Nguyên tắc đọc chart sử dụng 3 khung thời gian dành cho Price Action Trader

Nguyên tắc đọc chart sử dụng 3 khung thời gian dành cho Price Action Trader

Nguyên tắc đọc chart sử dụng 3 khung thời gian dành cho Price Action Trader

Khánh Trình

Active Member
1,439
8,621
Phân tích đa khung thời gian (Multiple Timeframe Analysis) là kiểu phân tích cùng lúc nhiều chart để bạn xác định đúng môi trường và hành vi của giá. Trader sử dụng phân tích đa khung có thể dùng từ 2,3 đến 4 khung thời gian với mỗi khung làm một nhiệm vụ khác nhau. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu cách phân tích với 3 khung thời gian, kiểu phân tích này theo mình thấy là phổ biến nhất và theo mình biết cũng có 2 Trader chuyên sử dụng 3 khung để phân tích là Lance Beggs và Adam Grimes.

nguyen-tac-doc-chart-su-dung-3-khung-thoi-gian-traderviet.jpg

Cơ bản là với 3 khung thời gian, bạn sẽ chia thành:
  • Khung thời gian lớn (High Timeframe): khung này giúp Trader phân tích toàn cảnh thị trường (big picture), môi trường giá, cấu trúc tổng thể của thị trường.
  • Khung thời gian giao dịch (Trading Timeframe): khung chính Trader dùng để phân tích thị trường bao gồm các yếu tố: xu hướng, khả năng di chuyển của giá trong tương lai và tìm cơ hội giao dịch mới.
  • Khung thời gian thấp (Low Timeframe): khung này giúp Trader tìm điểm vào lệnh sớm hoặc tìm điểm thoát lệnh chính xác, giúp tối ưu hóa tỉ lệ risk reward.


Theo Lance Beggs, tác giả sử dụng khung thời gian lớn để xác định các khu vực kháng cự hỗ trợ quan trọng. Việc này giúp làm giảm độ nhiễu khi đi tìm các khu vực kháng cự hỗ trợ trong các khung thời gian thấp hơn.

Ví dụ như chart EURUSD bên dưới, thay vì bạn phải kẻ nhiều đường kháng cự hỗ trợ ở chart H4 (là chart trading chính) thì bạn sẽ dùng khung thời gian lớn hơn (chart daily) để tìm kháng cự hỗ trợ.

nguyen-tac-doc-chart-su-dung-3-khung-thoi-gian-traderviet-1.png




Tiếp theo, bạn sử dụng khung thời gian Trading để xác định xu hướng như tăng, giảm hay sideway và tách biệt những khái niệm này so với các đường kháng cự hỗ trợ. Giá có thể di chuyển tự do bên trong khu vực được các đường kháng cự hỗ trợ ở khung thời gian lớn "đóng khung" cho chúng, còn khung thời gian chính mới là nơi mà bạn tập trung phân tích.

nguyen-tac-doc-chart-su-dung-3-khung-thoi-gian-traderviet-2.png

Ví dụ, trong chart EURUSD, vị trí 1 là xu hướng đang tăng cho đến khi xu hướng đảo chiều tại khu vực kháng cự. Thị trường không đảo chiều ngay mà đi sideway trước khi xác nhận đã chuyển sang xu hướng giảm ở vị trí 2. Xu hướng giảm không thể giảm sâu và lại tiếp tục chuyển sang sideway và thị trường chỉ quay trở lại xu hướng giảm tại vị trí số 3.

Cuối cùng, khung thời gian thấp là nơi bạn tìm điểm vào lệnh hay thoát lệnh, cũng có khi bạn sẽ xác định sự thay đổi về sức mạnh của thị trường (sẽ bàn ở một phần khác).

Ví dụ, sau khi bạn đã xác định được khu vực mình muốn vào lệnh (dựa trên kỳ vọng hướng đi tương lai của giá), bạn sẽ bật chart khung thời gian thấp để tìm điểm vào sớm.

nguyen-tac-doc-chart-su-dung-3-khung-thoi-gian-traderviet-3.png



Lấy ví dụ chart này, bạn xác định khu vực tại vị trí mũi tên đầu tiên là khu vực tiềm năng giá đảo chiều (do chạm đường kháng cự). Khu vực thứ hai nằm trong chart sideway nhưng có tiềm năng giá sẽ đảo chiều theo hướng giảm (do áp lực giá di chuyển từ trước đó).

nguyen-tac-doc-chart-su-dung-3-khung-thoi-gian-traderviet-4.png

Sau khi bật chart ở khung thời gian thấp (mình dùng khung H1), bạn thấy tại khung này đã xuất hiện các mô hình giá quen thuộc như Spike and Top (một cú spike sau đó giá tạo đỉnh) và mô hình Triple Top (3 đỉnh). Vào lệnh theo cách này, bạn sẽ trade sớm hơn và có tỉ lệ risk reward đẹp hơn so với việc chỉ dùng một khung thời gian chính để vào lệnh. Đó là chưa kể đến việc dùng một khung thời gian chính có thể làm bạn vào lệnh trễ hơn và risk reward kém hơn rất nhiều.

Trên đây là cách mà mình phân tích đa khung thời gian, cách này mình tham khảo từ sách của Lance Beggs, bạn có thể tìm hiểu sâu hơn nếu đọc sách của tác giả. Toàn bộ ví dụ trong bài này đều là phân tích quá khứ, bạn cần thận trọng và backtest kĩ lưỡng trước khi đem ra áp dụng thực tế nhé.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

>> Chốt lời với Measure Move khi trade đảo chiều như thế nào?

>> Sử dụng Measure move để tìm điểm chốt lời hiệu quả - phần 1
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bác trình có bài nào tổng hợp về các series bác viết không ạ? Em tìm mà rối quá.
 
Bác trình, các chấm đỏ và xanh là SH và SW phải ko nhỉ? Bác cho mình xin cái indi vẽ đó được không?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • The Blade trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 70,301 Xem / 38 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,651 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 269 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 453 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,152 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 344 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 122 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 206 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên