Cuộc đối thoại giữa hai trader thành công tiết lộ cho ta biết điều gì ?

Cuộc đối thoại giữa hai trader thành công tiết lộ cho ta biết điều gì ?

Cuộc đối thoại giữa hai trader thành công tiết lộ cho ta biết điều gì ?

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,306
Manuel Ochoa là một trader thành công cũng là một nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp. Nhưng trước khi Manuel Ochoa thành công thì ông ấy đã học được những bài học đắng cay nhưng vô cùng có giá trị về quản lý vốn, thứ đã làm nên thành công của ông đến ngày hôm nay.

Dave Landry thì tôi nghĩ chắc ai cũng biết ít nhiều. Ông là một chuyên gia giao dịch hàng hóa (CTA), cũng chủ tịch của nhiều quỹ và công ty quản lý quỹ như Sentive Trading, Harvest Capital Management. Ông nổi tiếng với một số hệ thống giao dịch như 2/20 ema breakout system và the Volatility Explosion Method.

470609cc7b9a593cabed2bf2ef99a8c7_400x400.jpeg

Dave Landry
Anh em trader có thể xem thêm bài viết 17 quy tắc quản lý vốn của Dave Landry để có được những bài học về quản lý vốn từ ông.

Cuộc đối thoại ngày hôm nay sẽ cho ta biết phần nào về tư duy và chiến lược quản lý rủi ro cho một nhà quản lý vốn thành công. Cái tôi ấn tượng về Manuel Ochoa là không chỉ anh ta biết cân nhắc đến rủi ro trước những sự kiện biến động giá lớn mà còn có khả năng lập ra kế hoạch để giao dịch trong cơn bão biến động như vậy. Dave Landry sẽ là người hỏi.

Dave Landry (DL): Manuel, anh được mọi người biết đến nhờ kỹ thuật quản lý vốn tuyệt vời của mình. Các quy tắc quản lý vốn của anh là do người khác chỉ dạy hay anh học hỏi qua kinh nghiệm chiến trường?

Manuel Ochoa (MO): Tất cả đều là kinh nghiệm học được Dave à.

DL: Anh nhận ra được tầm quan trọng của việc quản lý vốn tại thời điểm nào?

MO: Năm 1989, tôi là sinh viên cao đẳng và có 1 tài khoản cá nhân khoảng $20,000. Tôi vào một lệnh lớn trong thị trường tiền tệ. Một đêm, trong khi tôi ngủ thì có 1 tin sốc liên quan đến thủ tướng Anh. Lúc 4 giờ sáng, tôi nhận được cuộc điện thoại từ broker, họ báo cho tôi biết, tài khoản của tôi bây giờ là -$2,000.

DL: Đây phải là một kinh nghiệm cực lớn nhỉ!

MO: Đúng. Trước lúc đó, tôi chỉ nghĩ rằng mình có thể kiếm được bao nhiêu, chứ không bao giờ nghĩ là mình sẽ mất bao nhiêu cả.

DL: Khi anh bắt đầu giao dịch lại, anh rút kinh nghiệm liền chứ ?

MO: Đúng. Từ lúc giao dịch lại, tôi bắt đầu kiểm soát rủi ro một cách cẩn thận nhưng vốn của tôi giảm 10% trong ngày. Tôi biết tôi phải cắt giảm rủi ro nữa trước khi thị trường quét sạch 90% tài khoản còn lại.

TÔI NGHĨ ĐẶT CHỖ ĐẶT STOPLOSS LÀ MỘT QUAN NIỆM SAI LẦM SỐ 1 KHI VÀO LỆNH

Vì thế, tôi tiếp tục tập trung vào việc quản lý vốn.

DL: Anh định nghĩa quản lý vốn như thế nào?

MO: Tôi nghĩ nó vừa là nghệ thuật, vừa là khoa học.

DL: Nói về tính khoa học trước đi nhé.

MO: Khoa học là vị trí đặt stoploss, khối lượng giao dịch, tỷ lệ rủi ro, tỷ lệ đòn bẩy, có khá nhiều điều để nói. Bạn phải biết tất cả những thứ đó.

DL: anh nói rõ hơn về những thứ đó được không? Trader dường như chỉ quan tâm đến điểm đặt lệnh là chính.

MO: Tôi nghĩ điểm đặt stoploss là sai lầm số 1 khi giao dịch. Trader lúc nào cũng nghĩ rằng đặt stop càng chặt, họ càng ít chịu rủi ro. Trong khi thực tế đã chứng minh, họ vẫn lỗ.

DL: Anh có thể cho ví dụ không?

MO: Trader thường cố gắng nhảy vào mua cổ phiếu eBay với $2 stoploss. Nhưng cổ phiếu này dao động tới $30 / ngày. Thật ngây thơ khi đặt stop như vậy. Chắc chắn là bị hit stop rồi.

Không phải nói là bạn phải giãn stop ra. Nhưng bạn cũng phải đặt stoloss đủ xa để tránh những biến động nhiễu của giá làm cho bạn phải out trong khi bạn vẫn đúng.

KHÔNG MỘT NHÀ QUẢN LÝ RỦI RO NÀO TÔI BIẾT CHO PHÉP MÌNH ĐẶT RỦI RO QUÁ 5%. HỌ LUÔN GIỮ MỌI THỨ THẤP HƠN THẾ

Không để stop quá chặt, cũng không được giãn stop quá xa. Cái hay là phải đặt stop một cách thông minh.

DL: Rõ ràng, chúng ta không thể đặt stop quá xa.

MO: Đúng là như vậy. Để tránh bị hit stoploss, bạn nên ĐO LƯỜNG BIẾN ĐỘNG GIÁ TRONG 3 - 4 ngày, và đặt stoploss ngoài vùng biến động đó.

DL: Đo biến động giá như thế nào?

MO: Tôi có nhiều kỹ thuật khác nhau để đo lường biến động giá ví dụ như ATR.

DL: Anh để rủi ro cho mỗi giao dịch là bao nhiêu?

MO: Không một nhà quản lý rủi ro nào tôi biết cho phép mình đặt rủi ro quá 5%. Họ luôn giữ mọi thứ thấp hơn thế.

Tôi nghĩ quan trọng hơn việc đặt rủi ro là bạn có thể mất bao nhiêu ngoài cái rủi ro đó. Ít nhất 1 lần trong năm, vài sự kiện bất thường sẽ tạo một cú shock giá và nếu không may, bạn sẽ mất ít nhất hai lần số rủi ro đó. Thành thử, tôi không bao giờ để rủi ro hơn 2.5% / giao dịch.

Theo cách này, cho dù là kịch bản tệ nhất có thể xảy ra thì tôi cũng chỉ bị mất 5% tài khoản.

DL: Vậy anh chỉ cân nhắc tính toán rủi ro cho những biến động giá bất thường thôi à?

MO: Chính xác.

DL: Xin cám ơn anh.

Vẫn còn những cuộc đối thoại rất hay và rất bổ ích về tư duy và kinh nghiệm chinh chiến của những trader thành công. Chúng ta sẽ được biết sớm thôi. Anh em thấy sao về bài học ngày hôm nay?

Xem thêm:

>> [Quản lý rủi ro] Câu chuyện về 3 người đàn ông dại khờ và bài học quản lý rủi ro

>> [Quản lý vốn] 17 quy tắc quản lý vốn của Dave Landry


Theo Dave Landry
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
Hay quá! Đi mất ----- sống càng lâu thì càng có cơ hội đừng bao giờ để trading ảnh hưởng cuộc sóing!
 
Kịch bản tệ nhất xảy ra chỉ mất 5%, đặt SL không quá tight..., chỉ có thể là dùng đòn bẩy cực thấp, đây cũng là quan điểm tôi hay đề cập vì đó cũng là kinh nghiêm bản thân. Thật sự trade rât thoải mái khi dùng đòn bẩy thấp.
 
Kịch bản tệ nhất xảy ra chỉ mất 5%, đặt SL không quá tight..., chỉ có thể là dùng đòn bẩy cực thấp, đây cũng là quan điểm tôi hay đề cập vì đó cũng là kinh nghiêm bản thân. Thật sự trade rât thoải mái khi dùng đòn bẩy thấp.

5% / giao dịch thì tổng rủi ro cho các lệnh của bác là bao nhiêu?
 
5% / giao dịch thì tổng rủi ro cho các lệnh của bác là bao nhiêu?
Như mấy ông trong bài báo, 5% là trường hợp xấu nhất, mà chúng ta chẳng hiểu trường hợp xấu nhất của mấy ổng là trường hợp như thế nào (nếu trường hợp eur/chf năm 2015, bất ngờ rớt đến khoảng 1600 pips, sl cũng nhảy không kịp thì đòn bẩy quá quá quá thấp cho 5% tk). Với tôi, vốn không nhiều nên hay trade đòn bẩy 10:1, risk 5% giao dịch mỗi lệnh, và tôi thường trade tối đa 3 lệnh cho 3 cặp tiền tệ khác nhau nếu có mô hình tốt, xác suất thua cả 3 lệnh đối với tôi là rấy thấp (15% tk). Bao nhiêu % cũng chỉ là con số để tham khảo, tùy vào từng thời điểm,kinh nghiệm từng cá nhân mỗi người chọn % cho phù hợp nhưng đừng risk nhiều quá, lỡ thua thì khó cover lại.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 39 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 45 Xem / 10 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,922 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 207 Xem / 9 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 39 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 984 Xem / 47 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên