Quản lý vốn theo nguyên tắc của Thomas Bulkowski, khoa học hơn và đáng tin cậy hơn!

Quản lý vốn theo nguyên tắc của Thomas Bulkowski, khoa học hơn và đáng tin cậy hơn!

Quản lý vốn theo nguyên tắc của Thomas Bulkowski, khoa học hơn và đáng tin cậy hơn!

PepePips

Active Member
582
5,330
Mình là fan lớn của Thomas Bulkowski, ngoài các mô hình giá từ cuốn đại từ điển siêu nổi tiếng của tác giả, mình học được rất nhiều từ các thông tin mà tác giả chia sẻ trên trang blog cá nhân. Mình dự định sẽ viết một chuỗi bài viết mới về cách giao dịch của Bulkowski, kèm theo cách quản lý vốn của chính tác giả và bài này cũng là bài mở đầu để anh em tìm hiểu. Nếu anh em cảm thấy chuỗi bài này giúp ích thì nhấn theo dõi bài viết để nhận thông báo thường xuyên nhé, mình sẽ thường xuyên cập nhật bài viết mới vào bài này. Ngoài ra, các bạn hãy bấm like và comment để ủng hộ mình nhé.

quan-ly-von-theo-nguyen-tac-cua-thomas-bulkowski-traderviet-1.gif

Quản lý vốn theo nguyên tắc của Thomas Bulkowski


Khi mới bắt đầu học về đầu tư, Thomas Bulkowski sử dụng quy tắc dùng khối lượng giao dịch cố định để quản lý vốn. Mức khởi điểm mà Thomas giao dịch là 2000$, tương đương với việc mua 100 cổ phiếu với mức giá 20$. Mãi cho đến năm 2007, tác giả mới chuyển sang dùng cách quản lý vốn theo Van Tharp và Volker Knapp, tức là dùng quản lý vốn theo phần trăm cố định và có kèm theo yếu tố trung bình biến động giá thị trường.

Quản lý vốn theo phần trăm rủi ro


quan-ly-von-theo-nguyen-tac-cua-thomas-bulkowski-traderviet-2.jpg

Phương pháp đầu tiên là sử dụng quản lý vốn theo phần trăm rủi ro. Cách này đến nay đã nhiều anh em Trader biết nhưng tại thời điểm tác giả nghiên cứu thì chưa được phổ biến lắm. Cơ bản là anh em phải xác định mức rủi ro có thể chấp nhận được trước khi trade, rồi tính ngược lại khối lượng lệnh cần vào.

Ví dụ, bên cổ phiếu sẽ tính thế này: bạn muốn mua cổ phiếu với mức giá 20$ và chấp nhận đặt stoploss ở 19$ mỗi cổ. Bạn muốn mức thua lỗ tối đa có thể chấp nhận là 2000$, thì nghĩa là bạn chỉ có thể mua 2000 cổ phiếu.

Công thức cho cách quản lý vốn này là:

Số tiền bạn có thể chấp nhận thua lỗ / (mức giá vào lệnh - mức giá dừng lỗ)

Như vậy, với mức rủi ro bạn có thể chấp nhận là 2000$, bạn đem chia cho hiệu của mức giá mua cổ phiếu trừ cho mức giá dừng lỗ mỗi cổ (20$ - 19$ = 1$).

Quản lý vốn theo phần trăm biến động thị trường


quan-ly-von-theo-nguyen-tac-cua-thomas-bulkowski-traderviet-3.png

Cách quản lý vốn này giúp bạn bổ sung thêm yếu tố biến động giá thị trường. Cách này theo mình là tốt hơn so với cách quản lý vốn theo phần trăm rủi ro.

Kích thước lệnh = (CE x PE%) / SV
Trong đó, ký hiệu CE là số vốn hiện tại bạn đang có (current equity).
%PE là phần trăm rủi ro mỗi lệnh giao dịch so với mức tài khoản hiện tại.
SV là mức biến động giá của thị trường (được tính bằng cách sử dụng đường EMA 10).

%PE bạn sẽ thấy quen thuộc với quy tắc 1% và 2%. Ví dụ, khi bạn giao dịch với số vốn là 100.000$ và bạn sử dụng quy tắc 2% để quản lý lệnh giao dịch và bạn tính được mức biến động giá hiện tại ở 1.25$. Như vậy, kết quả cho khối lượng giao dịch bạn cần dùng sẽ là: (100.000$ x 2%) / 1.25$ = 1600 cổ.

Mình sẽ giới thiệu tiếp cách thức quản lý vốn theo biến động trong bài viết sau nhé, sẽ bổ sung thêm cách tính biến động giá cho anh em tìm hiểu và áp dụng. Cảm ơn anh em đã đọc.

Xem thêm

>> Đánh giá khóa học Forex School Online của chuyên gia price action Johnathon Fox

>> Mẹo sử dụng lịch Forex Factory và Trading xung quanh thời điểm tin tức xuất hiện

Theo patternsite
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
Nghĩa là những bài sau bác comment xuống đây luôn chứ không phải sang post mới nữa hả?
 
Nghĩa là những bài sau bác comment xuống đây luôn chứ không phải sang post mới nữa hả?
không bác, em sẽ chèn link dạng mục lục trong bài đăng đầu tiên để lần sau anh em quay lại đọc dễ kiếm, chứ để rời rạc trong mục comment thì anh em lại mất công click sang các trang tiếp theo.
 
không bác, em sẽ chèn link dạng mục lục trong bài đăng đầu tiên để lần sau anh em quay lại đọc dễ kiếm, chứ để rời rạc trong mục comment thì anh em lại mất công click sang các trang tiếp theo.
Ok. Bác làm fan của tay bulkow này wa đỉnh luôn..
Mình Cũng kết bulkow này lắm đấy bác,tai liệu Tiếng Anh kg ngam kiu đc.
Trong cậy cả vào bác...:D:p:D:po_Oo_O
 
Bác nào rành giải thích giúp em chỗ tính SV như nào được không a? Ở đây có giải thích là sử dụng ema10, mà em chưa hiểu lắm.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 375 Xem / 23 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,455 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,084 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 282 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 116 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 154 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên