Hãy vứt hết các indicator đi và trade theo phương pháp của Bank trader để tạo lợi nhuận ổn định

Hãy vứt hết các indicator đi và trade theo phương pháp của Bank trader để tạo lợi nhuận ổn định

Hãy vứt hết các indicator đi và trade theo phương pháp của Bank trader để tạo lợi nhuận ổn định
PA và trendline thì mình cũng biết qua. Còn món cung cầu thì chưa mó máy vào bao giờ.
Mình muốn hỏi kỹ thêm một chút để xem món này có đáng bỏ công sức ra nghiêm túc không. Giả sử bạn có vốn 1000$, và giao dịch đều đều thì lợi nhuận trung bình hàng tháng là bao nhiêu?
Cung cầu nó cũng tương tự hỗ trợ kháng cự á anh. Chỉ có điều là nó cụ thể hơn, định lương hơn để dễ đặt lệnh. Nguyên tắc rõ ràng, khỏi nhầm lẫn cũng như rối như hỗ trợ kháng cự vì có quá nhiều đường.
 
Cung cầu khá tốt đó lúc trước mình cũng giao dịch theo indicator giờ đang bỏ dần, ngày nào đánh thì kiếm 50$/ngày ngày nào bận quá thì ngồi hóng thị trường rồi lên TraderViet chém gió. Cung cầu cho chúng ta tính kiên nhẫn đợi, khi nào vào form mới vào lệnh, không vào lung tung đâu, nên xem thêm trên kênh tieulongfx
 
Cung cầu nó cũng tương tự hỗ trợ kháng cự á anh. Chỉ có điều là nó cụ thể hơn, định lương hơn để dễ đặt lệnh. Nguyên tắc rõ ràng, khỏi nhầm lẫn cũng như rối như hỗ trợ kháng cự vì có quá nhiều đường.
Cung cầu nó khác kháng cự hỗ trợ ở điểm là:
Hỗ trợ - Kháng cự là mức giá hay vùng giá mà thị trường không thể (đúng hơn là chưa) xuyên qua. Khi giá tiếp cận, ta kỳ vọng nó sẽ tiếp tục giữ vững trong lần này.
Cung - cầu là sự chênh lệch giữa lượng hàng mua/bán tại một mức giá. Ví dụ khi giá tăng lên đến 10 sau 1 uptrend, lúc này giá cao thuận lợi cho việc bán ra nên lượng bán tăng cao đẩy giá xuống. Ví dụ có 1000 đơn vị khối lượng được bán ở 10, lệnh mua = 0. Vì vậy, giá phải hạ xuống. Việc người bán bán bằng mọi giá tạo ra lệnh thị trường, cung tiếp tục > cầu đến khi cân bằng. Giả sử có 300 lệnh mua ở giá 9, 400 lệnh mua giá 8. Xuống đến 7 thì số lượng bán còn 1000 - 300 - 400 + 500 = 800 (trong thời gian giá giảm có thêm 500 anh nhảy vào bán lệnh thị trường). Tuy nhiên những người mua: (1) Những lệnh mua tại giá 7 trong quá khứ đã tạo ra 1 uptrend + (2) những lệnh mua mới khi traders thấy giá rẻ hơn, nên tổng 2 loại trên (giả sử là 2000) lớn hơn hẳn lượng bán (800) ở mức giá này. Vì vậy vùng giá quanh 7 trở thành một vùng cầu. Chênh lệch tại vùng cầu càng lớn giá đi lên càng xa. Giả sử tại 7 cầu vẫn < cung => giá chỉ phản ứng (nghĩa là hồi lên một chút) rồi tiếp tục tìm kiếm các mức giá thấp hơn.
Kết luận: mình nghĩ là logic cung cầu có chiều sâu hơn chút theo khía cạnh nhân quả của chuyển động giá. Mặc dù trong nhiều trường hợp vùng cung cầu cũng gần với vùng kháng cự hỗ trợ.
 
Một tháng nên vào 2 lệnh thôi , phải đạt đc RR ít nhất 1/2 voi nguoi mới - khi quen hơn rồi thì nâng lên 1/5 rồi 1/10 hay 1/20. Vào ít lệnh rủi ro ít hơn nhưng học hỏi nhiều hơn. Lúc đó lệnh nào cũng nhớ. Còn giao dịch chục lệnh dù có ghi lại nhật kí thì đọc lại cũng ko hiểu thêm gì. Nhiều khi ghi nhiều quá ko muốn đọc luôn. Mấy ai có tg xem lại nhật kí vs nhận xét hàng trăm lệnh ko có chât lượng?
Hay quá bạn ơi cho mình xin pp chơi của bạn được k bạn ơi. thank
 

Làm thế nào để kiếm ra tiền trong thị trường forex?


Tôi thường thắc mắc rằng tại sao lại có quá nhiều Trader phải cật lực tranh đấu nhằm tạo ra nguồn thu một cách ổn định từ thị trường forex. Và câu trả lời liên quan nhiều đến những điều họ không biết hơn là những điều họ biết. Sau 20 năm làm việc ở những ngân hàng đầu tư, rất nhiều trong số đó là những gã khổng lồ đang rút tiền từ thị trường, đến một ngày tôi đã nhận ra cái cách mà những Trader của nhà băng ra quyết định “xuống tay”.

Chắc hẳn các bạn đã nghe nói đến nguyên lý 80/20, thị trường forex cũng không là một ngoại lệ. Trader của các nhà băng chỉ chiếm khoảng 5% tổng số trader của thị trường nhưng khối lượng giao dịch mà họ nắm giữ thì lên đến 92%. Vì vậy, nếu bạn không hề biết họ đang trade như thế nào thì rất khó để bạn có thể tạo ra được lợi nhuận ổn định.

Trước tiên, tôi sẽ bật mí cho bạn bí mật đầu tiên về các trader của những tổ chức đó. Họ không cực nhọc ngồi đó cả ngày để đưa ra những quyết định giao dịch. Phần lớn thời gian họ chỉ đơn giản đại diện thực hiện những giao dịch cho các khách hàng của nhà băng. Nó thường được biết đến với tên gọi “clearing the flow”. Họ có thể thực hiện vài ngàn giao dịch một ngày nhưng chẳng cái nào trong số đó thuộc về nhà băng.

View attachment 14706
Hình minh họa quá trình "clearing the flow"​

Vậy thì các nhà băng này trade forex như thế nào?


Họ chỉ thực hiện từ 2 đến 3 cú trade mỗi tuần trên tài khoản của họ. Những Trader này là những người được đánh giá vào cuối năm để xác định xem liệu họ có xứng đáng nhận những khoản tiền thưởng hay không.

View attachment 14699
Hình minh họa​

Vì vậy bạn không thể thấy một banks Trader nào ngồi cả ngày thực hiện những lệnh scalping nhằm kiếm lợi nhuận. Thay vào đó, cách tiếp cận của họ là cực kỳ có phương pháp, họ chỉ đưa ra quyết định vào lệnh khi mọi thứ đã vào quỹ đạo (tức là cả về mặt phân tích kỹ thuật và cơ bản). Đó chính là điều mà bạn cần phải biết!

Phân tích kỹ thuật thì tương đối đơn giản, nhưng tôi thường bị “đơ” khi nhìn vào chart của những khách hàng đến với chúng tôi lần đầu. Họ thường đính lên biểu đồ của họ đủ loại indicator, những indicator này không những có độ trễ 3-4 giờ mà thậm chí còn xung đột với nhau. Giao dịch với những loại indicator này thường là cách nhanh nhất để bạn thổi bay tài khoản của mình.

View attachment 14702
Chart của khách hàng nhà băng​

Chart của những banks Trader không hề giống như vậy, trong thực tế còn hoàn toàn trái ngược. Tất cả những gì họ muốn biết đó là những mức giá quan trọng của thị trường. Đừng quên rằng những chỉ báo này được tạo ra nhằm mục đính dự đoán nơi mà giá sẽ đi đến.

Bank traders chính là thị trường. Nếu bạn thật sự hiểu cách mà họ trade, bạn không cần bất cứ indicator nào nữa! Họ đưa ra quyết định vào lệnh dựa trên các các mức cản của giá và sự thay đổi của dữ liệu nền kinh tế. Hiểu được cách phân tích kỹ thuật của họ là bước đầu tiên giúp bạn trở thành một trader giỏi, và bạn sẽ đi cùng với thị trường chứ không phải là đối đầu với nó.

View attachment 14703
Chart của Bank trader​

Tóm lại, đó chỉ đơn giản là kháng cự và hỗ trợ. Không có những thứ lộn xộn khác chen vào việc ra quyết định vào lệnh của họ.

Tôi sẽ không nói sâu vào điểm vào và điểm thoát lệnh của họ, nhưng tôi có thể nói cho bạn biết rằng những điểm đó không hề như bạn nghĩ. Các đường trendlines đơn giản chỉ cho bạn biết các mức kháng cự, hỗ trợ; còn điểm vào của họ lại là một câu chuyện khác.

Làm thế nào để tạo ra lợi nhuận?


Một khía cạnh quan trọng khác đóng góp trong việc ra quyết định giao dịch của họ là các dữ liệu kinh tế cơ bản – nó bao gồm ba lĩnh vực chính, và đó là lý do tại sao đôi khi rất khó xác định hướng đi của thị trường.

Ví dụ khi tình hình chính trị đối lập với những phát biểu của ngân hàng trung ương về vấn đề tiền tệ, đó chính là sự mất liên kết. Nhưng khi không có những vấn đề chính trị, và các chính sách của ngân hàng trung ương lại phù hợp với tình hình nền kinh tế thì đó chính là lúc mà một xu hướng tiền tệ thuần túy xuất hiện. Đây chính là điều mà các bank traders chờ đợi.

Khía cạnh về các dữ liệu kinh tế cơ bản là rất phức tạp và để thông hiểu được nó có thể mất hàng năm trời. Nếu bạn hiểu được nó thì đó thật sự là những nền tảng vững chắc trong việc giúp bạn xác định hướng đi của thị trường.

Bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền từ việc trading theo các dữ liệu kinh tế được phát hành. Và chìa khóa cho việc này gồm hai phần. Đầu tiên, bạn phải hiểu được các dữ liệu kinh tế cơ bản và cách mà nó tác động đến thị trường. Thứ hai, bạn phải biết cách xử lý các giao dịch của mình một cách chính xác và không do dự. Nếu bạn có thể kiểm soát được khía cạnh này của việc trading, bạn sẽ rất tự tin khi giao dịch ngay cả với số vốn lớn.

Hãy nhớ, những dữ liệu kinh tế thực sự là những nhân tố dẫn dắt các đồng tiền. Bằng việc theo dõi các dữ liệu kinh tế được phát hành và trading theo chúng, bạn không những đang theo dõi những vấn đề liên quan đến chính sách của ngân hàng trung ương mà còn đang gây dựng nguồn vốn của chính bạn.

View attachment 14704
Hình minh họa số cơ hội trade trong tháng​

Và để thực sự thành công với công việc trading này bạn còn phải thật sự biết cách quản lý vốn, việc này không chỉ giúp bảo vệ bạn trong những thời kỳ không chắc chắn mà còn thúc đẩy mở rộng tại những thời điểm thuận lợi. Đó là toàn bộ kế hoạch mà bạn cần phải nắm.

Một hệ thống quản lý vốn chặt chẽ với một tỷ lệ risk-reward tốt cũng như là kế hoạch vào/ra lệnh là cần thiết. Khi có một hệ thống như vậy bạn chỉ cần tập trung để tìm ra các điểm vào lệnh, hơn nữa nó còn giúp bạn giảm bớt sự căng thẳng và không phải ngồi hàng giờ trước máy tính để theo dõi thị trường.

Các bank traders không ngồi hàng giờ trước máy tính theo dõi thị trường, và bạn cũng nên như vậy. Điều bạn cần làm đó là hiểu được hai khía cạnh về phân tích kỹ thuật và dữ liệu kinh tế cơ bản đã đề cập phía trên, đồng thời có một hệ thống quản lý vốn tốt, khi đó bạn sẽ làm được như họ.

Có rất nhiều sách nói về việc “làm thế nào để đánh bại các bankers”, bạn thấy điều đó có dễ không? Có câu nói rằng “Nếu bạn không thể đánh bại họ, hãy đi cùng với họ”. Ở đây cũng như vậy, một khi bạn hiểu được cách mà các bank trader giao dịch, bạn sẽ trade cùng với thị trường, không còn đối đầu với con quái vật “market” như trước nữa.

Hãy quên đi các indicator được thổi phồng về khả năng dự đoán thị trường, các con robot đem lại siêu lợi nhuận trong thời gian ngắn. Thay vào đó hãy tìm hiểu cách mà bank trader giao dịch, phân tích thị trường, và nó sẽ dẫn bạn đến thành công thật sự.

Các bạn nghĩ sao về bài viết này? Đã có cao thủ nào trade kiểu “naked chart” như trên chưa? Hãy cùng comment chia sẻ!

Happy trading!
Theo Fxstreet
Cảm ơn tác giả bài viết rất hay
 
Cung cầu khá tốt đó lúc trước mình cũng giao dịch theo indicator giờ đang bỏ dần, ngày nào đánh thì kiếm 50$/ngày ngày nào bận quá thì ngồi hóng thị trường rồi lên TraderViet chém gió. Cung cầu cho chúng ta tính kiên nhẫn đợi, khi nào vào form mới vào lệnh, không vào lung tung đâu, nên xem thêm trên kênh tieulongfx
A tiểu long là ib bên mình , ảnh phân tích hay lắm , toàn đưa ra chiến lược tháng ko hà , tuy nhiên phải có vốn lớn mới trade kiểu này đc , ko thì đánh lệnh bé thôi.
 
Hay quá bạn ơi cho mình xin pp chơi của bạn được k bạn ơi. thank
Pp mình nhìn thì tưởng đơn giản nhưng triết lý trong đó rất sâu ca và phức tạp ---- bạn nên tìm 1 pp đơn giản đi - mình kiến nghị cho bạn pp của Hà Trí Quyền - bạn tìm đọc và ngẫm bài anh ấy trên diễn đàn đi - làm y như vậy - đánh 1 cặp - 1 tháng theo pp đó cũng 2 lệnh - bắt đầu va khung tg 4h bạn nhé - đừng ham - 4h ít nhiễu nên sẽ thuần thục nhanh nhất
 
Cung cầu nó khác kháng cự hỗ trợ ở điểm là:
Hỗ trợ - Kháng cự là mức giá hay vùng giá mà thị trường không thể (đúng hơn là chưa) xuyên qua. Khi giá tiếp cận, ta kỳ vọng nó sẽ tiếp tục giữ vững trong lần này.
Cung - cầu là sự chênh lệch giữa lượng hàng mua/bán tại một mức giá. Ví dụ khi giá tăng lên đến 10 sau 1 uptrend, lúc này giá cao thuận lợi cho việc bán ra nên lượng bán tăng cao đẩy giá xuống. Ví dụ có 1000 đơn vị khối lượng được bán ở 10, lệnh mua = 0. Vì vậy, giá phải hạ xuống. Việc người bán bán bằng mọi giá tạo ra lệnh thị trường, cung tiếp tục > cầu đến khi cân bằng. Giả sử có 300 lệnh mua ở giá 9, 400 lệnh mua giá 8. Xuống đến 7 thì số lượng bán còn 1000 - 300 - 400 + 500 = 800 (trong thời gian giá giảm có thêm 500 anh nhảy vào bán lệnh thị trường). Tuy nhiên những người mua: (1) Những lệnh mua tại giá 7 trong quá khứ đã tạo ra 1 uptrend + (2) những lệnh mua mới khi traders thấy giá rẻ hơn, nên tổng 2 loại trên (giả sử là 2000) lớn hơn hẳn lượng bán (800) ở mức giá này. Vì vậy vùng giá quanh 7 trở thành một vùng cầu. Chênh lệch tại vùng cầu càng lớn giá đi lên càng xa. Giả sử tại 7 cầu vẫn < cung => giá chỉ phản ứng (nghĩa là hồi lên một chút) rồi tiếp tục tìm kiếm các mức giá thấp hơn.
Kết luận: mình nghĩ là logic cung cầu có chiều sâu hơn chút theo khía cạnh nhân quả của chuyển động giá. Mặc dù trong nhiều trường hợp vùng cung cầu cũng gần với vùng kháng cự hỗ trợ.


quy luật cung cầu là quy luật bất biến trong mọi thi trường kể cà thi trường forex. không biết add có trade bằng bằng pp supply/ demand này lâu chưa có thể học hỏi và chia sẻ cùng nhau ko ?
 
Kết luận là nên đi theo thị trường chứ đừng chống đối. Cháy to lắm ha ha :))
 
Mình sử dụng kháng cự hỗ trợ + mô hình nến và trendline để tìm điểm vào lệnh, trên chart của mình có để bolinger band nhưng chỉ để cho đẹp thôi chứ không quan tâm nhiều đến indicator này.
Và mình thấy rất hiệu quả.
 
Một tháng nên vào 2 lệnh thôi , phải đạt đc RR ít nhất 1/2 voi nguoi mới - khi quen hơn rồi thì nâng lên 1/5 rồi 1/10 hay 1/20. Vào ít lệnh rủi ro ít hơn nhưng học hỏi nhiều hơn. Lúc đó lệnh nào cũng nhớ. Còn giao dịch chục lệnh dù có ghi lại nhật kí thì đọc lại cũng ko hiểu thêm gì. Nhiều khi ghi nhiều quá ko muốn đọc luôn. Mấy ai có tg xem lại nhật kí vs nhận xét hàng trăm lệnh ko có chât lượng?
R:R 1:3, 1:5 thực tế tôi thấy rồi, nhưng 1:20 thì tôi chưa từng thấy ai dc như thế. Trừ khi là may mắn vd như hôm 2/1ai sell gj ăn 800 pip.
 
Mình mới nghịch Forex đươc tầm 3-4 tháng (live), đợt 1, sau khi đánh demo, cũng dùng phân tích kỹ thuật như ai, cháy tk 500 trong 1 ngày. Đợt 2, nạp tiếp 460, trong 3 tuần kiểm lại đươc 860 đồng rút về, còn hơn 500 trong tk, đánh bài ngược, hi vọng trend đảo kịp thế là cháy lần 2. Lần 3, quay lại tk bonus 50 của fbs, để thử nghiệm lại theo trend và mức kháng như bác viết bài này. Kết quả tạm thời đến thời điểm này gần 400% :D
 

Đính kèm

  • abc_def.pdf
    274.2 KB · Xem: 106
Các bác từ trước tới giờ vẫn luôn nghĩ rằng các Bank trader là các nhà cái họ nắm và điều khiển thị trường nhưng thực tế thì không phải như vậy.Theo như được biết thì các quỹ lớn chỉ nắm 20% khối lượng giao dịch thị trường mà thôi và còn lại 80% là các nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ra. Họ giao dịch dựa trên phân tích hành vi tâm lý con người bởi vì chính tâm lý con người mới là cái tạo ra xu hướng chứ không phải nhà cái họ muốn tạo ra xu hướng thế nào thì sẽ thế đó. Nó hơn các nhà đầu tư nhỏ lẻ là nó bỏ rất nhiều chi phí để nghiên cứu về tâm lý giao dịch, về cách vận động của giá để từ đó trade. Tỷ lệ thắng của các nhà cái cũng chỉ 65-70% thôi nhé
65-70% là kinh khủng rồi, thêm R-R nữa là tuyệt vời
 
TraderViet là một Forum, mà thấy toàn post các bài viết lượm lặt ở các bài báo về. Đọc thì thấy hay thật mà để ứng dụng thực tế thì hên xui (mà em thấy đọc cho vui chứ cũng ko có giúp các bác cải thiện được gì đâu - vì nó quá chung chung). Thấy giống một website báo hơn là Forum.
kiểu này thì vô thưởng vô phạt chứ tự chia sẻ kinh nghiệm cá nhân là bị vùi dập ngay, thế nào cũng có nick vô đâm thọt haha
 
theo bạn các Bank Trader này chiếm đến 90% vốn giao dịch và khi họ giao dịch tại các vùng cảng quan trọng. Ví dụ giá tiếp cận vùng hổ trợ họ quyết định mua, và tất cả các Bank Trader đều mua ở vùng giá này thì có ai bán để thanh khoản lệnh mua của họ? Thị trường chỉ là một trò chơi xác xuất có thể những Bank này bán nhưng cũng có những Bank khác mua đó là một cuộc chiến mà phe bán có thể thắng phe mua và ngược lại chứ chẵng bao giờ có chuyện là những Bank trader là đều thắng nhé.
 
đồng ý với chũ thớt..mình trade củng tầm 6 năm rùi.2 năm đầu toàn cháy...2 năm sau có vẻ cháy it hơn...1 năm sau nữa tình hình là huề vốn..và đến năm thứ 6 kết quả win các bác ak..giờ tháng kiếm 2k..khỏe re...mà giờ 1 tuần mình vô 1 lệnh ak..vô song rồi ..kệ mịa nó...lo đi chơi..đánh bóng chuyền suốt..giờ trade cả coin nữa...thấy trade giờ khỏe lắm...tiếc là đến tận năm thứ 6 mới lần ra dấu bigboy...ak..tk mình 4k..tháng kiếm 2k..đủ sống rồi..coin tháng này cũng dc 800usd..dù thị trường đô máu...kết câu cứ đi rồi sẽ đến nhá...ae
69360944_402209577075098_8840843579250180096_n.jpg
 
thậm chí mỗi bank trader đều có 1 pp khác nhau nhưng rất cơ bản và hiệu quả
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,211 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 215 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 101 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 482 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,563 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên