Lý thuyết sóng trong Ichimoku - những vấn đề quan trọng cần nắm

Lý thuyết sóng trong Ichimoku - những vấn đề quan trọng cần nắm

Lý thuyết sóng trong Ichimoku - những vấn đề quan trọng cần nắm

PepePips

Active Member
582
5,327
Nếu bạn đã đọc bài viết về lý thuyết số học trong Ichimoku, bạn nên đọc tiếp bài viết này vì nó bàn đến trụ cột thứ hai của Ichimoku: lý thuyết sóng trong Ichimoku. Sau bài viết này, mình sẽ chia sẻ thêm một bài viết nữa về trụ cột thứ ba: lý thuyết về giá trong Ichimoku. Điều quan trọng bạn cần biết, các kiến thức này hoàn toàn khác với những điều bạn từng biết về Ichimoku. Ichimoku không chỉ xoay quanh 5 đường cơ bản trên đồ thị giá như Tenkan, Kijun, Chikou, Kumo; kiến thức về Ichimoku được xây dựng dựa trên 3 lý thuyết mà mình chia sẻ trong chuỗi bài viết lần này.

Lý thuyết sóng Ichimoku: 3 dạng sóng cơ bản


Có 3 dạng sóng cơ bản làm cơ sở cho lý thuyết sóng Ichimoku, bao gồm:

1. Sóng I.
2. Sóng V.
3. Sóng N.


Gọi là 3 dạng sóng cơ bản nhưng nó cũng giống như lý thuyết số học Ichimoku, mỗi thành phần lại liên đới với các thành phần còn lại. Hình dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sự liên quan của 3 dạng sóng:

ly-thuyet-song-trong-ichimoku-traderviet.png

Nhìn vào hình trên, bạn có thể thấy sóng I là một phần của sóng V, rồi sóng V cũng là thành phần của sóng N. Sóng I chính là sóng đẩy hay sóng điều chỉnh theo thuật ngữ thường dùng của Trader sử dụng price action.

Sóng V là sự kết hợp một sóng đẩy với sóng điều chỉnh, hoặc hai sóng đẩy cùng lúc (sóng đẩy thứ hai đảo chiều sóng đẩy đầu tiên).

ly-thuyet-song-trong-ichimoku-traderviet-2.png

Còn sóng N, là sóng phức tạp nhất, bao gồm một sóng điều chỉnh nằm giữa hai sóng đẩy. Sóng N bắt đầu bằng một sóng đẩy, hai sóng còn lại có thể tùy biến nhưng kết thúc phải tạo đỉnh cao hơn hay tạo đáy thấp hơn. Có thể hiểu sóng N là một xu hướng mới hình thành với quy mô nhỏ, vì thế nếu bạn phát hiện sóng N không tạo được đỉnh cao hơn hay đáy thấp hơn thì thị trường đã có sự thay đổi về cấu trúc sóng.

Bạn xem tiếp một ví dụ để hiểu đầy đủ về lý thuyết 3 dạng sóng cơ bản

ly-thuyet-song-trong-ichimoku-traderviet-1.png



Chart đã được đánh dấu sẵn các sóng I. Bạn bắt đầu đếm các sóng V, sóng N trên chart như sau: từ bên trái, A-B-C hình thành sóng V; A-B-C-D là sóng N. Nhưng sóng N A-B-C-D có điểm D không cao hơn điểm B, sóng N này đã có sự thay đổi cấu trúc sóng.

Thị trường xuất hiện sóng I D-E, kết hợp các bước sóng cũ bạn lại có sóng N mới B-C-D-E. Chớ có đếm nhầm sóng N là C-D-E-F nhé các bạn vì sóng N phải bắt đầu từ một sóng đẩy. Sau khi tiếp tục hình thành sóng đẩy F-G, bạn thấy có sóng N mới xuất hiện D-E-F-G.

Sóng N vẫn tiếp tục di chuyển theo hướng giảm nhưng đến sóng H-I thì thị trường không tạo đáy thấp hơn được nữa. Câu chuyện lúc này lại giống với sóng A-B-C-D mà ta quan sát ngay từ đầu, tức là thị trường đang có sự thay đổi cấu trúc sóng. Tín hiệu này có thể là đảo chiều, cũng có thể là sideway trong tương lai, nhưng chắc chắn thị trường không thể tiếp tục xu hướng giảm vì đã có sự thay đổi trong cấu trúc của sóng N.



Lý thuyết sóng Ichimoku: áp dụng vào giao dịch thị trường


Sau khi đã nắm chắc kiến thức về lý thuyết sóng, bây giờ bạn có thể kết hợp các kỹ thuật trade để có một phương pháp giao dịch hoàn chỉnh. Điều này thực ra khá dễ vì lý thuyết sóng Ichimoku đã cho bạn ý tưởng cơ bản về xu hướng, bạn chỉ cầm tìm thêm một công cụ nữa để hỗ trợ cho việc tìm điểm vào lệnh hay thoát lệnh. Ví dụ, khi phát hiện sóng N tăng không tạo được đỉnh mới, bạn nên dùng thêm một indicator để xác nhận khả năng đảo chiều giảm, kèm theo một mô hình nến xác nhận điểm vào lệnh là cơ bản đã hoàn thành xong một phương pháp trade đơn giản.

ly-thuyet-song-trong-ichimoku-traderviet-3.png

Nếu muốn tăng cấp độ sử dụng Ichimoku, bạn có thể tham khảo dùng kèm với lý thuyết số học Ichimoku mà mình giới thiệu trong bài viết cũ. Phần số học Ichimoku có giới thiệu điểm đảo chiều thị trường thường theo quy luật 9-17-26 chu kỳ, hãy áp dụng số chu kỳ này vào quy luật tính sóng để xác định thời điểm đảo chiều chính xác.

Bây giờ, bạn đừng đọc thêm gì nữa cả, hãy thử rê chuột ngược lên trên, xem lại chart mình vừa gửi rồi áp dụng cả 2 lý thuyết số và lý thuyết sóng Ichimoku xem có chính xác không nhé. À quên, nhớ bấm like cho bài viết của mình, mai chia sẻ nốt bài cuối ;)

Sách ichimoku tiếng Việt đầu tiên tại Việt Nam : Hệ thống giao dịch Ichimoku Charts. Xem tại đây:

https://traderviet.org/threads/sach...-vi-he-thong-giao-dich-ichimoku-charts.22428/

Xem thêm

>> Sao không thử giao dịch chéo các đồng tiền điện tử, bạn sẽ có nhiều cơ hội giao dịch hơn.

>> Lý thuyết số học Ichimoku - những khái niệm cơ bản cần biết

 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Cám ơn bài viết của bác chủ thread. Nhưng xin lỗi em không like được bài viết vì đọc xong ù hết cả tai. Bản chất lý thuyết sóng ichi thì không phức tạp đâu, có 3 sóng chính I, V, N và 2 sóng phụ Y, P. Năm loại này lại chia thành 2 hướng tăng, giảm. Cái khó khi sử dụng lý thuyết sóng ichi đó là ghép các sóng này với nhau kết hợp với lý thuyết thời gian và giá trị tạo ra chu kỳ (cycle). Bản thân ichi là một hệ thống hoàn chỉnh không cần kết hợp với bất cứ indicator nào khác, mình có thể căn cứ vào mây kumo, tenkan, Kijun và người phán xử Chikou Span là đủ rồi.
 
Cám ơn bài viết của bác chủ thread. Nhưng xin lỗi em không like được bài viết vì đọc xong ù hết cả tai. Bản chất lý thuyết sóng ichi thì không phức tạp đâu, có 3 sóng chính I, V, N và 2 sóng phụ Y, P. Năm loại này lại chia thành 2 hướng tăng, giảm. Cái khó khi sử dụng lý thuyết sóng ichi đó là ghép các sóng này với nhau kết hợp với lý thuyết thời gian và giá trị tạo ra chu kỳ (cycle). Bản thân ichi là một hệ thống hoàn chỉnh không cần kết hợp với bất cứ indicator nào khác, mình có thể căn cứ vào mây kumo, tenkan, Kijun và người phán xử Chikou Span là đủ rồi.
Món này khó mà bác. Em nghĩ bác thớt viết cho mấy newbie đọc nên hơi chi tiết quá thôi. Em thì không sợ đọc dài, vì dài em tự rút gọn được. Em chỉ sợ mấy bác viết ngắn, rút gọn ý quá em đọc không hiểu thôi:)
 
Mình thì không quan trọng là viết ngắn hay dài, nếu viết dài mà chi tiết thì càng tốt. Bản thân mình đã học về sóng ichi rồi mà giờ đọc còn khó hiểu, huống gì người mới tinh.
Trong ảnh đưa ra ví dụ về sóng mình thấy không thuyết phục. Do không nhìn thấy sóng ở trước A nên không biết tăng hay giảm, nhưng nhìn từ vị trí A thì phải đánh số lại. A phải ở vị trí B, ABCD tạo thành sóng N giảm. Đánh số sai là ít nữa mình áp vào công thức để luận giá trị sai và timing sai.
 
Mình thì không quan trọng là viết ngắn hay dài, nếu viết dài mà chi tiết thì càng tốt. Bản thân mình đã học về sóng ichi rồi mà giờ đọc còn khó hiểu, huống gì người mới tinh.
Trong ảnh đưa ra ví dụ về sóng mình thấy không thuyết phục. Do không nhìn thấy sóng ở trước A nên không biết tăng hay giảm, nhưng nhìn từ vị trí A thì phải đánh số lại. A phải ở vị trí B, ABCD tạo thành sóng N giảm. Đánh số sai là ít nữa mình áp vào công thức để luận giá trị sai và timing sai.
uhm cái này mình công nhận, ảnh đánh số chưa đúng. Cái này phải tag bác @PepePips vô để đọc comment rút kinh nghiệm.
 
Mình thì không quan trọng là viết ngắn hay dài, nếu viết dài mà chi tiết thì càng tốt. Bản thân mình đã học về sóng ichi rồi mà giờ đọc còn khó hiểu, huống gì người mới tinh.
Trong ảnh đưa ra ví dụ về sóng mình thấy không thuyết phục. Do không nhìn thấy sóng ở trước A nên không biết tăng hay giảm, nhưng nhìn từ vị trí A thì phải đánh số lại. A phải ở vị trí B, ABCD tạo thành sóng N giảm. Đánh số sai là ít nữa mình áp vào công thức để luận giá trị sai và timing sai.
mình nghĩ không nhất thiết phải đếm liên tục đâu bác, nếu đếm sai => cấu trúc sóng N sai sẽ cho bác biết, rồi bác sẽ tìm cách đếm lại từ đầu. Đây cũng là điểm tương đối của cách đếm sóng, chứ nếu đếm theo kiểu liên tục, tuyệt đối chính xác thì thị trường thành ra dễ đoán quá hay sao?
 
mình nghĩ không nhất thiết phải đếm liên tục đâu bác, nếu đếm sai => cấu trúc sóng N sai sẽ cho bác biết, rồi bác sẽ tìm cách đếm lại từ đầu. Đây cũng là điểm tương đối của cách đếm sóng, chứ nếu đếm theo kiểu liên tục, tuyệt đối chính xác thì thị trường thành ra dễ đoán quá hay sao?
Sóng này so với sóng eliot thì độ hiệu quả và chính xác thế nào bác vì chưa thấy ai đưa chart phân tích sóng bằng ichimoku bao giờ cả, lẽ nào yếu thế hơn ^^
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 200 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 83 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 475 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,560 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 449 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên