ko dựa vào mẫu mô hình nến hay setup fakey j, về phần dời SL đến điểm hòa vốn hay lấy lời từng phần e cũng đang áp dụng nhưng là ở khung h1 h4 nên hay bị hit dù sau đó lại theo hướng lời rất sâu. hệ thống của bác đúng cái e đang cân, sẽ tét thử. tks pro!
 
e thấy hệ thống này của bác khá đơn giản thậm chí còn ko dựa vào mẫu mô hình nến hay setup fakey j, về phần dời SL đến điểm hòa vốn hay lấy lời từng phần e cũng đang áp dụng nhưng là ở khung h1 h4 nên hay bị hit dù sau đó lại theo hướng lời rất sâu. hệ thống của bác đúng cái e đang cân, sẽ tét thử. tks pro!
 
Đây cũng là hồi cuối cùng, tôi sẽ chia sẻ những gì còn lại nhưng cũng rất quan trọng cho một chiến lược hoàn chỉnh.

BƯỚC 4: Take profit = Trailing stop

Chúng ta sẽ không đặt take profit cho chiến lược này. Chúng ta sẽ giao dịch theo cách dời stoploss cho đến khi giá chạm vào thì thôi. Đây thực chất là chiến thuật dời stoploss để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất và kiếm được lợi nhuận nhiều nhất có thể.

Do đó, bước này cũng quan trọng không kém gì những bước trên. Không chỉ vậy, có lẽ đây là bước quan trọng nhất quyết định bạn là trader thành công hay thất bại. Bạn đã từng nghe câu chuyện 2 traders cùng vào một lệnh giống nhau, nhưng kết quả lại khác nhau hoàn toàn cho dù kinh nghiệm của họ có như thế nào chưa ? Đây chính là cái gốc của vấn đề mà chúng ta cần phải đào sâu.

Chúng ta phải tìm các mức hỗ trợ - kháng cự mà giá có xác suất đảo chiều cao tại đó, đánh dấu chúng lại ngay.

RẤT QUAN TRỌNG: Nhớ rằng, mức ENTRY đầu tiên (mức mà chúng ta đã thảo luận ở hồi trước) rất quan trọng, bởi lẽ một khi giá đi qua mức này và chúng ta kiếm được một ít thì mức này là nơi để dời stoploss. Từ đó rủi ro trở thành con số 0, chúng ta chỉ việc ngồi, theo dõi và chờ đợi giá đi tiếp. (Đây là nguyên tắc cơ bản của chiến lược này)

Vậy hiện tại chúng ta làm gì? Ngồi chờ cho đến khi có cây nến nào đóng cửa xuyên qua mức ENTRY đầu tiên. Và chờ nó khớp lệnh limit đã đặt, sau đó khóa lợi nhuận lại khi có lời bằng cách dời stoploss về mức giá vào lệnh.

Chúng ta sẽ làm như vậy mỗi khi giá vượt qua mức thứ 2, thứ 3, thứ 4 hoặc bất cứ mức giá cản nào nó vượt qua. Theo cách này chúng ta sẽ giảm thiểu được rủi ro rất nhiều. Chiến thuật này vẫn tiếp tục cho đến khi giá đảo chiều.

Quay lại với đồ thị Daily của cặp AUD/CAD, chúng ta bàn luận ở hồi trước. Để ý thật kỹ nhé.

View attachment 21772

Các mức để dời stoploss bao gồm:

1/ Đỉnh - đáy của những cây nến gần nhất

2/ Các mức số tròn, ví dụ 1.00, 1,5,... (Đó là lý do tôi khuyến nghị anh em cài Indicator Round Number)

3/ HCR và LCS

4/ Các vùng PPZ rõ ràng (Price Pivot Zone)

Trước tiên, chúng ta sẽ nói về đỉnh - đáy của những cây nến gần nhất. Nó được xác định như thế nào? Từ cây nến vào lệnh, chúng ta nhìn về bên trái, đánh dấu những cái đuôi nến gần đó. Minh họa như hình bên dưới:

View attachment 21773

Đây là cái đỉnh cao nhất và gần nhất khi lệnh của chúng ta được khớp và đi lên, một khi nó có quay đầu đi xuống thì sẽ chạm mức này trước. Nếu đặt stop ở đây thì chúng ta bỏ được rủi ro.

Đây là cây nến vào lệnh. Bắt đầu khóa lợi nhuận khi giá lên tới đỉnh này.

View attachment 21774

Đây là mức stoploss đầu tiên của chúng ta. Khi giá đóng cửa trên mức này, chúng ta có thể để stoploss dưới mức này 5 - 10 pips.

View attachment 21775

Đây là những mức stoploss dự kiến được vẽ ra nếu giá đi lên cao hơn nữa. Làm một bài tập nhỏ nhé. Mở đồ thị của bạn ra và tập tìm kiếm những mức sẽ đặt được stoploss.

Còn đây là một ví dụ khác:

View attachment 21776

Giá mở cửa dưới LCS với một cái gap cũng là PBT&CB và giá retest.

BƯỚC 5: STOPLOSS BAN ĐẦU

Hãy giữ stoploss chặt chẽ. Nếu stoploss quá rộng, nó sẽ đi ngược lại với toàn bộ quy tắc của chiến lược này (HCR và LCS). Chúng ta có thể đặt stoploss tại mức PPZ gần nhất.

Xem hình bên dưới:

View attachment 21778

Stoploss đặt sau vùng màu vàng như bạn có thể thấy, nó chính là vùng PPZ. Chúng ta đặt trên vùng này 45 pips (cũng chính là độ biến động trong ngày của cặp EURUSD).
Bạn có thể thấy, giá retest là vùng PPZ màu vàng và tiếp tục đi xuống.

View attachment 21779

Stoploss có thể đặt dưới vùng màu vàng hoặc đặt dưới mức số tròn 60.00. Tùy vào bạn lựa chọn.

KHUNG THỜI GIAN

Tôi luôn luôn giao dịch trên khung Daily. Như vậy thì chúng ta có 5 ngày và 6 cặp tiền chính, trung bình tôi giao dịch 30 lệnh / tuần, tôi có thể chắc ăn 18-20 lệnh ăn, 8-9 lệnh hòa vốn và khoảng 2-3 lệnh lỗ nhỏ (vì chúng ta đặt stop rất nhỏ). Vậy là đủ.

Trade daily 30 lệnh/ tuần có thể nói là nhiều rồi đấy, vậy chúng ta cần gì phải xuống khung nhỏ hơn làm gì? Đúng không nào?

THÊM MỘT ĐIỀU NỮA

Khi backtest phương pháp này, bạn sẽ thấy một tình huống như thế này:

View attachment 21780

Oh không, dính chưởng rồi...

View attachment 21781

Lỗ nữa? Đâu có dễ ăn như tác giả nói đâu. Phương pháp này không ngon ăn rồi.

View attachment 21782

Đó không phải là lỗ. Đó là hòa vốn. Những cú lỗ như tôi nói rất hiếm, nếu bạn cứ theo quy tắc mà chơi. Bạn vẫn thắc mắc tại sao lại hòa vốn mà không phải lỗ đúng không. Đầu tiên, vẽ ra như hình bên dưới. Đường màu vàng sẽ là mức dừng lỗ đầu tiên.

View attachment 21783

View attachment 21784

Như tôi đã nói, chúng ta được gì từ mức màu vàng này. Chính là làm mất luôn rủi ro vì đã dời stoploss lên đó. Trong tình huống này, ở khung Daily bạn sẽ thấy khoảng cách từ entry đến mức màu vàng rất nhỏ, nhưng lùi về H4 và H1 bạn sẽ thấy nó là một quá trình vượt qua mức màu vàng rồi quay trở lại hit stoploss. Cứ làm như vậy cho những trường hợp tương tự nhé.

LẠI THÊM MỘT ĐIỀU NỮA

Còn một điều tí nữa thì quên mất. Khi nào một HCR và LCS còn giá trị? Đơn giản, nó vẫn còn giá trị khi giá vẫn còn "tôn trọng nó", biết đến sự tồn tại của nó. Tức là chạm vào nó rồi xuyên qua nó, restest nó. Nó hết giá trị khi giá lờ đi sự hiện diện của nó. Minh họa như hình bên dưới:

View attachment 21785

1) HCR

2) PBT&CA, retest và vào lệnh, giá được "tôn trọng" sự hiện diện và cho chúng ta 1 điểm vào lệnh đẹp.

Lưu ý vùng màu vàng. Giá không còn tôn trọng mức HCR này (cắt qua, cắt lại). Do đó không vào mức HCR này nữa. Nhưng trong vùng màu vàng này vẫn cho bạn điểm hòa vốn ngay cả khi bạn đã vào lệnh. Nên trường hợp này vẫn không lỗ.

VÍ DỤ CUỐI

Mọi thứ coi như đã xong. Tất cả những gì chia sẻ về một phương pháp mới lạ đã xong. Như mọi chiến lược khác, anh em cần phải luyện tập rất nhiều mới có thể thành thạo và tìm ra lợi điểm của chiến lược này. Hy vọng có thể giúp ích được anh em có được một phương pháp đúng đắn và phù hợp. Tôi xin kết thúc series bài viết này bằng những ví dụ cuối cùng.

View attachment 21786 View attachment 21787 View attachment 21788 View attachment 21789 View attachment 21790 View attachment 21791 View attachment 21792
 
có điểm vào lệnh lần 2 hay kô vì m thấy các vd ở trên khi dính sl xong nó mới đi đúng hướng
 
Đang test Demo PP này, thấy rất ổn:))
Con GU này lúc gần về kéo SL cẩu thả, xong lại gặp 2 ngày mưa bão mất điện không theo dõi,chứ không là ăn dày:
acharts.mql5.com_16_178_gbpusd_d1_international_capital_markets.png
 
có điểm vào lệnh lần 2 hay kô vì m thấy các vd ở trên khi dính sl xong nó mới đi đúng hướng

Việc đặt sl có rất nhiều cách (đã chia sẻ trong bài) nên đặt như thế nào để ít bị dính nhất (tất nhiên là có lúc phải bị dính) phải tùy vào kinh nghiệm vốn có của bạn và kinh nghiệm sử dụng system này của bạn. Do đó, phải test nó một thời gian cho đến khi thành thục, thì nó sẽ là của bạn.
 
Việc đặt sl có rất nhiều cách (đã chia sẻ trong bài) nên đặt như thế nào để ít bị dính nhất (tất nhiên là có lúc phải bị dính) phải tùy vào kinh nghiệm vốn có của bạn và kinh nghiệm sử dụng system này của bạn. Do đó, phải test nó một thời gian cho đến khi thành thục, thì nó sẽ là của bạn.
với pp này bạn chia sẻ thì cách đặt SL là vùng PPZ gần nhất rồi mới phát huy hiệu quả
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,503 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,591 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 371 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên