Gap trong thị trường Forex, nên hay không nên trade?

Gap trong thị trường Forex, nên hay không nên trade?

Gap trong thị trường Forex, nên hay không nên trade?

Khánh Trình

Active Member
1,350
8,618
Gap là một lỗ hổng trong thị trường mà tại đó không có giá di chuyển. Giao dịch thị trường chứng khoán, bạn sẽ thấy gap xuất hiện thường xuyên nhưng với Forex thì rất hiếm khi gap xuất hiện, trừ thời điểm đầu tuần.

Trader thường cho rằng gap là một vùng trống trên thị trường, nên giá có khả năng sẽ quay lại "che phủ" vùng giá gap. Nhưng có chắc quan niệm này là đúng? Thực tế là trading theo vùng giá gap thất bại thường xuyên. Gap đóng vai trò như một vùng kháng cự hỗ trợ "ẩn" trên chart mà bạn rất khó phát hiện thấy.

gap-trong-thi-truong-forex-nen-hay-khong-nen-trade-traderviet.png

Chart EURUSD với giá đóng cửa ngày thứ 6 tuần trước ở 1.3792, giá thấp nhất ở 1.37535. Đến ngày thứ hai của tuần tiếp theo, thị trường tạo đỉnh ở 1.37210. Gap đã không được lấp đầy.

Nếu bạn giao dịch trong ngày và lựa chọn trade các khung thời gian thấp hơn H1, bạn cần tìm những bằng chứng chứng minh khả năng thị trường có thể đâm xuyên hoặc từ chối đi vào vùng gap thay vì tin vào lời đồn "gap luôn lấp đầy". Bằng chứng đó cần phải tìm thấy bằng hành vi của giá.

Một trong những hành vi dễ thấy nhất là sử dụng vùng giá mở cửa hay vùng đỉnh giá của cây nến đầu tuần. Trừ khi giá có thể đóng cửa xuyên qua vùng này, bạn đừng giao dịch với niềm tin cho rằng gap sẽ bị lấy đầy.

gap-trong-thi-truong-forex-nen-hay-khong-nen-trade-traderviet-1.png
Chart M30 của cùng ngày xuất hiện gap trong hình trên. Giá không thể đâm thủng vùng kháng cự đầu tuần, liên tục hình thành các cây nến pinbar. Mỗi lần giá đẩy lên đều bị "đè" xuống sâu hơn. Ai sẽ có can đảm vào lệnh mua chỉ về niềm tin "gap sẽ lấp đầy" khi nhìn chart như thế này?

Một ví dụ khác: gap xuất hiện trên cặp USDJPY ngày 04.09.2017.

gap-trong-thi-truong-forex-nen-hay-khong-nen-trade-traderviet-2.png

Thử mở sang một chart ở khung thời gian thấp hơn, khung M15 giá cũng không vượt được kháng cự đầu tuần.

gap-trong-thi-truong-forex-nen-hay-khong-nen-trade-traderviet-3.png

Tuy nhiên, không phải lúc nào các dạng chart như trong 2 ví dụ đều xuất hiện. Có những lúc "gap bị vá" cực nhanh và đảo chiều đúng theo "lời đồn".

Gap cặp USDJPY ngày 03.07.2017 chart H1

gap-trong-thi-truong-forex-nen-hay-khong-nen-trade-traderviet-4.png

Ở chart M30, giá xuất hiện một pinbar nhưng nến pinbar lại thất bại, không thể đẩy giá giảm sâu hơn. Giá nhanh chóng che lấp vùng gap với hàng loạt nến tăng đóng cửa qua đường kháng cự đầu tuần.

gap-trong-thi-truong-forex-nen-hay-khong-nen-trade-traderviet-5.png

Vậy nên hay không nên dựa vào lời đồn để trading theo vùng gap? Tốt nhất mình nghĩ bạn nên để cho giá trả lời, nếu nó "cho phép" bạn trade với những dấu hiệu như đâm xuyên, breakout thành công đó là lúc gap sẽ "được vá". Đừng mù mờ tin vào một quan niệm để giao dịch thị trường, đây là sai lầm rất hay gặp của nhiều Trader.

Bài viết này mình trích dẫn và tham khảo một phần trong nhật ký giao dịch price action của Lance Beggs, anh em tham khảo ebook đó tại đây.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bên fx cfd thì không biết chứ future trade gap miết, và nhiều người cũng vậy cơ mà cần coa dom or footsprint nôm na order flow
 
Bên fx cfd thì không biết chứ future trade gap miết, và nhiều người cũng vậy cơ mà cần coa dom or footsprint nôm na order flow
không cần DOM, chart bác xem là đủ để đọc orderflow rồi. DOM chỉ dùng để timing điểm vào lệnh thôi.
 
tại sao lại có những gap này thế các bác nhỉ?
hiểu đơn giản là vùng không có giao dịch. Còn lý do xuất hiện gap thì nhiều lắm, một trong số đó là do thị trường giao dịch qua các darkpool sau khi thị trường đóng cửa.

Giá mà ta thấy ở đầu tuần là tác động của các "giao dịch nội bộ" mà thị trường không phản ứng kịp.
 
hiểu đơn giản là vùng không có giao dịch. Còn lý do xuất hiện gap thì nhiều lắm, một trong số đó là do thị trường giao dịch qua các darkpool sau khi thị trường đóng cửa.

Giá mà ta thấy ở đầu tuần là tác động của các "giao dịch nội bộ" mà thị trường không phản ứng kịp.
thanks bác
 
có chút quan điểm cá nhân của mình ở tấm hình cuối, theo những gì mình hiểu về nến nói chung và pin bar nói riêng thì nếu pin bar xuất hiện thì khoản đầu tư bỏ vào nên là thăm dò, trúng thì tốt, trật cũng ko ảnh hưởng gì, mình phân tích một chút ở đây, cây pin bar tác giả nói đến ở tấm cuối rõ ràng là cho thấy phe bán kháng cự mạnh mẽ phe mua, nhưng cũng ko có căn cứ gì chắc chắn phe mua đã bỏ cuộc, mình thường vào ở cây nến thứ 3 tính từ cây pin bar để chắc chắc rằng gió đã đổi chiều, còn thuận chiều thì cây thứ 2 đã vào. ngoài ra còn xem chiều cao của những bar sau so với những bar trước. ở hình mình đang nói thì sau cây pin bar thì cả hai bên còn chống cự ì xèo, nên nhìn là thấy nguy hiểm trùng trùng, khó nói...
mình thuận tay bên binary option,thời gian đong đếm tính bằng s nên chớp mắt quyết định cũng nhanh lắm, đại đa số là thăm dò, còn bắt dc trend mới chính thức kiếm tiền.
 
hiểu đơn giản là vùng không có giao dịch. Còn lý do xuất hiện gap thì nhiều lắm, một trong số đó là do thị trường giao dịch qua các darkpool sau khi thị trường đóng cửa.

Giá mà ta thấy ở đầu tuần là tác động của các "giao dịch nội bộ" mà thị trường không phản ứng kịp.
Giao dịch nội bộ thị trg k phản ứng kịp là sao bác
 
Ko hiểu sao ở Việt Nam traders hay có mindset là trade lấp gap hoặc chờ fill gap thì buy hoặc sell. Nói ngắn gọn có 3 loại Gap: Breakaway Gap (nằm ở bắt đầu của 1 trend mới - Eurusd chart ngày 23/04/17), continuation gap (nằm ở giữa 1 xu hướng) và exhaustion gap (kết thúc xu hướng) - sau 1 vài cây nến loại gap này fill xong thường đảo chiều luôn.
Gap đầu tuần hay xuất hiện do việc thị trường Interbank quote mở cửa 2 side cao hoặc thấp hơn giá closing tuần trước do tác động của tin tức, còn thỉnh thoảng trong phiên giao dịch tạo gap cũng do tác động tin mạnh (như Brexit) thị trường ITB quote live chỉ show 1 side offer và side bid gần nhất khớp lệnh cách cả vài trăm pip.
 
không cần DOM, chart bác xem là đủ để đọc orderflow rồi. DOM chỉ dùng để timing điểm vào lệnh thôi.
Ngoại trừ gap do tin ra thì gap mà open market mình buộc xài dom. Tụi future hay gọi pre - market ấy, mình không hay trade kiểu này vì quá lệnh múi giờ nhưng trong tụi future.io có mấy ông ngày nào cũng scalp pre market gap xong tắt máy đi chơi.
Còn nếu gap mà xuất hiện trong trend thì lại phải coi thêm cái time and sale table và xem volume trên chart.

Ko hiểu sao ở Việt Nam traders hay có mindset là trade lấp gap hoặc chờ fill gap thì buy hoặc sell. Nói ngắn gọn có 3 loại Gap: Breakaway Gap (nằm ở bắt đầu của 1 trend mới - Eurusd chart ngày 23/04/17), continuation gap (nằm ở giữa 1 xu hướng) và exhaustion gap (kết thúc xu hướng) - sau 1 vài cây nến loại gap này fill xong thường đảo chiều luôn.
Gap đầu tuần hay xuất hiện do việc thị trường Interbank quote mở cửa 2 side cao hoặc thấp hơn giá closing tuần trước do tác động của tin tức, còn thỉnh thoảng trong phiên giao dịch tạo gap cũng do tác động tin mạnh (như Brexit) thị trường ITB quote live chỉ show 1 side offer và side bid gần nhất khớp lệnh cách cả vài trăm pip.

Cái này là tâm lý trung trong trading mà bác, khi market up trend liên tục luôn luôn có thằng muốn short vì nghĩ giá ko lên được nữa và cũng vì chính vì những người như vậy mà giá nó lại càng lên=))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hiểu đơn giản là vùng không có giao dịch. Còn lý do xuất hiện gap thì nhiều lắm, một trong số đó là do thị trường giao dịch qua các darkpool sau khi thị trường đóng cửa.

Giá mà ta thấy ở đầu tuần là tác động của các "giao dịch nội bộ" mà thị trường không phản ứng kịp.
hiểu đơn giản là vùng không có giao dịch. Còn lý do xuất hiện gap thì nhiều lắm, một trong số đó là do thị trường giao dịch qua các darkpool sau khi thị trường đóng cửa.

Giá mà ta thấy ở đầu tuần là tác động của các "giao dịch nội bộ" mà thị trường không phản ứng kịp.
Về commodities hay Equities thì mình ko nói, đối với FX thì bản chất là decentralized, các order lớn sẽ không thực hiện khi các thị trường lớn đóng cửa, các order lớn thường sẽ được chốt qua điện thoại. Khi có biến thì đầu tuần thị trường Interbank mở cửa quote cao hoặc thấp hẳn lên là tạo gap thôi
 
Ngoại trừ gap do tin ra thì gap mà open market mình buộc xài dom. Tụi future hay gọi pre - market ấy, mình không hay trade kiểu này vì quá lệnh múi giờ nhưng trong tụi future.io có mấy ông ngày nào cũng scalp pre market gap xong tắt máy đi chơi.
Còn nếu gap mà xuất hiện trong trend thì lại phải coi thêm cái time and sale table và xem volume trên chart.



Cái này là tâm lý trung trong trading mà bác, khi market up trend liên tục luôn luôn có thằng muốn short vì nghĩ giá ko lên được nữa và cũng vì chính vì những người như vậy mà giá nó lại càng lên=))
Future là khải niệm dành cho giao dịch hàng hóa hoặc chỉ số trên sàn, chứ ko phải là pre market. Đối với Forex thì bản chất là OTC. Cuối tuần khi thị trường NewYork đóng cửa thì thứ 7 tại Sing vẫn có giao dịch hay thị trường Trung Đông như Saudi Arabia vẫn giao dịch vào chủ nhật, tuy nhiên volume nhỏ và thưa thớt. Đối với các tuần có tin mạnh (như bầu cử Pháp năm nay hoặc tuần nào có biến về thử tên lửa Triều Tiên), khi thị trường Sydney mở cửa (giờ hoạt động của thị trường Interbank thường từ 8h sáng địa phương là 4h sáng Việt Nam), các banks sẽ bắt đầu giao dịch sớm hơn từ 6h sáng địa phương (2h sáng thứ 2 giờ Việt Nam) do đó nhìn trên Bloomberg sẽ thấy như đợt bầu cử Pháp giá tạo Gap cả trăm pip từ lúc 2-3h sáng, trước khi các Forex broker mở cửa, và khi các Forex broker mở cửa thì chắc chắn là nến Gap luôn rồi. Còn trong phiên khi có Gap thì lúc đó do có biến các bank quote live qua hệ thống FXall, EBS hay Bloomberg.. sẽ chỉ show 1 side và giá ngược chiều gần nhất sẽ được fill tạo thành Gap
 
Future là khải niệm dành cho giao dịch hàng hóa hoặc chỉ số trên sàn, chứ ko phải là pre market. Đối với Forex thì bản chất là OTC. Cuối tuần khi thị trường NewYork đóng cửa thì thứ 7 tại Sing vẫn có giao dịch hay thị trường Trung Đông như Saudi Arabia vẫn giao dịch vào chủ nhật, tuy nhiên volume nhỏ và thưa thớt. Đối với các tuần có tin mạnh (như bầu cử Pháp năm nay hoặc tuần nào có biến về thử tên lửa Triều Tiên), khi thị trường Sydney mở cửa (giờ hoạt động của thị trường Interbank thường từ 8h sáng địa phương là 4h sáng Việt Nam), các banks sẽ bắt đầu giao dịch sớm hơn từ 6h sáng địa phương (2h sáng thứ 2 giờ Việt Nam) do đó nhìn trên Bloomberg sẽ thấy như đợt bầu cử Pháp giá tạo Gap cả trăm pip từ lúc 2-3h sáng, trước khi các Forex broker mở cửa, và khi các Forex broker mở cửa thì chắc chắn là nến Gap luôn rồi. Còn trong phiên khi có Gap thì lúc đó do có biến các bank quote live qua hệ thống FXall, EBS hay Bloomberg.. sẽ chỉ show 1 side và giá ngược chiều gần nhất sẽ được fill tạo thành Gap
Không không, mình giao dịch future trên sàn CME với các cặp tiền chỉ số chứ không nhất thiết hàng hoá.
Cái pre market ở đây trước khi thị trường tại phiên giao dịch us là tụi trader nó đã dậy sớm đặt Limit lệnh rồi.

Vd con 6E 1 tick 6.25$ thì khi mà gap rơi tầm 10-20 tick ngay đúng lúc vừa vào phiên là chuyện bt.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,479 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,522 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 362 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 332 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên