Chiến lược giao dịch hậu phá ngưỡng – giao dịch breakout theo cách an toàn hơn

Chiến lược giao dịch hậu phá ngưỡng – giao dịch breakout theo cách an toàn hơn

Chiến lược giao dịch hậu phá ngưỡng – giao dịch breakout theo cách an toàn hơn

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,073
29,701
Bạn hay bỏ lỡ những cú phá ngưỡng ( breakout) đẹp hay muốn giao dịch breakout theo một cách giảm thiểu rủi ro? Chiến lược giao dịch “second chance breakout” (tạm dịch: hậu phá ngưỡng) sẽ là câu trả lời cho bạn.

Chiến lược giao dịch hậu phá ngưỡng – second chance breakout là gì?


Khi giá dao động trong một đường ống (range), mô hình vai đầu vai, hay một mô hình nào đó thì tại điểm breakout (nơi mà giá nằm ngoài mô hình) nếu sự phá ngưỡng thành công thì giá sẽ tiếp tục chuyển động theo hướng đó.

Điều này cho thấy giá đã có một hướng đi rõ ràng, tuy nhiên khá thường xuyên giá sẽ quay lại để “re-test” mức giá vừa bị phá. Không nhất thiết giá sẽ phải chạm mức giá đã bị phá trước đó, chỉ cần giá hồi về gần vùng giá bị phá là được. Khi bạn nhìn thấy được điều này là lúc bạn nên cân nhắc sử dụng chiến lược này.

chien-luoc-giao-dich-hau-pha-nguong-giao-dich-breakout-theo-cach-an-toan-hon-1.png

[Hậu phá ngưỡng, giá hồi về tạo cơ hội cho Trader vào lệnh]​



Mô hình vai đầu vai đã hiện lên khá rõ ràng ở ví dụ này, khi giá phá ngưỡng cản lần đầu tiên nếu Trader bỏ lỡ thì ở vùng giá khoanh tròn số hai là cơ hội vào lệnh rất tốt cho Trader “lỡ tàu”. Việc xác định mức giá hồi về sâu bao nhiêu rồi vào lệnh phụ thuộc vào từng trường hợp và mỗi Trader, không có một quy tắc cụ thể. Nếu mức giá đó thỏa mãn độ rủi ro mà bạn chấp nhận và lợi nhuận tiềm năng thì bạn hãy vào lệnh.

chien-luoc-giao-dich-hau-pha-nguong-giao-dich-breakout-theo-cach-an-toan-hon-2.png

[ Kênh giá bị phá vỡ và chiến lược hậu phá ngưỡng]

Giao dịch với chiến lược hậu phá ngưỡng


Khi giá đã phá ngưỡng thành công và đang có dấu hiệu hồi về, lúc này Trader cần tập trung quan sát chuyển động tiếp theo của giá. Khi mà giá bắt đầu chững lại quanh vùng bị phá đồng thời có dấu hiệu quay trở lại hướng phá ngưỡng là lúc Trader vào lệnh.

Những dấu hiệu xác nhận giá đang muốn quay trở lại với hướng phá ngưỡng là rất quan trọng, Trader có thể quan sát hành động giá để nhận định rằng liệu đợt giá hồi đã đi đến hồi kết hay chưa (vd: một mô hình giá nhấn chìm chẳng hạn).

Giao dịch theo phương pháp này thường mang lại ít rủi ro cho Trader hơn vì nó thường có một mức dừng lỗ ngắn, tức là tỷ lệ R:R sẽ tốt hơn.

Điểm dừng lỗ thường được cân nhắc phía trên đỉnh/đáy của đợt giá hồi, tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo các mức giá quan trọng lân cận để có một quyết định hợp lý. Mức chốt lời kỳ vọng dựa trên mô hình breakout ban đầu.

chien-luoc-giao-dich-hau-pha-nguong-giao-dich-breakout-theo-cach-an-toan-hon-3.png

[Minh họa điểm vào lệnh và các mức SL-TP]

Mình xin tóm tắt ưu và nhược điểm của phương pháp giao dịch này để anh em dễ hình dung hơn, từ đó có một quyết định cho riêng mình.



Ưu điểm:
  • Trader dễ dàng nhận ra những setup này;
  • Trader sẽ tránh được những cú phá ngưỡng giả vô cùng hiệu quả, vì chúng ta chỉ vào lệnh khi có những tín hiệu phá ngưỡng rõ ràng.
Nhược điểm:
  • Một số cú breakout với lực đi quá mạnh sẽ không tạo ra những đợt hồi giá ngay sau đó, đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ lỡ một setup “ngon ăn”.
  • Bạn phải quan sát liên tục từ lúc giá phá ngưỡng đến khi giá có dấu hiệu kết thúc đợt pullback để vào lệnh, điều này hoàn toàn khác với việc bạn setting báo động giá và đặt lệnh chờ khi giao dịch phá ngưỡng truyền thống;
  • Cần có thêm kiến thức về giao dịch pullback.
Lời kết
Phương pháp nào cũng có những lợi thế và khuyết điểm riêng, và những điểm đó đã được trình bày, việc còn lại là bạn sẽ nhận định xem nó có phù hợp để bạn sử dụng hay không. Nếu bạn dính quá nhiều “false breakout” khi giao dịch thì đây là cách bạn nên thử, còn nếu bạn đang giao dịch hiệu quả với kiểu truyền thống thì cứ tiếp tục, tại sao phải thay đổi!?

Chúc anh em giao dịch an toàn!
Nguồn Thebalance
>> Giao dịch phá ngưỡng – Những thủ thuật giúp cải thiện hiệu suất
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
Bạn hay bỏ lỡ những cú phá ngưỡng (breakout) đẹp hay muốn giao dịch breakout theo một cách giảm thiểu rủi ro? Chiến lược giao dịch “second chance breakout” (tạm dịch: hậu phá ngưỡng) sẽ là câu trả lời cho bạn.

Chiến lược giao dịch hậu phá ngưỡng – second chance breakout là gì?


Khi giá dao động trong một đường ống (range), mô hình vai đầu vai, hay một mô hình nào đó thì tại điểm breakout (nơi mà giá nằm ngoài mô hình) nếu sự phá ngưỡng thành công thì giá sẽ tiếp tục chuyển động theo hướng đó.

Điều này cho thấy giá đã có một hướng đi rõ ràng, tuy nhiên khá thường xuyên giá sẽ quay lại để “re-test” mức giá vừa bị phá. Không nhất thiết giá sẽ phải chạm mức giá đã bị phá trước đó, chỉ cần giá hồi về gần vùng giá bị phá là được. Khi bạn nhìn thấy được điều này là lúc bạn nên cân nhắc sử dụng chiến lược này.

View attachment 24669
[Hậu phá ngưỡng, giá hồi về tạo cơ hội cho Trader vào lệnh]

Mô hình vai đầu vai đã hiện lên khá rõ ràng ở ví dụ này, khi giá phá ngưỡng cản lần đầu tiên nếu Trader bỏ lỡ thì ở vùng giá khoanh tròn số hai là cơ hội vào lệnh rất tốt cho Trader “lỡ tàu”. Việc xác định mức giá hồi về sâu bao nhiêu rồi vào lệnh phụ thuộc vào từng trường hợp và mỗi Trader, không có một quy tắc cụ thể. Nếu mức giá đó thỏa mãn độ rủi ro mà bạn chấp nhận và lợi nhuận tiềm năng thì bạn hãy vào lệnh.

View attachment 24670
[Kênh giá bị phá vỡ và chiến lược hậu phá ngưỡng]

Giao dịch với chiến lược hậu phá ngưỡng


Khi giá đã phá ngưỡng thành công và đang có dấu hiệu hồi về, lúc này Trader cần tập trung quan sát chuyển động tiếp theo của giá. Khi mà giá bắt đầu chững lại quanh vùng bị phá đồng thời có dấu hiệu quay trở lại hướng phá ngưỡng là lúc Trader vào lệnh.

Những dấu hiệu xác nhận giá đang muốn quay trở lại với hướng phá ngưỡng là rất quan trọng, Trader có thể quan sát hành động giá để nhận định rằng liệu đợt giá hồi đã đi đến hồi kết hay chưa (vd: một mô hình giá nhấn chìm chẳng hạn).

Giao dịch theo phương pháp này thường mang lại ít rủi ro cho Trader hơn vì nó thường có một mức dừng lỗ ngắn, tức là tỷ lệ R:R sẽ tốt hơn.

Điểm dừng lỗ thường được cân nhắc phía trên đỉnh/đáy của đợt giá hồi, tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo các mức giá quan trọng lân cận để có một quyết định hợp lý. Mức chốt lời kỳ vọng dựa trên mô hình breakout ban đầu.

View attachment 24671
[Minh họa điểm vào lệnh và các mức SL-TP]

Mình xin tóm tắt ưu và nhược điểm của phương pháp giao dịch này để anh em dễ hình dung hơn, từ đó có một quyết định cho riêng mình.

Ưu điểm:
  • Trader dễ dàng nhận ra những setup này;
  • Trader sẽ tránh được những cú phá ngưỡng giả vô cùng hiệu quả, vì chúng ta chỉ vào lệnh khi có những tín hiệu phá ngưỡng rõ ràng.
Nhược điểm:
  • Một số cú breakout với lực đi quá mạnh sẽ không tạo ra những đợt hồi giá ngay sau đó, đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ lỡ một setup “ngon ăn”.
  • Bạn phải quan sát liên tục từ lúc giá phá ngưỡng đến khi giá có dấu hiệu kết thúc đợt pullback để vào lệnh, điều này hoàn toàn khác với việc bạn setting báo động giá và đặt lệnh chờ khi giao dịch phá ngưỡng truyền thống;
  • Cần có thêm kiến thức về giao dịch pullback.
Lời kết
Phương pháp nào cũng có những lợi thế và khuyết điểm riêng, và những điểm đó đã được trình bày, việc còn lại là bạn sẽ nhận định xem nó có phù hợp để bạn sử dụng hay không. Nếu bạn dính quá nhiều “ false breakout” khi giao dịch thì đây là cách bạn nên thử, còn nếu bạn đang giao dịch hiệu quả với kiểu truyền thống thì cứ tiếp tục, tại sao phải thay đổi!?

Chúc anh em giao dịch an toàn!
Nguồn Thebalance
>> Giao dịch phá ngưỡng – Những thủ thuật giúp cải thiện hiệu suất
mình thì vẫn chờ cho pullback tiến vào vùng giá, và dùng thêm MACD hoặc các chỉ báo dao động để kiểm tra lực của sóng hồi, chờ sóng hồi hết lực, thì đó là lúc lên thuyền :)
 
mình thì vẫn chờ cho pullback tiến vào vùng giá, và dùng thêm MACD hoặc các chỉ báo dao động để kiểm tra lực của sóng hồi, chờ sóng hồi hết lực, thì đó là lúc lên thuyền :)
Bạn ơi hướng dẫn mình cách xem sóng hồi hết lực được ko bạn. Thanks
 
Bạn ơi hướng dẫn mình cách xem sóng hồi hết lực được ko bạn. Thanks
awww_tradingview_com_x_5SfrSVyJ__.png

bạn xem tạm hình nhé, mình lấy ví dụ như vậy, vì việc xác định vùng giá hồi lại còn tùy vào trải nghiệm mỗi người nữa,
happy life and safe trade :)
 

Đính kèm

  • awww_tradingview_com_x_AoZ4vgh9__.png
    awww_tradingview_com_x_AoZ4vgh9__.png
    143.6 KB · Xem: 3

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 619 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 145 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,225 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 258 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 495 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên