Giao dịch thành công với hệ thống Woodies và chỉ báo CCI đầy uy lực - Hồi 5: Mẫu hình Shamu và TLB

Giao dịch thành công với hệ thống Woodies và chỉ báo CCI đầy uy lực - Hồi 5: Mẫu hình Shamu và TLB

Giao dịch thành công với hệ thống Woodies và chỉ báo CCI đầy uy lực - Hồi 5: Mẫu hình Shamu và TLB

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,302
#2 - Mẫu hình Woodies CCI Shamu Trade (shamu)

Mẫu hình SHAMU hình thành khi CCI cắt qua đường ZL sau đó quay đầu lại, rồi lại quay ra cắt theo hướng cũ tạo thành hình Zigzag. Ví dụ, CCI cắt lên đường ZL sau đó nhanh chóng quay đầu cắt xuống (có thể không cắt) rồi lại quay lên và cắt lên đường ZL một lần nữa sẽ cho ta một mẫu hình Shamu với tín hiệu BUY. Khi đoạn cắt Zigzag này dao động trong vùng + 50 -50 thì mẫu hình sẽ hoạt động hiệu quả. Nếu zigzag dao động ở vùng rộng hơn thì không nên vào lệnh.

Mẫu hình này còn được gọi là mẫu hình từ chối đường số 0 thất bại (failed zero-line reject). Về bản chất, nó là mẫu hình ZLR mà chúng ta đã đề cập ở hồi 4, nhưng mẫu hình này bị thất bại, và nó cắt qua đường số 0, từ đó, hình thành một mẫu hình mới.

chart1.png

Ba đồ thị biểu diễn mẫu hình Woodies CCI Shamu



Đường màu vàng biểu diễn hình dạng mẫu hình CCI. Đoạn màu trắng 1 gạch là chỗ vào lệnh, màu trắng hai gạch là chỗ thoát lệnh. Ở đây có hai đoạn màu trắng, cho thấy có hai cách vào lệnh và hai cách thoát lệnh. Chúng ta có thể lựa chọn 1 trong hai hoặc lựa chọn cả hai tùy vào mỗi trader.

Hai biểu đồ đầu tiên của mẫu hình Shamu là ví dụ cho tín hiệu BUY, còn biểu đồ thứ ba là ví dụ cho tín hiệu SELL.

Lưu ý ở biểu đồ thứ 2, CCI cắt lên nhưng không cắt xuống đường ZL. Mẫu hình này cũng được chấp nhận, không có mẫu hình nào hoàn toàn hoản hảo. Nếu có có xác suất thành công, thì chúng ta vẫn cứ tiếp nhận nó như một tín hiệu.

Chỗ thoát lệnh cũng giống với mẫu hình khác, không có gì thay đổi. Một là chúng ta thoát lúc CCI chính quay đầu. Hai là thoát lúc TCCI đi vào trong CCI chính.

Bạn đã hiểu mẫu hình Shamu này chưa? Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục đi sang mẫu hình thứ 3 nhé.

#3 - Mẫu hình Woodies CCI Trend Line Break (TLB)

Mẫu hình này thì quá đơn giản. Ai nhìn đồ thị giá và học về trendline rồi chắc chắc sẽ học tốt mẫu hình này.

Mẫu hình TLB sử dụng hai đường CCI để kẻ đường xu hướng. Ý tưởng là chúng ta sẽ giao dịch khi CCI bứt qua khỏi ( breakout) đường xu hướng đó. Điểm breakout nên nằm trong vùng +100 -100.

Bạn có thể sử dụng 2 đỉnh (đáy) của CCI để kẻ trendline, cũng có thể sử dụng TCCI hoặc thậm chí là kết hợp CCI và TCCI để kẻ trendline cũng được. Tuy nhiên việc này khá thủ công và tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng người. Bạn phải kẻ cho chính xác.

Mẫu hình TLB có thể sử dụng cho giao dịch theo trend lẫn không trend đều được. Nhưng trader mới nên kết hợp với trend thì hay hơn.

Bạn có thể kết hợp với ZRL và mẫu hình phân kỳ ngược (chúng ta sẽ học ở hồi sau) để tăng xác suất thắng cho giao dịch.

Một phương pháp khác để vào lệnh theo TLB là sử dụng TCCI cắt qua đường +100 hoặc -100. Điều này sẽ cung cấp cho ta một cơ hội tuyệt vời để thành công. Tuy nhiên sử dụng phương pháp nào thì sử dụng 1 cái thôi, đừng vừa sử dụng cái này với cái kia, bạn sẽ bị loạn đấy.

Chúng ta sẽ để ý thấy rằng TLB và ZRL thường xuyên xuất hiện cùng lúc. Thỉnh thoảng cũng có vài mẫu hình khác nữa. Như vậy thì càng tốt cho chúng ta. Kết hợp là để tăng xác suất mà.

chart2.png

Ba đồ thị biểu diễn mẫu hình Woodies CCI TLB



Tương tự như các mẫu hình trước. Đường màu vàng là để biểu diễn mẫu hình. Đoạn 1 gạch màu trắng là điểm vào lệnh. Đoạn hai gạch là thoát lệnh.

Lưu ý tất cả 3 đồ thị đề biểu diễn TLB theo trend. Không có ví dụ nào cho việc đánh ngược trend.

Trong đồ thị 1, chúng ta sẽ dùng đỉnh của CCI và TCCI để vẽ. Và có vẻ nó hoạt động tốt.

Trong đồ thị 2, chúng ta có hai điểm exit, một là TCCI đi vào trong CCI, hai là CCI quay đầu.

Phương pháp TCCI cắt lên đường +100 cho tín hiệu mua cũng được biểu diễn ở đồ thị số 2.

Trước mắt, chúng ta đã xong được 3 mẫu hình. Bây giờ là lúc trader ôn lại bài và thử nghiệm trên chart của mình. Cùng show kết quả cho mọi người xem nhé. Nếu có thắc mắc thì comment bên dưới để cùng thảo luận nhé. Chúc anh em ngày chủ nhật vui vẻ!

Xem thêm:

>> Giao dịch thành công với hệ thống Woodies CCI - Hồi 4 : mẫu hình Zero-line reject

>> Giao dịch thành công với hệ thống Woodies và chỉ báo CCI đầy uy lực - Hồi 3: Xác định xu hướng


Theo Ken Wood
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Khi đoạn cắt Zigzag này dao động trong vùng + 50 -50 thì mẫu hình sẽ hoạt động hiệu quả. Nếu zigzag dao động ở vùng rộng hơn thì không nên vào lệnh.
Đoạn này mình vẫn chưa hiểu lắm chauchau ơi, giải thích rõ hộ mình với. Mình cũng hiểu sơ sơ về cách tp của pp này, 1 là đường đỏ gấp, 2 là đường cci, nhưng vẫn chưa nắm được sl và r:r. Bạn nói luôn giúp mình nhé
 
@chauchau1207 Bác Chauchau ơi em tải file của bác về bật lên thì nó như thế này. Chỉ có 1 đường chứ không phải 2 đường CCI như hình của bác. Màu của các thanh sọc cũng khác nữa
 

Đính kèm

  • 2.JPG
    2.JPG
    43.3 KB · Xem: 3
Đoạn này mình vẫn chưa hiểu lắm chauchau ơi, giải thích rõ hộ mình với. Mình cũng hiểu sơ sơ về cách tp của pp này, 1 là đường đỏ gấp, 2 là đường cci, nhưng vẫn chưa nắm được sl và r:r. Bạn nói luôn giúp mình nhé

cci.png


Giải thích sơ sơ với bác là như vầy. SL và TP đặt tay bác nhé.
 
@chauchau1207 Bác Chauchau ơi em tải file của bác về bật lên thì nó như thế này. Chỉ có 1 đường chứ không phải 2 đường CCI như hình của bác. Màu của các thanh sọc cũng khác nữa

Bác vào edit chỉnh lại thông số như hình dưới nhé
edit.png


Màu sắc bác có thể chỉnh lại cho giống, nhưng không nhất thiết phải giống đâu bác. Màu nào miễn dễ nhìn là được. ;)
 
Bác @chauchau1207 ơi cái này có dùng được cho các khung thời gian M15, M30, H1, H4 không? Nếu dùng các khung thời gian đó thì mình dùng CCI chỉ số bao nhiêu, và mấy thanh CCI mới tạo thành xu hướng?
 
Bác @chauchau1207 ơi cái này có dùng được cho các khung thời gian M15, M30, H1, H4 không? Nếu dùng các khung thời gian đó thì mình dùng CCI chỉ số bao nhiêu, và mấy thanh CCI mới tạo thành xu hướng?

Được hết chứ bác, khung thời gian cao hơn thì tăng CCI lên, ví dụ D1 thì đổi thành CCI 20 kỳ.
 
Được hết chứ bác, khung thời gian cao hơn thì tăng CCI lên, ví dụ D1 thì đổi thành CCI 20 kỳ.
Thank bác. Em muốn dùng khung M30 và H1 thì để CCI chu kỳ bao nhiêu? Vẫn 6 nến thì tính là có xu hướng hay phải tăng lên 8,9 nến hả bác?
 
Bài viết khá hay, thanks chủ thớt. Nhưng ý kiến cá nhân thấy dùng thông số 50/14/6 của tiến sỹ Bob's có phần chuẩn hơn đấy chủ top.
 
Bác @chauchau1207 ơi cái này có dùng được cho các khung thời gian M15, M30, H1, H4 không? Nếu dùng các khung thời gian đó thì mình dùng CCI chỉ số bao nhiêu, và mấy thanh CCI mới tạo thành xu hướng?
Bạn tự nghiên cứu dựa trên cơ bản, thành công nó giống như trò chơi xếp hình bạn cần tự tìm lấy mảnh ghép cuối cùng của mình để hoàn thiện bản thân. Chúc may mắn.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,117 Xem / 73 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 270 Xem / 23 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 14 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên